Quảng bá hình ảnh của Thái Bình trong thời kì hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 61)

Việc đoàn chèo Thái Bình nói riêng và nghệ thuật chèo truyền thống nói chung đƣợc biểu diễn ở nhiều nƣớc trên thế giới, đã góp phần rất quan trọng vào việc quảng bá hình ảnh Thái Bình ra thế giới, nó góp phần giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nƣớc về Thái Bình tƣơi đẹp, con ngƣời Thái Bình cần cù, dũng cảm chịu thƣơng chịu khó, sáng tạo,… và luôn thân thiện với mọi ngƣời.

Việc quảng bá hình ảnh Thái Bình qua các triển lãm văn hóa nghệ thuật đã góp phần tăng sự hiểu biết về văn hóa, con ngƣời, môi trƣờng kinh tế, xã hội của tỉnh; góp phần giữ vững môi trƣờng hòa bình, tạo các điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cƣờng ổn định chính trị - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, góp phần cùng cả nƣớc vƣợt qua những thách thức và đi vào giai đoạn phát triển mới. Nền kinh tế Thái Bình ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế cả nƣớc. Với sự ổn định về chính trị - xã hội, truyền thống văn hóa, sự phát triển kinh tế năng động và chính sách đối ngoại rộng mở, môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, Thái Bình ngày càng trở thành một điểm đến an toàn và hấp dẫn cho hợp tác và đầu tƣ quốc tế.

Sự đóng góp của công tác quảng bá hình ảnh Thái Bình, đặc biệt là các triển lãm văn hóa nghệ thuật chèo truyền thống diễn ra ở trong và ngoài nƣớc mang ý nghĩa thật sự to lớn. Thông qua các sự kiện này, một hình ảnh Thái

Bình mến khách, là nơi lƣu giữ các giá trị truyền thống sẽ là một hình ảnh đẹp đối với bạn bè quốc tế đến tham quan và thƣởng thức các loại hình văn hóa truyền thống.

Cùng với hát Xoan - Phú Thọ, hát Quan họ - Bắc Ninh… nghệ thuật chèo Thái Bình giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với văn hóa dân tộc. Nó là di sản vô cùng qúy báu, là tinh hoa sáng tạo nghệ thuật của bao thế hệ tiền nhân, là cơ sở cho sự phát triển nền nghệ thuật truyền thống của nƣớc nhà trong tƣơng lai. Nó hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, mang đậm bản sắc dân tộc và hơn thế nữa, nó còn mang phong cách độc đáo riêng của vùng quê Thái Bình.

Tiểu kết

Nhƣ vậy trong chƣơng 3 của khóa luận tập trung nghiên cứu đặc điểm và vai trò nghệ thuật chèo Thái Bình trong giai đoạn 1986-2013. Qua nghiên cứu cho ta thấy nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống ở Thái bình mang những nét đặc trƣng tiêu biểu cho nghệ thuật chèo trong cả nƣớc. Sân khấu chèo Thái Bình đã góp một phần vào việc quảng bá nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc với bạn bè quốc tế, đem nền văn hóa dân tộc tiến gần hơn với nền văn hóa của các nƣớc trên khắp năm châu.

KẾT LUẬN

1. Nghiên cứu nghệ thuật chèo Thái Bình trong thời kì 1986-2012 cho

thấy các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đã tạo điều kiện cho Thái Bình là nơi hội tụ sắc thái văn hóa của nhiều vùng miền mà rõ nét nhất là sự hội tụ các sắc thái văn hóa của cƣ dân đồng bằng sông Hồng. Nghệ thuật chèo xƣa và nay vẫn và đang bén rễ sâu sắc tại vùng quê yên ả này.

