Hoạt động tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật chèo ở Thái Bình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 42)

Để tiếp tục thu hút, khuyến khích thế hệ thanh thiếu niên, nhi đồng tham gia làm quen và thực hành với các môn nghệ thuật truyền thống, Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình phối hợp với các phòng Giáo dục và Đào tạo để tổ chức chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật tại một số trƣờng Tiểu học và THCS nhằm giới thiệu, tuyên truyền về nét đẹp, giá trị nghệ thuật quý bá môn nghệ thuật chèo truyền thống, qua đó giúp các em học sinh hiểu biết, gần gũi hơn và làm quen với môn nghệ thuật này từ nhỏ, từ đó sớm xác định đƣợc những điều kiện cần và đủ để theo đuổi môn nghệ thuật truyền thống mà mình yêu thích.

Nhà văn hóa tỉnh có lực lƣợng xung kích trong việc tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc chuyển tải tới ngƣời dân một cách nhanh nhạy, kịp thời. Đó là Đội tuyên truyền lƣu

động từ tỉnh đến các huyện đã luôn luôn đổi mới tƣ duy, phƣơng thức hoạt động và hình thức tuyên truyền nhƣ: Xe tuyên truyền, băng đĩa, băng biển khẩu hiệu và nhất là tuyên truyền bằng văn nghệ. Luôn khai thác thế mạnh của bộ môn nghệ thuật chèo truyền thống ở Thái Bình để dàn dựng các bài hát chèo, hoạt cảnh chèo có nội dung tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị có hiệu quả nhất

Năm 2011, Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh đã in 100 đĩa CD và 100 cuốn sách chèo phát hành xuống cơ sở. Tiêu biểu nhƣ Ðội Thông tin lƣu động. Quỳnh Phụ đã dàn dựng và đi biểu diễn phục vụ nhân dân 3 hoạt cảnh chèo “Ðồng thuận I”, “Ðồng thuận II” và “Ðồng thuận III” tuyên truyền về dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, hiến đất, hiến tài sản, chung sức mở rộng đƣờng làng theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới; Ðội Thông tin lƣu động Vũ Thƣ đã dàn dựng hoạt cảnh chèo “Tiếng gọi đồng xanh” tuyên truyền cho việc dồn điền đổi thửa, cứng hóa kênh mƣơng, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Trung tâm văn hóa tỉnh cũng đã tăng cƣờng việc đăng tải trên báo chí, phát trên sóng phát thanh và truyền hình ở Trung ƣơng và ở tỉnh nhiều hơn nữa những chƣơng trình, tiết mục nghệ thuật chèo Thái Bình.

2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC DUY TRÌ, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.3.1. Thuận lợi

Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, đã xác định vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy nghệ thuật chèo nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền. Hầu hết các xã đều đã hỗ trợ phần nào kinh phí (tuy còn ít ỏi) nhằm động viên, khích lệ các câu lạc bộ chèo hoạt động. Công tác sƣu tầm và những chƣơng trình bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó có làn điệu hát chèo đã nhận đƣợc sự đồng thuận, tích cực vào cuộc của cán bộ và nhân dân ở các địa phƣơng vì đây là dịp khơi dậy các giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, quê hƣơng.

Nội dung Nghị quyết Trung ƣơng 5 khoá VIII; có ý nghĩa giáo dục to lớn quần chúng nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ, truyền thống yêu quê hƣơng đất nƣớc; nhất là văn hóa cổ truyền, trong đó có dân ca, dân vũ. Từ đó, nhiều địa phƣơng từ cấp thôn, xã đến cấp huyện, thành phố luôn tích cực vận động nhân dân sƣu tầm, giữ gìn các làn điệu chèo truyền thống. Công tác bảo tồn và phát triển cũng đã có kế hoạch lâu dài và các chính sách ƣu tiên, biện pháp thiết thực để giới thiệu đến đông đảo quần chúng.

Hoạt động đào tạo và duy trì nghệ thuật chèo đã có nhiều hình thức đào tạo chuyên nghiệp, có nhiều biện pháp để phát triển nghệ thuật truyền thống của dân tộc đặc biệt là nghệ thuật chèo nhƣ có các chính sách đãi ngộ với những ngƣời theo học bộ môn nghệ thuật truyền thống này, mở rộng quy mô đào tạo,các hình thức tuyên truyền nghệ thuật sâu rộng trong đời sống nhân dân.

Đời sống nhân dân đã đi vào ổn định, đời sống đƣợc cải thiện và nâng cao, nhu cầu tìm về với cội nguồn và các nghệ thuật văn hóa truyền thống

cũng đƣợc đề cao hơn. Đó là những điều kiện thuận lợi cho nghệ thuật chèo truyền thống của dân tộc đƣợc duy trì và phát triển.

