Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian ra đời và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa của con ngƣời. Cũng chính vì vậy mà chèo phản ánh một giá trị hiện thực sâu sắc. Chèo là tấm gƣơng phản ánh xã hội ta ngày trƣớc, xã hội Việt Nam thời phong kiến, chèo đã vạch rõ hiện thực sâu sắc của xã hội đó là mâu thuẫn giữa địa chủ và nhân dân, giữa chính quyền và nhân dân. Luôn đứng về phía nhân dân , những ngƣời nghèo khổ, vạch trần những măt trái của bọn thống trị. Với cách sắp xếp những nhân vật sống, với những điệu múa lời ca, dƣới ánh sáng tập trung của sân khấu chèo đã làm cho nội dung nhân đạo thể hiện rõ rệt trƣớc mặt ta. Chèo có những vai chính và vai lệch. Vai chính là những nhân vật tích cực, những ngƣời nghèo khổ hoặc ở vào một địa vị bị áp bức. Vai lệch là những nhân vật tiêu cực thƣờng là những kẻ giàu có đi áp bức ngƣời khác và bọn tay sai của chúng.
Chèo quan niệm những ngƣời nghèo khổ, những ngƣời lƣơng thiện là những ngƣời có phẩm chất tốt, nhƣng lại hay gặp chông gai ở một xã hội đầy bất công. Tuy vậy dù gian lan nhƣng họ vẫn giữ chí khí kiên quyết, lƣơng tâm trong sạch, còn những tên độc ác bất nhân đều bị trừng phạt. Lòng yêu thƣơng con ngƣời đề cao phẩm chất con ngƣời đƣợc thể hiện rõ trong chèo. Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa lại còn rõ rệt ở chỗ chèo chú ý nêu rõ sự cao quý ở những con ngƣời mà giai cấp phong kiến coi là thấp kém. Trong chèo ngƣời phụ nữ đƣợc nâng nên địa vị cao quý mà ý thức hệ phong kiến không bao giờ chấp nhận. Ngƣời phụ nữ trong các vở chèo chính là ngƣời phụ nữ Việt Nam, đề cao phụ nữ là một mặt quan trọng của tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong chèo.
Chèo là loại vũ khí có ý nghĩa đấu tranh giai cấp rõ rệt. Chèo đã dùng lợi khí trào phúng để đả kích bọn cƣờng hào ác bá, sử dụng mọi khả năng khêu gợi tiếng cƣời để đấu tranh.
Chèo là một ngành nghệ thuật do quần chúng sáng tạo ra cải tiến dần theo nhu cầu của quần chúng vì vậy chèo mang tính dân tộc và nội dung sâu sắc. Vẻ đẹp của chèo là vẻ đẹp của âm thanh chau chuốt, luột là mà ngƣời diễn trao cho ngƣời nghe, vẻ đẹp của những điệu múa dân tộc uyển chuyển, của những chiếc quạt mà ngƣời nghệ sĩ biểu diễn. Vì vậy chèo là một di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của dân tộc Việt Nam, góp phần phong phú kho tàng văn hóa dân tộc. Chính vì nội dung của chèo phản ánh những giá trị to lớn đó nên chèo góp phần giáo dục những thế hệ trẻ hiểu biết thêm truyền thống quý báu của dân tộc. Chèo là một loại hình mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Chèo không chỉ chứa đựng đạo đức truyền thống, lẽ sống thƣờng hằng mà bản thân nó còn là một hình thức nghệ thuật độc đáo của dân tộc Việt Nam. Vì vậy nghệ thuật chèo không chỉ là một di sản văn hóa, một hình thức nghệ thuật đẹp của muôn đời mà còn là lƣu giữ duy trì và phát triển những giá trị bản sắc dân tộc.
Nghệ thuật chèo Thái Bình đã có những đóng góp quan trọng cho việc khôi phục và phát triển nghệ thuật chèo dân tộc. Việc giữ gìn và phát triển nghệ thuật chèo Thái Bình đã làm phong phú thêm kho tàng văn hoá của dân tộc. Góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.