Hoạt động biểu diễn không chuyên

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 32)

Nói đến nghệ thuật truyền thống của quê hƣơng Thái Bình, ngƣời ta nhớ ngay đến nghệ thuật chèo. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chèo Thái Bình vẫn tiềm tàng, tồn tại nhƣ chính sự kết tinh, thăng hoa, độc đáo; không hề mất đi cái nguồn cội tâm linh vốn đã trở thành máu thịt của mỗi ngƣời dân nơi đây và đã đƣợc truyền nối từ đời này sang đời khác. Múa hát và diễn chèo đã trở thành nếp sống của ngƣời dân Thái Bình. Cùng với các làn điệu dân ca Đồng bằng Bắc Bộ nhƣ hát trống quân, hát chầu văn, hát xẩm, ca trù..., nghệ thuật chèo đã có một thời phát triển mạnh mẽ tại nhiều làng quê Thái Bình và định vị trong đời sống văn hóa tinh thần của những ngƣời nông dân lam lũ một nắng hai sƣơng.

Thái Bình là một trong những cái nôi của nghệ thuật chèo. Theo các nghệ nhân cao tuổi, vùng đất Thái Bình xƣa thuộc chiếng chèo Nam, trong đó bao gồm cả các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, và Nam Định hiện nay, nổi tiếng khắp cả nƣớc bên cạnh ba chiếng chèo khác là chèo Bắc gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc; chèo Đông gồm Hƣng Yên, Hải Dƣơng và chèo Đoài gồm Hà Đông, Sơn Tây.

Ngƣời dân Thái Bình yêu say mê văn nghệ và những loại hình văn hóa truyền thống đặc biệt là nghệ thuật chèo. Phát triển qua nhiều thế hệ, nghệ thuật chèo Thái Bình với các gánh hát hay đội văn nghệ làng gắn liền với các tên tuổi nhƣ cụ Xã Lục, cụ Thƣơng, cụ Kha, cụ Định và các nghệ nhân Hà Quang Bổng, Phạm Thị Na, Vũ Văn Phụ, Phạm Văn Điền, Cao Kim Trạch.... Loại hình sinh hoạt văn hóa văn nghệ cổ đƣợc duy trì chủ yếu là do tự dân, từ

những tấm lòng yêu những làn điệu của dân tộc nên cho dù không có sự tài trợ nào nhƣng các câu lạc bộ chèo của các làng chèo trên vùng đất Thái Bình vẫn duy trì hoạt động thƣờng xuyên, tham gia tích cực phục vụ các nhiệm vụ chính trị, văn hóa xã hội, biểu diễn phục vụ nhân dân, tham gia các cuộc thi không chuyên do các cấp, các ngành tổ chức.

Từ năm 1986 trở lại đây, rất nhiều các câu lạc bộ chèo mang tính tự nguyện nhƣ câu lạc bộ (CLB) chèo làng Khuốc, CLB Hội ngƣời cao tuổi, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, CLB của những ngƣời nhiễm HIV… ra đời. Sự ra đời của các CLB không chuyên đã làm cho các hoạt động chèo Thái Bình thêm phần sôi nổi. Với việc tập luyện và sinh hoạt thƣờng xuyên, các CLB chèo không chuyên đã hấp dẫn ngay khán giả, tạo đƣợc thu nhập tuy không nhiều nhƣng cũng là nguồn động viên giúp các đội chèo phát triển. Tuy ở cấp làng, nhƣng đội chèo nào cũng có đủ ban bộ: đội trƣởng, diễn viên, nhạc công, đạo cụ... và cách thức hoạt động cũng không khác gì một nhà hát. Họ đều là những diễn viên không chuyên nhƣng cũng bởi tình yêu với nghệ thuật chèo truyền thống, những con ngƣời ấy đang cố gắng bảo tồn nghệ thuật hát chèo cổ, họ vẫn kịp biến những câu hát, điệu múa thành gần gũi với đời sống qua những câu chuyện mà họ đã và đang nhìn thấy ở trong làng, ngoài xóm, trên những cánh đồng quê hƣơng năm tấn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 32)