Sử học Việt Nam từ 1945 đến nay

Một phần của tài liệu Lịch sử sử học việt nam và thế giới (Trang 48)

4.3.1. Giai đoạn 1945 – 1954

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, điều kiện cho sự phát triển của sử học mác xít ở nước ta có nhiều thuận lợi, song cũng gặp không ít khó khăn thử thách. Sử học phải làm gì để góp phần vào cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân trong tình thế đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc?”.

Trước hết, quan trọng nhất là đấu tranh xóa bỏ những quan điểm lạc hậu, sai lầm của việc nghiên cứu lịch sử thời Pháp thuộc và xây dựng nền sử học mới theo nguyên tắc Đảng đề ra: “dân tộc, khoa học, đại chúng”. Do nhiều công việc khẩn trương trước mắt trong việc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, nạn đói, nạn mù chữ nên Đảng chưa thể tạo điều kiện cho việc việc nghiên cứu lịch sử. Hơn nữa, đội ngũ làm công tác sử học còn quá ít, trình độ khoa học chưa cao. Những chiến sĩ cách mạng từng nghiên cứu lịch sử trước đó nay lo đảm nhận những công tác khác do Đảng giao phó, còn những nhà nghiên cứu lịch sử yêu nước, tiến bộ hoạt động trong các nhóm trí thức ở viện Viễn Đông bác cổ trước kia, những giáo viên dạy lịch sử,... đang trở thành lực lượng nghiên cứu và giảng dạy lịch sử chủ yếu, song việc tiếp thu quan điểm mác xít về lịch sử chưa được thuần thục nên chưa phát huy mạnh mẽ được năng lực trong nghiên cứu. Trong khi đó, đội ngũ nghiên cứu mới và giáo viên mới chưa hoàn thành.

Trong điều kiện tình hình mới hơn một năm đầu sau Cách mạng, nhiệm vụ của các nhà sử học tập trung vào hai công việc chính:

+ Củng cố những tài liệu, văn kiện có giá trị không chỉ đối với việc tuyên truyền giáo dục nhân dân mà còn là tài liệu lịch sử có giá trị đối với nghiên cứu sử học, như tập Chặt xiềng, Bản án chế độ thực dân Pháp.

+ Tổ chức biên soạn các bài giảng lịch sử cho các trường phổ thông, nhất là phần lịch sử cách mạng chống Pháp. Các bài giảng này có thể xem như những công trình đặt một cơ sở đầu tiên cho việc nghiên cứu lịch sử cách mạng Việt Nam ở nước ta.

Công việc nghiên cứu dự tính tổ chức, đi vào nề nếp thì cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ (12/1946). Đảng và nhân dân ta bắt tay vào cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh nhằm chống lại cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của Pháp bảo vệ nền độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng non trẻ.

Tháng 1/1948, Hội nghị mở rộng Ban chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết quan trọng về công tác Đảng, công tác Nhà nước trong đó đề cập đến nhiệm vụ phải tổ chức biên soạn lại lịch sử dân tộc, nhất là cuốn sử cách mạng chống Pháp và cuốn sử kháng chiến. Đây là động lực thúc đẩy sự phát triển sử học mác xít trong tình hình mới: sử học trực tiếp phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nó chứng tỏ Đảng ta rất quan tâm đến việc nghiên cứu lịch sử dân tộc và mở rộng đối tượng nghiên cứu sử học đến các chuyên ngành khác – Lịch sử Đảng, Lịch sử Quân sự.

Thành tựu sử học thời kỳ này có thể kể đến các nghiên cứu của Hồ Chí Minh như: Một giai đoạn lịch sử nước ta trình bày lịch sử Việt Nam trong 100 năm (1847 – 1947). Cuốn sách làm rõ trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để mất nước, chính sách thống trị của thực dân Pháp và tiên

đoán về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra… Ngoài ra, Người còn viết cuốn Giấc ngủ mười năm thông qua một câu chuyện được hư cấu để dự đoán về tương lai và sự phát triển của lịch sử dân tộc. Ở đây, Hồ Chí Minh đã nêu một nguyên tắc, phương pháp luận quan trọng cho công tác nghiên cứu lịch sử là kết hợp nghiên cứu quá khứ và đoán định tương lai để phục vụ hiện tại.

Ngoài ra, có thể kể đến một số tác phẩm sử học hoặc có liên quan đến sử học, ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp như cuốn Cách mạng tháng Tám của đồng chí Trường Chinh. Trên cơ sở trình bày diễn biến lịch sử rút ra những bài học, kinh nghiệm, khái quát tính chất, ý nghĩa cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đầu tiên không chỉ ở Việt Nam mà cả Đông Nam Á.

Cuốn sách Bàn về cách mạng Việt Nam là báo cáo của Tổng bí thư Trường Chinh đọc trong Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng (2/1951). Báo cáo phân tích tính chất xã hội Việt Nam sau cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến, những mâu thuẫn trong xã hội và nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam.