Ngày nay xu hƣớng toàn cầu hóa và việc bùng nổ thông tin, truyền thông , ở thế kỷ của điện ảnh, radio, video, vô tuyến truyền hình… làm cho công tác tuyên truyền văn hóa dễ dàng đến với ngƣời dân. Nhân dân có dễ dàng theo dõi các chƣơng tình văn nghệ truyền thống đặc biệt là nghệ thuật chèo.

Đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền, công tác tuyên truyền đạt đƣợc hiệu quả rõ nét. Các chƣơng trình phát thanh tạo điều kiện cho nhân dân cùng tham gia thƣởng thức và có thể gần gũi với nghệ thuật chèo .

2.3.2. Khó khăn

Sự quan tâm của lãnh đạo từ cấp Trung ƣơng đến địa phƣơng còn nhiều hạn chế. Ngày xƣa các lãnh tụ đều thích xem chèo, đều quan tâm đến những ngƣời làm chèo, vì vậy mà các nghệ sĩ chèo thấy tự hào, càng yêu nghề hơn và bảo vệ vốn nghề tốt hơn. Khi lãnh đạo quan tâm tới bộ môn nghệ thuật nào đó thì ngƣời dân sẽ để ý và quan tâm hơn, ủng hộ hơn, đi xem, cổ vũ nhiều hơn những giá trị của nghệ truyền thống nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng.

Nhận thức về vai trò, vị trí của văn hóa trong một số cấp, ngành, trong một bộ phận cán bộ chƣa đúng tầm, chƣa coi phát triển văn hóa là trách nhiệm của toàn xã hội; công tác lãnh đạo, chỉ đạo chƣa lƣờng hết đƣợc tính phức tạp cũng nhƣ tác động của mặt trái cơ chế thị trƣờng với đời sống văn hóa, nên các giải pháp thực hiện còn bị động, mang tính tình thế; trình độ tham mƣu của một số cấp, ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát triển văn hóa còn hạn chế.

Công tác phối hợp trong quản lý nghệ thuật truyền thống đạt hiệu quả chƣa cao, còn có biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; đầu tƣ cho công tác quản lý nhà nƣớc về nghệ thuật chèo chƣa tƣơng xứng với yêu cầu mới; chậm cụ thể hóa thể chế, chính sách quản lý nhằm phát triển văn hóa; hệ thống văn bản quản lý nhà nƣớc về nghệ thuật chèo truyền thống còn thiếu, chƣa đồng bộ và tính dăn đe chƣa cao…

Dân ca Thái Bình có nhiều làn điệu hay và mang đƣợc đặc điểm riêng. Ngay sau những ngày miền Bắc hòa bình (1954) đã có một vài làn điệu đƣợc giới thiệu, nhƣng chƣa nói rõ nguồn gốc (địa văn hóa - lịch sử, những đặc điểm chung và riêng so với dân ca vùng Đồng bằng Bắc Bộ ... Nhận định rõ nguồn trữ lƣợng chèo Thái Bình chƣa đƣợc khai thác còn dồi dào, cần tiếp tục sƣu tầm, Trung tâm Văn hóa đã cử nhiều cán bộ xúc tiến công việc. Những khó khăn đầu tiên gặp phải là: Đa số các cán bộ thuộc Trung tâm tuổi đời còn trẻ , lại hầu hết đảm nhiệm công tác văn nghệ quần chúng đƣơng đại ở nhiều mặt khác nhau nên vốn liếng văn hóa cổ truyền, đặc biệt là văn hóa dân gian các địa phƣơng trong tỉnh còn nhiều hạn chế. Trong khi đó các nghệ nhân nắm rõ nguồn dân ca, dân vũ ở các địa phƣơng trong tỉnh còn sống lại rất ít, ngày một thƣa dần, hoặc còn thì tuổi cao, sức yếu, trí nhớ giảm sút.

Công tác nghiên cứu chuyên sâu thì hầu nhƣ bị xếp bỏ, mỗi ngƣời làm theo sở trƣờng và thích thú riêng của mình. Cũng có ngƣời từ bỏ công việc nghiên cứu chuyển đi làm công tác khác, tƣ liệu bị thất tán.

