1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lịch sử sử học việt nam và thế giới

59 953 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 689,5 KB

Nội dung

Cuối thời Lê, sử học vẫn khởi sắc với nhiều công trình của các nhà sử học lỗi lạc, trong số này phải nói đến Lê Quý Đôn (1726 1784) – một nhà bác học, nhà tư tưởng, nhà sử học tiêu biểu thời kỳ này. Lê Quý Đôn là người học rộng, tài cao, thành danh từ rất sớm. Sau khi đỗ đạt, ông làm quan dưới triều Lê – Trịnh và từng kinh qua nhiều chức vụ trọng yếu trong triều đình: Thị thư ở Viện Hàn lâm, làm Ban toản tu Quốc sử, tham gia biên tập quyển sử kiêm tư nghiệp Quốc tử giám; được cử đi sứ sang Trung Quốc, làm Hiệp trấn, Tham tán quân cơ ở Thuận Hóa.Sự hiểu biết của Lê Quý Đôn rất uyên bác, thể hiện trong các sách về lịch sử và các ngành khoa học khác. Về sử học, có một số tác phẩm tiêu biểu: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Bắc sứ thông lục, Lê triều công thần liệt truyện, Quốc triều tục biên,…

A. MỞ ĐẦU 1. Vị trí của môn học Mỗi ngành khoa học đều có lịch sử của nó: sự ra đời, quá trình phát triển và triển vọng. Sự hiểu biết về lịch sử như vậy giúp người học hiểu sâu sắc hơn bộ môn đang nghiên cứu. Nó cũng có tác dụng đến việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ của thế hệ sau trong việc kính trọng, biết ơn những người đã góp phần hình thành và phát triển khoa học, xác định trách nhiệm của mình trong việc kế thừa thành tựu khoa học và thúc đẩy khoa học tiếp tục tiến lên. Khoa học Lịch sử cũng có lịch sử riêng của mình và việc nghiên cứu lịch sử sử học cũng có tác dụng về mặt giáo dục, giáo dưỡng và phát triển cho người học, người nghiên cứu. Đây là môn học sẽ trang bị cho sinh viên theo học ngành Lịch sử những hiểu biết cơ bản về khoa học lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc về các vấn đề trọng tâm như sau: - Bối cảnh lịch sử cho mỗi nền sử học; - Những thành tự đạt được và những hạn chế của sử học mỗi thời đại; - Những khái quát lí luận về sử học ở mỗi thời đại, đánh giá về sử học, rút ra các bài học, những kinh nghiệm cho việc phát triển sử học hiện nay (nhất là đối với lịch sử dân tộc); - Đôi nét về việc giáo dục lịch sử. Những vấn đề này có liên quan chặt chẽ với nhau và có tác dụng nâng cao dần sự hiểu biết của sinh viên/ học viên về mặt lí luận cũng như phương pháp luận. Đó là cơ sở rèn luyện cho sinh viên/ học viên có ý thức nghề nghiệp, lòng yêu nghề, yêu trẻ, nhận thức đúng vai trò và ý nghĩa của bộ môn đối với việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ 2.1. Mục đích - Giúp người học, người nghiên cứu lịch sử có một cái nhìn bao quát và hệ thống về khoa học lịch sử từ khi ngành khoa học này ra đời cho đến nay. 1 - Thông qua việc tìm hiểu các nội dung chính của môn học, người học sẽ nhận thức được các quan điểm khác nhau về phương pháp nghiên cứu và biên soạn lịch sử của các sử gia qua các thời đại. Đặc biệt, hình dung được quá trình phát triển của nền sử học dân tộc trong nền tổng thể nền sử học nhân loại, xác định đúng quan điểm, nguyên tắc của phương pháp luận sử học mácxít – lêninnít, tham khảo được cách dạy và học bộ môn lịch sử qua mỗi thời đại. Qua đó, sinh viên sẽ có hứng thú hơn với các môn học về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới một khi đã nắm vững các vấn đề về lí luận và phương pháp luận và biết gắn những vấn đề này với kiến thức lịch sử cụ thể. 1.2. Nhiệm vụ - Khái quát những nét cơ bản nhất về lịch sử và khoa học lịch sử - Phác thảo về quá trình hình thành và phát triển của khoa học lịch sử nói chung và nền sử học Việt Nam nói riêng. - Giới thiệu đến người học tên tuổi và thành tựu nghiên cứu của một số sử gia nổi tiếng, đặc biệt là những sử gia của nền sử học dân tộc. - Trang bị về phương pháp học tập, nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở trường học nhằm thực hiện tốt các chức năng của bộ môn Lịch sử. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp luận Đảm bảo nguyên tắc của phương pháp luận Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác nghiên cứu khoa học về tính chính xác và khách quan của những vấn đề được nêu ra. 3.2. Phương pháp cụ thể - Đối với người dạy: + Trong quá trình thực hiện thao tác giảng dạy, người dạy phải kết hợp nhiều phương pháp: phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp, đánh giá, … sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, phát huy năng lực tư duy của người học. + Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc; theo dõi thái độ học tập của SV để kịp thời uốn nắn. - Đối với người học: 2 + Kết hợp nghe giảng với nghiên cứu tài liệu, trao đổi tại lớp, thảo luận. + Phải liên hệ chặt chẽ với các vấn đề lịch sử đang học để nâng cao sự hiểu biết của mình về môn học cũng như các môn học liên quan. 4. Tài liệu tham khảo chính 1. Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (2001), Nhập môn Sử học, Nxb Giáo dục. 2. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nguyễn Thị Côi, Đặng Văn Hồ (1997), Phương pháp học tập và nghiên cứu lịch sử, Trung tâm đào tạo từ xa, đại học Huế. 3. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Ngọc Cơ (2003) (Đồng chủ biên), Lịch sử sử học Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. B. NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ LỊCH SỬ VÀ KHOA HỌC LỊCH SỬ 1.1. Lịch sử là một khoa học 1.1.1.Thuật ngữ “Lịch sử” Thuật ngữ “lịch sử” có từ lâu, được sử dụng rất phổ biến, hàng ngày, song, để hiểu đúng nội dung của nó không phải đơn giản. Về nguồn gốc, trong các ngôn ngữ châu Âu, lịch sử đều có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp historia. Từ này có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là câu chuyện, chuyện kể về quá khứ hay những hiểu biết về quá khứ; nghĩa thứ hai là lĩnh vực khoa học nghiên cứu về quá khứ. Trong ngôn ngữ các dân tộc Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, từ lịch sử có gốc từ Hán, thuật ngữ này có nghĩa là “sự việc đã xảy ra” và “được ghi lại”. Ở Trung Quốc, ngay từ thời nhà Chu, chữ “sử” đầu tiên được dùng để chỉ một chức quan có nhiệm vụ chủ yếu là “ghi chép sự việc đã xảy ra”. Từ nghĩa ban đầu như vậy, đến nay, khái niệm “lịch sử” có rất nhiều nội dung khác nhau. Theo các tác giả biên soạn cuốn sách “Nhập môn sử học” (sách do GS. Phan Ngọc Liên chủ biên), thuật ngữ “lịch sử” được hiểu theo hai nghĩa cơ bản sau đây: Thứ nhất, “lịch sử” dùng để chỉ quá trình lịch sử khách quan xảy ra trong xã hội loài người. Đó là hiện thực lịch sử, tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng của con người. Dù con 3 người có nhận thức được hay không, giải thích như thế nào, nó vẫn đã xảy ra, đã từng tồn tại. Thứ hai, “lịch sử” là sự hiểu biết của con người về những gì đã xảy ra, được ghi bằng lời nói, qua các câu chuyện dân gian hay được ghi lại bằng văn tự và đạt tới sự ra đời của khoa học lịch sử. Đó là khoa học nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra trong xã hội loài người, phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó. Trong thực tế, hai hàm nghĩa trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để chỉ hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử: không có “hiện thực lịch sử” thì cũng không có “nhận thức lịch sử”; “nhận thức lịch sử” có phù hợp với “hiện thực lịch sử” thì mới có “khoa học lịch sử”. Không có khoa học lịch sử thì quá khứ xã hội loài người vẫn là ẩn số, là bí hiểm mà con người chưa biết được. Trong Bách khoa toàn thư Xô viết về lịch sử (dẫn theo giáo trình Nhập môn sử học của PGS.TS Cao Thế Trình), thuật ngữ “lịch sử” được định nghĩa như sau: “Lịch sử là một (hay