1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty việt nam khảo sát thực nghiệm qua mô hình OHLSON

128 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

BCTC : Báo cáo tài chínhBVPS : Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu CBTT : Công bố thông tin EPS : Thu nhập trên mỗi cổ phiếu DDM : Mô hình chiết khấu cổ tức FEM : Mô hình ảnh hưởng cố định

Trang 1

TRẦN NGỌC LINA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ CỔ PHIẾU VÀ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY VIỆT NAM – KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM QUA MÔ HÌNH

Trang 2

TRẦN NGỌC LINA

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ CỔ PHIẾU VÀ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY VIỆT NAM – KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM QUA MÔ HÌNH

OHLSON

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

Tp Hồ Chí Minh – Năm 2013

Trang 3

Các số liệu và thông tin nghiên cứu trong bài hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn

TP.HCM, ngày……… tháng……năm 2013 Tác giả

Trần Ngọc Lina

Trang 4

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 -5

TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ CỔ PHIẾU VÀ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ MÔ HÌNH OHLSON -5

1.1 Mục đích của thông tin kế toán -5

1.2 Hệ thống thông tin trên Báo cáo tài chính -6

1.2.1 Bảng CĐKT -6

1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh -7

1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ -8

1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính -9

1.3 Vai trò của thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính (BCTC) đối với hoạt động của thị trường chứng khoán - 10

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa thông tin trên Báo cáo tài chính và giá cổ phiếu - 10

1.4.1 Nhân tố thuộc về các quy định pháp lý của Nhà Nước đối với động lập và trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính - 10

1.4.2 Nhân tố thuộc về các quy định pháp lý của Nhà Nước đối với động lập và trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính - 13

1.4.3 Nhân tố thuộc về công ty niêm yết đối với việc trình bày và công bố thông tin trên TTCK - 14

1.4.4 Nhân tố thuộc về vai trò và trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán độc lập đến hoạt động công bố thông tin - 15

1.5 Mô hình Ohlson - 16

Trang 5

1.5.2.1 Mô hình chiết khấu cổ tức – Dividend Discount Model - 18

Cổ tức – dividend - 18

Mô hình chiết khấu cổ tức – Dividend Discount Method - 19

1.5.2.2 Mô hình chiết khấu lợi nhuận thặng dư – Discount Abnormal Earnings Model - 20

Tương quan thặng dư sạch – Clean surplus relation - 20

Lợi nhuận thặng dư – Abnormal Earnings/ Residual Income: - 20

Mô hình chiết khấu lợi nhuận thặng dư – Residual Income Model - 21

1.5.3 Mô hình Ohlson (1995) - 23

1.6 Ý nghĩa mô hình Ohlson - 25

1.7 Các nghiên cứu thực nghiệm - 26

1.7.1 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới - 26

1.7.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước - 27

Kết luận chương 1: - 27

CHƯƠNG 2 - 31

THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH OHLSON TRÊN SÀN HSX VÀ NHẬN ĐỊNH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BCTC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM - 31

2.1 Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam - 31

2.1.1 Quy mô thị trường - 32

2.1.3 Giá trị vốn hóa thị trường - 35

2.1.4 Tính đầu cơ trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 36

2.1.5 Thực trạng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 38

2.2 Kiểm định mô hình Ohlson trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 41

2.2.1 Mô hình kinh tế lượng - 41

2.2.2 Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu bảng – panel data - 43

2.2.3 Thống kê mô tả - 46

2.2.4 Kết quả thực nghiệm - 47

Trang 6

bày và công bố TTKT - 51

2.3.2 Nhân tố thuộc về vai trò và trách nhiệm của UBCKNN đối với việc trình bày và công bố TTKT - 56

2.3.3 Nhân tố thuộc về trách nhiệm của các công ty niêm yết đối với việc trình bày và công bố TTKT - 56

2.3.4 Nhân tố thuộc về vai trò và trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán độc lập đối với chất lượng thông tin kế toán trình bày và công bố trên TTCK - 59

2.3.5 Nhân tố thuộc về kiến thức và khả năng hiểu biết Nhà đầu tư với thông tin kế toán được trình bày và công bố trên TTCK - 59

2.3.6 Nhân tố thuộc về trách nhiệm xã hội của các phương tiện truyền thông đối với thông tin kế toán công bố trên TTCK - 60

Kết luận chương 2: - 64

CHƯƠNG 3 - 65

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM - 65

3.1 Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính - 65

3.2 Kiến nghị đối với Ủy ban chứng khoán nhà nước - 67

3.3 Công ty niêm yết (Doanh nghiệp) - 69

3.4 Nhà đầu tư - 71

3.5 Kiến nghị đối với công ty kiểm toán - 72

3.6 Kiến nghị đối với cơ quan phương tiện truyền thông - 72

Kết luận chương 3: - 73

KẾT LUẬN - 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO -1

PHỤ LỤC 1 -1

Trang 7

BCTC : Báo cáo tài chính

BVPS : Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu

CBTT : Công bố thông tin

EPS : Thu nhập trên mỗi cổ phiếu

DDM : Mô hình chiết khấu cổ tức

FEM : Mô hình ảnh hưởng cố định

HNX : Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

HSX : Sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

IAS : International accounting standards – Chuẩn mực kế toán quốc tếKSNB : Kiểm soát nội bộ

LNGL : Lợi nhuận giữ lại

OLS : Mô hình hồi quy tuyến tính thông thường

REM : Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

RIM : Mô hình chiết khấu lợi nhuận thặng dư

SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán

TTCK : Thị trường chứng khoán

TTKT : Thông tin kế toán

UBCKNN : Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước

Trang 8

Bảng 2.1 Quy mô cổ phiếu niêm yết trên hai sàn qua các năm từ 2000 đến 2012 33

Bảng 2.2 Khối lượng và giá trị giao dịch trên hai sàn từ năm 2000 đến 2012 - 34

Bảng 2.3: Thống kê mô tả - 46

Bảng 2.4 Ma trận tương quan - 47

Bảng 2.5 Kết quả hồi qui - 47

Bảng 2.5 Kết quả hồi qui (tiếp theo) - 48

Bảng 2.5 Kết quả hồi qui (tiếp theo) - 49

Bảng 2.6 So sánh khả năng giải thích thông tin trên BCTC tại Việt Nam với các nước khác - 50

DANH MỤC CÁC HÌNH SỬ DỤNG Hình 2.1 Giá trị vốn hóa thị trường qua các năm - 36

Hình 2.2 Diễn biến chỉ số VNindex qua các năm từ năm 2000 đến năm 2012 - 38

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức ra đời ngày 20/07/2000, trảiqua gần 13 năm hoạt động với rất nhiều giai đoạn thăng trầm Trong quá trình hoạtđộng, TTCK Việt Nam đã từng bước phát triển nhưng vẫn còn nhiều điểm khiếmkhuyết Sự liên quan về giá trị của thông tin báo cáo tài chính (BCTC) công bố vớiquyết định của nhà đầu tư (NĐT), mà cụ thể hơn là giá cổ phiếu vẫn còn tồn tạiquan điểm mâu thuẫn Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu phân tích vai trò cũngnhư chất lượng của thông tin kế toán (TTKT) đối với sự phát triển của thị trường tàichính và các giải pháp được đề xuất để cải thiện tính minh bạch của nó, trong đó cócác công trình nghiên cứu của Võ Thị Ánh Hồng (2008), Phạm Đức Tân (2009),Nguyễn Xuân Hưng, Võ Văn Nhị và Lê Thị Thanh Xuân (2010), Văn Hải Ngọc(2011) Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ đề cập đến chất lượng liên quan đếntác động của việc tiết lộ thông tin nói chung mà không một phân tích nào đi sâu vàoBCTC và giá trị liên quan của nó tới giá cổ phiếu lưu hành trên thị trường Mặtkhác, số lượng bài nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu vàTTKT còn hạn chế, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng(2009), Nguyễn Thị Thục Đoan (2011) Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng(2009) cho kết quả R2 là 40%, tức là giữa giá cổ phiếu trên TTCK phản ánh được40% TTKT được công bố Tuy nhiên, giai đoạn nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng

là giai đoạn TTCK Việt Nam mới thành lập, từ năm 2003 đến năm 2007, là giaiđoạn TTCK có nhiều biến động, tổng số cổ phiếu lưu hành mới chỉ 152 và các quiđịnh về chất lượng thông tin kế toán công bố chưa hoàn chỉnh Kết quả nghiên cứucủa Nguyễn Thị Thục Đoan (2011) cho R2 là 43%, và giai đoạn nghiên cứu là năm2009

