Sử học nô dịch của thực dân Pháp

Một phần của tài liệu Lịch sử sử học việt nam và thế giới (Trang 40)

Đầu thế kỷ XX, công việc “bình định” của thực dân Pháp ở Việt Nam về căn bản đã hoàn thành. Chúng xây dựng bộ máy thống trị trong cả nước và bắt đầu tiến hành có quy mô việc khai thác thuộc địa. Trong điều kiện của lịch sử xã hội lúc bấy giờ, xã hội Việt Nam diễn ra những chuyển biến sâu sắc, trong đó có mặt tư tưởng.

Song song với việc xây dựng chính quyền cai trị, thực dân Pháp cũng chú ý biên soạn lịch sử Việt Nam nhằm mục đích phục vụ việc cai trị, nô dịch nhân dân ta, vơ vét tài nguyên của đất nước ta. Họ đã dành một sự quan tâm đáng kể tới việc nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam. Các lĩnh vực nghiên cứu mới như Khảo cổ học, Dân tộc học,… đã được hình thành để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các nhà sử học thực dân như Matpêrô, Mây bong, Rutxiê… tiêu biểu là cuốn Khái lược lịch sử An Nam của C.Maybon và H. Russier đã cố tình bóp méo lịch sử, cố tình chứng minh tính không bản địa của nền văn minh Việt Nam để ca ngợi công ơn khai hóa của người Pháp đối với nhân dân ta.

Trong các nghiên cứu khác nghiên cứu lịch sử Việt nam dưới góc độ lịch sử chính trị, kinh tế, quân sự, mặc dù có đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau của lịch sử Việt Nam, nhưng dưới con mắt thực dân, họ thiếu một sự phân tích khách quan khoa học về lịch sử. Quan điểm chủ đạo được sử dụng cho nghiên cứu tập trung chủ yếu trên các khía cạnh:

- Khẳng định Việt Nam không có nền văn hóa bản địa, trước đây chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, nay tiếp nhận văn hóa Pháp.

- Pháp là nước văn minh, có sứ mệnh khai hóa cho nhân dân Việt Nam thay cho người Trung Quốc.

Như vậy, rõ rang, cách viết sử như vậy đã biến sử học thành công cụ thống trị của thực dân Pháp.

Chế độ thực dân cũng sản sinh ra một số người Việt Nam chép sử chịu ảnh hưởng của quan điểm tư sản và không ít người dung lịch sử để phục vụ thực dân Pháp. Trong số này Hoàng Cao Khải là một điển hình với một số tác phẩm sử học như: Hoàng Việt Xuân Thu, Gương sử Nam, Việt Nam nhân thần giám,…Nội dung chủ yếu của các bộ sử này là ca ngợi triều Nguyễn, ca tụng công ơn của Gia Long trong việc phục quốc, đề cao công ơn bảo hộ của thực dân Pháp, tuyên truyền luân lý phong kiến, lòng trung thành với nhà vua. Ngô Giáp Đậu soạn cuốn Trung học Việt sử toát yếu

cũng cùng luận điệu với Hoàng Cao Khải, gieo rắc tư tưởng an phận, làm nô lệ cho thực dân Pháp.

Quyển Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim là những bài giảng lịch sử được tập hợp và in thành sách, lần đầu tiên vào năm 1920. Sách biên soạn theo thể biên niên từ thời cổ đại đến đương đại. Tuy tác giả bước đầu đưa ra sự phân kỳ lịch sử và có một số nhận định đúng đắn về một số sự kiện, về công cuộc dựng nước và giữ nước của cha ông, nhưng lại quy cho dân Việt Nam có không ít thói hư tật xấu mà không nêu bản chất tốt đẹp của dân tộc. Nen ông đã rút ra một kết luận không đúng là “Người Việt có được như ngày nay là nhờ sự đô hộ của nghìn năm Bắc thuộc và ngày nay phải nhờ sự khai hóa của Pháp để phát triển”. Bên cạnh đó, Trần Trọng Kim mặc dù trình bày khá đầy đủ về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, khởi nghĩa nông dân nhưng nêu không đúng nguyên nhân xâm lược nước ta của phong kiến Trung Quốc. Hay khi nói về các cuộc khởi nghĩa nông dân ông đổ lỗi cho các nho sĩ không đỗ đạt xúi giục làm loạn. cách giải thích như vậy là do không nhận thức đúng bản chất của giai cấp phong kiến thống trị, bọn xâm lược, truyền thống của nhân dân trong đấu tranh cho độc lập, tự do.

Một phần của tài liệu Lịch sử sử học việt nam và thế giới (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w