một tập hợp) các ngành khoa học, nghiên cứu về sự phát triển của xã hội loài người trong tất cả những biểu hiện cụ ể và đa dạng của nó với mục đích nhằm hiểu biết về hiện tại và triển vọng của nó trong tương lai”. Với định nghĩa trên, đối tượng và mục đích nghiên cứu của khoa học lịch sử được nêu rõ, hay nói cách khác, nó thỏa mãn những tiêu chí về định nghĩa một lĩnh vực khoa học. Trong đó, đối tượng nghiên cứu được xác định là “sự xuất hiện của loài người với tất cả những biểu hiện cụ thể và đa dạng của nó” – tóm lại là toàn bộ quá trình vận động của nhân loại từ thuở bình minh của loài người cho đến nay trên mọi bình diện của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa – xã hội, ). Mục đích của khoa học lịch sử được nêu trong định nghĩa trên là vai trò to lớn của sử học đối với đời sống xã hội, khẳng định được sự cần thiết không thể thiếu được của lĩnh vực khoa học này đối với sự phát triển của nhân loại, bởi nó không chỉ nghiên cứu những gì đã phủ bụi thời gian mà còn nóng hổi tính thời sự và định hướng cho tương lai. 1.1.2. Lịch sử xã hội loài người là hiện thực tồn tại khách quan - Những sự kiện, hiện tượng lịch sử đã từng xảy ra trong quá khứ xã hội loài người vốn là một hiện thực khách quan, tồn tại độc lập với ý thức chủ quan của con người, dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được, thừa nhận hay không thừa nhận, giải thích nó như thế nào, thì nó vẫn tồn tại, không có cách nào thay đổi được. Ví dụ: Sự hình thành và phát triển của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến cuối thế kỷ VI, đầu thế kỷ VII bị diệt vong. Hiện nay những tài liệu phục vụ nghiên cứu liên quan đến 4 vương quốc này rất ít ỏi, nên vấn đề nhận thức và lí giải về sự hưng thịnh và tiêu vong của vương quốc Phù Nam vẫn chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của người nghiên cứu. Song, dù các nhà nghiên cứu có nói gì đi chăng nữa thì sự tồn tại của vương quốc cổ này vẫn là sự thật lịch sử. Tuy nhiên, do lịch sử xã hội loài người một khi đã diễn ra thì không thể quay trở lại như cũ, nếu có lặp lại thì chỉ lặp lại ở những nét chung, cơ bản dưới hình thức khác, nên sự tồn tại khách quan của nó nên có thể làm cho không ít người hiểu sai, cố tình xuyên tạc hay phủ nhận sự tồn tại của nó. Do đó, sự nhận thức lịch sử khó khăn hơn rất nhiều so với nhận thức các hiện tượng tự nhiên. Ví dụ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỷ XV chỉ xảy ra một lần ở nước ta, song một số nét cơ bản của cuộc khởi nghĩa này lại một số cuộc khởi nghĩa lớn sau này như: tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945, tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, như: Quá trình chuẩn bị lâu dài, gian khổ, sức mạnh của toàn dân, nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, nghệ thuật chớp thời cơ, Khác với sử học tư sản luôn phủ nhận sự tồn tại của hiện thực lịch sử, sử học mác xít – lê nin nít khẳng định sự tồn tại khách quan của quá khứ. Điều này được thể hiện ở những điểm sau: + Lịch sử quá khứ của xã hội loài người là có thực, đã từng xảy ra, không phụ thuộc vào ý muốn của bất cứ ai và có những cơ sở khoa học để chứng minh sự tồn tại này. + Lịch sử xã hội loài người gồm các sự kiện, hiện tượng đã xảy ra, có thực, song không đứng yên, bất biến mà là một quá trình vận động hợp quy luật, phát triển liên tục từ thấp đến cao. Đó là quá trình thống nhất, trải qua nhiều giai đoạn, có quan hệ mật thiết với nhau, xảy ra trên nhiều mặt, mâu thuẫn với nhau và thúc đẩy sự phát triển của xã hội. - Giữa hiện thực lịch sử với các hiện tượng của thế giới tự nhiên có điểm chung là cùng tồn tại khách quan trong thế giới vật chất và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người và cùng vận động theo những quy luật chung của thế giới vật chất. Tuy nhiên, hiện tượng