Góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 59)

Sân khấu chèo có đƣợc nhƣ ngày nay đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, từ những gánh hát gia đình ở các làng xã với những diễn viên nhạc công quanh năm đầu tắt mặt tối với ruộng đồng, và chỉ trở thành các diễn viên nhạc công khi vào những dịp xuân thu nhị kỳ hay những khi làng mở hội. Một trong những vấn đề rất quan trọng và cũng là động lực thúc đẩy phát triển nghệ thuật sân khấu chèo từ không chuyên lên chuyên nghiệp đó là kinh phí thu đƣợc từ những đêm diễn. Từ những nghệ sĩ không chuyên đó, do nhu cầu thƣởng thức văn nghệ của xã hội ngày càng nhiều, họ dần chuyển thành gánh hát quanh năm đi diễn kiếm sống bằng những đồng tiền thu đƣợc từ những đêm diễn.

Nếu nhƣ trƣớc đây chèo góp phần phát triển kinh tế bằng các hình thức nhƣ đi biểu diễn ở các địa phƣơng, không chỉ để lấy đại thọ tiền ăn ở đi về mà đã còn có bốn hình thức thu tiền nhƣ sau: Hình thức biểu diễn khoán, hát đếm thẻ lấy tiền, hát đếm chân hƣơng lấy tiền, hát đấu.

Hình thức biểu diễn khoán: Ngoài việc đại thọ ăn uống, làng phải trả cho phƣờng chèo số tiền cho một vở diễn tùy vào độ ngắn dài. Vở diễn đó do làng chọn.

Hát đếm thẻ lấy tiền: Khi biểu diễn, ngƣời đánh trống chầu, thấy đến chỗ nào hát diễn múa, đoạn văn pha trò hay thì gõ vào tang trống một tiếng cắc, bên cạnh đó có một tuần đinh sẽ thả một thẻ tre vào thúng, mỗi tiếng cắc là một thẻ, sau khi biểu diễn xong, phƣờng chèo sẽ đếm số thẻ đã có để tính tiền. Mỗi thẻ

tƣơng ứng với một số tiền nào đó đã đƣợc quy định. Cách diễn này chỉ những phƣờng chèo thật nổi tiếng mới làm nếu không thu hoạch sẽ rất kém.

Hình thức biểu diễn đếm chân hƣơng lấy tiền: Khi bắt đầu vào biểu diễn thắp một nén hƣơng lên, sau đó tiếp tục thắp hết nén này đến nén khác đến khi diễn xong. Số tiền mà phƣờng chèo nhận đƣợc tƣơng ứng với số chân hƣơng với quy định mỗi chân hƣơng tƣơng ứng với một số tiền đã đƣợc quy định.

Hát đấu: Theo tục lệ của một số làng ngày xƣa, cứ 5 năm hoặc 10 năm một lần, ngoài các hình thức tế lễ vui chơi ra, làng còn thành lập một ban giám khảo gồm những ngƣời chức sắc và âm hiểu về chèo để chấm xem phƣờng chèo nào hát hay nhất hay diễn viên nào giỏi hơn cả thì trao giải thƣởng có làng. Giải thƣởng có thể là tiền hoặc mấy vuông nhiễu điều và một vào tặng phẩm khác.

Trong gần 20 năm tiến hành đổi mới, các đoàn chèo ở Thái Bình đã sáng tác diễn các vở chèo mang hơi thở của thời đại, góp phần xây dựng nông thôn mới với tinh thần công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các thế hệ diễn chèo cứ nối tiếp nhau từ đời này sang đời khác để sau lũy tre làng không vắng tiếng hát chèo, góp phần tạo nên không khí vui tƣơi phấn khởi, thúc đẩy nền kinh tế địa phƣơng ngày càng phát triển.

Cùng với nghệ thuật múa rối nƣớc, nghệ thuật chèo trong tỉnh cũng là nền tảng cho các hoạt động văn hóa lễ hội trong khuôn khổ các chƣơng trình giao lƣu hợp tác văn hóa mà Thái Bình tham dự . Khách quốc tế rất muốn khám phá, thƣởng thức văn hóa, nghệ thuật truyền thống của Việt Nam trong đó nghệ thuật chèo Thái Bình là một loại hình nghệ thuật tiêu biểu. Đó là điều kiện giúp phát triển du lịch Thái Bình nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế, xã hội trong tỉnh.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống đặc biệt là nghệ thuật chèo chính là cách để ngƣời dân nhìn lại

nét đẹp truyền thống của dân tộc. Nếu nghệ thuật chèo truyền thống này đƣợc bào tồn và phát triển hơn nữa thì sẽ thu hút đƣợc ngƣời thăm quan, kinh tế của ngƣời dân cũng đƣợc nâng lên nhờ dịch vụ liên quan. Nhờ vậy, giá trị văn hóa đƣợc thẩm thấu một cách tự nhiên và bền vững, có sự lan tỏa đến nhiều thế hệ. Đây chính là cơ sở cho sự sáng tạo những giá trị văn hóa mới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phƣơng và đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)