CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO Ở

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 36)

THÁI BÌNH 1986-2012

2.2.1. Công tác quản lý mang chức năng nhà nƣớc

Mặc dù, các hoạt động văn hoá văn nghệ ngày nay đang phải chịu sự chi phối của cơ chế thị trƣờng, việc gìn giữ và phát triển môn nghệ thuật chèo truyền thống gặp rất nhiều khó khăn. Song Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thái Bình đã rất quan tâm đầu tƣ về cơ sở vật chất, sự chỉ đạo lãnh đạo trực tiếp để gìn giữ và phát triển nghệ thuật chèo.

Đặc biệt là từ khi có Nghị quyết TW5 (khoá VIII) của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến

đậm đà bản sắc dân tộc" với chủ trƣơng bảo tồn và phát triển nghệ thuật

truyền thống. Khi Nghị quyết đƣợc triển khai Đảng bộ đã ra Nghị quyết chuyên đề và đề án khôi phục, bảo lƣu nghệ thuật chèo; thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Giám đốc sở Văn hóa trực tiếp làm trƣởng ban, cán bộ công chức văn hoá làm phó ban Thƣờng trực, Trƣởng các ban ngành đoàn thể và một số các nghệ nhân làm uỷ viên. Ban chỉ đạo họp và xây dựng kế hoạch cụ thể, trƣớc tiên là kiện toàn và phát huy các đội văn nghệ. “Lãnh đạo tỉnh đã có

nhiều biện pháp thiết thực và các dự án có tính khả thi cao nhằm bảo lưu và phát triển môn nghệ thuật truyền thống độc đáo này. Được sự giúp đỡ của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Nhà Văn hoá trung tâm tỉnh, năm 2005 - 2006 Làng Khuốc được tiếp nhận 2 dự án lớn đó là: Dự án xây dựng lại nhà thờ tổ chèo làng Khuốc và dự án khôi phục và bảo lưu nghệ thuật chèo cổ làng Khuốc do quỹ tài trợ Việt Nam - Đan Mạnh tài trợ” [28].

Năm 1999, Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh đã xây dựng và tham mƣu Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) trình Ủy ban nhân dân ký Quyết định số 1086/1999/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động NVH xã, phƣờng, thị trấn; Quyết định số 48/2005/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Nhà Văn hóa xã, phƣờng, thị trấn. Đó là những căn cứ pháp lý quan trọng, thúc đẩy phát triển hệ thống thiết chế nhà văn hóa cơ sở trên địa bàn Thái Bình.

Với nhận thức Văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy xã hội, Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh đã luôn đặt ra tiêu chí hàng đầu trong các hoạt động là phục vụ đắc lực các nhiệm vụ chính trị, bám sát cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, xây dựng phong trào văn hóa vì dân và do dân. Hàng năm Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh và Trung tâm VH-TT

các huyện, thành phố thƣờng xuyên tổ chức các Hội thi, Hội diễn, Liên hoan, Giao lƣu văn nghệ từ cấp cơ sở xã, phƣờng đến huyện, tỉnh, trung ƣơng và tổ chức ở các cấp, các ngành, các đoàn thể, lực lƣợng vũ trang, quân đội nhân dân... tiêu biểu nhƣ: Hội diễn tiếng hát nông dân, Liên hoan hát dân ca - nhạc cụ dân tộc và trích đoạn chèo cổ... Thông qua các hội thi, hội diễn đã thúc đẩy phong trào nghệ thuật quần chúng đặc biệt đƣa nghệ thuật chèo phát triển sâu rộng trong nhân dân.

Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh đã chỉ đạo và hƣớng dẫn Trung tâm VH-TT các huyện, thành phố tổ chức nhiều hoạt động mang tính định hƣớng cho phong trào cơ sở. Khai thác và phát huy thế mạnh bản sắc văn hóa của từng vùng, từng địa phƣơng thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn nghệ quần chúng. Xây dựng nhiều mô hình hoạt động nhƣ: Mô hình thi hát và biểu diễn nghệ thuật chèo truyền thống, mô hình CLB hát dân ca, v.v... Đến nay toàn tỉnh đã có trên 70 mô hình mẫu hình hoạt động đang thực sự phát huy hiệu quả. Nhiều mô hình, mẫu hình đã nhân ra diện rộng trong cả nƣớc nhƣ mô hình CLB nghệ thuật dân gian, CLB chèo truyền thống…

2.2.2. Hoạt động sƣu tầm và biên soạn về nghệ thuật chèo

Suốt thập kỷ 80 đến nay, Sở Văn hóa luôn luôn coi trọng việc sƣu tầm, biên tập, dàn dựng lại các vở các trích đoạn chèo truyền thống.