2. Bằng những nỗ lực tích cực của mình và đƣợc sự giúp đỡ của các ngành, các cấp ở Trung ƣơng, nghệ thuật chèo Thái Bình từ 1986-2012 vẫn không ngừng đƣợc khôi phục, phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn cả về chất và lƣợng. Công tác bảo tồn, phát triển nghệ thuật chèo Thái Bình đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Nghệ thuật chèo Thái Bình với những nét riêng biệt và độc đáo đã khẳng định đƣợc thƣơng hiệu của mình trong lòng khán giả trong và ngoài nƣớc. Việc nghệ thuật chèo Thái Bình nói riêng và nghệ thuật chèo truyền thống nói chung đƣợc biểu diễn ở nhiều nƣớc trên thế giới, đã góp phần rất quan trọng vào việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, nó góp phần giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nƣớc Việt Nam tƣơi đẹp, con ngƣời Việt Nam cần cù, dũng cảm chịu thƣơng chịu khó, sáng tạo,… và luôn thân thiện với mọi ngƣời.

3. Hoạt động Nghệ thuật chèo Thái Bình trong giai đoạn 1986-2012 đã có những đóng góp quan trọng cho việc khôi phục và phát triển nghệ thuật chèo dân tộc. Việc giữ gìn và phát triển nghệ thuật chèo Thái Bình đã làm phong phú thêm kho tàng văn hoá của dân tộc. Góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Trải qua biết bao thế hệ, đến hôm nay những con ngƣời Thái Bình cả những ngƣời đang sống trên đất nƣớc Việt Nam luôn coi Thái Bình là “cái

nôi” của nghệ thuật chèo và nghệ thuật chèo là “một viên ngọc long lanh sắc màu” trong kho tàng văn hóa nghệ thuật dân tộc. Chúng ta có thể khẳng định một cách đầy tự hào: sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là kinh dịch của Bắc Kinh, sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là nghệ thuật chèo mà tiêu biểu hơn cả là chèo Thái Bình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Hà Văn Cầu (1997),Chèo truyền thống Thái Bình,NXB Sở văn hóa – thông tin và thể thao Thái Bình, Thái Bình.

2. Hà Văn Cầu (1997) , “Hề Chèo” , NXB Văn hoá, Hà Nội

3. Hà Văn Cầu (1997), “Về nghệ thuật chèo ở Thái Bình”, NXB Sở văn hóa – thông tin và thể thao Thái Bình, Hà Nội.

4. Phạm Ngọc Đáp (1998) , “Mấy vấn đề nghệ thuật chèo” ,NXB Sân khấu , Hà Nội.

5. Phạm Minh Đức(1997), “Thái Bình với việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật

chèo”, NXB Sở văn hóa – thông tin và thể thao Thái Bình, Thái Bình.

6. Phạm Minh Đức, Bùi Duy Lan (2003), “Đất và Người Thái Bình”, Sở văn hóa thông tin Thái Bình, Thái Bình

7. Phạm Minh Đức, Phạm Hóa (2010), “Văn hóa làng ở Thái Bình” , Sở

Văn hóa-Thể thao-Du lịch Thái Bình, Thái Bình.

8. Vi Nam Hải , (1995), “Xây dựng làng văn hóa Thái Bình”, NXB Sở văn

hóa thông tin Thái Bình, Thái Bình.

9. Vi Nam Hải (1997), “Chèo Thái Bình” , NXB Sở Văn hóa thông tin Thái Bình, Thái Bình.

10.Bùi Đức Hạnh (2004) , “Tìm hiểu về âm nhạc Chèo”, NXB Sân khấu, Hà Nội.

11.Lê Thanh Hiền (1996), “Tổng luận nghệ thuật chèo nửa sau thế kỷ 20”, NXB Văn hóa thông tin – Nhà hát chèo Việt Nam, Hà Nội

12.Hà Thị Hoa (1997), “Nghệ thuật chèo làng Khuốc” , Luận văn thạc sĩ khoa học Văn hóa Hà Nội, Bộ văn hóa thể thao, trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

13.Dƣơng Mạnh Hùng (2003), “Toàn cảnh kinh tế - xã hội Thái Bình” , Bộ

Ngoại giao, Hà Nội.

