Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 71 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
71
Dung lượng
1,42 MB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của tôi nên chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế. Để có thể hoàn thành đƣợc công trình nghiên cứu này ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của T.S Bùi Ngọc Thạch. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy , Ngƣời đã dìu dắt tôi trên bƣớc đƣờng tập dƣợt nghiên cứu khoa học của mình. Bên cạnh đó cũng cho phép tôi đƣợc gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm khoa học để tôi hoàn thành đề tài khóa luận của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã cung cấp cho tôi những kiến thức trong quá trình học tập tại trƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 2 tháng 05 năm 2014 Tác giả khóa luận Ngô Thị Bích Ngọc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi trên cơ sở tìm đọc, phân tích tài liệu dƣới sự hỗ trợ của Thầy giáo hƣớng dẫn T.S Bùi Ngọc Thạch. Tất cả tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng. Các kết luận trong đề tài nghiên cứu chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỉ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Bích Ngọc MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 5 CHƢƠNG 1 : SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở TỈNH THÁI BÌNH TRƢỚC 1986 5 1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH 5 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 6 1.1.1.1. Địa hình 6 1.1.1.2. Khí hậu - Thủy văn 6 1.1.1.3. Sông ngòi 7 1.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản 8 1.1.1.5. Tài nguyên du lịch 8 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 9 1.1.2.2. Kinh tế 9 1.1.2.3. Xã hội 10 1.1.3. Điều kiện văn hóa 12 1.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH 14 1.2.1. Xuất xứ nghệ thuật chèo ở Thái Bình 14 1.2.2. Sự ra đời các làng chèo ở Thái Bình 18 1.2.3. Quá trình phát triển của nghệ thuật chèo trƣớc 1986 20 CHƢƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH TRONG THỜI KÌ 1986-2012. 23 2.1. HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH TRONG THỜI KỲ 1986-2012 23 2.1.1. Hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp 23 2.1.2. Hoạt động biểu diễn không chuyên 26 2.1.3. Hoạt động biểu diễn sân khấu học đƣờng 27 2.1.4. Hoạt động biểu diễn mang tính xã hội hóa 29 2.2. CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH 1986-2012 30 2.2.1. Công tác quản lí mang chức năng nhà nƣớc 31 2.2.2. Hoạt động sƣu tầm, biên soạn về nghệ thuật chèo 32 2.2.3. Hoạt động đào tạo, duy trì nghệ thuật chèo 35 2.3.4. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật chèo ở Thái Bình 36 2.3. NHỮNG THUẬT LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC DUY TRÌ, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH HIỆN NAY 38 2.3.1. Thuận lợi 38 2.3.2. Khó khăn 39 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH 1986-2012 44 3.1. ĐẶC ĐIỂM 44 3.1.1. Âm nhạc trong chèo Thái Bình là sự kết tinh từ nhiều chất liệu, nhịp điệu hát 44 3.1.2. Nghệ thuật chèo Thái Bình là những sáng tạo về quy cách của phần đệm 46 3.1.3. Nghệ thuật chèo ở Thái bình mang tính chất mộc mạc, gần gũi, đằm thắm và có sức lan tỏa 47 3.1.4. Chèo Thái Bình mang những nét nghệ thuật của chèo truyền thống 49 3.2. VAI TRÒ 51 3.2.1. Duy trì, phát triển những giá trị bản sắc dân tộc 51 3.2.2. Góp phần phát triển kinh tế-xã hội 53 3.2.3. Quảng bá hình ảnh của Thái Bình trong thời kì hội nhập quốc tế 55 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC 62 CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CLB : Câu lạc bộ GDĐT: Giáo dục đào tạo NSƢT: Nghệ sĩ ƣu tú NVH: Nhà văn hóa NXB: Nhà xuất bản QĐ-UBND: Quyết định - Ủy ban nhân dân THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông VH-TT: Văn hóa - Thể thao VH-TT-DL: Văn hóa - Thể thao- Du lịch 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thái Bình không chỉ nổi tiếng là quê hƣơng của “chị hai năm tấn”, mà từ truyền thống tới hiện tại Thái Bình vẫn đƣợc nhắc tới là cái “nôi chèo”, “đất chèo”. Hát chèo đã trở thành nghệ thuật khá đặc sắc của Thái Bình. Chèo là một môn nghệ thuật độc đáo của ngƣời dân Thái Bình nói riêng và của dân tộc ta nói chung, chúng ta cần phải có cái nhìn, nhận xét đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của bộ môn nghệ thuật này trong việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng về xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện nay vấn đề khôi phục và phát triển nghệ thuật chèo đã và đang đƣợc đông đảo các ngành, các cấp, bộ Văn hoá thông tin, Đảng và Nhà nƣớc ta hết sức quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện. Thái Bình đƣợc xem là một trong những cái nôi sản sinh ra bộ môn nghệ thuật chèo. Do vậy nghệ thuật chèo Thái bình cũng cần phải đƣợc nghiên cứu để thấy rõ đƣợc vài trò là nòng cốt của việc khôi phục và phát triển này. Nghiên cứu nghệ thuật chèo Thái Bình trong giai đoạn 1986-2012 là cơ sở để đƣa ra những đặc điểm riêng biệt và vai trò của nghệ thuật chèo Thái Bình trong thời kì hội nhập là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Là một ngƣời con của vùng quê Thái Bình yêu dấu, với mong muốn tìm hiểu, giữ gìn và giới thiệu nét văn hóa của quê hƣơng mình ra bên ngoài, đồng thời chọn một đề tài thuộc lĩnh vực văn hóa làm khóa luận tốt nghiệp, tôi đã chọn Nghệ thuật chèo Thái Bình trong thời kỳ 1986-2012 làm đề tài khóa luận của mình. Tìm hiểu, nghiên cứu đề tài không chỉ giúp tôi hiểu rõ hơn những nét đẹp nghệ thuật sân khấu truyền thống của quê hƣơng mình mà còn góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc 2 để tất cả mọi ngƣời không chỉ ngƣời dân Thái Bình mà có thể rộng hơn chính là ngƣời dân trong nƣớc và ngoài nƣớc. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Chèo là bộ môn nghệ thuật đặc sắc của dân tộc góp phần tạo nên nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó ở Việt Nam nói chung cũng nhƣ ở Thái Bình nói riêng có rất nhiều công trình nghiên cứu về môn nghệ thuật truyền thống này. Tiêu biểu nhƣ cuốn: “Chèo truyền thống Thái Bình”, của tác giả Hà Văn Cầu, Nxb Sở văn hóa – thông tin và thể thao Thái Bình, 1997. Tác giả đã nêu những nét khái quát quá trình phát triển và đặc điểm riêng biệt của nghệ thuật chèo Thái Bình. Nếu nhƣ cuốn sách:“Chèo cổ Thái Bình”, Trần Việt Ngữ, Phạm Minh Đức, Nxb Sở văn hóa thông tin Thái Bình (1999), các tác giả đã trình bày sự hình thành, phát triển của các làng chèo Thái Bình từ đó nổi bật tầm quan trọng của bộ môn nghệ thuật truyền thống này trong đời sống dân cƣ thì cuốn “Chèo Thái Bình”, Vi Nam Hải , Nxb Sở Văn hóa thông tin, Thái Bình, 1997 tác giả đã giới thiệu đƣợc cơ sở hình thành và đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển bộ môn nghệ thuật truyền thống này…. Nhƣ vậy đã có nhiều công trình đề cập đến nghệ thuật chèo Thái Bình, hầu nhƣ các công trình đều khẳng định tầm quan trọng của nghệ thuật chèo trong việc giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc . Song những công trình đó chƣa cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình phát triển và vai trò của nghệ thuật chèo Thái Bình trong giai đoạn 1986-2012. Vì vậy trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp của sinh viên tôi muốn góp một phần nhỏ vào việc lấp đầy khoảng trống nghiên cứu đó. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích Nghiên cứu hoạt động nghệ thuật chèo Thái Bình trong giai đọan 1986- 2012. 3 Nêu đƣợc tình hình phát triển nghệ thuật chèo Thái Bình trong giai đoạn 1986-2012 và làm rõ đặc điểm nổi bật của chèo Thái Bình so với các tỉnh khác. Nêu lên đƣợc vai trò của nghệ thuật chèo để nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3.2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ nghiên cứu mà khóa luận hƣớng tới chính là tình hình phát triển của chèo Thái Bình trong những năm 1986-2012. Chỉ ra đƣợc đặc điểm và vai trò của nghệ thuật chèo Thái Bình. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập chung vào nghiên cứu nghệ thuật chèo cụ thể ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 1986-2012. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về lịch sử. Kết hợp phƣơng pháp lịch sử và logic trong đó phƣơng pháp lịch sử là chủ yếu. Sử dụng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp, khái quát, phân tích các vấn đề lịch sử. Thực hiện phƣơng pháp điền dã ở Thái Bình… 5. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN Trên cơ sở tổng hợp, hệ thống hoá bổ sung tƣ liệu mới, xử lí số liệu một cách khoa học, khoá luận đã có những đóng góp sau: Về tƣ liệu, sƣu tầm, khai thác nguồn tƣ liệu phong phú về nghệ thuật chèo Thái Bình trong giai đoạn 1986-2012. Nguồn tài liệu có thể đóng góp cho việc nghiên cứu nghệ thuật chèo Thái Bình nói riêng và nghệ thuật chèo trên cả nƣớc nói chung. 4 Bài nghiên cứu khoa học đã khai thác những tƣ liệu lịch sử đƣợc lƣu trữ ở thƣ viện Quốc gia, thƣ viện Thái Bình, thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 về hợp tác một cách có chọn lọc. Về nội dung khoa học, bài nghiên cứu đã góp phần bổ sung, hoàn chỉnh, làm phong phú thêm kiến thức lý thuyết về đặc điểm và vai trò của nghệ thuật chèo Thái Bình trong quá trình thực hiện đƣờng nối đổi mới của Đảng Bài nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng cho công tác giảng dạy, tham khảo những bài có liên quan. 6. BỐ CỤC KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu - kết luận - tài liệu tham khảo - mục lục, đề tài đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Sự hình thành và phát triển nghệ thuật chèo ở tỉnh Thái Bình trƣớc năm 1986. Chƣơng 2: Nghệ thuật hát chèo ở Thái Bình trong thời kì 1986- 2012. Chƣơng 3: Đặc điểm và vai trò của nghệ thuật chèo ở Thái Bình 1986- 2012. [...]... triển nghệ thuật chèo trong tỉnh Truyền thống văn hiến cùng các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thái Bình góp phần để cho nghệ thuật chèo sớm ra đời và nổi tiếng từ nhiều thế hệ trƣớc đây 22 Chƣơng 2 HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH TRONG THỜI KÌ 1986- 2012 2.1 HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CHÈO THÁI BÌNH TRONG THỜI KÌ 1986- 2012 2.1.1 Hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp Năm 1959, Ðoàn chèo. .. biểu là nghệ thuật hát chèo, múa rối nƣớc, múa dân gian…và những hoạt động văn hóa trong lễ hội truyền thống Trong các loại hình nghệ thuật truyền thống- nghệ thuật hát chèo là loại hình nghệ thuật mang tính quần chúng rộng rãi nhất ở Thái Bình Lịch sử đã ghi nhận, Thái Bình là một trong những cái nôi của chèo, trên vùng đất thuộc Thái Bình nay có những ngƣời đƣợc coi là ông tổ của nền nghệ thuật tiêu... giúp nghệ thuật chèo Thái Bình đến với mọi ngƣời dân trên cả nƣớc 1.2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH 1.2.1 Xuất xứ nghệ thuật chèo ở Thái Bình Về nguồn gốc và thời điểm ra