Nghệ thuật chèo Thái Bình là những sáng tạo về quy cách của

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 52)

phần đệm

Cũng nhƣ mấy loại dân ca đồng bằng miền Bắc, nhƣ Hát đúm, Hát ví, Hát trống quân... nghệ thuật chèo đều có cấu trúc giai điệu ngắn gọn thẳng đuột, phụ thuộc vào ngữ điệu, tiết nhịp câu dân dao 6/8, thêm dăm ba tiếng đệm lót vào đầu, chen giữa hoặc vào cuối cho thành vế trống vế mái. Về sau, tuỳ địa phƣơng, tuỳ ngƣời hát, chúng có chuyển hoá chút ít hoặc thêm chữ để thành những câu thất tự, bát tự, cửu tự hoặc thêm nội dung làm câu hát dài ra; hoặc thêm đảo nhịp, nghịch nhịp cho câu hát thêm vui nhộn; hoặc gia tăng loại câu đố đó thêm lề lối các loại dân ca khác, làm buổi hát là sự tập hợp sắc màu.

Dàn nhạc chèo đƣợc cấu tạo theo dàn nhạc màu sắc, truyền thồng của mỗi cây đàn có một sắc thái riêng, có lối diễn tấu và sức truyền cảm riêng . Các nhạc cụ đƣợc cấu trúc theo xu hƣớng gần gũi với giọng ngƣời. Âm nhạc của mỗi nhạc cụ thể hiện tiếng nói riêng vang lên trong không gian huyền bí của sân khấu nhƣ lời mời, gọi ngƣời nghe, chuyển động nhịp nhàng theo nội dung vở diễn.

Những nét nghệ thuật riêng, hay có ngƣời gọi là phong cách chèo Thái Bình, có lẽ là những sáng tạo về quy cách của phần đệm. Với dàn nhạc bốn cây đàn là nhị, trống cái, trống cơm và mõ, thấy mỗi cây khi đệm đều tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt. Tiếng mõ đánh đều, giữ nhịp trƣờng canh, ở tốc độ nhanh và rất nhanh, tạo sự căng thẳng và tính kịch cho âm nhạc.

Những chỗ giai điệu hát ngân hoặc ngừng nghỉ mới đƣợc phép điểm dìu lên mặt, đánh trống lúc nghệ nhân mở miệng hát là điều cấm kỵ. Giai điệu và cách đánh nhịp trống luôn cũng luôn đƣợc chú trọng. Thông thƣờng, ngƣời hát nghỉ 1 phách rồi đập tiếng trống.

Ở Thái Bình ru kệ 7 nhịp, các đoàn khác chỉ có 6 nhịp thôi.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)