14.Hoàng Kiều (1994), “Sử dụng làn điệu Chèo”, NXB Văn Hoá, Hà Nội. 15.Hoàng Kiều, Hà Hoa ,(1996), “Những làn điệu chèo tiêu biểu”, NXB

Trƣờng văn hóa nghệ thuật Thái Bình, Thái Bình.

16.Vũ Khắc Khoan (2000), “Chèo nguồn gốc và danh xưng”, NXB Sân khấu, Hà Nội.

17.Trần Đình Ngôn (2011), “Những nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật

chèo”, NXB Thời đại, Hà Nội.

18.Trần Việt Ngữ (1996), “Về nghệ thuật Chèo”, NXB Âm nhạc, Hà Nội. 19.Trần Việt Ngữ , Phạm Minh Đức (1999), “Chèo cổ Thái Bình”, NXB Sở

văn hóa thông tin Thái Bình, Thái Bình.

20.Phòng Văn hóa thông tin Thái Bình, (2007)“Thái Bình thế và lực mới

trong thế kỷ XXI”, NXb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21.Giang Đức Tuệ (1990), “Lịch sử Thái Bình”, NXB Sở văn hóa thông tin Thái Bình,Thái Bình.

22.Tất Thắng, (2011), “Những mảng trò hay”, NXB Sân khấu, Hà Nội.

23.Viện sân khấu (1995), “Thực trạng chèo hôm nay”, NXB Sân khấu, Hà Nội.

Tài liệu Internet

24.http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i_B%C3%ACnh 25.http://www.baomoi.com/Tiem-nang-phat-trien-du-lich-Thai- Binh/137/12817994.epi 26.http://baotintuc.vn/van-hoa/dot-duoc-tim-kich-ban-cheo-hay- 20131112005035712.htm. 27.http://tranquanghai.info/p2835-nguon-goc-va-thoi-diem-hinh-thanh- cheo.html

28.http://tuyengiaothaibinh.vn/Tin-Tuc/Left72/427_XA-PHONG-CHAU,- DONG-HUNG---NOI-LUU-GIU-VA-PHAT-HUY-NGHE-THUAT- CHEO-TRUYEN-THONG 29.http://www.baothaibinh.com.vn/19/22971/Phat_trien_he_thong_nha_van_ hoa.htm 30.http://www.thaibinh.gov.vn/ct/introduction/Lists/lhtt/View_Detail.aspx?It emID=6 31.http://www.baomoi.com/Tieng-vong-ngan-nam--mang-Cheo-xua-ve-voi- ngay-nay/52/12518893.epi 32.http://vntimes.com.vn/san-khau/cheo/9003-lang-cheo-khuoc-tinh-thai- binh.html

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh về nghệ thuật chèo trong thời kì 1986-2012

Hình ảnh 1: Ngôi nhà tổ chèo làng Khuốc - nơi diễn sinh hoạt các câu lạc bộ chèo trong làng.

Hình ảnh 2 : Khai giảng lớp bồi dƣỡng hát, múa chèo- dân ca cho giáo viên mầm non, gióa viên dạy hát nhạc tỉnh Thái Bình.

Nguồn:https://www.google.com.vn

Hình ảnh 3: Buổi hăng say tập luyện chèo của CLB những ngƣời nhiễm HIV ở Thái Bình.

Hình ảnh 4: Nhóm chèo tuổi học trò Làng Khuốc

Nguồn: http://m.aseantraveller.net/tin-tuc/655_lang-cheo-khuoc-thai-binh.html

Hình ảnh 5: Những tiếng trống chắc khỏe tạo nên những nét riêng của nghệ thuật chèo Thái Bình.

Hình ảnh 6: Ngƣời dân Thái Bình nhiệt tình và hoan hỉ với nghệ thuật chèo.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 61)