Từ năm 2007 đến nay, TTCK Việt Nam đã đang đi vào quỹ đạo, các văn bản luật vàdưới luật liên quan đến các hoạt động trên TTCK đang dần được hoàn thiện, khả

Trang 10

năng cũng như kiến thức của các giới liên quan đến TTCK như: công ty niêm yết,NĐT, Trung tâm giao dịch chứng khoán, tổ chức kiểm toán độc lập, phương tiệntruyền thông ngày càng được nâng cao Trong bối cảnh đó, tác giả muốn một lầnnữa kiểm chứng lại mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và TTKT công bố trên TTCK,

nên tác giả đã chọn đề tài " Nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ

phiếu và thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty Việt Nam – khảo sát thực nghiệm qua mô hình Ohlson" Nội dung của luận văn một mặt tập trung

nghiên cứu mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và chất lượng thông tin kế toán công bốgiai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012, giai đoạn các qui định về công bố thông tintừng bước được hoàn thiện, trình độ chuyên môn và nhận thức của các công ty niêmyết cũng như của NĐT ngày một nâng cao, một mặt đưa ra các kiến nghị nhằm hoànthiện các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa thông tin kế toán được công bốvới giá cổ phiếu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữathông tin kế toán được công bố và giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam Để đạt đượcmục tiêu đó, tác giả tiến hành:

- Nghiên cứu lý thuyết nền là mô hình Ohlson và các bằng chứng thực nghiệmtrên TTCK quốc tế

- Kiểm định thực nghiệm mô hình Ohlson trên TTCK Việt Nam, cụ thể là sàngiao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HSX)

- Qua đó nhân diện các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu vàTTKT được công bố và đưa ra các kiến nghị đối với các bên liên quan nhằm hạnchế các nhân tố đó

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp

niêm yết trên sàn chứng khoán HSX

Trang 11

Phạm vi nghiên cứu: Vì lý do hạn chế về thời gian nên luận văn chỉ nghiên cứu

nhóm báo cáo tài chính và giá cổ phiếu các công ty cổ phần niêm yết xuyên suốttrên sàn HSX từ năm 2007 đến năm 2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứuđịnh tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Chương 1 và chương 3 của luậnvăn hoàn toàn áp dụng phương pháp định tính Chương 2 áp dụng chủ yếu làphương pháp định lượng, bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng phương pháp địnhtính đối với việc nhận diện những nhân tố có ảnh hưởng nhất định đến mối quan hệgiữa giá cổ phiếu và chất lượng thông tin kế toán

Phương pháp chọn mẫu: Luận văn sử dụng dữ liệu của tất cả các công ty cổ phần

niêm yết xuyên suốt trên sàn HSX từ năm 2007 đến 2012

Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận văn sử dụng 3 nguồn thông tin gồm: một là

thông tin từ báo cáo tài chính công bố của các công ty niêm yết theo đề xuất của

mô hình định giá Ohlson là Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và Giá trị sổ sáchtrên mỗi cổ phiếu (BVPS), hai là giá cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứngkhoán vào thời điểm t (đầu năm, cuối quí 1, cuối quí 2, cuối quí 3 và cuối năm), ba

là chỉ số VNindex vào thời điểm t (cuối quí 1, 2, 3 và 4) để tính lãi thị trường theo

đề xuất của Aboody và các cộng sự vì thị trường chứng khoán Việt Nam không phải

là thị trường hoàn hảo

Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu sau khi thu thập được sắp xếp theo cấu trúc dữ

liệu bảng cân đối theo chuỗi thời gian và xử lý bằng phần mềm Eview Sau đó chạytương quan và hồi qui, kết quả định lượng được kiểm định có phù hợp với ViệtNam hay không, từ đó, luận văn đưa ra kết luận và kiến nghị cụ thể

Trang 12

Ngoài ra dữ liệu dùng cho bài nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ

Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm lưu ký chứngkhoán Hà Nội, Công ty chứng khoán FPTS, Tổng cục thống kê

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và

thông tin trên báo cáo tài chính và mô hình ohlson

Chương 2: Thực nghiệm mô hình Ohlson trên sàn HSX và nhận định thực trạng

các nhân tố ảnh hưởng đến thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính của các công tyniêm yết Việt Nam

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến thông tin

kế toán trên Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam

Trang 13

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ CỔ PHIẾU VÀ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ MÔ HÌNH OHLSON

1.1 Mục đích của thông tin kế toán

Thông tin kế toán là thông tin về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, phản ánhđược quá trình, kết quả, hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Về đặc điểm, thông tin kế toán tài chính là loại thông tin hiện thực về nhữnghoạt động kinh tế đã diễn ra và có độ tin cậy khá cao (được chứng minh bởi cácbằng chứng tin cậy, khách quan – chứng từ), là thông tin có giá trị về mặt pháp lý(được các cơ quan chức năng sử dụng để quản lý)

Thông tin tài chính của doanh nghiệp được người sử dụng biết đến chủ yếu thôngqua các báo cáo kế toán tổng hợp Báo cáo kế toán tổng hợp hay còn gọi là báo cáotài chính gồm 4 báo cáo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày vàcung cấp thông tin cho người sử dụng dựa trên giả thiết là ở cuối chu kỳ hoạt độngcủa doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm này tạm thời ngưng vậnđộng

Mục đích của các báo cáo này dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính,tinh hình kinh doanh và sự vận động của các luồng tiền trong doanh nghiệp nhằmđáp ứng nhu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các đối tượng

sủ dụng khác vì mục đích đầu tư

Về tài chính, thông tin kế toán phản ánh tình hình tài sản; tình hình nợ phải trả; tìnhhình vốn chủ sở hữu; doanh thu, thu thập khác, chi phí, lãi và lỗ

Trang 14

Về vận động, thông tin kế toán cho thấy doanh nghiệp có vận hành tốt không; lĩnhvực nào mang lại, không mang lại thành công cho doanh nghiệp; điểm mạnh vàđiểm yếu của tình hình tài chính của doanh nghiệp; cần phải thay đổi gì để cải thiệntình hình của doanh nghiệp nhằm mục tiêu gia tăng giá trị doanh nghiệp.

Như vậy, có thể nói thông tin kế toán chính là ngôn ngữ của kinh doanh, và nómang lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp, nhà quản lý và nhà đầu tư

1.2 Hệ thống thông tin trên Báo cáo tài chính

1.2.1 Bảng CĐKT

Bảng CĐKT là BCTC tổng hợp vô cùng quan trọng của doanh nghiệp, phản ánhtổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanhnghiệp tại một thời điểm nhất định Thông qua bảng CĐKT, người sử dụng phântích, đánh giá triển vọng và dự đoán tương lai Bảng CĐKT cũng cung cấp chongười sử dụng thông tin về trách nhiệm của doanh đối với cơ quan thuế, công nhânviên, NĐT, ngân hàng, nhà cung cấp… (theo QĐ 15)

(Theo CMKT số 21-Trình bày BCTC) Bảng CĐKT phải bao gồm các khoản mụcchủ yếu sau:

- Tiền và các khoản tương đương tiền;

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn;

- Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác;

- Hàng tồn kho;

- Tài sản ngắn hạn khác;

- Tài sản cố định hữu hình;

- Tài sản cố định vô hình;

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn;

- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang;

- Tài sản dài hạn khác;

- Vay ngắn hạn;

Trang 15

- Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác;

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;

- Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác;

- Các khoản dự phòng;

- Phần sở hữu của cổ đông thiểu số;

- Vốn góp;

- Các khoản dự trữ;

- Lợi nhuận chưa phân phối

1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

BCKQHĐSXKD phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác Báo cáo kết quả kinh doanhluôn là báo cáo được NĐT quan tâm nhất trong việc quyết định đầu tư hay không.Qua số liệu BCKQHĐKD, NĐT có những thông tin tài chính (doanh thu thuần, giávốn hàng bán, lãi vay, lợi nhuận…) được sử dụng để tính toán các tỷ số tài chínhlàm cơ sở cho việc phản ánh tình hình tài chính DN

Theo CMKT 21, BCKQHĐSXKD bao gồm các khoản mục sau:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;

- Các khoản giảm trừ;

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ;

- Giá vốn hàng bán;

- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ;

- Doanh thu hoạt động tài chính;

Trang 16

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

- Thuế thu nhập DN

- Lợi nhuận sau thuế

- Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế (BCKQHĐKDhợp nhất);