Năm 1986 phối hợp với Viện sân khấu thuộc bộ Văn hóa thông tin, Thái Bình đã tổ chức hội thảo về những đặc trƣng của nghệ thuật chèo truyền thống. Sau hội thảo lần thứ 2 tại Hà Nội, tập kỷ yếu nghệ thuật chèo đƣợc Sở Văn hóa Thông tin Thái Bình - Viện sân khấu in thành sách phát hành rộng rãi vào năm 1990.

Năm 1987, băng nhạc “Một số làn điệu chèo cổ” do các nghệ sĩ, diễn viên đoàn chèo Thái Bình hát đƣợc ghi lại tặng khách đến thăm Thái Bình.

Năm 1988, nhằm cổ vũ động viên các nghệ nhân cá nhiều đóng góp với ghệ thuật chèo, cuộc thi lần thứ 2 này chú trọng đến các gia đình cá nhiều thế

hệ, khuyến khích các gia đình cùng biểu diễn một trích đoạn hoặc mẹ hát con đàn và ngƣợc lại.

“Sở Văn hóa Thông tin đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tặng 47 bằng

khen ghi nhận sự đóng góp của các nghệ nhân cao tuổi kèm theo tặng phẩm chụp ảnh chung, chụp ảnh chân dung cho các nghệ nhân” [5; tr.31-32].

Vào đầu những năm 1990, khi Bộ Văn hóa thông tin có chủ trƣơng khôi phục lại hát ru, hát dân ca, Thái Bình cũng mở rộng cuộc thi hát chèo, hát dân ca, hát ru.

Từ năm 1992, ngày hội văn hóa thể thao truyền thống cấp tỉnh đƣợc tỉnh ra quyết định chính thức và ấn định vào ngày 14-10 hàng năm. Thái Bình còn có nhiều hoạt động văn hóa dân gian phong phú nhƣ hát chèo, tấu nhạc cụ dân tộc, múa dân gian, biểu diễn các môn thể thao dân tộc

Năm 1993, các nghệ nhân chèo làng Khuốc đã sƣu tầm dàn dựng lại một số điệu múa trong chèo nhƣ múa trái, múa tiên, dựng lại một trích đoạn chèo cổ. Dựa vào kết quả sƣu tầm, đoàn chèo Thái Bình đã dựng một số trích đoàn để đi dự liên hoan các trích đoạn chèo hay ở Ninh Bình.

“Trong hai năm 1994-1995, các cán bộ nghiên cứu của Sở cùng các

nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ đã tiến hành khảo sát ba vùng chèo cổ ở Thái Bình nhằm khuyến khích, động viên nhân dân khôi phục, giữ gìn nghệ thuật chèo”[5; tr.31].

Năm 1995, Viện Âm nhạc và Múa thuộc Bộ Văn hóa Thông tin đã phối hợp với Sở VH-TT-DL Thái Bình triển khai Dự án điều tra, sƣu tầm khôi phục một số làng chèo cổ truyền của Thái Bình. Kết quả điều tra cho thấy, trƣớc Cách mạng Tháng Tám - 1945, ở Thái Bình ngoài những làng có tổ chức hát chèo, diễn chèo theo lối “cây nhà, lá vƣờn” không ra ngoài hành nghề kiếm sống thì có tới 46 phƣờng, hội, gánh chèo do các ông trùm đứng ra thành lập, duy trì hoạt động trong và ngoài tỉnh để sinh sống bằng nghề chèo.

Mỗi phƣờng, hội, gánh đều có “đất diễn” riêng ở một số hội làng trong và ngoài tỉnh. Nếu nói đến các làng chèo nổi tiếng trên đất chèo Thái Bình, không thể không điểm đến ba làng Hà Xá (Hƣng Hà), Khuốc (Ðông Hƣng) và Sáo Ðền (Vũ Thƣ) mà có ngƣời vẫn gọi là ba chiếng chèo cổ của Thái Bình.

Nhiều bài sƣu tầm, nghiên cứu của cán bộ Trung tâm đã đƣợc đăng trên các sách, báo, tạp chí của Trung ƣơng và của tỉnh nhƣ: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thông tin, 1998, Thông báo Văn hóa dân gian, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội - 2004; trên Báo Thái Bình và Tạp chí của Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh... Đặc biệt, cuốn Tạp chí Văn hóa Thông tin Thái Bình (nay là Tập san Văn hóa Thái Bình) do Giám đốc Sở chỉ đạo nội dung, giao Trung tâm tổ chức biên tập, xuất bản mỗi quý một số, đã đăng nhiều bài viết giới thiệu, nghiên cứu đặc điểm chèo Thái Bình trong nền cảnh văn hóa chung Đồng bằng Bắc Bộ.

“Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh đã thực hiện một số đề tài khoa học cấp

ngành. Năm 2008, Đề tài: Nghiên cứu, sưu tầm và phổ biến các làn điệu chèo cổ; Năm 2011- 2012, Đề tài: Nghiên cứu sưu tầm, chọn lọc và hướng dẫn việc sử dụng nghệ thuật chèo phục vụ quá trình tuyên truyền nông thôn mới. Sau khi triển khai thực hiện các đề tài, Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh đã chọn lọc, biên tập và xuất bản một số cuốn sách chèo để phục vụ cho cơ sở ”[29].

Công tác sƣu tầm, biên soạn nghệ thuật chèo từ sau năm 1986 đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả đã ra đời nhƣ: 150 làn điệu chèo – Bùi Đức Hạnh, cuốn “Tìm hiểu các làn điệu chèo cổ” – Hoàng Kiều. Trong tác phẩm này tác giả đã sƣu tầm đƣợc 164 làn điệu chèo cổ… Đây là những công trình đƣợc nghiên cứu một cách công phu góp phần bảo tồn và duy trì các làn điệu chèo cổ. Trong giai đoạn này đoàn chèo Thái Bình cũng đã sƣu tầm, dàn dựng, biểu diễn các vở chèo nhƣ: Bài ca giữ nƣớc, Chu Mãi Thần, Đồng tiền Vạn Lịch, Hoàng Trìu kén vợ, Kim

Nham, Lƣu Bình Dƣơng Lễ, Nghêu sò ốc hến, Quan Âm Thị Kính, Tuần Ty Đào Huế, Từ Thức gặp tiên, Trần Tử Lệ, Trƣơng Viên, Suý Vân, Trinh Nguyên, Thạch Sanh, Tấm Cám, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản ra quân, Nguyễn Trãi - Nhiếp Chính ỷ Lan, Cô Hàng Rau, Ni Cô Đàm Vân, Nàng Sita, Chiếc bóng oan khiên, Nữ tú tài, Chinh phụ hai chồng, Giông tố cuộc đời, Ngƣời tử tù mất tích - Cô gái làng chèo, Ngọc sáng vƣơng triều, Nỗi đau tình mẹ, Tình oan Điện Ngọc, Tiếng hát đƣa nôi, Kiếp ngƣời cần che chở, Đồng tiền vạn lịch, Nàng chúa ong, Tống Trân Cúc Hoa, Chuyện tình Nàng Kim Giao…Một số giai điệu chèo cổ: Quân tử dịch, Sử bằng, Đò đƣa, Tò vò, Nhịp đuổi, Du xuân, Đào liễu, Ngâm bốn mùa, Đƣờng trƣờng trong rừng, Tuyết sƣơng, Quá giang... Những tác phẩm này đã tạo nên nét riêng hay phong cách chèo Thái Bình.

2.2.3. Hoạt động đào tạo, duy trì nghệ thuật chèo

Ngoài công việc sƣu tầm nghiên cứu , biên tập thành sách ghi băng, ghi hình Thái Bình có nhiều hình thức để đào tạo duy trì nghệ thuật chèo nhƣ dạy hát chèo. Dạy ngay tại xã, mở lớp tại huyện, tại trƣờng Văn hóa nghệ thuật. Hình thức có tính chất phổ biến là dạy tại xã qua viêc dàn dựng chƣơng trình văn nghệ phục vụ tại xã hoặc đi dự hội diễn. Các xã Hồng Minh, Duyên Hải… tổ chức các lớp 7-10 ngày để dạy hát chèo cho thanh niên. Huyện Đông Hƣng, Hƣng Hà có hình tức mở lớp tại huyện.

Trƣờng Trung học văn hóa nghệ thuật trong khoảng thời gian 1985- 1995 đã mở đƣợc 3 lớp trung cấp diễn viên chèo để bổ sung cho đoàn chèo Thái Bình và cho một số tỉnh bạn. Các nghệ nhân của các làng chèo, các nghệ sĩ, diễn viên của đoàn chèo Thái Bình đã thực hiện việc truyền nghề cho các thế hệ trẻ.

Việc mở lớp dạy hát chèo thƣờng xuyên đƣợc các địa phƣơng trong tỉnh duy trì vào dịp nông nhàn đƣợc đông đảo các lứa tuổi hào hứng tham gia. Câu

lạc bộ chèo đƣợc thành lập ở nhiều thôn làng. Ðó chính là cơ sở để Thái Bình cung cấp những tài năng chèo cho cả nƣớc. Hiện nay, hầu hết các nhà hát, các đoàn chèo chuyên nghiệp trong nƣớc đều có ngƣời Thái Bình. Có không dƣới 30 nghệ sĩ chèo của cả nƣớc đƣợc phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ƣu tú vốn là ngƣời Thái Bình.