Muốn tìm hiểu nghệ thuật biểu diễn ở Thái Bình thời xa xƣa, nhất định phải dựa vào các hoạt động văn hóa, chủ yếu là các hội làng, vì ở các hội làng sau phần lễ bao giờ cũng có phần hội, trong đó có các diễn xƣớng dân gian. Mà diễn xƣớng dân gian thì ở mỗi lễ hội rút ra đƣợc một vài chi tiết tiền thân của chèo cổ. Nhìn riêng Thái Bình hay bất cứ một vùng nào khác ở đồng bằng Bắc Bộ cũng chỉ thu hoạch đƣợc tài liệu rất nghèo nàn.

Môi trƣờng sinh hoạt của nghệ thuật chèo trải qua năm tháng chiến tranh và do nhận thức chƣa đúng đắn về văn hóa cổ truyền trong một thời gian dài bị thu hẹp, đứng trƣớc nguy cơ mai một. Muốn sƣu tầm lại đƣợc cần phải có thời gian để gợi lại trí nhớ trong lớp ngƣời cao tuổi, thậm chí phải khôi phục, phục dựng môi trƣờng sinh hoạt truyền thống để gợi nhớ những làn điệu chèo trong văn hóa dân gian. Cái khó nhất của chèo là nghệ thuật biểu

diễn, đó là nghệ thuật phi vật thể. “Các nghệ nhân xưa dù là nổi tiếng như

Đào Văn Xó, Phạm Thị Trân khi qua đời thì họ cũng mang theo nghệ thuật của họ đi , không để lại một chút dấu vết nào cho con cháu nghiên cứu. Vì vậy công tác sưu tầm, biên soạn gặp rất nhiều khó khăn” [14; tr.19].

Bên cạnh đó công tác biên soạn nghệ thuật chèo còn gặp rất nhiều khó khăn. NSƢT Vũ Ngọc Cải, Giám đốc Nhà hát chèo Thái Bình, cái nôi của nghệ thuật chèo, cũng thừa nhận: Những kịch bản viết cho nghệ thuật chèo hiện nay đúng là rất thiếu hụt và khó khăn. Lâu nay, các đoàn nghệ thuật dựng các vở diễn thƣờng phải lấy kịch bản của các đoàn khác, rồi chuyển thể sang. Tuy nhiên, việc chuyển thể này lại phụ thuộc rất nhiều đến trình độ của ngƣời chuyển thể có nắm đƣợc chèo hay không. Trên thực tế, nhiều nghệ sỹ tham gia chuyển thể, nhƣng chƣa nắm chắc lối hành văn của chèo, gieo vần điệu không chuẩn, rồi cách đặt lời bài hát cho kịch bản cũng không đến đầu đến đũa… thêm vào đó, bố cục cho một kịch bản sân khấu chèo không hề giống nhƣ những loại hình nhân vật của các nghệ thuật khác… từ những yếu tố này cho thấy, kịch bản cho chèo khan hiếm và khó khăn, kể cả khi chuyển thể, anh em nghệ sỹ có kinh nghiệm lại tự chuyển thể cho riêng mình, bằng kinh nghiệm của mình, nên ở nhiều kịch bản mà nghệ sỹ chƣa có kinh nghiệm diễn thì sẽ không đến đầu đến đũa, chƣa chuẩn là chèo.

Tiến sỹ Trần Đình Ngôn, ngƣời chuyên viết kịch bản cho sân khấu chèo chia sẻ: “Hiện nay, các tác giả chuyên viết chèo đều đã cao tuổi, những tác

giả trẻ tuổi có khả năng viết chèo, cũng như chuyển thể chèo tuy có, nhưng không nhiều, các tác giả trẻ thành nghề lại càng hiếm. Tuy đã có xuất hiện một số cây bút trẻ, nhưng chưa có độ tin cậy, nhiều kịch bản không được dàn dựng… Cứ đà này, chỉ vài năm nữa, tình trạng thiếu kịch bản cho sân khấu chèo sẽ ngày càng trầm trọng, khiến những người trong nghề không khỏi lo lắng, trăn trở ” [26].

Cuộc sống hiện đại trong xu hƣớng toàn cầu hóa hiện nay đã làm cho quá trình giao lƣu văn hóa thay đổi nhanh và mạnh mẽ hơn. Những giá trị văn hóa đã từng bƣớc thay đổi theo nhu cầu thƣởng thức của con ngƣời để phù hợp với nhịp sống mới. Trong lúc đó các loại hình nghệ thuật chèo tuy là vốn cổ của dân tộc nhƣng lại chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thƣởng thức của khán giả, nhất là giới trẻ. Giới trẻ Việt Nam ngày nay chủ yếu thiên về các loại hình nhạc trẻ: pop, hiphop, rock, họ ít hƣớng tới các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống ,đặc biệt là chèo.