trong xã hội loài người và hiện tượng trong thế giới tự nhiên có sự khác biệt, thể hiện ở những điểm sau đây: + Sự vận động của lịch sử xã hội loài người là hoạt động thực tiễn của con người có ý thức, với tính năng động và tình cảm, tư tưởng cao theo mục tiêu và quyền lợi của mình. Còn sự vận động của giới tự nhiên nói chung, là sự vận động tự phát với tính năng động tương đối thấp của sự vật, hiện tượng không có ý thức. Ví dụ, hành động săn mối hay đào hang trú ẩn của 5 một số loài động vật xuất phát từ bản năng sinh tồn, nó khác xa về chất so với hoạt động lao động có mục đích, có ý thức của con người. + Sự phát triển của xã hội loài người không lặp lại trong không gian và thời gian, nếu có chỉ là những nét cơ bản nhất và không rõ ràng; còn sự lặp lại của hiện tượng trong tự nhiên là thường xuyên và rõ ràng. Do đó, trong xã hội loài người, lịch sử mang tính cụ thể, mỗi thời đại đều có đặc điểm riêng về hình thái kinh tế xã hội, đánh dấu sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao. Còn trong tự nhiên, các hiện tượng tồn tại bất biến, không giới hạn về thời đại, về khu vực, chẳng hạn như các hiện tượng mưa, gió, động đất, bão, lũ, + Hiện thực tồn tạo với tư cách là đối tượng nhận thức của khoa học lịch sử, nó bao gồm những sự kiện, hiện tượng, biến cố, đã xảy ra trong quá khứ nên không thể quan sát, cải tạo. Trong khi đó đối tượng của khoa học tự nhiên mang tính lặp lại nên có khả năng quan sát và cải tạo được. Ví dụ, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do ba anh em họ Nguyễn lãnh đạo vào cuối thế kỷ 18 chỉ xảy ra một lần, nhà nghiên cứu chỉ có thể tái hiện hiện tượng lịch sử này thông qua các nguồn tư liệu (quan sát gián tiếp); còn hiện tượng rụng lá của một số loại cây vào mùa đông là theo chu kỳ, nên người nghiên cứu có thể quan sát trực tiếp và lặp lại nhiều lần để có kết quả chính xác. 1.1.3. Lịch sử nhận thức là lịch sử chủ thể hóa - Đối tượng nhận thức của khoa học lịch sử đặc biệt hơn so với các khoa học khác ở chỗ, nó nhận thức những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ và nhiều khi quá khứ đó rất xa xôi so với thời điểm nhận thức của người nghiên cứu. Hơn nữa, sự nhận thức này lại thông qua những con người có trình độ, quan điểm khác nhau, bị ảnh hưởng, chi phối bởi các quyền lợi giai cấp, điều kiện, chế độ xã hội khác nhau trên cơ sở nhiều nguồn tài liệu khác nhau, nên kết quả nghiên cứu sẽ mang dấu ấn của người nghiên cứu, hay nói cách khác là mang tính chủ thể hoá. Đây là một trong những vấn đề phức tạp nhất của phương pháp luận sử học mác xít trong việc giải quyết như thế nào giữa kết quả nghiên cứu và cái tôi của người nghiên cứu trong một công trình sử học. Bởi vì mục đích của khoa học chân chính là nhà nghiên cứu phải làm rõ sự thực lịch sử một cách khách quan đúng như nó vốn có, nhưng gạt bỏ ý thức chủ thể của người nghiên cứu là điều không dễ thực hiện được, vậy nên, ở một mức độ nào đó, nhà nghiên cứu phải tự có ý thức gạt bỏ những ảnh hưởng của lí luận và hình thái ý thức chủ quan không khoa học, tự giác vận dụng những lí luận khoa học, nhận thức đúng đắn lịch sử. 6 Lịch sử chủ thể hoá còn biểu hiện rõ nét trong các quan điểm khác nhau khi các nhà nghiên cứu trình bày và phân tích cùng một vấn đề lịch sử. Do nhận thức khác nhau nên họ rút ra những kết luận rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về một sự kiện hay một hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ. Ví dụ, lý giải về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, các nhà sử học mác xít đã phân tích rất kỹ càng nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng, thế nhưng một số nhà sử học theo quan điểm đối lập vẫn tìm mọi cách để bôi nhọ, phủ nhận và cho đây chỉ là một sự “ăn may”. Như vậy, trong hoạt động nhận thức lịch sử có thể thấy rằng, không