- Lợi nhuận thuần trong kỳ

1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCLCTT được lập theo quy định của CMKT số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.BCLCTT cung cấp thông tin liên quan 3 hoạt động chính tạo ra và sử dụng tiền:hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động tài chính; hoạt động đầu tư

Dòng tiền nói lên sức khỏe doanh nghiệp Dòng tiền của doanh nghiệp là cái cóthực và không bị tác động bởi các nguyên tắc của hạch toán kế toán Nhìn vàoBCLCTT, NĐT có thể đánh giá được chất lượng của thu nhập mà doanh nghiệp tạo

ra Nó sẽ giúp NĐT loại bỏ những hoài nghi về việc sử dụng các phương pháp kếtoán để tạo ra lợi nhuận

Dòng tiền hoạt động âm cho thấy nội tại doanh nghiệp có vấn đề, lợi nhuận caonhưng dòng tiền thì không có Phải chăng lợi nhuận tạo ra từ bút toán chuyển dịchgiá trị hàng tồn kho sang các khoản phải thu không? Doanh nghiệp có thể tạm thờighi nhận doanh thu bán hàng nhưng không thu được tiền, nhưng cũng có thể DNđẩy mạnh bán hàng nhưng không chú trọng đến việc thu tiền Những rủi ro có thểxảy ra cho các khoản phải thu (nợ xấu) sẽ làm thất thoát tài sản của doanh nghiệp và

lẽ dĩ nhiên là thất thoát tiền của các cổ đông nên giá cổ phiếu sẽ sụt giảm

Một doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng có thể chấp nhận một sựthâm hụt trong dòng tiền hoạt động, họ cần chi ra nhiều tiền để có được doanh thunhư tiền quảng cáo, tiếp thị, hậu mãi, chính sách bán hàng ưu đãi hơn so với đốithủ… Nếu sự thâm hụt này không đi liền với giai đoạn này sẽ đẩy doanh nghiệp đến

bờ vực phá sản

Trang 17

1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh BCTC phải trình bày đầy đủ các chỉ tiêu theo yêu cầu của CMKT số

21 - Trình bày BCTC và từng CMKT liên quan

Thuyết minh BCTC là một báo cáo tổng hợp được sử dụng để giải thích và bổ sungthông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của DNtrong kỳ báo cáo mà các BCTC khác chưa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được

Nó cung cấp số liệu, thông tin để phân tích, đánh giá tình hình tăng giảm tài sản cốđịnh theo từng loại, từng nhóm, tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu theo từng loạinguồn vốn và phân tích tính hợp lý trong việc phân bổ cơ cấu, khả năng thanh toáncủa doanh nghiệp

Bảng thuyết minh BCTC là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của BCTCdoanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thôngtin số liệu đã được trình bày trong bảng CĐKT, BCKQHĐSXKD, BCLCTT cũngnhư các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu Thuyết minh BCTC của DN phảitrình bày các nội dung sau:

- Các thông tin về cơ sở lập và trình bày BCTC và các chính sách kế toán cụthể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;

- Trình bày các thông tin theo quy định của các CMKT chưa được trình bàytrong BCTC khác (thông tin trọng yếu);

- Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các BCTC khác,nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp

Thuyết minh BCTC đưa ra thông tin chi tiết và mở rộng các thông tin tóm tắt trongBCTC, giúp NĐT hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động thực tế của DN trong khoảngthời gian báo cáo

Trang 18

Thuyết minh BCTC cũng có thể nêu thêm thông tin về quyền sở hữu cổ phần củanhân viên, quyền chọn cổ phiếu , những việc này cũng rất quan trọng đối vớiNĐT.

Những vấn đề khác được đưa ra trong thuyết minh BCTC bao gồm cả các lỗi trongcác báo cáo kế toán trước đó, những trường hợp dính líu đến luật pháp mà doanhnghiệp liên quan Đối với những NĐT thực sự quan tâm, đây là những thông tinkhông thể bỏ qua

1.3 Vai trò của thông tin kế toán trên Báo cáo tài chính (BCTC) đối với hoạt động của thị trường chứng khoán

Thông tin kế toán được xem như là một loại thông tin cơ bản cung cấp cho NĐTtrên TTCK Thông qua việc phân tích thông tin kế toán, NĐT sẽ tìm hiểu: Hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp đó như thế nào? Rủi ro tài trợ của doanh nghi ệp

ra sao? Thu nhập mong muốn là bao nhiêu? Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp?doanh nghiệp có khả năng nâng cao vị thế cạnh tranh hay không? Và ra quyết địnhcuối cùng là có đầu tư hay không đầu tư vào doanh nghi ệp đó?

Thông tin kế toán đáng tin cậy khi người sử dụng thông tin có thể đặt niềm tin vào

đó để ra quyết định, dựa trên hai đặc trưng quan trọng là trình bày trung thực và cóthể kiểm tra, ngoài ra tính trung thực của thông tin cũng có quan hệ tương tác vớihai đặc trưng trên để tác động lên tính hữu ích của thông t in

Việc công bố thông tin kế toán về lâu dài sẽ giúp cho hoạt động của TTCK ngàycàng minh bạch, phục vụ yêu cầu của tất cả cổ đông trong công ty, cũng như cácchủ thể khác có nhu cầu

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa thông tin trên Báo cáo tài chính và giá cổ phiếu

1.4.1 Nhân tố thuộc về các quy định pháp lý của Nhà Nước đối với động lập và trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính

Trang 19

Hiện nay các công ty niêm yết Việt Nam đều lập và công bố thông tin tuân theoquyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 và thông tư52/2012/TT-BTC ban hành ngày 05/04/2012.

Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành “Chế độ Kế toán doanh nghiệp” áp dụngcho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cảnước Chế độ Kế toán doanh nghiệp, gồm 4 phần:

Phần thứ nhất - Hệ thống tài khoản kế toán;

Phần thứ hai - Hệ thống báo cáo tài chính;

Phần thứ ba - Chế độ chứng từ kế toán;

Phần thứ tư - Chế độ sổ kế toán

Các doanh nghiệp, công ty, Tổng công ty, căn cứ vào “Chế độ kế toán doanhnghiệp”, tiến hành nghiên cứu, cụ thể hoá và xây dựng chế độ kế toán, các quy định

cụ thể về nội dung, cách vận dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản

lý từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động, từng thành phần kinh tế Trường hợp có sửađổi, bổ sung Tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi báo cáo tài chính phải có sự thoảthuận bằng văn bản của Bộ Tài chính

Trong phạm vi quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp và các văn bản hướngdẫn của cơ quan quản lý cấp trên, các doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng danh mụccác tài khoản, chứng từ, sổ kế toán và lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp vớiđặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý và trình độ kế toán của đơn vị.Thông tư 52/2012/TT-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứngkhoán,

- Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định củapháp luật

Trang 20

- Việc công bố thông tin phải do người đại diện theo pháp luật của công tyhoặc người được uỷ quyền công bố thông tin thực hiện Người đại diện theopháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời vàđầy đủ về thông tin do người được uỷ quyền công bố thông tin công bố.

- Trường hợp có bất kỳ thông tin nào làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán thìngười đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền công bốthông tin phải xác nhận hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn hai mươibốn (24) giờ, kể từ khi nhận được thông tin đó hoặc theo yêu cầu củaUBCKNN, SGDCK

- Việc công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời với việc báo cáoUBCKNN, SGDCK về nội dung thông tin công bố, cụ thể như sau:

- Ngày công bố thông tin là ngày thông tin xuất hiện trên phương tiện công bốthông tin; ngày báo cáo về việc công bố thông tin là ngày gửi fax, gửi dữ liệuđiện tử (qua email hoặc qua hệ thống công nghệ thông tin tiếp nhận báo cáo),ngày UBCKNN, SGDCK nhận được thông tin công bố bằng văn bản

- Các đối tượng công bố thông tin thực hiện bảo quản, lưu giữ thông tin đã báocáo, công bố theo quy định của pháp luật

- Việc công bố thông tin được thực hiện qua các trang thông tin điện tử các ấnphẩm khác của tổ chức thuộc đối tượng công bố thông tin

- Các tài liệu, báo cáo gửi cho UBCKNN, SGDCK được thể hiện dưới hìnhthức văn bản và hình thức dữ liệu điện tử có sử dụng chữ ký số theo hướngdẫn của UBCKNN, SGDCK

- Trường hợp việc công bố thông tin không thể thực hiện đúng thời hạn vìnhững lý do bất khả kháng (thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh và những trườnghợp khác được UBCKNN chấp thuận cho tạm hoãn công bố thông t in), cácđối tượng công bố thông tin phải báo cáo UBCKNN, SGDCK ngay khi xảy

ra thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc trước thời hạn công bố thông tin đốivới những trường hợp khác mà đối tượng công bố thông tin đề nghị

Trang 21

UBCKNN chấp thuận cho tạm hoãn công bố và phải thực hiện công bốthông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng đã được khắc phục.

