Hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 29)

Năm 1959, Ðoàn chèo chuyên nghiệp của tỉnh Thái Bình đƣợc thành lập và đã sớm khẳng định đƣợc vị thế. Nếu không kể đến danh tiếng của lớp nghệ nhân tham gia trong những năm đầu khi Ðoàn mới thành lập thì những nghệ sĩ ƣu tú của đoàn nhƣ Ðăng Tỉnh, Mạnh Tƣờng, Văn Mởn, Thúy Hiền, Thu Hiền, Minh Nhƣơng… cũng đƣợc xếp vào hàng có danh vọng trong sân khấu chèo Việt Nam thế kỷ XX.

Đặc biệt từ khi có Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa VIII), sự nghiệp văn hóa nói chung và hoạt động nghệ thuật chèo trong tỉnh nói riêng cũng có bƣớc tiến rõ rệt. Ðoàn chèo của tỉnh đƣợc chú trọng đầu tƣ về mọi mặt, trở thành một đoàn chèo mạnh trong sân khấu chèo chuyên nghiệp của cả nƣớc. Một số vở chèo cổ mang tính kinh điển chèo đã đƣợc Nhà hát chèo Thái Bình dàn dựng, khôi phục khá thành công nhƣ vở Trƣơng Viên, Quan Âm Thị Kính, Lƣu Bình Dƣơng Lễ, Tấm Cám, Tống Trân Cúc Hoa…

Năm 2004, Ðoàn đƣợc nâng cấp thành Nhà hát. Phong trào hát chèo, diễn chèo trong các tầng lớp nhân dân đƣợc phát triển sang một thời kỳ mới. Nhà hát chèo cũng đã đề ra những nhiệm vụ, quyền hạn của mình để tổ chức các hoạt động biểu diễn, khai thác, bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo truyền thống trong và ngoài tỉnh để hoạt động chèo trong tỉnh mang tính chất chuyên nghiệp.

Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà hát chèo.

 Xây dựng, dàn dựng các chƣơng trình của loại hình nghệ thuật sân khấu chèo; tổ chức biểu diễn loại hình nghệ thuật chèo và các loại hình nghệ thuật sân khấu diễn xƣớng dân gian truyền thống khác phục vụ khán giả và tham gia các hội diễn, liên hoan trong tỉnh, trong nƣớc, ngoài nƣớc.

 Tổ chức nghiên cứu khoa học trong việc khôi phục, bảo tồn, phát triển, truyền bá nghệ thuật chèo truyền thống và các loại hình nghệ thuật sân khấu, diễn xƣớng dân gian khác; thử nghiệm những sáng tác mới.

 Phối hợp đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho diễn viên và các thành viên khác của nhà hát; thu hút, bồi dƣỡng, truyền nghề cho các tài năng trẻ có triển vọng.

 Hƣớng dẫn việc nâng cao nhu cầu thƣởng thức nghệ thuật chèo của xã hội, việc bảo tồn nghệ thuật chèo trong phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh.

 Tổ chức giao lƣu, hợp tác trong và ngoài nƣớc về chuyên môn, nghiệp vụ để không ngừng nâng cao trình độ và đa dạng hình thức hoạt động.

 Tổ chức một số hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực nghệ thuật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Nhà hát theo quy định của pháp luật và của tỉnh.

 Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức và ngƣời lao động; về tài sản, tài chính của nhà hát theo quy định của Nhà nƣớc và của tỉnh.

 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Sở Văn hoá - Thông tin hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.

Nhà hát chèo Thái Bình ngày nay đã phát huy đƣợc lợi thế của một vùng nôi chèo truyền thống và không ngừng phát triển để trở thành một đơn vị nghệ thuật sân khấu chèo mạnh trong làng sân khấu chuyên nghiệp. Chấp nhận dấn thân, chủ động mang nghệ thuật chèo đến với công chúng, kể cả các vùng sâu, vùng xa, bên cạnh việc dàn dựng các vở mới có nhiều tìm tòi đổi

mới về cả nội dung và hình thức biểu diễn để thu hút khán giả đến với sân khấu chèo, các nghệ sĩ nhà hát còn không ngừng tìm hiểu, khai thác và phát huy vốn chèo cổ truyền thống với tất cả sự say mê, tâm huyết. Cũng từ đó, các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát chèo Thái Bình đã trƣởng thành nhanh chóng, đoạt nhiều thành tích cao tại các kỳ hội thi, hội diễn sân khấu chuyên nghiệp khu vực và toàn quốc.

Trong những năm qua, hoạt động chèo Thái Bình đƣợc duy trì một cách chuyên nghiệp, các hình thức đào tạo phong phú, xây dựng nhiều mô hình hoạt động chuyên nghiệp, mở thêm nhiều lớp đào tạo cán bộ. Nhƣ trƣờng Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật tỉnh Thái Bình đã trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu nghệ thuật chèo của tình và trong khu vực. Nhiều học sinh, sinh viên của trƣờng đã trở thành nghệ sỹ ƣu tú, nghệ sỹ xuất sắc, đạt danh hiệu các tài năng nghệ thuật trẻ của các đoàn nghệ thuật chèo chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh. Ban Giám hiệu nhà trƣờng đã quyết định mở lớp bồi dƣỡng kiến thức múa – hát chèo, hát dân ca cho giáo viên mầm non, giáo viên dạy hát nhạc các trƣờng tiểu học và THCS trong toàn tỉnh, để đƣa môn học hát chèo, hát dân ca vào chƣơng trình sân khấu học đƣờng tại các cơ sở giáo dục mẫu giáo, phổ thông. Để thực hiện đƣợc chƣơng trình và kế hoạch mở lớp, nhà trƣờng đã sớm xây dựng chƣơng trình kế hoạch, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân tỉnh .

Trƣờng phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức hội nghị tuyển sinh, đồng thời mời các đồng chí lãnh đạo các phòng chức năng; các Trƣởng, Phó phòng Giáo dục các huyện thị, thành phố bàn bạc trao đổi thống nhất về chủ trƣơng, về đối tƣợng về thời gian mở lớp. Hội nghị đã đƣợc sự thống nhất cao.

Có thể nói nghệ thuật chèo luôn là niềm say mê của nhiều thế hệ ngƣời dân Việt Nam nói chung và ngƣời Thái Bình nói riêng. Ngƣời bốn phƣơng trong nƣớc thƣờng coi Thái Bình là quê chèo. Mỗi ngƣời Thái Bình sinh ra

nhƣ trong mình đã có niềm đam mê và một ít năng khiếu về nghệ thuật chèo. Vì vậy các hoạt động đào tạo chèo chuyên nghiệp không chỉ là cái nôi đào tạo ra các nghệ sỹ chèo cho Thái Bình mà còn cho tất cả các đoàn chèo từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)