lúc nào và không có người nào không bị chi phối bởi ý thức chủ quan. Mỗi người đều đứng trên một lập trường nhất định, dưới sự chỉ đạo của một tư tưởng, mang một tính cách để quan sát lịch sử, nhận thức lịch sử. Kết quả thu được sẽ tỉ lệ thuận với năng lực nhận thức mà họ được trang bị. Do vậy, đòi hỏi người nghiên cứu phải biết tự giác vận dụng lí luận khoa học trong quá trình làm việc để cho ra đời những sản phẩm đáng tin cậy, hạn chế sai sót đến mức thấp nhất. - Tuy nhiên, trong nghiên cứu lịch sử, không thiếu những kết quả mang nặng tính chủ thể hoá, phân tích, nhận định chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan của bản thân người nghiên cứu, ít chú ý đến hiện thực lịch sử. Điều này sẽ làm cho bộ mặt của lịch sử bị bóp méo, sai sót. Nguyên nhân có thể do: + Hạn chế về tư liệu: Nhiều sự kiện hay hiện tượng lịch sử do thiếu sót về tư liệu nên việc khôi phục quá khứ thiếu chính xác, hay chưa đầy đủ , dẫn đến những kết luận không phản ánh đúng hiện thực. Ví dụ, hiện nay Trung Quốc đang thực hiện chiến lược thâu tóm biển đông và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Trung Quốc đang khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về họ và yêu cầu Liên hiệp quốc phải công nhận điều này, nhưng Trung Quốc không thể chứng minh bằng lịch sử về sự tồn tại của hai quần đảo này trong lịch sử của chính nước họ. Do hạn chế về tư liệu, hiện nay có nhiều vấn đề lịch sử đã được nghiên cứu từ lâu nhưng phần kết luận vẫn còn bỏ ngỏ hay chưa rút ra được kết luận xác đáng. Ví dụ, lý giải nguyên nhân tiêu vong của quốc gia cổ Phù Nam, hay kỹ thuật xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập, chất kết dính giữa các viên gạch mà cư dân Chăm pa sử dụng trong quá trình xây dựng thánh địa Mỹ Sơn, vv + Do hạn chế về lập trường giai cấp và lập trường chính trị của người nghiên cứu. Các nhà sử học từ trước đến nay đều đứng trên lập trường của giai cấp mình, thời đại mình để nghiên cứu, nên các tác phẩm lịch sử đều 7 mang tính chủ thể hoá rõ nét. Việc nghiên cứu lịch sử dựa trên các tư liệu lịch sử đã được chủ thể hoá sẽ rất khó khăn trong việc nhận thức đúng hiện thực lịch sử như vốn có của nó. + Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong nhận thức sự thực lịch sử không phải là công việc tuỳ tiện mà đòi hỏi phải có phương pháp đúng đắn. Cùng một khối tư liệu như nhau nhưng cách xử lý khác nhau cộng với phương pháp nghiên cứu khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau. Vì vậy, người nghiên cứu nếu không có phương pháp nghiên cứu đúng đắn thì kết quả sẽ rất dễ có sai sót. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử Do những quan niệm khác nhau về lịch sử mà từ trước tới nay có những cách hiểu khác nhau về đối tượng của sử học. - Ở thời kỳ Chiếm hữu nô lệ: Giai cấp chủ nô cho rằng, chỉ có giới thống trị cao nhất mới có khả năng và đặc quyền nhận thức được đối tượng của lịch sử vì công việc này là để phục vụ “thần linh”. Tuy vậy, một số nhà sử học đã có quan niệm đúng đắn về đối tượng sử học (nhà sử học Hêoatê của Hi Lạp). - Vào thời trung đại, đối tượng sử học theo quan niệm của các sử gia phong kiến là đời sống, hoạt động của vua chúa, sử học được coi là công cụ của thần học nhằm phục vụ đắc lực cho giai cấp phong kiến. Hơn nữa, họ còn rất chú ý đến các hiện tượng dị thường của tự nhiên mà ít chú ý đến cuộc sống lao động và các cuộc đấu tranh của tầng lớp nhân dân. - Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, quan niệm về đối tượng sử học của các sử gia tư sản đã có những tiến bộ nhất định. Ngay từ thời Phục Hưng, lịch sử đã có một diện mạo khác và đã thoát khỏi sự kiềm toả của thần quyền, khẳng định lịch sử là của con người. Nhưng các sử gia tư sản cho rằng, chỉ có những dân tộc đạt tới trình độ văn minh mới được coi là đối tượng nghiên