Nghệ thuật chèo ở Thái bình mang tính chất mộc mạc, gần gũi,

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 53)

đằm thắm và có sức lan tỏa

Ngôn ngữ của chèo nói chung và chèo Thái Bình nói riêng đều bắt nguồn từ văn học dân gian và chịu ảnh hƣởng sâu sắc của văn học bác học. Văn học chèo chủ yếu sáng tác theo phƣơng pháp nghệ thuật của ca dao, tục ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Bên cạnh đó cũng khá nhiều câu phô diễn theo lối văn chƣơng bác học, chèo Thái Bình sử dụng ngôn ngữ của nhân dân lao động. Chính vì thế chèo Thái Bình bình dị mộc mạc trong sáng và duyên dáng ví nhƣ:

“Thầy nhƣ táo rụng sân đình. Em nhƣ gái dở đi tìm của chua”

Không giống tuồng chèo còn miêu tả cuộc sống bình dị của ngƣời dân nông thôn. Nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của ngƣời phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì ngƣời khác. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; đƣợc nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tƣ tƣởng sâu sắc. Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan còn ngƣời vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ đƣợc đoàn tụ với chồng. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối chèo thƣờng diễn những việc vui cƣời, những thói xấu của ngƣời đời nhƣ các vai: Thầy mù, Hƣơng câm, Đồ điếc, Quan Âm Thị Kính. Ngoài ra chèo còn thể hiện tính nhân đạo, nhƣ trong vở Trƣơng

Viên… Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con ngƣời, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thƣơng.

Chèo là một loại hình sân khấu truyền thống của ngƣời Thái Bình. Nếu nhƣ lời ca Quan họ gắn với nếp sống sinh hoạt, những tập tục, lề thói đã kết tinh tâm hồn, tình cảm và những ƣớc mơ khát vọng cao đẹp về nhiều mặt của ngƣời Kinh Bắc thì chèo Thái Bình mang đậm màu sắc trữ tình ca dao tục ngữ, tràn đầy tính lạc quan trong những cái cƣời dân dã, thông minh, hóm hỉnh và không kém phần trí tuệ. Chèo từ lâu nhƣ có mối tâm tình giữa ngƣời xem với ngƣời diễn. Ca từ chính là sợi chỉ đỏ, tạo sự giao lựa khăng khít, gắn kết yêu thƣơng từ hai phía. Tiếng chèo có ma lực cuốn hút bao thế hệ khán giả, không kể địa vị tuổi tác. Từ mùa xuân rồi tới mùa thu trong các hội hè đình đám ở khắp trong tỉnh không khi nào thiếu vắng tiếng hát chèo. Cũng chính vì thế mà chèo mang tính quần chúng và đƣợc gọi là loại hình sân khấu của hội hè.

Nghệ thuật chèo Thái Bình đã phản ánh một cách sinh động, chân thực về đời sống, lao động, sinh hoạt, ƣớc mơ, khát vọng của nhân dân quê lúa Thái Bình nói riêng và nhân dân ta nói chung. Ngày nay qua các vở diễn nó không chỉ nhằm mục đích giải trí cho bà con sau những lúc làm ăn mệt mỏi mà bên cạnh đó nó đã truyền tải tƣ tƣởng, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào trong nhân dân. Tạo dựng niềm tin yêu của nhân dân đối với Đảng, với chế độ. Nét đặc sắc của chèo Thái Bình đó là hát trung thành với kịch bản.

Chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phƣơng tiện giao lƣu

với công chúng, và có thể đƣợc biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân gian đơn giản.

Để nghệ thuật chèo phát triển và lƣu giữ tới ngày hôm nay là cả một sự nỗ lực không ngừng của bao thế hệ nghệ nhân chèo truyền đời “giữ lửa” tạo nên nét riêng có của chèo Thái Bình. Cùng một làn điệu nhƣ nhau nhƣng phong cách chèo Thái Bình hát mộc mạc giản dị hơn, phụ âm hƣ tự và nguyên âm luôn cân bằng âm lƣợng. Cùng một tiết tấu nhƣng chèo Thái Bình rộn rã, xáo động hơn. Lối hát Thái Bình không đi sâu vào nhịp phách phức tạp, không nhả chữ theo lối khôn ngoan nhà nghề, không làm lẫn phụ âm.

Độc đáo hơn của chèo Thái Bình đó là có giáo đầu, là ngƣời có uy tín trong nghề, tài hoa trong đất chèo, trƣớc khi diễn sẽ giới thiệu sơ yếu lí lịch của nhân vật tạo nên sự gần gũi hơn với ngƣời xem so với các đoàn chèo khác trong cả nƣớc.

Giống nhƣ hội Lim của làng quê Kinh Bắc, hay những đêm chợ tình trên rẻo núi các buôn làng, hội chèo là nét sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng đất nơi đây. Không quá hồn nhiên nhƣ điệu Khƣa, điệu Sli, điệu Lƣợn của vùng núi Tây Bắc, nhƣng cũng không quá kín đáo “ngƣời ơi ngƣời ở đừng về” nhƣ quan họ Bắc Ninh, hát chèo Thái Bình dè dặt nhƣ một nỗi niềm chẳng dám bày tỏ. Lời chèo đằm thắm, duyên dáng, điệu chèo dịu nhẹ, mong manh. Lời và điệu hòa quyện, mở ra một không gian vời vợi và thời gian thăm thẳm - cái không gian, thời gian của vùng đất này. Tất cả những điều đó đã tạo nên nét riêng trong nghệ thuật chèo Thái Bình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)