Ngoài công việc sƣu tầm nghiên cứu , biên tập thành sách ghi băng, ghi hình Thái Bình có nhiều hình thức để đào tạo duy trì nghệ thuật chèo nhƣ dạy hát chèo. Dạy ngay tại xã, mở lớp tại huyện, tại trƣờng Văn hóa nghệ thuật. Hình thức có tính chất phổ biến là dạy tại xã qua viêc dàn dựng chƣơng trình văn nghệ phục vụ tại xã hoặc đi dự hội diễn. Các xã Hồng Minh, Duyên Hải… tổ chức các lớp 7-10 ngày để dạy hát chèo cho thanh niên. Huyện Đông Hƣng, Hƣng Hà có hình tức mở lớp tại huyện.
Trƣờng Trung học văn hóa nghệ thuật trong khoảng thời gian 1985- 1995 đã mở đƣợc 3 lớp trung cấp diễn viên chèo để bổ sung cho đoàn chèo Thái Bình và cho một số tỉnh bạn. Các nghệ nhân của các làng chèo, các nghệ sĩ, diễn viên của đoàn chèo Thái Bình đã thực hiện việc truyền nghề cho các thế hệ trẻ.
Việc mở lớp dạy hát chèo thƣờng xuyên đƣợc các địa phƣơng trong tỉnh duy trì vào dịp nông nhàn đƣợc đông đảo các lứa tuổi hào hứng tham gia. Câu
lạc bộ chèo đƣợc thành lập ở nhiều thôn làng. Ðó chính là cơ sở để Thái Bình cung cấp những tài năng chèo cho cả nƣớc. Hiện nay, hầu hết các nhà hát, các đoàn chèo chuyên nghiệp trong nƣớc đều có ngƣời Thái Bình. Có không dƣới 30 nghệ sĩ chèo của cả nƣớc đƣợc phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ƣu tú vốn là ngƣời Thái Bình.
Năm 2002, đƣợc sự hỗ trợ của Viện Văn hóa dân gian Việt Nam, Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh đã tổ chức mở lớp dạy hát các làn điệu chèo cổ cho thanh thiếu niên và nhi đồng làng Khuốc, xã Phong Châu (Đông Hƣng) thời gian 3 tháng và hỗ trợ xã xây Nhà thờ Tổ Chèo.
Năm 2011, mở lớp dạy múa hát chèo cho thanh thiếu niên và nhi đồng xã Thụy Dân (Thái Thụy). Kết quả đã truyền dạy đƣợc 8 làn điệu chèo cổ cơ bản, đến nay các cháu đã hát múa thuần thục các điệu chèo và đi biểu diễn phục vụ lễ hội 14/10 và phục vụ lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật chèo chuyên nghiệp toàn quốc tại Thành phố Thái Bình.