cứu, hay những sự kiện lịch sử đã lùi vào quá khứ từ 50 năm, có nghĩa là bứac tranh quá khứ của nhân loại đã bị nhà sử học tư sản cắt xén. Mặt khác, sử học tư sản chỉ chú ý đề cao vai trò của vĩ nhân, xem nhẹ vai trò của quần chúng nhân dân. - Chỉ có nền sử học mác xít – lênin nít mới đem lại một quan niệm đúng đắn về đối tượng sử học. Đó là quan niệm cho rằng, lịch sử là lịch sử của quần chúng nhân dân, lịch sử diễn ra trên tất cả các mặt hoạt động của con người một cách hợp quy luật, từ lúc con người xuất hiện đến nay. Vì vậy, đối tượng của khoa học lịch sử được xác định là quá trình phát triển thực tế của xã hội loài người, cũng như của từng nước, từng dân tộc, từng địa phương với tính thống nhất, tính phức tạp, tính muôn màu, muôn vẻ của 8 nó trên tất cả các lĩnh vực của đời sống; là sự chuyển biến cụ thể của các phương thức sản xuất, sự hiểu biết cụ thể, phong phú về cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử, sự thể hiện sinh động vai trò sáng tạo, quyết định của nhân dân lao động đối với sự phát triển của lịch sử. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử 1.3.1. Chức năng 1.3.1.1. Chức năng nhận thức Cùng với việc vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao trí tuệ trong việc chinh phục khoảng không vũ trụ và khám phá cấu tạo địa chất của trái đất thì khát vọng hiểu biết về quá khứ là một trong những phương diện quan trọng của trí tuệ nhân loại, do vậy chức năng hàng đầu của sử học là phải khôi phục, hoàn nguyên lại bức tranh của quá khứ một cách chân thực như nó đã xảy ra (tránh các khuynh hướng “tô hồng”, “bôi đen” hay “hiện đại hóa” lịch sử). Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, bởi quá khứ là những gì đã một đi không trở lại. Những gì còn sót lại từ quá khứ mà giới sử học ngày nay biết được thường chỉ là những mảnh mẩu nhỏ bé trong vô số các sự kiện, hiện tượng, biến cố đã xẩy ra. Sự hiểu biết của nhân loại hôm nay về quá khứ vẫn đang hết sức “khiêm tốn” và càng khó khăn hơn khi nghiên cứu thời kỳ đầu tiên của lịch sử xã hội loài người, khi các tư liệu thư tịch vô cùng ít ỏi, thậm chí là cạn kiệt. Việc khôi phục rõ nét bức tranh quá khứ của lịch sử một cách chân thực là công lao to lớn của các nhà sử học. Đó là chưa kể phải phân biệt chính xác những gì thật giả đằng sau các nguồn tư liệu. 1.3.1.2. Chức năng phục vụ con người, phục vụ xã hội Sự nhận thức của các tri thức lịch sử không chỉ thuần túy nhằm thỏa mãn sự tò mò hay hiếu kỳ, mà điều quan trọng hơn là dùng những tri thức đó nhằm phục vụ cho cuộc sống hôm nay và mai sau, hay nói theo lời K. Mác - vấn đề không phải ở chỗ giải thích thế giới mà là ở chỗ cải tạo thế giới. Vậy sử học thực hiện chức năng “cải tạo thế giới” như thế nào, bằng cách nào ? Trước hết việc nghiên cứu quá khứ của xã hội loài người phải đạt tới việc rút ra các quy luật vận động của lịch sử, những quy luật phổ biến cũng như các quy luật đặc thù để từ đó rút ra những bài học cần thiết cho cuộc sống hôm nay (kể cả những bài học thành công hay không thành công) và dự báo xu thế vận động của các hiện tượng trong tương lai. Nói một cách cụ thể hơn: từ việc nhận thức đúng quy luật, con người sẽ hành động thuận chiều với quy luật, không đi ngược “với chiều vận động của bánh xe lịch sử”; hiểu sâu sắc hiện tại, con người sẽ hành động tích cực trong hiện tại, tiến nhanh tới tương lai, sớm biến tương lai thành hiện thực sinh động. Đó cũng chính là tinh thần của quan điểm “ôn cố tri tân” - học xưa để biết nay của cổ nhân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh rất tâm đắc. Chính Bác Hồ cũng đã nêu một tấm 9 gương sáng trong việc vận dụng những tri thức lịch sử phục vụ sự nghiệp cách mạng. Ngay từ năm 1941, khi cả thế giới đang đối mặt với cuộc chiến tranh của chủ nghĩa phát xít, Người đã phân tích và phán đoán một