- Việc tạm hoãn công bố thông tin được UBCKNN chấp thuận bằng văn bảnphải được công bố trên phương tiện công bố thông tin của đối tượng công bốthông tin và UBCKNN, SGDCK, trong đó nêu rõ lý do của việc tạm hoãncông bố thông tin

1.4.2 Nhân tố thuộc về các quy định pháp lý của Nhà Nước đối với động lập và trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính

Theo quyết định 112/2009/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày11/09/2009 quy định rõ vai trò và trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nướcnhư sau:

- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thựchiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước

về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạtđộng chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch

vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định củapháp luật

- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hìnhQuốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố HàNội

- Quản lý, giám sát hoạt động của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâmGiao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các tổ chức phụtrợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của các Sở Giaodịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu kýchứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi íchhợp pháp của nhà đầu tư; chấp thuận các quy định, quy chế của các Sở Giaodịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu kýchứng khoán; chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại chứng khoán mới,

Trang 22

thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thốnggiao dịch mới.

- Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tốcáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán

- Thực hiện công tác thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thịtrường chứng khoán; tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin, hiệnđại hóa hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

1.4.3 Nhân tố thuộc về công ty niêm yết đối với việc trình bày và công

bố thông tin trên TTCK

Thông tin phải được trình bày trung thực: thông tin không trình bày trung thực khi

có sai sót hoặc thiên lệch Trình bày trung thực là sự phù hợp giữa TTKT (baogồm sự đánh giá và diễn đạt) với nghiệp vụ, sự kiện muốn trình bày

Thông tin phải được trình bày đáng tin cậy: các thông tin có chất lượng đáng tincậy khi nó phản ánh một cách trung thực, khách quan các nghiệp vụ và sự kiệnkinh tế phát sinh, tôn trọng nội dung hơn là hình thức, hoặc thông tin không bị bópméo theo ý muốn của người lập Độ tin cậy của TTKT dựa trên hai đặc trưng quantrọng là trình bày trung thực và có thể kiểm chứng, trung lập, và được trình bàytrung thực

Thông tin phải được trình bày trung lập: trung lập là các thông tin báo cáo không

bị thiên lệch nhằm đạt đến một kết quả định trước hay chịu ảnh hưởng của mộtthái độ cá biệt Thông tin trung lập khi báo cáo về các hoạt động kinh tế trung thựcnhất trong khả năng có thể, không nhằm tô vẽ các hình ảnh thông tin để tác độngđến hành vi theo một hướng đặc biệt

Thông tin phải được trình bày đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinhliên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót

Trang 23

Thông tin phải được trình bày kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải đượcghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậmtrễ.

Thông tin phải được trình bày theo hình thức có thể so sánh: Thông tin kế toán hữuích khi nó có thể so sánh được Tính có thể so sánh được giúp người sử dụng thôngtin có thể so sánh sự giống nhau và khác nhau của những DN trong một kỳ nhấtđịnh hay so sánh kết quả của một DN trong nhiều kỳ khác nhau

Thông tin trình bày không có sai sót trọng yếu: Tính thích hợp của các thông tincòn chịu sự tác động của bản chất và tính trọng yếu của thông tin đó

Tính trọng yếu của thông tin tùy thuộc vào tác động của nó đến quyết định kinh tếcủa người sử dụng thông tin Mức độ trọng yếu được hiểu là, nếu bỏ sót hoặc xácđịnh sai các thông tin này, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định của cácđối tượng sử dụng thông tin

1.4.4 Nhân tố thuộc về vai trò và trách nhiệm của các tổ chức kiểm toán độc lập đến hoạt động công bố thông tin

Kiểm toán độc lập là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộccác công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp Kiểm toán độc lập là hoạtđộng dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ Quan hệ giữacác chủ thể kiểm toán (kiểm toán viên/tổ chức kiểm toán và đơn vị kinh tế đượckiểm toán) là quan hệ mua bán dịch vụ, đơn vị kinh tế được kiểm toán trả phí dịch

vụ cho các kiểm toán viên theo thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán Các kiểm toánviên độc lập là những người hội đủ các tiêu chuẩn theo chuẩn mực kiểm toán và cácquy định pháp lý về hành nghề kiểm toán

Kiểm toán độc lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính,thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán Ngoài ra, tùy từng thời kỳ kinh tế vàyêu cầu cụ thể của khách hàng, kiểm toán viên độc lập còn thực hiện các dịch vụ

Trang 24

khác như kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và đặc biệt là kiểm toán cácquyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, xác định giá trị vốn góp.Trong hoạt động kiểm toán độc lập thì kiểm toán báo cáo tài chính là chủ yếu, theo

đó đề cập về kiểm toán độc lập tức là kiểm toán độc lập báo cáo tài chính

1.5 Mô hình Ohlson

1.5.1 Các mô hình định giá cổ phiếu

Phân tích các yếu tố quyết định giá cổ phiếu là một việc làm chiếm được nhiều sựquan tâm của các nhà làm chính sách nói chung, các nhà nghiên cứu, các nhà kinh

tế và các học viên nói riêng Vấn đề tài chính , kinh tế và lợi nhuận đã dẫn đ ườngcho sự phát triển các nghiên cứu thực nghiệm để phân tích các yếu tố quyết định đó.Nền lý thuyết để phân tích các yếu tố định giá, hay nói cách khác là mô hình địnhgiá đã bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn đó mà hình thành, phát triển và được sử dụngngày càng rộng rãi các mô hình định giá rất phổ biến vào ngày nay Khởi nguồn làMarkowitz (1952 – 1959) đã đặt nền móng cho các nghiên cứu về định giá bằngthuyết về sự lựa chọn danh mục, tiếp sau đó Sharpe (1964) đã phát triển các tài sảntài chính trong mô hình định giá CAPM, Ross (1976) cung cấp các lý thuyết địnhgiá tài sản APT và Wei (1988) đã nỗ lực thống nhất hai lý thuyết này (theo tổng hợp

từ Đinh Thị Liễu, 2011) Sau lý thuyết giá thì có nhiều mô hình dựa trên cổ tức vàdòng tiền, tuy nhiên những người sử dụng cổ tức để tính toán giá trị nội tại của cổphiếu gặp khó khăn trong việc dự đoán cổ tức trong tương lai, tỷ lệ cổ t ức này sẽgiảm trong tương lai và tỷ lệ này sẽ gây rủi ro cho công ty Một phương pháp kháccũng được sử dụng để định giá cổ phiếu là chiết khấu dòng tiền trong tương lai(DRC) sử dụng lưu chuyển tiền tệ thay vì thu nhập, tuy nhiên phương pháp này đãdẫn đến việc mất lòng tin đối với thông tin kế toán, bởi vì dòng tiền có thể đến từnhững thay đổi về tiền mặt, góp vốn, chi trả cổ tức và vay ròng, nhưng dòng tiềncũng có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong các khoản phải thu, hàng tồnkho, nhà máy, thiết bị và nếu phức tạp hơn, khấu hao có ảnh hưởng đến thu nhậpnhưng không có ảnh hưởng đến dòng tiền Năm 1995 trong một bài báo nghiên cứu,

Trang 25

Jame Ohlson – giáo sư tại trường kinh doanh Stern, Đại học New York đã công bốnghiên mô hình Ohlson mà như Lo và Lys (2000) đã đồng tình rằng mô hìnhOhlson đứng trong những phát triển quan trọng nhất trong nghiên cứu thị trườngvốn trong đầu những năm 90 và cung cấp một nền tảng để xác định lại mục tiêuthích hợp của giá trị nghiên cứu.