đời của nghệ thuật chèo có rất nhiều ý kiến khác nhau nhƣ: Giáo sƣ Vũ Khắc Hoan nhận định: Chèo phôi thai khoảng 5 thế kỷ, từ thế kỷ IV trước Công lịch đến thế kỷ thứ I sau Công lịch Nguồn gốc của chèo là... cán bộ văn hóa đã nghỉ hƣu, những nghệ nhân có nhiều cống hiến với nghệ thuật chèo Tuy nhiên cần nói thêm – nếu nhƣ các cấp chính quyền cơ sở hiểu biết hơn về truyền thống quê hƣơng và có ý thức trong việc bảo tồn phát huy nghệ thuật truyền thống thì nghệ thuật chèo ở Thái Bình còn phát triển hơn nữa 2.2 CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH 1986- 2012 2.2.1 Công tác quản lý mang chức... của Thái Bình hầu hết đƣợc đánh giá, đƣợc giải cao nhờ các vở diễn, các chƣơng trình thông tin đƣợc dùng nghệ thuật chèo để thể hiện hoặc là các vở chèo ngắn… các đội thông tin lƣu động, các đoàn tuyển nghệ thuật quần chúng Thái Bình đã đƣa chèo Thái Bình đến Lạng Sơn, Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai và đến tận Mỹ Tho Ở các tỉnh phía Nam, đất của nghệ thuật cải lƣơng nhƣng giọng hát chèo của ngƣời Thái Bình. .. đẳng Văn hóa nghệ thuật tỉnh Thái Bình đã trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu nghệ thuật chèo của tình và trong khu vực Nhiều học sinh, sinh viên của trƣờng đã trở thành nghệ sỹ ƣu tú, nghệ sỹ xuất sắc, đạt danh hiệu các tài năng nghệ thuật trẻ của các đoàn nghệ thuật chèo chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh Ban Giám hiệu nhà trƣờng đã quyết định mở lớp bồi dƣỡng kiến thức múa – hát chèo, hát dân... về đối tƣợng về thời gian mở lớp Hội nghị đã đƣợc sự thống nhất cao Có thể nói nghệ thuật chèo luôn là niềm say mê của nhiều thế hệ ngƣời dân Việt Nam nói chung và ngƣời Thái Bình nói riêng Ngƣời bốn phƣơng trong nƣớc thƣờng coi Thái Bình là quê chèo Mỗi ngƣời Thái Bình sinh ra 25 nhƣ trong mình đã có niềm đam mê và một ít năng khiếu về nghệ thuật chèo Vì vậy các hoạt động đào tạo chèo chuyên nghiệp... và diễn chèo đã trở thành nếp sống của ngƣời dân Thái Bình Cùng với các làn điệu dân ca Đồng bằng Bắc Bộ nhƣ hát trống quân, hát chầu văn, hát xẩm, ca trù , nghệ thuật chèo đã có một thời phát triển mạnh mẽ tại nhiều làng quê Thái Bình và định vị trong đời sống văn hóa tinh thần của những ngƣời nông dân lam lũ một nắng hai sƣơng Thái Bình là một trong những cái nôi của nghệ thuật chèo Theo các nghệ nhân... thành trong cả nƣớc với các loại hình nghệ thuật: Tuồng, chèo, cải lƣơng và dân ca kịch Hơn 15 năm qua, ở Thái Bình đã có hàng ngàn học sinh đƣợc tiếp cận, học, thực hành biểu diễn các bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống đặc biệt là nghệ thuật chèo 27 Thời gian qua, đƣợc sự đồng ý của Sở GDĐT thành phố và Phòng GDĐT các huyện trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình đã cử đoàn với gần 100 nghệ. ..NỘI DUNG Chƣơng 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở TỈNH THÁI BÌNH TRƢỚC 1986 1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía tây nam Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dƣơng ở phía . động nghệ thuật chèo Thái Bình trong giai đọan 198 6- 2012. 3 Nêu đƣợc tình hình phát triển nghệ thuật chèo Thái Bình trong giai đoạn 198 6- 2012 và làm rõ đặc điểm nổi bật của chèo Thái Bình. làng chèo ở Thái Bình 18 1.2.3. Quá trình phát triển của nghệ thuật chèo trƣớc 1986 20 CHƢƠNG 2 : HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH TRONG THỜI KÌ 198 6- 2012. 23 2.1. HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ. chèo ở Thái Bình trong thời kì 198 6- 2012. Chƣơng 3: Đặc điểm và vai trò của nghệ thuật chèo ở Thái Bình 198 6- 2012. 5 NỘI DUNG Chƣơng 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở