CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA GIÁO DỤC41.1 Thanh tra chuyên ngành các nội dung liên quan đến hoạt động dạy học và giáo dục ở trường THCS61.1.1 Một số khái niệm về thanh tra và thanh tra giáo dục61.1.2 Tổng quan về thanh tra giáo dục71.2. Thanh tra toàn diện trường phổ thông (THPTTHCS) (gọi chung là trường phổ thông)131.2.1 Mục đích yêu cầu131.2.2 Nội dung thanh tra131.2.3 Hoạt động thanh tra141.2.4. Báo cáo kết quả, kết luận thanh tra151.3. Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên161.3.1. Mục đích yêu cầu161.3.2. Hình thức thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên171.3.3. Nội dung thanh tra17
Trang 1THANH TRA, KIỂM TRA VÀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO
CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ (Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
giáo viên trung học cơ sở hạng II)
Huế, tháng 10 năm 2017
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA GIÁO DỤC 5
1.1 Thanh tra chuyên ngành các nội dung liên quan đến hoạt động dạy học và giáo dục ở trường THCS 5
1.1.1 Một số khái niệm về thanh tra và thanh tra giáo dục 5
1.1.2 Tổng quan về thanh tra giáo dục 6
1.2 Thanh tra toàn diện trường phổ thông (THPT/THCS) (gọi chung là trường phổ thông) 12
1.2.1 Mục đích yêu cầu 12
1.2.2 Nội dung thanh tra 12
1.2.3 Hoạt động thanh tra 13
1.2.4 Báo cáo kết quả, kết luận thanh tra 14
1.3 Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên 15
1.3.1 Mục đích yêu cầu 15
1.3.2 Hình thức thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên 16
1.3.3 Nội dung thanh tra 16
Trang 21.3.4 Hoạt động thanh tra 16
1.3.5 Báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra 18
1.4 Kỹ năng cần thiết của thanh tra viên và công tác viên thanh tra 19
1.4.1 Kỹ năng kiểm tra 19
1.4.2 Kỹ năng đánh giá 24
1.4.3 Kỹ năng tư vấn 26
1.4.4 Kỹ năng thúc đẩy 28
CHƯƠNG 2.KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 30
2.1 Kiểm tra nội bộ việc thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục ở trường THCS .30
2.1.1 Khái niệm kiểm tra 30
2.1.2 Mục đích kiểm tra nội bộ trường học 32
2.1.3 Các hoạt động kiểm tra nội bộ trường phổ thông 32
2.2 Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra hoạt động dạy học trường phổ thông 33
2.2.1 Kiểm tra toàn diện một giáo viên 33
2.2.2 Kiểm tra giờ dạy của giáo viên 33
2.2.3 Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn giáo viên 34
2.2.4 Kiểm tra cơ sở vật chất, tài chính 35
CHƯƠNG 3.HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG PHỔ THÔNG 36
3.1 Quan niệm về chất lượng trong giáo dục 36
3.2 Các thành tố tạo nên chất lượng 37
3.3 Các chính sách đảm bảo chất lượng của trường phổ thông 37
3.3.1 Quản lý đồng bộ các điệu kiện bảo đảm chất lượng giáo dục 37
3.3.2 Chú trọng việc công khai chất lượng giáo dục của nhà trường 39
3.3.3 Thực hiện cải tiến chất lượng liên tục 40
3.4Các hoạt động liên quan đến chất lượng 41
3.4.1 Kiểm soát chất lượng 41
3.4.2 Đảm bảo chất lượng (Quality assurance-QA) 42
3.4.3 Kiểm định chất lượng (Quality Accreditation) 43
3.4.4Kiểm toán chất lượng (Quality Audit) 45
3.5Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục 45
3.5.1 Đánh giá chất lượng giáo dục 45
3.5.2 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường phổ thông 46
3.5.3 Các hình thức đánh giá chất lượng giáo dục 57
3.6 Trách nhiệm và quyền hạn của nhà trường và các cơ quan liên quan trong công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường 62
3.6.1 Trách nhiệm của Cục quản lý chất lượng giáo dục 62
3.6.2 Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo 62
3.6.3 Trách nhiệm của Phòng Giáo dục và Đào tạo 63
3.6.4 Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông 64
Trang 3- Xác định được các bước tiến hành kiểm định chất lượng, nội dung tự đánhgiá, quy trình đánh giá ngoài và trách nhiệm, quyền lợi của các cơ quan trong kiểmđịnh chất lượng.
- Có khả năng thực hiện các thao tác trong hoạt động đảm bảo chất lượng củanhà trường
Thái độ
Có thái độ tích cực hưởng ứng những quy định về công tác thanh tra giáo dục
và kiểm tra nội bộ trong các văn bản của các cấp quản lý
Có ý thức xây dựng văn hóa chất lượng trong nhà trường, coi hoạt động đảmbảo chất lượng là nhiệm vụ chung của mỗi thành viên trong trường
B TÓM TẮT NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề bao gồm 2 nội dung chính: Thanh tra, kiểm tra hoạt động chuyênmôn và hoạt động đảm bảo chất lượng Trong đó, nội dung thanh tra, kiểm tra cungcấp cho học viên những kiến thức về: thanh tra chuyên ngành các nội dung liên
Trang 4quan đến hoạt động dạy học và giáo dục; kiểm tra nội bộ việc thực hiện nhiệm vụdạy học và giáo dục ở trường THCS Nội dung phần này nhằm giới thiệu mục đích,
ý nghĩa nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể và đối tượng thanh tra giáo dục, kiểm tratrong giáo dục phổ thông Cách thức vận dụng những kiến thức thu nhận được đưavào thực tiễn thanh tra, kiểm tra giáo dục phổ thông: Xây dựng kế hoạch tiến hànhthanh tra; kiểm tra xây dựng lực lượng cộng tác viên thanh tra, bồi dưỡng chuyênmôn cho các cộng tác viên thanh tra; thực hiện trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra;lập, quản lý hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết tố cáo
Nội dung về hoạt động đảm bảo chất lượng nhằm cung cấp cho người họcnhững kiến thức cơ bản về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường THCS.Trong đó, bao gồm mục tiêu chất lượng; các mô hình và chính sách đảm bảo chấtlượng; các biện pháp kiểm soát và nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS
C NỘI DUNG CHI TIẾT
1 Chương 1: Khái quát về thanh tra và thanh tra giáo
dục
1.1 Thanh tra chuyên ngành các nội dung liên quan
đến hoạt động dạy học và giáo dục ở trường phổ
thông
1.2 Thanh tra toàn diện trường phổ thông
1.3 Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên
1.4 Kỹ năng cần thiết của thanh tra viên
Chương 2: Kiểm tra nội bộ trường phổ thông
2.1 Kiểm tra nội bộ việc thực hiện nhiệm vụ dạy
học và giáo dục ở trường phổ thông
2.2 Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động giáo dục trường
phổ thông
Chương 3: Hoạt động đảm bảo chất lượng
3.1 Quan niệm về chất lượng giáo dục
3.2 Các thành tố tạo nên chất lượng giáo dục
3.3 Chính sách đảm bảo chất lượng trườngphổ
thông
3.4 Các hoạt động liên quan đến chất lượng
3.5 Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục
3.6 Trách nhiệm và quyền hạn của nhà trường và
các cơ quan liên quan trong công tác ĐBCLGD
Trang 5CHƯƠNG 1.KHÁI QUÁT VỀ THANH TRA VÀ THANH TRA GIÁO
DỤC 1.1 Thanh tra chuyên ngành các nội dung liên quan đến hoạt động dạy học và giáo dục ở trường THCS
1.1.1 Một số khái niệm về thanh tra và thanh tra giáo dục
- Thanh tra là một chức năng của nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế,
tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện và bảo đảm quyền dân chủ.Thanh tra có vai trò phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, gópphần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường phápchế, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổchức và công dân
- Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá xử lý của cơ quan quản lý
nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổchức cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trongLuật thanh tra và các quy định khác của pháp luật Thanh tra nhà nước bao gồmthanh tra hành chính và thanh ttra chuyên ngành
Luật Thanh tra 2010, có ghi “Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan, tổ chức, cá nhân”
- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý hành
chính theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụcủa cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp.Chủ thể tham gia hoạtđộng thanh tra hành chính bao gồm tất cả các cơ quan thanh tra thực hiện như:Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ, thanh tra tỉnh, thanh tra sở và thanh tra huyện Đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính là cá nhân, tổ chức, cơ quan cómối quan hệ về tổ chức với cơ quan quản lý Đối tượng của hoạt động thanh trahành chính là các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước Hoạt động thanh trahành chính không hướng vào các đối tượng là các doanh nghiệp mà phải hướng vào
Trang 6việc xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ cũng như hiệu quả quản
lý của bộ máy nhà nước Đối tượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành là tất cảcác cơ quan, tổ chức, cá nhân có thực hiện hoạt động thuộc thẩm quyền quản lýngành, lĩnh vực, chuyên môn Như vậy, đối tượng của hoạt động thanh tra hànhchính là cá nhân, tổ chức, cơ quan trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước Còn đốitượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành là tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhânthực hiện hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý ngành,lĩnh vực, chuyên môn
Phạm vi của hoạt động thanh tra hành chính thông thường là việc thanh tra,đánh giá toàn diện, mọi mặt của đối tượng hoặc thanh tra, đánh giá một mặt của đốitượng Còn hoạt động thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra trong phạm vingành, lĩnh vực, hoạt động chuyên môn
- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước
theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật,những quy định về chuyên môn- kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộcthẩm quyền quản lý Chủ thể tham gia hoạt động thanh tra chuyên ngành do cơ quanthanh tra trong các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện và cơ quan được giaothực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Như vậy, chủ thể của hoạt động thanh trahành chính rộng hơn chủ thể của hoạt động thanh tra chuyên ngành
-Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục Thanh tra giáo
dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý về giáo dục, nhằm bảo đảmviệc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm,bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tronglĩnh vực giáo dục Thanh tra giáo dục, với tư cách thanh tra chuyên ngành, làphương tiện để giám sát chất lượng giáo dục, là công cụ để thực thi hoạt động quản
lý nhà nước về giáo dục Thanh tra giáo dục giúp các cấp quản lý nhà nước hoạchđịnh và thực thi chính sách giáo dục Thanh tra với tư cách là một hình thức đánhgiá, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục
1.1.2 Tổng quan về thanh tra giáo dục
a) Mục đích, yêu cầu của thanh tra giáo dục
Trang 7Thanh tra giáo dục nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục;phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cánhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phầnnâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra giáo dục
- Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể thanh tra giáo dục
Thanh tra giáo dục có trách nhiệm thanh tra toàn diện cơ sở cơ sở giáo dục
và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo
Căn cứ vào kế hoạch thanh tra hằng năm đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt, thủ trưởng cơ quan thanh tra, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh/thành phố trựcthuộc TW, trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố trựcthuộc tỉnh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra toàn diện cơ sở giáodục và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo
Khi xét thấy cần thiết trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanhtra và thành lập đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra
- Nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra giáo dục
Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lýnhà nước về giáo dục
Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, các nhân nước ngoài tham giahoạt động giáo dục tại Việt Nam Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thànhviên có quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó
Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề không thuộcđối tượng của Thanh tra giáo dục
c) Nội dung thanh tra giáo dục
Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục gồm:
- Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục; biên soạn, sử dụng sách giáokhoa, giáo trình, tài liệu; sản xuất, quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục
Trang 8- Thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; tổ chức và hoạtđộng của cơ sở giáo dục; hoạt động chuyên ngành giáo dục của cơ quan quản lýgiáo dục.
- Thực hiện quy chế chuyên môn; mở ngành đào tạo; quy chế đào tạo; quychế thi cử; thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; in, quản lý, cấp phát vănbằng, chứng chỉ
- Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độchính sách đối với người học
- Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; kiểm định chất lượng giáo dục;thực hiện phổ cập giáo dục
- Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tàichính khác
- Tổ chức quản lý, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ
- Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
- Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục
Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục đối với các cấp quản
lý giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác tham giahoạt động giáo dục được quy định cụ thể tại Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày04/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thanh trachuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể là:
a) Đối với sở giáo dục và đào tạo
Hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các sở giáo dục và đào tạo (GDĐT)tập trung vào các nội dung:
- Tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương
- Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, cho phép thành
Trang 9- Ban hành các văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến giáodục pháp luật về giáo dục
- Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị giáo dục
- Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, thực hiện nộidung, phương pháp giáo dục; quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; thực hiện phổcập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; hoạt động liênkết đào tạo, mở ngành đào tạo, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt độnggiáo dục theo thẩm quyền
- Chỉ đạo và thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và thựchiện chế độ, chính sách đối với người học
- Chỉ đạo và thực hiện các quy định về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đốivới giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh và đối với cơ sở giáo dục đạihọc, trung cấp chuyên nghiệp theo phân cấp
- Chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáodục, xã hội hóa giáo dục
- Chỉ đạo việc thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và cácnguồn lực tài chính khác
- Quản lý các hoạt động du học tự túc trên địa bàn
- Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giảiquyết tố cáo, phòng chống tham nhũng, báo cáo, thống kê, công khai về giáo dụcđối với các phòng GDĐT và các đơn vị trực thuộc
b) Đối với phòng giáo dục và đào tạo
Hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các phòng GDĐT tập trung vào cácnội dung:
- Tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,chương trình, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh
Trang 10- Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập, cho phépthành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục
- Ban hành các văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến giáodục pháp luật về giáo dục
- Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị giáo dục
- Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, thực hiện nộidung, phương pháp giáo dục; quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; thực hiện phổcập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; cho phép hoạtđộng giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục theo thẩm quyền
- Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và thực hiện chế
độ, chính sách đối với người học
- Chỉ đạo và thực hiện các quy định về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đốivới giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn
- Chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng giáo dục, xã hội hóa giáo dục
- Chỉ đạo việc thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và cácnguồn lực tài chính khác
- Chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tốcáo, phòng chống tham nhũng, báo cáo, thông kê, công khai về giáo dục đối với các
cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện
c) Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và thường xuyên
Hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các cơ sở giáo dục tập trung vàocác nội dung:
- Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáodục thường xuyên bao gồm: ban hành văn bản quản lý nội bộ và phổ biến, giáo dụcpháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức; thực hiện các quy định về công khai trong lĩnhvực giáo dục; công tác kiểm tra nội bộ và việc thực hiện các quy định về tổ chức vàhoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường
Trang 11- Thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục;việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơitrẻ em
- Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độ,chính sách đối với người học
- Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng,đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
và người lao động khác
- Công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm
- Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; chấp hành quy định về kiểmđịnh chất lượng giáo dục
- Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chínhkhác
- Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục mầm non, phổ thông,giáo dục thường xuyên
d) Đối với các tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động giáo dục
Hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các các tổ chức, cá nhân khác thamgia hoạt động giáo dục tập trung vào các nội dung:
- Thẩm quyền thành lập tổ chức, cho phép hoạt động giáo dục đối với tổ chức,
cá nhân tham gia hoạt động giáo dục; nội dung quyết định thành lập, cho phép hoạtđộng giáo dục; đối tác liên kết với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục(nếu có)
- Thực hiện quy định về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và các điều kiện đảmbảo chất lượng giáo dục khác
- Việc tuyển sinh, thực hiện chương trình giáo dục, cấp phát văn bằng, chứng chỉ
- Việc thông tin, công khai hoạt động giáo dục và báo cáo về hoạt động giáodục với cơ quan có thẩm quyền
Trang 12Nghị định về thanh tra cũng đã quy định về thẩm quyền, đối tượng thanh trachuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục Cụ thể như sau:
a) Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra chuyên ngành đối với các sở
GDĐT; các đại học; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trungcấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạtđộng giáo dục
b) Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra chuyên ngành đối với phòng
GDĐT, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên,trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trungcấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấpchuyên nghiệp công lập của các Bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhànước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tại địaphương
1.2 Thanh tra toàn diện trường phổ thông (THPT/THCS) (gọi chung là trường phổ thông)
1.2.1 Mục đích yêu cầu
Xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường trên
cơ sở những quy định về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương phápgiáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế tuyển sinh, thi, xét tốt nghiệp, cấp vănbằng, chứng chỉ, quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên và những quy định về điềukiện bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo
Đánh giá đúng thực trạng, tình hình nhà trường có sự so sánh với mặt bằngcủa địa phương, khu vực vùng miền và tiêu chuẩn trường học đạt chuẩn quốc giatheo quy định của Bộ GD&ĐT Khẳng định những mặt đã làm được và tư vấn biệnpháp khắc phục khó khăn hạn chế, yếu kém đồng thời kiến nghị với các cấp quản lýđiều chỉnh, bổ sung các chính sách, quy định cần thiết, phù hợp với thực tế địaphương
1.2.2 Nội dung thanh tra
i Tổ chức nhà trường
Trang 13iii Thực hiện kế hoạch giáo dục.
iv Công tác quản lý của hiệu trưởng
v Các nhiệm vụ khác được giao
vi Kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo và kết quả kiểm định chấtlượng giáo dục, đào tạo (nếu có)
1.2.3 Hoạt động thanh tra
a) Kế hoạch thanh tra
Sở, Phòng GD&ĐT đầu năm học xây dựng kế hoạch thanh tra toàn diện nhàtrường phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của các cuộcthanh tra Kế hoạch phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt
b) Lực lượng thanh tra
Theo quy định của Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của
Bộ GD&ĐT (TT43), cần lưu ý tùy theo đặc điểm của đối tượng thanh tra để lựachọn, bố trí cán bộ đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, tư vấn,thúc đẩy Khi thanh tra trường chuyên biệt, phải bố trí trưởng đoàn và các thànhviên tham gia đoàn thanh tra có kinh nghiệm trong công tác quản lý và giảng dạy ởcác loại trường đến thanh tra để thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ
c) Trình tự, thủ tục thanh tra
i) Công tác chuẩn bị
Ban hành Quyết định thanh tra, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, mẫu biên bản, kếhoạch thanh tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Tổ chức họp đoàn đểhướng dẫn nghiệp vụ, thống nhất phương pháp thanh tra Thông báo cho đơn vịđược thanh tra về nội dung, kế hoạch thanh tra và đề cương báo cáo, chuẩn bị cácđiều kiện để đoàn thanh tra làm việc (trong trường hợp cần thiết phải khảo sát nắmtình hình trước khi quyết định thanh tra)
ii) Tiến hành thanh tra
Thực hiện 4 yêu cầu sau:
- Kiểm tra: phản ánh đúng thực trạng tình hình nhà trường qua các biên bản,tài liệu thu thập được, đối chiếu với các quy định về nội dung kiểm tra, chỉ ra nhữngmặt cần phấn đấu về đội ngũ cán bộ giáo viên (CBGV), cơ sở vật chất kỹ thuật
Trang 14(CSVCKT), chất lượng thực hiện các nhiệm vụ và công tác quản lý của hiệu trưởng
để đạt và vượt chuẩn quy định;
- Đánh giá: phải đảm bảo khách quan, đúng thực trạng, không nể nang hoặcquá khắt khe để định hướng phấn đấu đúng đắn;
- Tư vấn: đưa ra được các biện pháp tháo gỡ khó khăn và các giải pháp đểthực hiện phương hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” của nhà trường Phổbiến những kinh nghiệm hay (nếu có) của đơn vị khác cho nhà trường;
- Thúc đẩy: phát hiện những kinh nghiệm hay của nhà trường để phổ biếnkinh nghiệm cho các đơn vị có hoàn cảnh tương tự đồng thời kiến nghị với nhàtrường và các cơ quan có thẩm quyền liên quan để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch,giải pháp và các quy định quản lý, chủ trương, chính sách về giáo dục
iii) Kết thúc thanh tra
- Hoàn thiện hồ sơ thanh tra theo quy định
- Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thanh tra, trưởng đoàn thanh traphải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra;
- Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra,người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra
d) Sau khi thanh tra
Để phát huy hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, phải chú trọng đôn đốc xử lýsau thanh tra và việc thực hiện những kiến nghị của Đoàn thanh tra, yêu cầu đối tượngthanh tra báo cáo công tác khắc phục sau thanh tra về cơ quan thanh tra, nếu cần thiếtsau một thời gian có thể tổ chức phúc tra việc thực hiện những kiến nghị đó
1.2.4 Báo cáo kết quả, kết luận thanh tra
a) Báo cáo kết quả thanh tra
Nội dung báo cáo kết quả thanh tra:
+ Căn cứ vào mục tiêu, chương trình và kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục;Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác; kếtquả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục; kết quả kiểm định chất lượnggiáo dục để kết luận cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra theo quy định;
+ Xác định rõ những ưu, nhược điểm, nguyên nhân và trách nhiệm của cơ
Trang 15+ Những kiến nghị với đối tượng thanh tra và với các cơ quan, đơn vị có liênquan.
- Báo cáo kết quả thanh tra được gửi người ra quyết định thanh tra Trongtrường hợp người ra quyết định thanh tra là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thìbáo cáo kết quả thanh tra còn được gửi cho thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp
b) Kết luận thanh tra
Sau khi nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra
có trách nhiệm xem xét nội dung báo cáo và ký văn bản kết luận thanh tra Văn bảnkết luận thanh tra phải có các nội dung sau:
- Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượngthanh tra thuộc nội dung thanh tra;
- Kết luận về nội dung được thanh tra;
- Xác định rõ ưu, nhược điểm, nguyên nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổchức, cá nhân có liên quan;
- Kiến nghị với đối tượng thanh tra, với các cơ quan, đơn vị có liên quan và
cơ quan quản lý cấp trên
Kết luận thanh tra được gửi tới thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùngcấp và đối tượng thanh tra Trường hợp người ra quyết định thanh tra là thủ trưởng
cơ quan quản lý nhà nước thì kết luận thanh tra còn được gửi cho thủ trưởng cơquan thanh tra cùng cấp
1.3 Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên
1.3.1 Mục đích yêu cầu
Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên (HĐSPGV) nhằm đánh giá đúngtrình độ chuyên môn, việc tuân thủ Quy chế chuyên môn và các quy định khác cóliên quan, phát hiện kinh nghiệm tốt để phổ biến; kết quả đánh giá là căn cứ để bốtrí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng giáo viên (GV) một cách hợp lý
Hoạt động thanh tra phải đạt các yêu cầu quan trọng sau đây:
- Đôn đốc GV giảng dạy đúng chương trình, nội dung và kế hoạch đã được
Bộ GD&ĐT quy định;
Trang 16- Đánh giá đúng trình độ, năng lực sư phạm của GV, xem xét hoạt động sưphạm trong hoàn cảnh cụ thể để phát hiện kinh nghiệm tốt, tiềm năng và những yếukém, hạn chế để hướng dẫn việc phát huy sở trường, khắc phục yếu kém, hạn chế.
1.3.2 Hình thức thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên
- Thanh tra được tiến hành trong cuộc thanh tra toàn diện nhà trường
- Thanh tra HĐSPGV được tiến hành theo kế hoạch thanh tra của cơ quanquản lý giáo dục hoặc thanh tra đột xuất (khi cần thiết)
- Thanh tra HĐSPGV do 01 thanh tra viên (TTV) hoặc 01 cộng tác viênthanh tra (CTVTT) thực hiện
1.3.3 Nội dung thanh tra
a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
b) Kết quả công tác được giao
- Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao
1.3.4 Hoạt động thanh tra
a) Kế hoạch thanh tra
Căn cứ tình hình cự thể của địa phương, đơn vị để xây dựng kế hoạch thanhtra hoạt động sư phạm của giáo viên, trong thời gian 5 năm mỗi giáo viên đượcthanh tra ít nhất một lần Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền có thểquyết định thanh tra đột xuất
b) Thời hạn thanh tra
Thời hạn của cuộc thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên không quá 03ngày tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến khi kết thúc thanh tra
c) Trình tự thanh tra
+ Bước 1 Công tác chuẩn bị
- Nắm thông tin cần thiết về môi trường công tác của GV được thanh tra nhưtình hình nhà trường, CSVCKT,đội ngũ GV và những yếu tố của tình hình địaphương ảnh hưởng đến học tập của HS và hoạt động của nhà trường;
- Nắm thông tin về GV như trình độ đào tạo, thâm niên, thành tích chuyênmôn, quá trình công tác, đánh giá của trường và lần thanh tra trước đó;
Trang 17- Trao đổi với hiệu trưởng về công tác chuyên môn, tinh thần trách nhiệm,hiệu quả giảng dạy, giáo dục của GV;
- Nắm thông tin về nội dung thanh tra như chương trình, kế hoạch giảng dạy,nội dung bài (có thí nghiệm, thực hành và điều kiện thực hiện hay không)
+ Bước 2 Tiến hành thanh tra
- Trên cơ sở 2 nội dung thanh tra HĐSP của GV trong TT43, cán bộ thanh trachỉ tiến hành thanh tra nội dung 2 về kết quả công tác được giao cụ thể với 4 vấn đề
để đánh giá:
+ Việc thực hiện Quy chế chuyên môn;
+ Kết quả dự giờ;
+ Kết quả giảng dạy của GV;
+ Kết quả thực hiện các nhiệm vụ khác được giao
- Dự giờ dạy của GV
Khi dự giờ, cán bộ thanh tra lập phiếu dự giờ theo mẫu của Bộ GDĐT, nhậnxét ưu khuyết điểm về trình độ nắm yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương phápgiảng dạy (phiếu này sẽ lưu trong hồ sơ thanh tra);
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV và hồ sơ khác của nhà trường có liênquan để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV;
- Kiểm tra khảo sát chất lượng HS, thu thập thông tin về chất lượng học tậpcủa HS qua hồ sơ của nhà trường để đánh giá kết quả giảng dạy của GV
+ Bước 3 Trao đổi rút kinh nghiệm với GV (trước khi kết thúc thanh tra)
Đây là khâu quan trọng, cần chuẩn bị kỹ những nội dung sau đây:
- Chuẩn bị nội dung đánh giá:
+ Nghiên cứu kết quả kiểm tra của trường và kết quả thanh tra lần trước liền kề;+ Phân tích thông tin thu thập được qua kiểm tra trình độ chuyên môn, nănglực sư phạm, việc thực hiện quy chế chuyên môn và kết quả học tập của HS;
+ Dự kiến nội dung đánh giá
- Chuẩn bị nội dung tư vấn:
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá về những thiếu sót, hạn chế để chọn nhữngnội dung cần tư vấn
- Chuẩn bị nội dung thúc đẩy
Trang 18Phát hiện kinh nghiệm tốt của GV để động viên kịp thời và lựa chọn những kinhnghiệm bên ngoài (có thể là của bản thân cán bộ thanh tra nhưng cần tránh áp đặtđiều này) để trao đổi, tư vấn cho GV.
- Dự kiến các vấn đề cần kiến nghị:
+ Về phương pháp trao đổi rút kinh nghiệm với GV: cân nhắc những nộidung và thứ tự các vấn đề cần trao đổi với GV, sắp xếp các vấn đề tư vấn theo mức
độ quan trọng để phù hợp với khả năng tiếp thu của GV;
+ Cần để GV tự nhận xét về chất lượng các bài dạy, trình độ nghiệp vụ sưphạm, thực hiện quy chế chuyên môn (thông qua tự nhận xét, cán bộ thanh tra hiểuhơn về thái độ, ý thức cầu thị trong việc tiếp thu góp ý của người khác) Sau đó, cán
bộ thanh tra đưa ra nhận xét, đánh giá, ý kiến tư vấn và kiến nghị Cán bộ thanh traphải có thái độ nghiêm túc đúng mức, tôn trọng đối tượng thanh tra, lý lẽ cần xácthực, có tính thuyết phục, không áp đặt Nếu gặp phản ứng tiêu cực do hiểu nhầmcủa đối tượng thanh tra, cần ứng xử bình tĩnh và kiên trì khẳng định ý kiến đã nêu
+ Bước 4 Kết thúc thanh tra
Hoàn thành hồ sơ thanh tra gồm báo cáo thanh tra (biên bản), các phiếu dựgiờ và phiếu đánh giá GV của hiểu trưởng Cần lưu ý:
- Về đánh giá: nhận định những ưu điểm, khuyết điểm về nghiệp vụ sư phạm,chấp hành quy chế chuyên môn, những kinh nghiệm tốt, đóng góp của GV tronghoạt động giảng dạy, giáo dục của nhà trường Những kinh nghiệm tốt của GV cầnđược phổ biến trong và ngoài nhà trường
- Kiến nghị: những mong muốn về sự tiến bộ mà GV cần hướng tới, đề ra cácmục tiêu phấn đấu, chương trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
để phát triển năng lực Đối với các cấp quản lý giáo dục và các cơ quan liên quan cầnđiều chỉnh, bổ sung các quy định quản lý chuyên môn, chế độ, chính sách
1.3.5 Báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra
a) Báo cáo kết quả thanh tra
Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá viên chức về phẩm chất, đạo đức, về việcthực hiện các quy định của pháp luật; Điều lệ nhà trường; Quy chế tổ chức và hoạtđộng của các cơ sở giáo dục khác; Quy chế chuyên môn; tiêu chí đánh giá giờ dạy;
Trang 19kết quả kiểm định chất lượng giáo dục để xây dựng báo cáo kết quả thanh tra vớicác nội dung được quy định, bao gồm:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (trên cơ sở phiếu nhận xét và xếploại viên chức hằng năm do Thủ trưởng cơ sở giáo dục cung cấp)
- Kết quả công tác được giao:
+ Nhận xét về việc thực hiện quy chế chuyên môn;
+ Xếp loại giờ dạy theo văn bản hướng dẫn đánh giá xếp loại giờ dạy của BộGiáo dục và Đào tạo;
+ Kết quả giảng dạy của giáo viên;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: thực hiện công tác chủ nhiệm,công tác kiêm nhiệm khác, trên cơ sở nhận xét của Thủ trưởng cơ sở giáo dục
- Những kiến nghị với đối tượng thanh tra và với cơ quan quản lý GD các cấp.Báo cáo kết quả thanh tra được gửi tới người ra quyết định thanh tra Trongtrường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thìbáo cáo kết quả thanh tra còn được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp
b) Kết luận thanh tra
Trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra xem xétnội dung báo cáo và ký văn bản kết luận thanh tra Kết luận thanh tra được gửi tớiThủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp Trường hợp người ra quyết địnhthanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì kết luận thanh tra còn đượcgửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp
1.4 Kỹ năng cần thiết của thanh tra viên và công tác viên thanh tra
1.4.1 Kỹ năng kiểm tra
a) Kỹ năng kiểm tra trong thanh tra toàn diện nhà trường
1) Khái niệm:
Kiểm tra là phản ánh đúng thực trạng tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm
vụ của nhà trường và công tác quản lý của hiệu trưởng, đối chiếu thực trạng đó vớiquy định của Điều lệ nhà trường và các văn bản liên quan; kết quả kiểm tra là cơ sở
để thực hiện tiếp các nhiệm vụ đánh giá, tư vấn và thúc đẩy
2) Kỹ năng kiểm tra về tổ chức nhà trường
Trang 20- Xem xét về số lượng CBGV (đủ, thiếu) so với quy định và chất lượng (tỷ lệđạt chuẩn, trên chuẩn về trình độ đào tạo, tỷ lệ giáo viên (GV) đạt chuẩn nghềnghiệp, chuẩn hiệu trưởng, danh hiệu thi đua…) Đối với các trường ngoài công lập,xem xét tỷ lệ GV cơ hữu, thỉnh giảng;
- Xem xét về phẩm chất đạo đức của CBGV trong 3 năm liền kề theo phiếuđánh giá xếp loại viên chức hằng năm
3) Kỹ năng kiểm tra cơ sở vật chất kỹ thuật
- Kiểm tra diện tích khuôn viên so với chuẩn quy định đủ hay thiếu (tính ra m2,
%), quy hoạch, sử dụng hợp lý hay không và thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất;
- Kiểm tra cảnh quan, môi trường, bố trí CSVC trang thiết bị của nhà trườngtheo quy định;
- Đối với trường ngoài công lập: có địa điểm xây dựng ổn định hay thuêmướn, trang thiết bị thư viện, thí nghiệm, thực hành, sân chơi, bãi tập
4) Kỹ năng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục
- Đoàn thanh tra kiểm tra hồ sơ của ít nhất 30% tổng số GV, cần chú ý tậptrung kiểm tra kỹ những loại hồ sơ sau đây:
+ Giáo án (bài soạn): số lượng, chất lượng giáo án theo chuẩn kiến thức kỹnăng, đối chiếu với phân phối chương trình và các yêu cầu của một giáo án; việc tổchức quản lý của nhà trường, tổ chuyên môn để đảm bảo GV soạn đủ giáo án trướckhi lên lớp; việc ứng dụng CNTT để soạn giáo án;
+ Kế hoạch giảng dạy, sổ ghi đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm, bài kiểm tra của
HS, sổ theo dõi thí nghiệm, thực hành để đánh giá việc thực hiện chương trình, chế
độ kiểm tra, cho điểm, trả bài kiểm tra theo quy định; việc thực hiện thí nghiệm,thực hành, việc dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ (khối) chuyên môn, việc sử dụngthiết bị và tự làm đồ dùng dạy học của Gv
- Việc thực hiện phân phối chương trình của môn văn hóa, đặc biệt đối vớicác lớp cuối cấp, lưu ý phát hiện tình trạng tăng hoặc giảm số tiết, dạy chậm tiến độhoặc dạy trước chương trình, kiểm tra không đủ số lần theo quy định và việc thựchiện quy định về học 2 buổi/ngày, về môn tự chọn
Trang 21- Kiểm tra hồ sơ quản lý chuyên môn của nhà trường, các tổ (khối) chuyênmôn và các bộ phận liên quan để nắm tình hình thực hiện kế hoạch, biện pháp chỉđạo, kiểm tra, đánh giá; chất lượng sinh hoạt tổ (khối) chuyên môn;
- Việc kiểm tra chất lượng giảng dạy của nhà trường, có thể sử dụng mộttrong hai hình thức sau đây:
+ Kết hợp thanh tra hoạt động sư phạm (HĐSP) của GV ngay khi thanh tratoàn diện nhà trường hoặc lấy kết quả của lần thanh tra gần nhất trong năm học;
+ Nếu không kết hợp với thanh tra HĐSP của GV, Đoàn Thanh tra phải cửcán bộ dự giờ được tối thiểu 20% tổng số GV, mỗi GV ít nhất 1 tiết
Lưu ý: Kết quả thanh tra HĐSP của GV hoặc kết quả xếp loại giờ dạy của ítnhất 20% tổng số GV ở tất cả các môn (đối với THCS, THPT), ở các khối lớp (tiểuhọc) làm căn cứ đánh giá chất lượng giảng dạy của nhà trường
- Đánh giá chất lượng giảng dạy của nhà trường phải căn cứ vào kết quảkiểm tra hồ sơ, kết quả dự giờ có tham khảo thêm kết quả viết sáng kiến kinhnghiệm, phấn đấu trở thành chiến sĩ thi đua, GV dạy giỏi các cấp
- Kiểm tra kết quả học tập và rèn luyện của HS:
+ Xem xét việc đánh giá HS của GV: ra đề kiểm tra, điểm các bài kiểm tra(hoặc nhận xét kết quả đối với các môn học không đánh giá bằng điểm); kết quảkhảo sát của các cấp quản lý giáo dục;
+ Hiệu quả giáo dục: kết quả giáo dục đạo đức, tỷ lệ học sinh lên lớp, lưuban, bỏ học, tốt nghiệp, HS giỏi, trúng tuyển vào lớp 10, trúng tuyển vào đại học,cao đẳng so với tình hình chung của địa phương
- Đối với trường ngoài công lập, cần kiểm tra việc thực hiện chương trình, kếhoạch giảng dạy, bảo đảm việc dạy đủ và đúng tiến độ chương trình; thực hiện cáchoạt động giáo dục toàn diện; phát hiện tình trạng cắt giảm tiết học, môn học hoặcdạy trước chương trình so với biên chế năm học
5) Kỹ năng kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng
Thanh tra công tác quản lý của Hiệu trưởng theo nội dung TT43 cần chú ý:
- Kiểm tra công tác lập kế hoạch của nhà trường và các bộ phận, phươngpháp quản lý đảm bảo thực hiện kế hoạch, khoa học và hiệu quả;
- Công tác kiểm tra nội bộ (kế hoạch, tổ chức thực hiện…);
Trang 22- Công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản, quản lý GV và HS;
- Việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường, trong đóchú ý việc thực hiện chế độ công khai Đối với trường ngoài công lập, cần xem xétviệc vận dụng Quy chế này;
- Tình hình bố trí, sử dụng và quản lý lao động theo quy định;
- Việc quản lý dạy thêm học thêm, quản lý cấp phát văn bằng chứng chỉ…;
- Việc tuyên truyền phổ biến và thực hiện chính sách, pháp luật (Luật Giáodục, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luậtkhiếu nại tố cáo);
- Kế hoạch thực hiện chủ đề năm học và các cuộc vận động, phong trào
b) Tiến hành kiểm tra
- Hiệu trưởng báo cáo về tình tình thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường
- Kiểm tra, xem xét các nội dung công tác quan trọng sau đây:
+ Các giải pháp/biện pháp của hiệu trưởng thực hiện phương hướng “chuẩnhóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” trong hoạt động của nhà trường; công tác bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên;
+ Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường của hiệu trưởng: hồ sơ kiểm tra; kếtquả kiểm tra và việc sử dụng kết quả kiểm tra vào việc đánh giá CBGVNV; côngtác thi đua khen thưởng;
+ Công tác quản lý hành chính: các loại hồ sơ quản lý được quy định tại Điều
lệ nhà trường;
+ Công tác quản lý tài chính, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật;+ Tình hình quản lý lao động, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáoviên, nhân viên, HS và thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;
+ Vai trò tham mưu với địa phương và cấp trên để xã hội hóa giáo dục vàquan hệ phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể;
+ Công tác quản lý và tổ chức giáo dục HS;
+ Công tác quản lý việc dạy thêm, học thêm
- Để thu thập thông tin, cần tham khảo ý kiến của các đối tượng sau đây:+ Cấp ủy và chính quyền địa phương: xem xét vai trò của nhà trường trong
Trang 23bảo vệ trật tự an ninh, an toàn giao thông, tham gia phổ cập giáo dục và xóa mùchữ, xây dựng nếp sống văn hóa, phát triển khoa học công nghệ…;
+ Tổ chức Đảng và các đoàn thể: trao đổi về mối quan hệ lãnh đạo, phối hợp
để thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, đặc biệt là việc thực hiện Quy chế dân chủtrong hoạt động của nhà trường và công tác giáo dục đạo đức cho HS;
+ Ban đại diện cha mẹ HS: trao đổi về mối quan hệ với nhà trường, vai tròcủa Ban đối với hoạt động giáo dục để phối hợp nhà trường-gia đình-xã hội;
+ Ban Thanh tra nhân dân: trao đổi về vai trò, hiệu quả hoạt động của BanThanh tra nhân dân và các vấn đề bức xúc cần giải quyết (nếu có);
+ GV và HS: thu thập thông tin về tình hình mọi mặt đang kiểm tra
c) Kỹ năng kiểm tra hoạt động sư phạm của GV
Các công việc chủ yếu của hoạt động thanh tra GV:
Kỹ năng kiểm tra dự giờ
i) Kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm
ii) Kiểm tra năng lực sư dụng phương pháo giảng dạy
iii) Nhận xét kết quả học tập của HS khi dự giờ
Những chỉ báo quan sát về hiệu quả tiếp thu của HS:
- Tinh thần, thái độ tham gia xây dựng bài, phát biểu trên lớp của HS;
- Việc vận dụng kiến thức, kỹ năng để làm bài tập tại lớp của HS;
- Không khí, nhịp độ hoạt động của cả lớp và của từng nhóm;
- Nền nếp học tập của HS: sử dụng dụng SGK, vở ghi, vở bài tập, cách sửdụng bảng con hoặc vở pháp;
- Nhóm HS giỏi và nhóm HS kém hoạt động như thế nào trong giờ học?Cán bộ thanh tra có thể đặt một vài câu hỏi hay làm một trắc nghiệm nhanh
để khẳng định nhận xét của mình về kết quả tiếp thu của HS (công việc này khôngbắt buộc và không làm mất thời gian của tiết dạy)
d) Kỹ năng kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn
- Kiểm tra giáo án (bài soạn) trong năm học: Xem xét số lượng và chấtlượng Xem một số giáo án (bài soạn) soạn kỹ và một số giáo án (bài soạn) soạn còn
sơ sài, chú ý bài luyện tập, ôn tập, bài có thí nghiệm, thực hành; Kiểm tra giáo án
Trang 24(bài soạn) vừa dạy để xem trình độ nắm mục đích, yêu cầu, nội dung bài dạy, chuẩnkiến thức, kỹ năng và cách thiết kế hoạt động của thầy và trò.
- Đối chiếu với lịch báo giảng của GV, sổ đầu bài, vở ghi của HS với phânphối chương trình để xem xét việc thực hiện chương trình của GV;
- Kiểm tra sổ gọi tên ghi điểm, túi đựng bài kiểm tra của HS để xem số lượngbài kiểm tra có đủ theo quy định, cách ra đề có phù hợp với yêu cầu của chươngtrình, khi chấm bài có chữa lỗi, cho điểm có chính xác, công bằng hay không?
- Kiểm tra việc thực hành, thí nghiệm: qua sổ ghi đầu bài, sổ mượn thiết bị,
vở ghi thực hành của HS, xem các đồ dùng dạy học của GV tự làm;
- Kiểm tra việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng: xem sổ dự giờ, trao đổi về nhữngnội dung tự học, phỏng vấn hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn
e) Kỹ năng kiểm tra để đánh giá kết quả giảng dạy
Để đánh giá kết quả giảng dạy của GV, cần chú ý:
- Kết quả giảng dạy của GV trong các năm học trước;
- So sánh chất lượng học tập của lớp do GV dạy với tình hình chung toàntrường, so sánh với các lớp khác trong khối có cùng trình độ đầu vào;
- Kết quả HS học tập qua sổ gọi tên ghi điểm tại thời điểm thanh tra;
- Kết quả khảo sát chất lượng của cán bộ thanh tra
1.4.2 Kỹ năng đánh giá
a) Kỹ năng đánh giá trong thanh tra toàn diện nhà trường
Đánh giá, xếp loại là xác định mức độ thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường
và chất lượng quản lý của hiệu trưởng trên cơ sở đối chiếu với quy định, có tính đếntình hình địa phương và điều kiện thực tế của nhà trường Nội dung đánh giá, xếp loại
là khẳng định mức độ đạt được, những ưu điểm, khuyết điểm của nhà trường
i) Kỹ năng áp dụng nguyên tắc chung
- Việc đánh giá, xếp loại phải lấy ý kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục vàcông tác quản lý của hiệu trưởng làm căn cứ chủ yếu, trên cơ sở xếp loại từng nộidung để xếp loại chung
- Đánh giá trên cơ sở xác định mức độ thực hiện so với yêu cầu, so với tìnhhình chung của địa phương và điều kiện thực tế của nhà trường
Trang 25- Xếp loại từng mặt và xếp loại chung nhà trường theo 4 mức: tốt, khá, đạtyêu cầu, chưa đạt yêu cầu.
Đoàn thanh tra cần tham khảo ý kiến của cấp ủy, chính quyền địa phương,của GV, HS, cha mẹ HS kết hợp với kết quả kiểm tra tại trường, kết quả kiểm địnhchất lượng, kết quả đánh giá xếp loại theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệpgiáo viên để đánh giá
ii) Kỹ năng áp dụng các tiêu chí đánh giá, xếp loại từng nội dung
Đánh giá, xếp loại về tổ chức nhà trường
Đánh giá, xếp loại về CSVCKT
iii) Đánh giá, xếp loại việc thực hiện kế hoạch giáo dục.
iv) Đánh giá, xếp loại công tác quản lý của hiệu trưởng.
b) Kỹ năng đánh giá trong thanh tra hoạt động sư phạm của GV
Thực hiện đánh giá bằng một trong hai hình thức (việc lựa chọn hình thứcnào là do giám đốc sở GD&ĐT quyết định):
- Đánh giá xếp loại giờ dạy và nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm của GV
để trao đổi và ghi tóm tắt vào hồ sơ thanh tra;
- Xếp loại từng mặt theo 3 nội dung cán bộ thanh tra thực hiện và nhật xétđánh giá của hiệu trưởng về việc thực hiện các nhiệm vụ khác được giao, sau đó xếploại chung, xếp thành bốn loại: tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu
i) Kỹ năng đánh giá, xếp loại giờ dạy
Nguyên tắc xếp loại: theo hướng dẫn xếp loại giờ dạy của Bộ Giáo dục vàĐào tạo (các Vụ chuyên môn của Bộ)
Xếp loại giờ dạy của GV:
- Nếu dự 2 tiết cùng được xếp vào mức nào thì xếp loại chung vào loại đó;nếu 2 tiết xếp khác loại thì dự tiết thứ 3;
- Nếu dự 3 tiết, có 2 tiết xếp loại như nhau, tiết còn lại xếp chênh 1 mức thìxếp loại chung theo loại đã xếp cho 2 tiết đó; nhưng nếu tiết còn lại xếp chênh trên
2 mức thì xếp loại chung vào mức giữa;
- Nếu dự 3 tiết, xếp vào 3 mức khác nhau thì xếp loại chung vào mức giữa
Trang 26Chú ý: thống nhất việc xếp loại giờ dạy với xếp loại thanh tra (giỏi tương đương với tốt, trung bình tương đương với đạt yêu cầu, yếu tương đương với chưa đạt yêu cầu).
ii) Kỹ năng đánh giá, xếp loại việc thực hiện quy chế chuyên môn
1) Thực hiện chương trình và quy định về dạy thêm, học thêm
2) Soạn giáo án (bài soạn)
3) Kiểm tra, chấm bài, trả bài
Công bằng và không chữa lỗi Lưu ý: cần xem xét thêm việc lưu bài kiểmtra, đánh giá về đề kiểm tra, đánh giá kết quả làm bài của học sinh, hướng khắcphục hạn chế, thiếu sót
4) Thực hành, thí nghiệm
5) Tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn
6) Đánh giá chung việc thực hiện quy chế chuyên môn
iii) Kỹ năng đánh giá xếp loại kết quả giảng dạy
Từ kết quả học tập của HS để đánh giá kết quả giảng dạy nhưng phải so sánhvới chất lượng đầu vào khi GV nhận lớp
iv) Kỹ năng đánh giá xếp loại chung khi kết thúc thanh tra
Nguyên tắc đánh giá xếp loại
- Đánh giá xếp loại theo nguyên tắc tổng hợp, không lấy mặt nọ bù mặt kia.Nếu có mặt tốt thì được ghi nhận và biểu dương, không lấy quả đó bù vào nhữngmặt còn yếu khác;
- GV được xếp loại nào thì cả 2 nội dung (nội dung 1 – kết quả dự giờ và nộidung 2– thực hiện quy chế chuyên môn) đều phải được xếp từ loại đó trở lên, nộidung 3 (kết quả giảng dạy) và nội dung 4 (thực hiện các nhiệm vụ khác) có thể thấphơn một bậc
1.4.3 Kỹ năng tư vấn
a) Kỹ năng tư vấn trong thanh tra toàn diện nhà trường
Yêu cầu:
Đưa ra lời khuyên phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương
để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đạt mục tiêu đề ra
Trang 27i) Chuẩn bị tư vấn
- Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá, phân tích mặt mạnh, mặt yếu, thời
cơ, thách thức đối với nhà trường và xác định đúng đắn nguyên nhân chủ quan,khách quan của ưu điểm và khuyết điểm trong việc thực hiện các nhiệm vụ;
- Xác định mục tiêu chung và mục tiêu từng mặt công tác;
- Xác định và lựa chọn biện pháp phù hợp để thực hiện các mục tiêu trên;
- Đề xuất những biện pháp cải tiến công tác quản lý của hiệu trưởng;
- Lựa chọn phương pháp tư vấn cho phù hợp với khả năng tiếp thu của đốitượng thanh tra Để làm tốt công tác tư vấn, phải căn cứ vào: 1) Kết quả kiểm tra,đánh giá xếp loại; 2) Kinh nghiệm tốt của các trường có hoàn cảnh tương tự; 3)Kinh nghiệm của cán bộ thanh tra
ii) Trao đổi với nhà trường và chính quyền địa phương.
iii) Nội dung tư vấn.
b) Kỹ năng tư vấn trong thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên
Để phát huy hiệu quả thanh tra, phải tư vấn cho GV biện pháp nâng cao taynghề Cần chỉ ra những gì GV chưa đúng, chưa đầy đủ về nội dung giảng dạy,những gì chưa hợp lý trong việc sử dụng phương pháp giảng dạy và đưa ra lờikhuyên từ kinh nghiệm mà cán bộ thanh tra đã học hỏi hoặc tích lũy được
i) Thái độ khi đối thoại: Để đạt được kết quả, khi tư vấn phải trên tinh thần
đồng nghiệp, bình đẳng và có thái độ cảm thông nếu Gv gặp nhiều khó khăn Nội
Trang 28dung tư vấn phải xác thực, dựa trên thực tế đã quan sát được khi tiến hành kiểm tra,phải trân trọng thành tích, mặt mạnh của Gv, nội dung góp ý phải thiết thực, khả thi,không áp đặt, sát với hoàn cảnh, phải góp phần giải tỏa băn khoăn, bế tắc của GV.
ii) Các chủ đề cần tư vấn
Sau đây là những vấn đề thiếu sót mà một bộ phận GV thường gặp, cán bộthanh tra cần quan tâm phát hiện và tư vấn:
- Về nghiệp vụ sư phạm
- Việc vận dụng phương pháp sư phạm
- Về việc thực hiện quy chế chuyên môn
1.4.4 Kỹ năng thúc đẩy
a) Kỹ năng thúc đẩy trong thanh tra toàn diện nhà trường
Yêu cầu: Kiến nghị với nhà trường, cơ quan chủ quản và các cơ quan cóthẩm quyền liên quan (cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục) điềuchỉnh, bổ sung các quy định quản lý, chủ trương, chính sách để tạo điều kiện xâydựng nhà trường vững mạnh và phát triển sự nghiệp giáo dục
Công việc cụ thể:
i) Chuẩn bị của đoàn thanh tra
- Phát hiện, phân tích những kinh nghiệm dẫn đến thành công của nhà trường
và năng lực lãnh đạo của hiệu trưởng;
- Dự kiến các vấn đề cần kiến nghị với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dụccấp trên, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc xây dựng đội ngũ,CSVCKT, điều chỉnh, bổ sung các quy định quản lý, chủ trương, chính sách chophù hợp với thực tế
ii) Làm việc với nhà trường
- Khẳng định kinh nghiệm tốt, động viên nhà trường và hiệu trưởng phát huykinh nghiệm, hướng dẫn cách khai thác thế mạnh, tiềm năng, tận dụng thời cơ đểvượt qua thách thức, giải quyết tốt các vấn đề phức tạp trong quản lý;
- Phổ biến các kinh nghiệm từ bên ngoài có thể áp dụng cho nhà trường;
- Trao đổi thống nhất với nhà trường về các vấn đề cần kiến nghị với cơ quanchủ quản và các cơ quan liên quan
Trang 29iii) Kiến nghị với cơ quan chủ quản và các cơ quan có thẩm quyền liên quan(thông qua gửi văn bản Kết luận hoặc Báo cáo thanh tra).
b) Kỹ năng thúc đẩy trong thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên
- Kiến nghị phải xuất phát từ thực tế, tránh đưa ra kiến nghị không khả thi.Công việc cụ thể:
1) Đối với GV
Chọn lọc các chủ đề đã tư vấn để kiến nghị (lưu ý: tư vấn là đưa ra lờikhuyên, gợi ý; còn kiến nghị thanh tra là mang tính yêu cầu)
2) Đối với nhà trường
- Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV
- Đổi mới quản lý theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”
3) Đối với cơ quan chủ quản của nhà trường
Từ những vấn đề cần giải quyết phát hiện được qua thanh tra, kiến nghị điềuchỉnh, bổ sung các quy định quản lý cho phù hợp yêu cầu thực tiễn
4) Đối với các cơ quan có thẩm quyền liên quan
Từ những vấn đề cần giải quyết phát hiện qua thanh tra, kiến nghị với các cơquan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các chủ trương, chính sách cho phù hợpyêu cầu thực tiễn, để phát triển sự nghiệp giáo dục
Trang 30CHƯƠNG 2.KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG PHỔ THÔNG 2.1 Kiểm tra nội bộ việc thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục ở trường THCS
2.1.1 Khái niệm kiểm tra
Kiểm tra là hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội (bao gồm cả kiểmtra nội bộ, tự kiểm tra) để nhìn nhận khách quan bản chất của sự việc, hiện tượng cótrong các hoạt động của chính cơ quan, tổ chức đó, nhằm điều chỉnh các hoạt động
để đảm bảo hoạt động hiệu quả của cơ quan, tổ chức đó Kiểm tra là hoạt động củachủ thể quản lý một tổ chức nhằm thẩm định hoạt động của tổ chức hay của một cánhân, xem xét, đánh giá chính xác bản chất của sự việc, hiện tượng, từ đó đề ra cáchthức xử lý khi nó vượt quá giới hạn đã được quy định
Kiểm tra là là hoạt động xem xét tình hình thực tế để đưa ra sự đánh giá, nhậnxét Nó là thuật ngữ để chỉ việc tác động của chủ thể kiểm tra vào đối tượng kiểmtra theo hai phương diện:
- Hoạt động kiểm tra của các tổ chức xã hội, các đoàn thể và của công dân đốivới hoạt động của bộ máy nhà nước
- Hoạt động của chủ thể quản lý nhằm tiến hành xem xét, xác minh một việc gì
đó của đối tượng quản lý xem có phù hợp hay không với quy định (kiểm tra mangtính nội bộ của người đứng đầu cơ quan đối với công việc một bộ phận, hoặc cánhân của cơ quan đó) Theo nghĩa này, chủ thể kiểm tra có thể áp dụng một chế tàipháp lý nhất định như các hình thức kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc buộcphải thực hiện một số biện pháp ngăn chặn hành chính
Kiểm tra trong các cơ quan nhà nước là hoạt động quản lý nhà nước nhằmkiểm điểm lại những hoạt động đã, đang hoặc sắp diễn ra, từ đó rút kinh nghiệm,chấn chỉnh sai lệch và ngăn chặn các sai phạm, thiếu sót có thể xảy ra Kiểm tratrong các tổ chức do chủ thể quản lý của tổ chức đó thực hiện và đối tượng kiểm tra
là các đơn vị hoặc cá nhân của chính tổ chức đó Kiểm tra trong các cơ quan nhànước hoặc tổ chức, thực chất là kiểm tra nội bộ của cơ quan nhà nước và của tổchức
Trang 31Kiểm tra nội bộ của trường học là hoạt động của nhà trường nhằm tự kiểm traviệc thực hiện các nhiệm vụ dạy và học, cũng như các hoạt động có liên quan đểphát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện.