Về cơ bản mô hình Ohlson giả định rằng giá trị của cổ phiếu có thể tính được từ giátrị sổ sách và giá trị hiện tại ròng của những khoản thu nhập bất thường Mô hìnhnghiên cứu này bao gồm hai phần chính: mô hình định giá thu nhập còn lại và môhình động lực thông tin tuyến tính Mô hình định giá thu nhập còn lại thể hiện giá trịdoanh nghiệp là tổng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và giá trị hiện tại của thunhập bất thường trong tương lai Tuy nhiên, mô hình định giá thu nhập còn lại làmột ứng dụng của mô hình chiết khấu cổ tức và sự phát triển của nó không thể đượcquy cho Ohlson, cả Dechow và các cộng sự (1999), Loo và Lys (2000) đã chỉ rarằng sự đóng góp thực sự của Ohlson (1995) xuất phát từ mô hình của ông về độnglực thông tin tuyến tính

Động lực thông tin tuyến tính cố gắng xác định cơ chế của thu nhập bất thường vàliên kết thông tin hiện tại đến thu nhập bất thường trong tương lai, điều này đã chophép sự phát triển của một mô hình định giá của một công ty Tuy nhiên, thựcnghiệm của mô hình động lực thông tin tuyến tính của Ohlson là không dễ dàng, bởitheo Ota (2001) nó chứa biến νt là một biến chỉ biểu thị các thông tin về thu nhậpbất thường mà vẫn chưa được thể hiện trong BCTC hiện tại, nhưng ảnh hưởng đếnthu nhập bất thường trong tương lai Người ta thường không quan sát được hoặc rấtkhó quan sát vì đặc tính vốn có của nó Tuy nhiên, νt đóng một vai trò quan trọngtrong các thực nghiệm và dường như là chìa khóa để cải thiện của các thực nghiêm

Đã có nhiều công trình nghiên cứu, cố gắng để xác định νt bằng cách sử dụng cácbiến kế toán khác nhau, ví dụ, Frankel và Lee (1998) phát hiện ra rằng các hệ số giá(value to price ratio) là các biến dự báo lợi nhuận cổ phiếu rất tốt, Myers (1999) đãkết hợp mô hình Ohlson với biến đơn hàng tồn đọng; Hand và Landsman (1998,

Trang 26

1999) thì ước tính giá trị vốn cổ phần để xác định thu nhập bị phân tách ra, Koji Ota(2001) thì giả định nó là hằng số rồi chạy hồi qui tuyến tính giữa các mô hình thựcnghiệm (LIM) để kiểm định sự tương quan giữa nó và các biến thông tin kế toán.Tất cả đều đi đến kết luận mô hình Ohlson có khả năng giải thích giá cổ phiếuđương thời và có khả năng dự đoán lợi nhuận chứng khoán trong tương lai.

1.5.2 Các mô hình định giá cổ phiếu được sử dụng trong mô hình Ohlson

Như đã trình bày ở trên, trong các công trình nghiên cứu của Lo và Lys (2000), KojiOta (2001), cũng như của Rocio Duran-Vazquez, Arturo Lorenzo-Valdes andAntonio Ruiz-Poras(2011), tất cả đều mô tả mô hình Ohlson gồm hai phần chính là

mô hình định giá thu nhập còn lại và mô hình động lực thông tin tuyến tính Nộidung này, luận văn trình bày các mô hình định giá thu nhập làm nền tảng choOhlson và các khái niệm liên quan, bao gồm: mô hình chiết khấu cổ tức, mô hìnhchiết khấu lợi nhuận thặng dư, tương quan thặng dư sạch (Clean surplus relation),lợi nhuận thặng dư (Abnormal Earnings/ Residual Income)

1.5.2.1 Mô hình chiết khấu cổ tức – Dividend Discount Model

Mô hình chiết khấu cổ giả định rằng giá trị nội tại của cổ phần thừơng là hiện giácủa các cổ tức nhận được trong tương lai Để hiểu được cách tính giá trị cổ phiếutheo mô hình chiết khấu cổ tức, ta làm rõ khái niệm cổ tức – dividend trước

Cổ tức – dividend

Cổ tức là tiền lời chi cho cổ đông trên mỗi cổ phiếu thường, căn cứ vào kết quả cóthu nhập từ hoạt động sản xuất của công ty

Cổ tức của cổ phiếu thường được trả sau khi đã trả cổ tức cố định dành cho cổ phiếu

ưu đãi Hằng năm Hội đồng quản trị công ty quyết định công bố có trả cổ tức haykhông và chính sách phân chia cổ tức như thế nào Chính sách chia cổ tức của công

ty sẽ phụ thuộc vào:

Trang 27

 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm, lấy căn cứ là lợi nhuậnròng của công ty sau khi trả lãi và thuế.

 Số cổ phiếu ưu đãi chiếm trong tổng vốn cổ phần

 Chính sách tài chính trong năm tới, trong đó xem xét khả năng tự tài trợ

 Hạn mức của quỹ tích lũy dành cho đầu tư

 Giá trị thị trường của cổ phiếu công ty

Cổ tức được công bố theo năm và được trả theo quý, được tính bằng công thức sau:

Mô hình chiết khấu cổ tức – Dividend Discount Method

Mô hình chiết khấu cổ tức – DDM – được thiết kế để tính giá trị nội tại của cổ phiếuthường, nó định nghĩa giá trị của cổ phiếu là giá trị hiện tại của cổ tức dự kiến trongtương lai

r

d E p

Với:

Pt: giá trị nội tại của cổ phiếu vào thời điểm t

Et[dt+i]: cổ tức dự kiến được nhận vào ngày t+ir: lãi suất chiết khấu ( được giả định là không đổi)

Ưu điểm của mô hình chiết khấu cổ tức:

 Đây là mô hình đầu tiên tiếp cận trực tiếp các khoản thu nhập dưới hình thứclợi tức cổ phần

 Phương pháp này đặc biệt phù hợp với quan điểm nhìn nhận và đánh giá giátrị doanh nghiệp của các nhà đầu tư thiểu số

Hạn chế của mô hình chiết khấu cổ tức:

Cổ tức CP thường = Lợi nhuận ròng – Lãi cổ tức cổ phiếu ưu đãi – Trích quỹ tích lũy,LNGL

Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành

Trang 28

 Mô hình chiết khấu cổ tức chỉ có thể áp dụng trong trường hợp công ty có trả

cổ tức Trong trường hợp công ty giữ lại toàn bộ lợi nhuận cho tái đầu tư vàkhông trả cổ tức cho cổ đông, có nghĩa là khi cổ tức bằng 0, mô hình sẽkhông thể định giá chính xác giá trị nội tại của cỏ phiếu

 Việc dự báo lợi tức cổ phần không phải là dễ dàng

 Phụ thuộc vào chính sách phân chia lợi tức cổ phần trong tương lai

1.5.2.2 Mô hình chiết khấu lợi nhuận thặng dư – Discount Abnormal Earnings Model

Tương quan thặng dư sạch – Clean surplus relation

Khái niệm thặng dư sạch chỉ ra rằng khoản mục ghi nhận lợi nhuận giữ lại là hạnchế, chỉ ghi lại thu nhập định kỳ và cổ tức Sau đó, mối quan hệ giữa giá trị sổ sáchcủa cổ phần, lợi nhuận và cổ tức được thể hiện như sau:

x : lãi ròng trong khoảng thời gian t

dt: cổ tức phải trả vào ngày t

Theo công thức trên, tương quan thặng dư sạch được hiểu như sau: giá trị sổ sáchcuối thời điểm t sẽ được xác định bằng cách lấy giá trị sổ sách đầu thời điểm t cộngthêm thu nhập giữ lại của thời điểm đó

Lợi nhuận thặng dư – Abnormal Earnings/ Residual Income:

Lợi nhuận thặng dư là lợi nhuận ròng (lãi ròng) trừ đi chi phí vốn chủ sở hữu phátsinh ra lợi nhuận đó, cụ thể:

Trang 29

a t

x thu nhập bất thường trong khoảng thời gian t.

t

x : lãi ròng trong khoảng thời gian t

r: lãi suất phi rủi ro

bt-1: giá trị sổ sách của cổ phần tại ngày t – 1Như vậy, lợi nhuận thặng dư được hiểu là phần lợi nhuận tăng thêm so với lợi

nhuận ước tính từ chi phí đầu tư ban đầu

Mô hình chiết khấu lợi nhuận thặng dư – Residual Income Model

Mô hình chiết khấu lợi nhuận thặng dư (RIM) thực ra đã được xây dựng và sử dụng

60 năm trước khi mô hình Ohlson ra đời RIM xuất hiện lần đầu trong nghiên cứucủa Preinreich năm 1938 RIM dựa trên giả thuyết nền tảng: giá trị tài sản là hiệngiá của dòng thu nhập trong tương lai Trong trường hợp định giá cổ phiếu, giá trị

cổ phiếu sẽ là hiện giá của dòng cổ tức trong tương lai, cụ thể:

r

d E p

Với:

pt: giá trị nội tại của cổ phiếu (theo lý thuyết) vào thời điểm t

Et[dt+i]: cổ tức dự kiến được nhận vào ngày t+ir: lãi suất chiết khấu (được giả định là không đổi)Đưa thêm giả định để xác định được RIM từ hiện giá dòng cổ tức trong tương lai:RIM dựa trên mối liên hệ giữa cổ tức, lợi nhuận và giá trị sổ sách – tương quanthặng dư sạch, như đã trình bày ở trên:

Trang 30

x : lãi ròng trong khoảng thời gian t

dt: cổ tức phải trả vào ngày t

Thay thế biến d (cổ tức) bằng biến b (giá trị sổ sách) và xt trong công thức chiết

t t

t

Với:

pt: thị giá của cổ phiếu vào thời điểm t

bt: giá trị sổ sách của cổ phiếu (theo lý thuyết) vào thời điểm t

x  : lợi nhuận thặng dư trên cổ phiếu vào thời điểm t

r: lãi suất chiết khấu

Et: kỳ vọng toán học dựa trên thông tin thời điểm tNhư vậy, theo RIM, giá trị nội tại của một cổ phiếu bao gồm hai thành phần, giá trị

sổ sách và giá trị có được từ giá trị hiện tại của cổ phiếu có được do thu nhập còn lạicủa cổ phiếu trong tương lai Mô hình định giá này cho phép phân tích tạo ra giá trịcủa một công ty cho các cổ đông Nếu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn chiphí vốn chủ sở hữu thì giá trị nội tại của cổ phiếu sẽ được nhiều hơn giá trị sổ sách

và công ty sẽ làm được xem là tạo ra giá trị cho cổ đông, còn nếu ngược lại chi phívốn chủ sở hữu lớn hơn lợi nhuận vốn chủ sở hữu thì các công ty sẽ bị xem là pháhủy giá trị vốn cổ đông Một trong những đặc tính thú vị của mô hình chiết khấu lợinhuận thặng dư là giá trị của một công ty dựa trên thu nhập sẽ không bị ảnh hưởngbởi sự lựa chọn của kế toán

(1.2)

Trang 31

Phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư là phương pháp tính toán không quáphức tạp, tương đối dễ hiểu Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với nhữngcông ty có chính sách cổ tức trong tương lai ổn định Luận điểm của phương phápnày là quy đổi luồng thu nhập trong tương lai (gồm cổ tức và giá bán dự đoán) vớimột tỷ suất chiết khấu về thời điểm hiện tại, sau đó so sánh giá ước định với thị giá

cổ phiếu, nếu giá ước định lớn hơn thị giá thì NĐT nên mua vào và ngược lại Cóthể nói chính xác rằng phương pháp này nếu áp dụng với trái phiếu sẽ hợp lý hơn vìcác nguồn thu nhập trong tương lai do trái phiếu đem lại cho NĐT thường ổn định

và được xác định trước chứ không bấp bênh như cổ phiếu

Ưu điểm của mô hình chiết khấu lợi nhuận thặng dư:

Mô hình RIM thừa hưởng những ưu điểm của mô hình chiết khấu cổ tức đã nêutrong phần trên Ngoài ra, ưu điểm lớn nhất của RIM đó là có thể áp dụng trong cáctrường hợp DDM không phù hợp: công ty không trả cổ tức hoặc cổ tức không xácđịnh được trước; công ty có dòng ngân lưu âm, nhưng được kỳ vọng sẽ tăng trưởngdương trong tương lai; các trường hợp khó xác định giá trị còn lại vào cuối kỳ dựbáo; tận dụng được số liệu trên báo cáo sổ sách có sẵn

Hạn chế của mô hình chiết khấu lợi nhuận thặng dư:

Nếu như tương quan thặng dư sạch bị vi phạm nhiều, mô hình RIM sẽ không thể ápdụng Bao gồm: phần gia tăng giá trị thị trường của chứng khoán sẵn bán, ngoại têchỉ thể hiện trong nguồn vốn chủ sở hữu ở khoản mục thu nhập mà không thể hiệntrong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; khi quyền chọn cổ phiếu của cán bộ –công nhân viên được thực hiện quá nhiều

1.5.3 Mô hình Ohlson (1995)

Sau khi tóm tắt lý thuyết mô hình định giá cổ phiếu dựa trên dòng lợi nhuận thặng

dư RIM, năm 1995 giáo sư Ohlson đã công bố mô hình định giá của mình trong mộtbài báo khoa học mà theo nhiều nhà nghiên cứu đã đồng ý rằng mô hình Ohlson

Trang 32

đứng trong số những phát triển quan trọng nhất trong nghiên cứu thị trường vốnnhững năm 90 và cung cấp một nền tảng để xác định lại mục tiêu thích hợp để xácđịnh giá trị nghiên cứu Mô hình Ohlson đã trả lời thỏa đáng cho 2 câu hỏi mà từnăm 1968 khi Ball và Brown (1968) khởi xướng chủ đề định giá cổ phiếu là: thôngtin báo cáo tài chính để đưa vào tài khoản trong mối quan hệ trực tiếp với giá cổphiếu và mô hình đo lường giá trị liên quan là gì? ( Nguyễn Việt Dũng, 2009)

Từ mô hình RIM, Ohlson đề xuất ra mô hình định giá cổ phiếu dựa trên Chuỗithông tin – Mô hình động lực thông tin tuyến tính, với giả thiết là chuỗi thời giancủa lợi nhuận thặng dư được thể hiện qua 2 công thức sau:

x : lợi nhuận hiện tại được đo lường bằng lợi nhuận thặng dư

t

v : các thông tin ngoài kế toán, giá trị thông tin có liên quan nhưng

không thể hiện trên sổ sách kế toán (có nghĩa là những thông tinkhông tác động đến btvà xt )

t

, : phần dư, có trung bình = 0

, : lần lượt là trọng số hồi qui của xt avt, chạy từ 0 đến 1 (chặn

dưới được đưa ra dựa vào lý giải khoa học và quan sát thực nghiệm,chặn trên đưa r để đạt tính bền)

Giả thiết này của Ohlson có thể được diễn giải một cách khác là kỳ vọng của NĐT

về khả năng sinh lời trong tương lai của công ty phụ thuộc một phần vào thông tin

(1.3)(1.4)

Trang 33

báo cáo tài chính hiện tại (khả năng sinh lời hiện tại) và vào các thông tin khác chưađược (hoặc không được) thể hiện trong báo cáo tài chính.

Hai phương trình (1.3) và (1.4) chính là chuỗi động lực thông tin tuyến tính Ohlson,kết hợp với mô hình lợi nhuận thặng dư thành mô hình Ohlson cho phép diễn giảigiá cổ phiếu trong mối liên hệ với các thông tin BCTC

)(

1(

r

Như vậy, việc kết hợp mô hình lợi nhuận thặng dư với chuỗi thông tin do Ohlson(1995) đề xuất đã cho phép Ohlson rút ra được mô hình thể hiện mối liên hệ giữagiá cổ phiếu và hai thông tin báo cáo tài chính trực tiếp là lợi nhuận và giá trị sổsách trên một thị trường hiệu quả khi giá cổ phiếu phản ánh chính xác giá trị thựccủa nó Ngoài ra, giá cổ phiếu còn phụ thuộc vào các thông tin khác (thông tin liênquan cơ chế của thu nhập bất thường và cơ chế liên kết thông tin hiện tại đến thunhập bất thường trong tương lai) mà chưa (hoặc không) được phản ánh trong báocáo tài chính vào thời điểm đó

1.6 Ý nghĩa mô hình Ohlson

Vai trò của thông tin đối với sự vận hành hiệu quả của thị trường đã được biết đến

từ lâu Akerlof, người đoạt giả Nobel kinh tế năm 2001 có những đóng góp tiênphong trong lĩnh vực này, đã nêu lên trong công trình nghiên cứu nổi tiếng đượccông bố năm 1970 rằng bất cân xứng thông tin có thể làm thị trường dần biến mất.Đối với thị trường chứng khoán nói riêng, các vấn đề về thông tin là một trongnhững nguyên nhân chủ yếu làm cho các tài sản tài chính bị đánh giá sai, ảnh hưởngđến quá trình phân bổ nguồn lực của thị trường với vai trò là kênh dẫn vốn cho nềnkinh tế

(1.5)

Trang 34

Trong các thông tin có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng khoán, thông tin kế toán– thông tin trích từ báo cáo tài chính là yếu tố hết sức quan trọng Kể từ khi côngtrình nghiên cứu đầu tiên của Ray Ball và Phillip Brown (1968) về "Thực nghiệmviệc định giá cổ phiếu thông quá các chỉ số thu nhập của công ty" được công bốnăm 1968 cho đến trước 1995, đã có rất nhiều cố gắng, chủ yếu là thực nghiệm,nhằm đo lường mối liên hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu Tuy nhiên, đặcđiểm chung của tất cả các nghiên cứu này là thiếu một cơ sở lý luận vững chắc vìchưa trả lời được 2 câu hỏi đã nêu ở phần trên: những thông tin báo cáo tài chínhnào có mối liên hệ trực tiếp đến giá cổ phiếu và đâu là mô hình lý thuyết của mốiliên hệ này? Chỉ khi đưa ra được câu trả lời mới có thể lượng hóa được tác động củathông tin kế toán – thông tin báo cáo tài chính tới giá cổ phiếu một cách chính xácđược.

