Chèo Thái Bình mang những nét nghệ thuật của chèo truyền

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 55)

Nội dung chủ yếu của các vở chèo mang tƣ tƣởng lành mạnh, trong sáng bám sát vào nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng trong thời chiến cũng nhƣ thời bình. Đất nƣớc bƣớc vào thời kì đổi mới, chèo Thái Bình đã sáng tạo, tạo dựng đƣợc nhiều vở diễn, tiết mục, phản ánh không khí nóng bỏng

những thay đổi của cuộc sống. Bên cạnh đó chèo Thái Bình cũng khai thác những đề tài lịch sử, chuyện dân gian, diễn những vở chèo có ý nghĩa giáo dục truyền thống nhân ái, yêu nƣớc, nét đẹp văn hóa của ngƣời Việt cũng nhƣ ngƣời xứ Nam. Theo nghệ sĩ Văn Tỉnh thì nét nổi bật của nghệ thuật chèo Thái Bình là: “Trong quá trình dàn dựng các vở diễn dù là cổ tích hay hiện

đại thì nhệ thuật chèo Thái Bình vẫn dựa trên chèo truyền thống để cải biên và phát triển” [20, tr.586]. Các vở chèo vẫn giữ đƣợc phong cách chèo truyền

thống vì vậy mà đƣợc ngƣời dân trong và ngoài tỉnh, ngƣời nƣớc ngoài đánh giá cao về nghệ thuật.

Nghệ thuật chèo bao gồm múa, hát, âm nhạc và văn học trong tích trò. Văn chèo đậm màu sắc trữ tình của ca dao, tục ngữ, tràn đầy tính lạc quan trong những cái cƣời dân dã, thông minh, hóm hỉnh và không kém phần trí tuệ. Những vở chèo thƣờng là các mẩu chuyện sân khấu của những tiểu thuyết thi ca, nó đặc trƣng bởi chất thơ mộng, hành văn nhuần nhuyễn, nó có những truyền thống lâu đời của thi ca phƣơng Đông. Ngoài việc chèo là một nghệ thuật đƣợc nảy sinh từ quần chúng nông dân, nó còn đƣợc sử dụng rất nhiều tục ngữ và ca dao dân gian do nhân dân sáng tạo ra qua hàng ngàn năm.

Khi nói đến nghệ thuật chèo là nói đến nghệ thuật diễn xuất, nghệ thuật cơ bản trong các vai diễn là múa mà qua đó nó có thể hiện đƣợc tất cả sự uyển chuyển nhịp nhàng của con ngƣời. Những nghệ nhân lớp trƣớc thƣờng nói rằng: "Múa hình tượng đẹp đẽ của nội tâm".

Cũng giống nhƣ chèo truyền thống thì các nghệ sĩ chèo ở Thái Bình một mặt vẫn giữ và phát huy những điệu múa truyền thống của dân tộc nhƣng bên cạnh đó thì cũng cách điệu chúng tạo nên những nét mới và phong phú hơn. Vẫn là những chiếc quạt, cây bút, với những bƣớc đi uyển chuyển linh hoạt. Câu hát chèo Thái Bình bao giờ cũng dài hơi, có nhịp điệu âm ƣ, bắt đầu làn điệu bao giờ cũng bằng chữ ƣ nhằm mục đích lấy hơi và kéo cao kéo thấp nên câu hát không bị gãy khúc.

Nghệ thuật chèo Thái Bình, về cơ bản vẫn là chèo truyền thống, nhƣng tiết tấu nhanh hơn một chút. Chƣơng trình biểu diễn đa dạng hơn, có những vở chèo kinh điển, có những vở về đề tài lịch sử, có vở diễn dã sử và có chƣơng trình tạp kỹ, để đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ nghệ thuật của khán giả hiện nay. Nhân một lần đƣợc xem vở diễn “Lƣu Bình Dƣơng Lễ” tƣờng thuật trực tiếp trên truyền hình, khán giả Phạm Xuân Phú, phƣờng Bách Khoa, quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội đã gửi thƣ tới nhà hát chèo Thái Bình, trong thƣ có đoạn: “Tôi đã từng xem nhiều đoàn chèo, nhiều thế hệ thành danh từ vở diễn

này nhưng khi xem các nghệ sĩ Nhà hát chèo Thái Bình biểu diễn, tôi chợt nhận ra nghệ thuật không có ranh giới, không có sự phân biệt giữa Trung ương và địa phương. Các nghệ sĩ của Nhà hát chèo Thái Bình đã có một đêm trình diễn thật là cuốn hút ” [20, tr.586].

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)