Năm 2002, đƣợc sự hỗ trợ của Viện Văn hóa dân gian Việt Nam, Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh đã tổ chức mở lớp dạy hát các làn điệu chèo cổ cho thanh thiếu niên và nhi đồng làng Khuốc, xã Phong Châu (Đông Hƣng) thời gian 3 tháng và hỗ trợ xã xây Nhà thờ Tổ Chèo.

Năm 2011, mở lớp dạy múa hát chèo cho thanh thiếu niên và nhi đồng xã Thụy Dân (Thái Thụy). Kết quả đã truyền dạy đƣợc 8 làn điệu chèo cổ cơ bản, đến nay các cháu đã hát múa thuần thục các điệu chèo và đi biểu diễn phục vụ lễ hội 14/10 và phục vụ lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật chèo chuyên nghiệp toàn quốc tại Thành phố Thái Bình.

2.3.4. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá nghệ thuật chèo ở Thái Bình

Để tiếp tục thu hút, khuyến khích thế hệ thanh thiếu niên, nhi đồng tham gia làm quen và thực hành với các môn nghệ thuật truyền thống, Trƣờng Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình phối hợp với các phòng Giáo dục và Đào tạo để tổ chức chƣơng trình biểu diễn nghệ thuật tại một số trƣờng Tiểu học và THCS nhằm giới thiệu, tuyên truyền về nét đẹp, giá trị nghệ thuật quý bá môn nghệ thuật chèo truyền thống, qua đó giúp các em học sinh hiểu biết, gần gũi hơn và làm quen với môn nghệ thuật này từ nhỏ, từ đó sớm xác định đƣợc những điều kiện cần và đủ để theo đuổi môn nghệ thuật truyền thống mà mình yêu thích.

Nhà văn hóa tỉnh có lực lƣợng xung kích trong việc tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc chuyển tải tới ngƣời dân một cách nhanh nhạy, kịp thời. Đó là Đội tuyên truyền lƣu

động từ tỉnh đến các huyện đã luôn luôn đổi mới tƣ duy, phƣơng thức hoạt động và hình thức tuyên truyền nhƣ: Xe tuyên truyền, băng đĩa, băng biển khẩu hiệu và nhất là tuyên truyền bằng văn nghệ. Luôn khai thác thế mạnh của bộ môn nghệ thuật chèo truyền thống ở Thái Bình để dàn dựng các bài hát chèo, hoạt cảnh chèo có nội dung tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị có hiệu quả nhất

Năm 2011, Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh đã in 100 đĩa CD và 100 cuốn sách chèo phát hành xuống cơ sở. Tiêu biểu nhƣ Ðội Thông tin lƣu động. Quỳnh Phụ đã dàn dựng và đi biểu diễn phục vụ nhân dân 3 hoạt cảnh chèo “Ðồng thuận I”, “Ðồng thuận II” và “Ðồng thuận III” tuyên truyền về dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, hiến đất, hiến tài sản, chung sức mở rộng đƣờng làng theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới; Ðội Thông tin lƣu động Vũ Thƣ đã dàn dựng hoạt cảnh chèo “Tiếng gọi đồng xanh” tuyên truyền cho việc dồn điền đổi thửa, cứng hóa kênh mƣơng, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Trung tâm văn hóa tỉnh cũng đã tăng cƣờng việc đăng tải trên báo chí, phát trên sóng phát thanh và truyền hình ở Trung ƣơng và ở tỉnh nhiều hơn nữa những chƣơng trình, tiết mục nghệ thuật chèo Thái Bình.

2.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC DUY TRÌ, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT CHÈO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.3.1. Thuận lợi

Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi trọng sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, đã xác định vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy nghệ thuật chèo nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền. Hầu hết các xã đều đã hỗ trợ phần nào kinh phí (tuy còn ít ỏi) nhằm động viên, khích lệ các câu lạc bộ chèo hoạt động. Công tác sƣu tầm và những chƣơng trình bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, trong đó có làn điệu hát chèo đã nhận đƣợc sự đồng thuận, tích cực vào cuộc của cán bộ và nhân dân ở các địa phƣơng vì đây là dịp khơi dậy các giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, quê hƣơng.

Nội dung Nghị quyết Trung ƣơng 5 khoá VIII; có ý nghĩa giáo dục to lớn quần chúng nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ, truyền thống yêu quê hƣơng đất nƣớc; nhất là văn hóa cổ truyền, trong đó có dân ca, dân vũ. Từ đó, nhiều địa phƣơng từ cấp thôn, xã đến cấp huyện, thành phố luôn tích cực vận động nhân dân sƣu tầm, giữ gìn các làn điệu chèo truyền thống. Công tác bảo

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)