Năm 1995, giáo sư James Ohlson – đại học New York – Hoa Kỳ đã trả lời được haicâu hỏi trên với một nền tảng lý thuyết vững chắc, và điều này có tác động mạnhđến các nghiên cứu về mối liên hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu sau này

Mô hình định giá Ohlson (1995) đã trở thành mô hình được sử dụng nhiều trongviệc nghiên cứu thị trường chứng khoán ở nhiều quốc gia Mô hình đề xuất việc ápdụng các mô hình trong phân tích cơ bản sử dụng giá lịch sử vào các nghiên cứuliên quan đến giá trị tài sản tài chính, và dựa trên nền tảng là giá trị của công ty baogồm giá trị sổ sách và lãi ròng, đồng thời đưa ra khái niêm tương quan thặng dưsạch Tóm lại, kể từ khi công trình được công bố, mô hình Ohlson đã tạo ra trào lưu

sử dụng giá trị sổ sách của cổ phiếu, lợi nhuận thặng dư để định giá giá trị của côngty

1.7 Các nghiên cứu thực nghiệm

1.7.1 Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới

Dựa trên mô hình Ohlson, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để kiểmtra các giá trị liên quan của thông tin BCTC tại các thị trường khác nhau: từ Mỹ

Trang 35

(Collins và các cộng sự, 1997) với các nước khác phát triển như Anh, Đức, Na Uy(King và Langli, 1998)… Kết quả thường nghiêng về mối quan hệ rất chặt chẽ giữagiá cổ phiếu và các thông tin báo cáo tài chính (BCTC) Ví dụ, Collins và các cộng

sự (1998) cho thấy rằng thông tin BCTC theo mô hình Ohlson giải thích 54% củagiá cổ phiếu ở Mỹ, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng vai trò của thu nhập giảm theothời gian King và Langli (1998) sử dụng một mô hình hồi quy của thu nhập và giátrị sổ sách trên giá cổ phiếu và báo cáo một khả năng giải thích của 70%, 60% và40% tương ứng cho Vương quốc Anh, Na Uy và Đức Kết quả cho thấy sự khác biệtđáng kể trong mối quan hệ giữa thông tin BCTC và giá cổ phiếu giữa các nước vàtheo thời gian

1.7.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước

Ở Việt Nam, Nguyễn Việt Dũng (2009) đã áp dụng mô hình Ohlson cho dữ liệunghiên cứu từ năm 2003 đến năm 2007 cho kết quả R2 là 40% Tuy nhiên, giaiđoạn nghiên cứu của Nguyễn Việt Dũng là giai đoạn TTCK Việt Nam mới thànhlập, tổng số cổ phiếu lưu hành mới chỉ 152 và các qui định về chất lượng thông tin

kế toán công bố chưa hoàn chỉnh

Nguyễn Thị Thục Đoan (2011) cũng vận dụng mô hình hồi quy Ohlson để xem xétmối quan hệ giữa giá cổ phiếu và thông tin kế toán Bài nghiên cứu đã lấy dữ liệucủa 430 công ty niêm yết trên hai sàn HSX và HNX được thu thập trong năm 2009.Ngoài ra, để xem xét tác động của các yếu tố vĩ mô đến kết quả của mô hình, tác giả

đã phân dữ liệu 430 công ty theo hai dạng dữ liệu là 215 công ty lớn và 215 công tyvừa và nhỏ ( theo điều 3, Nghi định số 90/2001/NĐ-CP, ngày 23/11/2001 của Chínhphủ, các doanh nghiệp không phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanhđược xếp loại nhỏ và vừa nếu đáp ứng điều kiện: có vốn đăng ký không quá 10 tỷđồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người) Kết quả cho R2

của 430 công ty là 43%, R2 của công ty nhỏ là 45,10% và của công ty lớn là45,87%

Kết luận chương 1:

Trang 36

Thông tin kế toán đã trở nên ngày càng quan trọng, đặc biệt hơn trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay thì càng phát huy vai trò của nó Về mặt nội bộ, TTKT giúp các nhà quản trị nắm được toàn bộ hoạt động của Doanh nghiệp mình, hiểu rõ quá trình dịch chuyển nguồn lực tài chính trong doanh nghiệp Về phía bên ngoài Doanh nghiệp, thông qua TTKT giúp cho các nhà đầu tư đưa ra các quyết định lien quan đến việc mua hoặc bán cổ phiếu, đầu tư them hay rút vốn.

Trước Ohlson, đã có nhiều nhà nghiên cứu làm thế nào để định giá chứng khoán Khởi nguồn là Markowitz (1952 – 1959) đã đặt nền móng cho các nghiên cứu về định giá bằng thuyết về sự lựa chọn danh mục, tiếp sau đó Sharpe (1964) đã phát triển các tài sản tài chính trong mô hình định giá CAPM, Ross (1976) cung cấp các

lý thuyết định giá tài sản APT và Wei (1988) đã nỗ lực thống nhất hai lý thuyết này Sau lý thuyết giá thì có nhiều mô hình dựa trên cổ tức và dòng tiền, tuy nhiên cũng như lý thuyết giá, các mô hình dựa trên cổ tức và dòng tiền đều gặp khó khăn khi trong việc dự đoán giá trị tương lai của cổ tức, do đó không thể tính toán chính xác giá trị nội tại của cổ phiếu được Một phương pháp khác cũng được sử dụng tiếp sau đó là phương pháp chiết khấu dòng tiền trong tương lai, tuy nhiên phương pháp này cũng gặp khó khăn bởi vì dòng tiền có thể đến từ những thay đổi về tiền mặt, góp vốn, chi trả cổ tức và vay ròng, nhưng dòng tiền cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong các khoản phải thu, hàng tồn kho, nhà máy, thiết bị và nếu phức tạp hơn, khấu hao có ảnh hưởng đến thu nhập nhưng không có ảnh hưởng đến dòng tiền, điều này nếu dùng lâu dài sẽ dẫn đến việc mất lòng tin đối với thông tin

kế toán Cho đến năm 1995 khi Ohlson đưa ra mô hình định giá Ohlson, mà theo Lo

và Lys (2000) thì mô hình Ohlson đứng trong số những phát triển quan trọng nhất trong nghiên cứu thị trường vốn trong những năm đầu thập niên 90 và nó cung cấp một nền tảng để xác định lại mục tiêu thích hợp trong việc xác định giá trị nghiên cứu.

Về cơ bản mô hình Ohlson giả định rằng giá trị của cổ phiếu có thể tính được từ giá trị sổ sách và giá trị hiện tại ròng của những khoản thu nhập bất thường Mô hình

Trang 37

nghiên cứu này bao gồm hai phần chính: mô hình định giá thu nhập còn lại và mô hình động lực thông tin tuyến tính Mô hình định giá thu nhập còn lại thể hiện giá trị doanh nghiệp là tổng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và giá trị hiện tại của thu nhập bất thường trong tương lai Tuy nhiên, mô hình định giá thu nhập còn lại

là một ứng dụng của mô hình chiết khấu cổ tức và sự phát triển của nó không thể được quy cho Ohlson (1995), cả Dechow và các cộng sự (1999), Loo và Lys (2000)

đã chỉ ra rằng sự đóng góp thực sự của Ohlson (1995) xuất phát từ mô hình của ông về động lực thông tin tuyến tính.