Những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật chèo truyền thống và chính những sinh viên đã từng theo học đã chia sẻ những khó khăn bất cập trong đời sống nghệ thuật chèo ngày nhƣ: cơ hội tìm kiếm việc làm hạn chế, mức lƣơng và thu nhập quá ít ỏi đã khiến họ dần rời xa nghệ thuật truyền thống này.

Khó khăn, trở ngại lớn nhất là vấn đề kinh phí. Giới trẻ ngày nay dù có tâm huyết, đam mê đến mấy nhƣng nếu thiếu các điều kiện và môi trƣờng thuận lợi thì thật khó để họ theo đuổi và gắn bó với nghệ thuật truyền thống.

Hoạt động tuyên truyền nghệ thuật chèo truyền thống ở cả nƣớc nói chung và Thái Bình nói riêng còn quá yếu kém. Chƣa biết cách lồng ghép nghệ thuật truyền thống đối với du lịch phục vụ ngƣời nƣớc ngoài.

Ai trong chúng ta cũng biết cơn bão hội nhập văn hóa trong những năm gần đây đã đẩy dần nghệ thuật truyền thống vào ngõ hẻm, nghệ thuật hiện đại gần nhƣ chiếm lĩnh trận địa. Nghệ thuật truyền thống thì ngày càng thƣa vắng khán giả, nguyên nhân thì nhiều, trong đó có nguyên nhân từ việc tuyên truyền quảng bá quá kém. Công tác tuyên truyền nghệ thuật chèo còn nhiều hạn chế: hoạt động tuyên truyền còn đơn điệu, lực lƣợng tuyên truyền mỏng, chƣa có nhiều kinh nghiệm…

Tiểu kết

Trong chƣơng 2, khóa luận đã đem lại một cái nhìn tổng quan về sự phát triển của nghệ thuật chèo từ năm 1986 đến 2012. Khóa luận đi sâu vào công tác bảo tồn, phát triển nghệ thuật chèo ở Thái Bình 1986-2012, những thuận lợi và khó khăn của công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo trong tỉnh. Tất cả đều nhằm khẳng định rằng đây là một di sản văn hóa quí báu mà ông cha ta đã để lại cần phải đƣợc các thế hệ mai sau tiếp tục giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Cùng với chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống của dân tộc thật sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển là trách nhiệm của mỗi ngƣời dân. Đó cũng là việc làm thiết thực góp phần vào củng cố, nâng cao chất lƣợng đời sống văn hoá ở cơ sở. Bảo vệ, phát huy di sản nghệ thuật chèo truyền thống quý báu của tổ tiên, giữ gìn nét đặc trƣng văn hoá của vùng quê Thái Bình cũng là việc làm góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo vị thế cho văn hoá Việt Nam trong giao lƣu và hội nhập quốc tế.

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NGHỆ THUẬT CHÈO Ở THÁI BÌNH 1986-2012

3.1. ĐẶC ĐIỂM

3.1.1. Âm nhạc trong chèo Thái Bình là sự kết tinh từ nhiều chất liệu

Nhạc cụ dàn nhạc chèo đóng vai trò quan trọng cho biểu diễn và ca hát của diễn viên. Vì vậy thành phần các nhạc cụ dàn nhạc tƣơng đối phong phú. Dàn nhạc chèo gồm có các nhạc cụ ti, trúc và các nhạc cụ gõ nhƣ sau: Nhạc ti trúc có: Nhị, hồ, nguyệt, tam, bầu, tam thập lục, tiêu, sáo. Tuỳ vào các tình huống của câu chuyện kịch mà ngƣời ta sử dụng nhạc cụ khác nhau cho phù hợp. Nhƣng hầu nhƣ trong một vở chèo sử dụng tối thiểu là ba loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt, đàn nhị và đàn bầu đồng thời thêm cả sáo. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống đế, trống cơm, trống ban, trống bộc, trống cái, mõ, thanh la, chuông, tiu, cảnh, não bạt, sinh tiền. Trống dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát. Có câu nói " phi trống bất thành chèo" chỉ vị trí quan trọng của chiếc trống trong đêm diễn chèo đặc biêt phải kể đến vai trò của trống cái và trống cơm.

Trống cái :Trống cái là nhạc cụ không định âm, to lớn, xuất hiện ở khắp nƣớc Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Dù ở đồng bằng hay miền núi ngƣời ta đều nhận ra sự có mặt của trống cái. Loại trống này có hình trụ khum với hai mặt trống bịt da trâu bò có đƣờng kính từ 50, 60 cm trở lên. Tang trống bằng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 42)