Tóm lại, kiểm tra và thanh tra có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi với nhau và cónhiều điểm giống nhau Theo nghĩa rộng thì kiểm tra bao gồm cả thanh tra và thanhtra là loại hình đặc biệt của kiểm tra Khi tiến hành thanh tra, các hoạt động thao tácnghiệp vụ trong một cuộc thanh tra chính là kiểm tra Thanh tra và kiểm tra giốngnhau ở tính mục đích bởi chúng đều nhằm phát huy những nhân tố tích cực; phòngngừa, phát hiện, xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giaocủa các chủ thể, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và đưa ra các biệnpháp tổ chức thực hiện tiếp theo để đạt kết quả như mong muốn
Tuy nhiên, hai hoạt động này có những điểm khác nhau cơ bản là:
- Về chủ thể của hoạt động thanh tra không đa dạng như kiểm tra Chủ thểthanh tra là tổ chức thanh tra “chuyên nghiệp” của nhà nước theo quy định của Luậtthanh tra; Chủ thể của hoạt động kiểm tra rất rộng và đa dạng
- Nội dung thanh tra thường phức tạp, đa dạng hơn so với nội dung kiểm tra.Nội dung kiểm tra thường ít phức tạp hơn
- Hoạt động thanh tra đòi hỏi thành viên đoàn thanh tra là thanh tra viên vàcông tác viên thanh tra Hoạt động kiểm tra không đòi hỏi cao về nghiệp vụ củathành viên tham gia các cuộc kiểm tra
- Phạm vi hoạt động của thanh tra thường hẹp hơn phạm vị hoạt động củakiểm tra
- Hoạt động thanh tra cần được tiến hành thẩm tra, xác minh, đối chiếu côngphu, thận trọng mới có thể đưa ra được những kết luận những kiến nghị một cáchchính xác, khách quan nên phải sử dụng nhiều thời gian hơn so với kiểm tra
Như vậy, thanh tra và kiểm tra có những quan hệ mật thiết gắn bó với nhau,giữa chúng có sự giống nhau về mục đích nhưng có những điểm khác nhau Việc sosánh và phân định sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm tra chỉ mang tính tương đối,trong nhận thức và hoạt động thực tiễn không được tuyệt đối hóa sự phân biệt này
Trang 322.1.2 Mục đích kiểm tra nội bộ trường học
- Kiểm tra nhằm mục đích xác nhận thực tiễn, phát huy nhân tố tích cực,phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ,đồng thời giúp cho nhà quản lý điều khiển và điều chỉnh hoạt động quản lý đúnghướng đích
- Kiểm tra nhằm mục đích giúp cho trường phổ thông nâng cao hiệu lực vàhiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông
2.1.3 Các hoạt động kiểm tra nội bộ trường phổ thông
a)Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường phổ thông
- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường phổ thông phải phùhợp với tình hình, điều kiện cụ thể cho phép của trường và có tính khả thi
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học cần được thiết kế dưới dạng sơ đồ hóa
và được công khai ở văn phòng trường phổ thông, trong đó ghi rõ: mục đích, yêucầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra,thời gian kiểm tra… đảm bảo tính ổn định tương đối của kế hoạch kiểm tra
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường phổ thông cần công bố công khai từ đầunăm học
- Nội dung kiểm tra phải có sức thuyết phục, hình thức kiểm tra gọn nhẹkhông gây tâm lý nặng nề cho đối tượng, cần huy động được nhiều lực lượng thamgia kiểm tra và dành thời gian cần thiết, thích đáng cho kiểm tra
- Hiệu trưởng cần xây dựng các loại kế hoạch kiểm tra: kế hoạch kiểm tratoàn năm học, kế hoạch kiểm tra học kỳ, kế hoạch kiểm tra hàng tháng, kế hoạchkiểm tra hàng tuần… với những lịch biểu cụ thể
Kế hoạch kiểm tra năm được ghi toàn bộ các đầu việc theo thứ tự thời gian từtháng 9 năm trước đến tháng 8 năm sau
Kế hoạch kiểm tra tháng: dựa vào kế hoạch kiểm tra năm nhưng cần chi tiếtcông việc, đối tượng, thời gian cụ thể
Kế hoạch kiểm tra tuần: được ghi chi tiết cụ thể: đối tượng (cá nhân, đơn vị)được kiểm tra, nội dung cụ thể, thời gian, lực lượng kiểm tra… một cách công khai
ở văn phòng nhà trường
Trang 33- Xây dựng lực lượng kiểm tra: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Bankiểm tra gồm những thành viên có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn sư phạm giỏi,phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong bankiểm tra.
- Phân cấp trong kiểm tra: Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp.Khi kiểm tra gián tiếp phải ủy nhiệm, phân cấp rõ ràng (cho phó hiệu trưởng, tổtrưởng chuyên môn hoặc cán bộ, giáo viên có uy tín)
- Xây dựng chế độ kiểm tra: HT quy định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể,thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc mỗi kiểm traviên…
- Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất, tinh thần, tâm lý cho hoạt độngkiểm tra, khai thác và tận dụng mọi khả năng, sáng tạo của các thành viên trong bankiểm tra
2.2 Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra hoạt động dạy học trường phổ thông
2.2.1 Kiểm tra toàn diện một giáo viên
Việc kiểm tra, đánh giá toàn diện một giáo viên dựa vào 4 nội dung sau:
- Trình độ chuyên môn – nghiệp vụ (tay nghề): thông qua dự giờ trên lớp vàcác hoạt động giáo dục học sinh trong giờ lêp lớp và ngoại khóa
- Thực hiện quy chế chuyên môn: việc thực hiện chương trình, quy định củanhà trường, tham gia các hoạt động cải tiến phương pháp dạy học… ý thức tráchnhiệm
- Kết quả dạy học, giáo dục (thông qua kiểm tra chất lượng học sinh: thườngxuyên, định kỳ và đột xuất)
- Tham gia các hoạt động giáo dục khác: công tác chủ nhiệm lớp, công tácĐoàn, Đội, công tác phụ huynh học sinh, công tác tự bội dưỡng, viết sáng kiến kinhnghiệm…
2.2.2 Kiểm tra giờ dạy của giáo viên
+ Kiểm tra hồ sơ của giáo viên: việc chuẩn bị bài trên lớp đúng chương trình
và kế hoạch giảng dạy cá nhân, chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học, thực hành…
+ Giảng bài trên lớp của giáo viên