Động lực thông tin tuyến tính cố gắng xác định cơ chế của thu nhập bất thường và liên kết thông tin hiện tại đến thu nhập bất thường trong tương lai, điều này đã cho phép sự phát triển của một mô hình định giá của một công ty Tuy nhiên, thực nghiệm của mô hình động lực thông tin tuyến tính của Ohlson (1995) là không dễ dàng, bởi vì nó chứa biến ν t là một chỉ biểu thị các thông tin về thu nhập bất thường

mà vẫn chưa được thể hiện trong BCTC hiện tại, nhưng ảnh hưởng đến thu nhập bất thường trong tương lai Người ta thường không quan sát được hoặc rất khó quan sát vì đặc tính vốn có của nó Tuy nhiên, ν t đóng một vai trò quan trọng trong các thực nghiệm và dường như là chìa khóa để cải thiện của các thực nghiêm Đã

có nhiều công trình nghiên cứu, cố gắng để xác định ν t bằng cách sử dụng các biến

kế toán khác nhau (ví dụ, Myers 1999; Hand và Landsman 1998, 1999; Dechow et

al 1999), Koji Ota (2001), tuy nhiên đều rất khó và một trong số đó đã thực nghiệm bằng cách giả sử cho biến ν t là một hằng số, sau đó sử dụng các phương pháp hồi qui để kiểm tra mối tương quan giữa nó và các biến thông tin kế toán Tất cả đều đi đến kết luận mô hình Ohlson (1995) có khả năng giải thích giá cổ phiếu đương thời

và có khả năng dự đoán lợi nhuận chứng khoán trong tương lai.

Dựa trên mô hình Ohlson, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra các giá trị liên quan của thông tin BCTC tại các thị trường khác nhau: từ Mỹ (Collins và các cộng sự, 1997) đến các nước khác phát triển như Anh, Đức, Na Uy (King và Langli, 1998) Kết quả thường nghiêng về mối quan hệ rất chặt chẽ giữa

Trang 38

giá cổ phiếu và các thông tin BCTC Ví dụ, Collins và các cộng sự (1998) cho thấy rằng thông tin BCTC theo mô hình Ohlson giải thích 54% của giá cổ phiếu biến ở

Mỹ Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng vai trò của thu nhập giảm theo thời gian King

và Langli (1998) sử dụng một mô hình hồi quy của thu nhập và giá trị sổ sách trên giá cổ phiếu và báo cáo một năng giải thích của 70%, 60% và 40% tương ứng cho Vương quốc Anh, Na Uy và Đức Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể trong mối quan hệ giữa thông tin BCTC và giá cổ phiếu giữa các nước và theo thời gian.

Trang 39

CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM MÔ HÌNH OHLSON TRÊN SÀN HSX VÀ NHẬN ĐỊNH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BCTC CỦA CÁC CÔNG

TY NIÊM YẾT VIỆT NAM

2.1 Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam

Vào đầu những năm 20, thực hiện chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường, vậnhành theo cơ chế thị trường, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành như Bộ Tài chính,Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu đề án xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Namnhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư pháttriển kinh tế Khởi đầu là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thịtrường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước theo Quyết định số 207/QĐ – TCCB ngày

06 tháng 11 năm 1993 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước với nhiệm vụ nghiêncứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo từng bước

đi thích hợp Tiếp đến, ngày 29/06/1995, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số361/QĐ - TTg thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Chính phủ chỉ đạo,chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thành lập TTCK Việt Nam Ngày28/11/1996, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/CP, theo đó, UBCKNN đượcthành lập, là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lýNhà nước về chứng khoán và TTCK Việc thành lập cơ quan quản lý TTCK trướckhi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triểnTTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn banăm Ngày 05/12/1997, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1038/1997/QĐ -TTg thành lập Trung tâm Nghiên cứu và bồi dưỡng nghiệp vụ về chứng khoán vàTTCK nay là Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán Bước điquan trọng này là tiền đề để đào tạo các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về chứngkhoán để từng bước chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường và sự phát triển của

Trang 40

TTCK trong tương lai Và cái mốc đánh dấu sự phát triển của TTCK Việt Nam phảinói đến ngày 20/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ ChíMinh đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động với phiên giao dịch đầu tiênvào ngày 28/07/2000 ban đầu với chỉ 04 công ty chứng khoán thành viên và 02công ty niêm yết với giá trị cổ phiếu niêm yết là 270 tỷ đồng, tiếp đến ngày08/03/2995, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng chính thức đi vào hoạtđộng.

Ngày 11/05/2007, Chính phủ với quyết định số 599/QĐ - TTg chuyển đổi Trungtâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí minh thành Sở giao dịch Chứngkhoán Và ngày 08/08/2007 Trung tâm giao dịch chứng Thành phố Hồ Chí minhchuyển thành Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 02/01/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ - TTg

về việc thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội trên cơ sở chu yển đổi, tổ chứclại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội Và ngày 24/06/2009, Sở giao dịchChứng khoán Hà Nội chính thức ra mắt cùng với sự khai trương của thi trườngUpCom (thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêmyết)

(tổng hợp từ quá trình thành lập và phát triển của UBCKNN và từ trang điện tử của

Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội)

2.1.1 Quy mô thị trường

Chỉ với hai công ty niêm yết (REE và SAM) từ khi TTCK đi vào hoạt động, đếnnay số lượng công ty niêm yết trên cả hai Sở giao dịch Chứng khoán, tính đến ngày31/12/2012 vào khoảng 1458 công ty với 357 công ty niêm yết ở Sở giao dịchChứng khoán TP Hồ Chí Minh và 1101 công ty niêm yết ở Sở giao dịch chứngkhoán Hà Nội Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạotrong TTCK Việt Nam, đây là nơi giao dịch cổ phiếu của các công ty có quy môvốn lớn với vốn điều lệ trên 80 tỷ đồng Số lượng NĐT tham gia trên thị trường này

Ngày đăng: 02/08/2015, 15:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11.Võ Thị Ánh Hồng (2008) “Các giải pháp nâng cao tính hữu dụng của thông tin kế toán đối với quá trình ra quyết định của nhà đầu tư trên TTCKVN”.Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp nâng cao tính hữu dụng của thôngtin kế toán đối với quá trình ra quyết định của nhà đầu tư trên TTCKVN”
12.Vũ Thị Minh Luận (2010), “Ứng dụng lý thuyết thị trường hiệu quả trong phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam”. Luận văn tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh Tế Quốc Dân.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng lý thuyết thị trường hiệu quả trongphân tích thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Minh Luận
Năm: 2010
9. Myers J. N. (1999), "Implementing residual income valuation with linear information dynamics", The Accounting Review, 74(1), p. 1-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Implementing residual income valuation with linearinformation dynamics
Tác giả: Myers J. N
Năm: 1999
10.Preinreich G. (1938), "Annual Survey of Economic Theory: The Theory of Depreciation", Econometrica, Vol.6, p. 219-241 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Annual Survey of Economic Theory: The Theory ofDepreciation
Tác giả: Preinreich G
Năm: 1938
11.Ray Ball và Phillip Brown (1968), “An Emprical Evaluation of Accounting Income Number”, Journal of Accounting Research, 6, p.159 - 178 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Emprical Evaluation of AccountingIncome Number
Tác giả: Ray Ball và Phillip Brown
Năm: 1968
13.Stella N. Spilioti (Greece) (2010), “The incorporation of risk into the clean surplus valuation model: evidence from UK stocks”, Investment Management and Financial InnovationsThông tin đăng tải trên internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: The incorporation of risk into the cleansurplus valuation model: evidence from UK stocks”
Tác giả: Stella N. Spilioti (Greece)
Năm: 2010
9. Hoidoanhnhan.vn, “Quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng tác động tới quyết định mua của khách hàng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng tácđộng tới quyết định mua của khách hàng
1. Nghị định 36/2007/NĐ – CP của Chính phủ ban hành ngày 8/3/2007 của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK 2. Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/11/2001 về“Trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
6. Thông tư số 09/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 15/01/2010 về việc “Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
7. Thông tư số 38/2007/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 18/04/2007 về việc “Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
8. Thông tư số 52/2012/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 05/04/2012 về việc “Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
7. Chuyên mục tin tức chứng khoán của báo mạng Báomới.com : http://www.baomoi.com/Nhieu-doanh-nghiep-con-bo-ngo-voi-quy-dinh-ve-TTCK/127/12419329.epi. [ngày truy cập : 14 tháng 11 năm 2013] Link
5. Chuyên mục tin tức – sự kiện báo của Vietnam report top 500 company Khác
4. Quyết định số 127/QĐ – BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 31/12/2008 về việc ban hành Quy chế Giám sát giao dịch giao dịch TTCK Khác
5. Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 11/09/2009 về vai trò và trách nhiệm của UBCKNN Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w