cách hết sức chính xác về sự diệt vong tất yếu của bè lũ phát xít và xác định thời cơ cho công cuộc giải phóng của dân tộc đã tới gần. Trong cuốn Lịch sử nước ta, Người đã tiên đoán một cách chính xác - 45 sự nghiệp hoàn thành. Tuy vậy, cũng cần cảnh giác với những suy diễn thiếu căn cứ, những quy nạp hồ đồ , nhất là những kết luận liên quan tới truyền thống gia đình, quê hương của các nhân vật lịch sử. Có những nhà sử học đã cố sức chứng minh Nguyễn Trãi là cháu 7 đời của Định quốc công Nguyễn Bặc, và hậu duệ sau này của ông là đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng Truyền thống quê hương, gia đình là quan trọng, song không phải là “bất biến”, càng không thể phủ nhận ý chí vươn lên của những người từ tầng lớp cần lao. Lịch sử mãi ghi nhận những cống hiến của Yết Kiêu, Dã Tượng - những gia nô của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, của người đan sọt làng Phù Ung Phạm Ngũ Lão trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông ở thế kỷ XIII. Bản thân dòng họ Trần cũng xuất thân từ những ngư dân vô học ở vùng Hải Ấp (Thái Bình ngày nay), và ngay cả Thái sư Trần Thủ Độ vẫn chưa biết chữ. Các vị vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành lúc thiếu thời cũng chỉ là những đứa trẻ mục đồng nơi thôn ổ Trái lại, cũng không hiếm các trường hợp cha ông anh hùng cái thế, cháu con chỉ là những kẻ tầm thường làm hại nước hại dân Tương tự, không hiếm những người sinh ra trên cùng một mảnh đất, khi nhỏ cùng học một thầy nhưng lúc lớn lên họ lại rất khác nhau về chí hướng, thậm chí là kẻ thù không đội trời chung (Phan Đình Phùng - Hoàng Cao Khải, ). 1.3.1.3. Chức năng giáo dục: Ngay từ thuở xa xưa, người ta đã biết tới vai trò giáo dục to lớn của lịch sử. Từ rất lâu, người phương Tây đã xem lịch sử là cô giáo của cuộc sống, là bó đuốc soi đường tới tương lai, kẻ nào hôm nay bắn vào quá khứ một phát súng lục, tương lai sẽ trả lời bằng một loạt đại bác Các bậc vua chúa, đế vương phương Đông rất chú trọng đến chức năng giáo dục của sử học. Việc đào tạo quan lại để trị nước, an dân chủ yếu bằng những tri thức lịch sử (nấu sử, sôi kinh) lấy những phương châm xử thế của người xưa mà khuôn mẫu cho hành sự hiện tại (ôn cố tri tân) Không phải ngẫu nhiên mà ngày nay, tại các trường học trên Thế giới, lịch sử là môn học bắt buộc với mọi cấp học, nhất là lịch sử của chính quốc gia đó. Điều làm người ta quan ngại, chính là những biểu hiện của “bệnh mù màu” trước lịch sử ở một bộ phận không nhỏ thanh-thiếu niên hôm nay. Tri thức lịch sử góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng lòng yêu nước và hoàn thiện nhân cách, đem lại cho mỗi người niềm tự hào chính 10 [...]... Lịch sử sử học Lịch sử sử học ra đời trong quá trình phát triển của khoa học lịch sử, là một ngành trong đại gia đình khoa học lịch sử Tuy nhiên, so với khoa học lịch sử thì lịch sử sử học cũng mới hình thành cách đây không lâu Thuật ngữ Lịch sử sử học tương ứng với thuật ngữ “historiographie” của Pháp, “ictoriografia” của Nga và nhiều thuật ngữ có gốc chữ viết Latinh khác Về cơ bản, các nhà sử học. .. tính hiện thực khách quan của lịch sử xã hội loài người 3 Phân tích các chức năng của khoa học lịch sử 4 Trình bày nội dung các nhiệm vụ của khoa học lịch sử 5 Sử học có mối quan hệ như thế nào đối với các ngành khoa học khác? Chương 2: SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ SỬ HỌC 2.1 Lịch sử sử học với tư cách là một khoa học Với tư cách là một khoa học, lịch sử cũng có quá trình hình thành và phát triển của nó, nghĩa... các nhà sử học chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, của đông đảo nhân dân yêu thích và góp phần vào sự phát triển của khoa học lịch sử Do yêu cầu nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện – trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, do