Âm nhạc trong chèo Thái Bình là sự kết tinh từ nhiều chất liệu,

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 50)

Nhạc cụ dàn nhạc chèo đóng vai trò quan trọng cho biểu diễn và ca hát của diễn viên. Vì vậy thành phần các nhạc cụ dàn nhạc tƣơng đối phong phú. Dàn nhạc chèo gồm có các nhạc cụ ti, trúc và các nhạc cụ gõ nhƣ sau: Nhạc ti trúc có: Nhị, hồ, nguyệt, tam, bầu, tam thập lục, tiêu, sáo. Tuỳ vào các tình huống của câu chuyện kịch mà ngƣời ta sử dụng nhạc cụ khác nhau cho phù hợp. Nhƣng hầu nhƣ trong một vở chèo sử dụng tối thiểu là ba loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt, đàn nhị và đàn bầu đồng thời thêm cả sáo. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống đế, trống cơm, trống ban, trống bộc, trống cái, mõ, thanh la, chuông, tiu, cảnh, não bạt, sinh tiền. Trống dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát. Có câu nói " phi trống bất thành chèo" chỉ vị trí quan trọng của chiếc trống trong đêm diễn chèo đặc biêt phải kể đến vai trò của trống cái và trống cơm.

Trống cái :Trống cái là nhạc cụ không định âm, to lớn, xuất hiện ở khắp nƣớc Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Dù ở đồng bằng hay miền núi ngƣời ta đều nhận ra sự có mặt của trống cái. Loại trống này có hình trụ khum với hai mặt trống bịt da trâu bò có đƣờng kính từ 50, 60 cm trở lên. Tang trống bằng gỗ, thân trống có một quai xách để treo trống. Nếu không sử dụng quai này ngƣời ta có thể đặt trống trên giá gỗ hay kim loại. Âm thanh trống trầm và vang xa. Ngƣời ta có thể dùng một hoặc hai dùi gỗ để đánh trống (tùy theo tính chất của công việc). Cách đánh trống có nhiều cách: đánh giữa mặt trống, rìa mặt trống, tang trống hay đáng bạt dùi … Mỗi cách đều tạo âm sắc riêng.

Có thể đánh nhanh hoặc chậm tùy trƣờng hợp. Trong chèo, Trống cái dùng đánh điểm để thông tin, đánh điểm gây không khí,tạo cao trào. Ngoài ra đƣợc sử dụng trong những dàn nhạc.

Trống cơm: Từ thế kỷ 10, trống cơm đã xuất hiện ở Việt Nam (đời nhà Lý). Đây là nhạc cụ gõ, định âm, còn có tên gọi khác là phạn cổ (phạn là cơm, cổ là trống). Trong các ban nhạc tuồng, chèo và ban nhạc tang lễ ngày xƣa có loại trống này. Nhiều ban nhạc ngày nay cũng sử dụng trống cơm. Trƣớc khi đánh trống ngƣời ta thƣờng lấy cơm nghiền nát, trét vào giữa mặt trống để định âm, do đó trống này gọi là "trống cơm". Trống cơm có 2 mặt trống hình tròn bằng nhau, đƣờng kính khoảng 15cm. Mặt trống bịt da, đƣờng viền buộc bằng sợi mây hay da (dây xạ) kéo từ đầu trống này sang đầu trống kia để chỉnh độ căng giữa 2 mặt trống. Tang trống bằng gỗ hình ống tròn, hai đầu hơi khum lại, đƣờng kính ở tang trống đoạn giữa lớn hơn đƣờng kính mặt trống. Tang trống để mộc hoặc sơn đỏ. Có loại trống cơm đƣờng viền đóng bằng đinh tre vào tang trống. Ngƣời ta trét cơm (thƣờng là cơm nóng) vào giữa để định âm. Nếu trét nhiều cơm thì âm thanh phát ra trầm, ít cơm thì âm thanh sẽ cao hơn. Hai mặt trống cách nhau một quãng năm đúng. Trống cơm có âm thanh vang nhƣng mờ đục, diễn tả tốt tình cảm buồn, sâu sắc. Tiếng trống cơm nghe gần giống tiếng đàn hồ lớn bật dây nên đôi lúc ngƣời ta sử dụng nó thay âm thanh đàn hồ lớn trong những âm trầm nhất định nào đó. Tùy theo chất cơm trét mặt trống âm thanh phát ra sẽ có chất lƣợng tốt hay xấu tƣơng ứng. Để diễn trống này ngƣời ta đeo trống bằng 1 dây da quàng qua cổ, đặt trống ngang trƣớc bụng rồi dùng 2 tay vỗ vào 2 mặt trống. Tay trái vỗ vào mặt thổ phát ra. Trong chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm nhƣ đàn thập lục, đàn tam thập lục, tiêu...

Âm nhạc chèo nói chung và âm nhạc chèo Thái Bình nói riêng là sự kết tinh từ chất liệu những điệu hát, nói, hát bỏ bộ trong sinh hoạt nghệ thuật dân

gian vùng châu thổ sông Hồng: Xoan ghẹo, chèo tàu tƣơng, hát giặm… bằng cách thức bẻ làn nắn điệu, tức là theo nội dung thơ rồi dựa vào những âm điệu sẵn có để tạo thêm những khúc hát mới. Những khúc hát này có thể chia làm nhiều trổ, mỗi trổ thƣờng tƣơng ứng với một cặp thơ gồm vế trống mái, tạo thành một đoạn nhạc hoàn chỉnh, âm nhạc chèo Thái Bình rất chân thật, hồn hậu và có phần phóng khoáng song vẫn giữ cân bằng đối đãi vế trống mái.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chèo thái bình trong thời kỳ 1986 - 2012 (Trang 50)