tính chất uyên thâm ở mức độ cần thiết của những nghiên cứu lịch sử mà lịch sử sử học có liên quan chặt chẽ với sử học, với lịch sử văn học, lịch sử văn hóa, lịch sử tư tưởng…... lịch sử của khoa học lịch sử Đôi khi thuật ngữ này ở phương Tây được sử dụng đồng nghĩa với từ Lịch sử Đối với chúng ta, hiểu một cách đơn giản nhất đó là một khoa học chuyên nghiên cứu lịch sử của khoa học Lịch sử Là một khoa học, Lịch sử sử học cũng có đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của mình Cũng như các khoa học khác, Lịch sử sử học với tư cách là một khoa học thể hiện ở... hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã cung cấp cho khoa học lịch sử một hệ thống tiêu chí khả dĩ có thể tiến hành phân kỳ lịch sử một cách khách quan, khoa học, phản ánh đúng bức tranh vận động của lịch sử toàn nhân loại 1.5.2 Mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ - Lịch sử và toán học: Toán học đã thổi vào trong khoa học lịch sử tính chính xác và có thể kiểm tra được Ngày... các nền sử học, đánh giá sử học, sự kế thừa và phát triển của sử học + Cuộc đời, sự nghiệp của các nhà sử học, các công trình lịch sử tiêu biểu; + Những bài học, kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lịch sử Việc nghiên cứu những vấn đề chủ yếu như trên góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh và phát triển của khoa học lịch sử, nó giúp cho các nhà sử học hiện nay và thế hệ sau rút ra được nhiều bài học kinh... thể về bối cảnh lịch sử - xã hội, điều kiện hình thành, phát triển của một nền sử học, những thành tự nghiên cứu lịch sử cụ thể, được thể hiện trong công trình sử học Do vậy, việc nghiên cứu và học tập Lịch sử sử học cần phải được trang bị một khối lượng kiến thức phù hợp với yêu cầu và trình độ, về tác phẩm, tác giả, bối cảnh lịch sử 20 - Cũng như khoa học lịch sử, nghiên cứu Lịch sử sử học phải đảm... một khoa học – khoa học lịch sử Trải qua một chặng đường khá lâu để từ những tri thức đầu tiên ấy trở thành khoa học lịch sử (con người xuất hiện khoảng 3 – 4 triệu năm trước và khoa học lịch sử ra đời đến nay khoảng trên 2000 năm) Mọi sự vật, hiện tượng đều có lịch sử riêng, khoa học lịch sủ cũng có lịch sử của mình, đó là một ngành nghiên cứu về môn học, được gọi là Lịch sử khoa học lịch sử, hay thường... Mác, lịch sử trở thành một khoa học thực sự chân chính? Chương IV: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM 4.1 Sử học Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến nửa sau thế kỷ XIX 4.1.1 Đôi nét về nhận thức lịch sử trước thế kỷ X Việt Nam có lịch sử lâu đời Các nhà khảo cổ học đã chứng minh rằng, Việt Nam là một trong những cái nôi sản sinh ra loài người với những bằng chứng về sự sinh sống... khái quát hóa sẽ không có khoa học, người học tập và nghiên cứu sẽ không thể đi sâu vào bản chất hiện tượng, không rút ra được các quy luật phát triển của bản thân lịch sử sử học Xử lý tốt mối quan hệ giữa tài liệu – sự kiện với khái quát – lí luận mới đảm bảo sử dụng tốt phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử sử học + Vấn đề phân kỳ lịch sử sử học: đây là một vấn đề trong . quy luật phổ biến cũng như các quy luật đặc thù để từ đó rút ra những bài học cần thiết cho cuộc sống hôm nay (kể cả những bài học thành công hay không thành công) và dự báo xu thế vận động của. đặc biệt là những sử gia của nền sử học dân tộc. - Trang bị về phương pháp học tập, nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở trường học nhằm thực hiện tốt các chức năng của bộ môn Lịch sử. 3. Phương pháp. được nêu ra. 3.2. Phương pháp cụ thể - Đối với người dạy: + Trong quá trình thực hiện thao tác giảng dạy, người dạy phải kết hợp nhiều phương pháp: phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp, đánh

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w