Đồng chí Lê Duẩn với các cuốn Một vài điểm của cách mạng Việt Nam, Phong trào cách mạng dân tộc và mặt trận dân tộc thống nhất trong khoảng 1921 – 1924, 1930 – 1931 viết ở chiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1950 – 1952), đã có những nhận định sâu sắc về lịch sử và từ đó làm cơ sở cho việc định ra những chủ trương sát đúng với hoàn cảnh kháng chiến ở miền Nam.

Các nhà sử học như Đào Duy Anh, Trần Huy Liệu, Nguyễn Khánh Toàn dần dần tập trung thời gian cho công tác nghiên cứu lịch sử và bước đầu xây dựng những cơ sở cho việc phát triển công tác sử học sau này, nhất là từ khi thành lập Ban nghiên cứu Lịch sử - Địa lý – Văn học phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử chương trình cải cách giáo dục.

Năm 2/1953 Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập “Ban nghiên cứu Lịch sử - Địa lý – Văn học” (Sử - Địa - Văn) trực thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng do Trần Huy Liệu làm Trưởng ban nhằm nghiên cứu lịch sử, địa lý, văn học nước ta và biên soạn những sách bộ môn này theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin, đã đẩy việc giáo dục tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế cho nhân dân và thanh niên. Bên cạnh đó, sự ra đời của “Tạp san Sử, Địa, Văn” cho thấy bước phát triển mạnh mẽ của khoa học xã hội nước ta từ sau cách mạng tháng Tám trên cơ sở kế thừa những thành tựu hoạt động văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng trước đó và đặt cơ sở cho sự ra đời các tổ chức nghiên cứu khoa học xã hội sau này như Viện Sử học, Viện Văn học,…

Từ cuối năm 1953 đến giữa năm 1954, Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học đã có những hoạt động đầu tiên rất quan trọng, đã tổ chức được

nhiều cuộc hội thảo khoa học về lịch sử. Cuộc Hội thảo Vấn đề ruộng đất và vai trò nông dân trong lịch sử được tổ chức ở Tân Trào (Tuyên Quang), một phần của hội thảo được công bố trên Tập san Sử Địa Văn số 2 – 1954. Đây là một vấn đề có ý nghĩa lịch sử quan trọng, góp phần đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do.

Một công việc quan trọng khác cũng được Ban Sử Địa Văn đẩy mạnh thực hiện đó là bắt đầu biên tập các bộ tài liệu tham khảo về lịch sử đấu tranh chống Pháp từ 1858 đến 1945.

Cũng trong thời gian 1947 – 1954, ở vùng tạm chiếm (chủ yếu Hà Nội, Sài Gòn), việc nghiên cứu lịch sử cũng dần được khôi phục. Cơ quan Bắc cổ Viễn Đông của Pháp tiếp tục hoạt động. Nhiều vấn đề về Khảo cổ học, lịch sử dân tộc Việt Nam, nhất là thời kỳ phong kiến được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy mục đích nghiên cứu phục vụ cho chính sách xâm lược trở lại của Pháp nhưng các tài liệu này khách quan mà nói cũng có ý nghĩa khoa học nhất định.

Ngoài ra, những trí thức không cộng tác với Pháp nhưng không có điều kiện tham gia chống Pháp đã tích cực nghiên cứu lịch sử, văn hóa góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân. Một số công trình sử học có giá trị giai đoạn này gồm: Lý Thường Kiệt của Hoàng Xuân Hãn (1949),

Quang Trung, anh hùng dân tộc của Hoa Bằng (1951), Việt Nam bang giao sử lược của Phan Khoan (1950),…

Có thể nói, trong giai đoạn 1945 – 1954, nền sử học mác xít bước đầu có điều kiện phát triển. Các thành tựu nghiên cứu thời kỳ này ngoài giá trị lịch sử còn kịp thời phục vụ nhiệm vụ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ. Tuy bị hạn chế do chiến tranh, song những thành tựu ấy rất đáng trân trọng vì làm cơ sở cho sự phát triển của sử học sau này.

4.3.2. Giai đoạn 1954 – 1975

Phải đợi tới sau chiến thắng Điện Biên phủ (7/1954) thì một nền sử học Việt Nam mới chính thức ra đời và không ngừng phát triển. Trong tình hình và nhiệm vụ cách mạng chung của cả nước sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhiệm vụ của sử học Việt Nam cũng rất đa dạng và phức tạp. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực quân sự, chính trị, nhất là văn hóa tư tưởng được phản ánh vào các hoạt động của công tác sử học. Điều này được thể hiện ở việc tiếp tục phát triển sử học mác xít ở miền Bắc và góp phần đấu tranh của nhân dân miền Nam. Cuộc đấu tranh trong lĩnh vực sử học giữa sử học mác xít ở miền Bắc và sử học tư sản ở miền Nam diễn ra gay gắt, phản ánh sự tác động của chính trị vào công tác sử học.

Đối với nền sử học mác xít ở miền Bắc, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng đặt ra nhiệm vụ mới cho sử học, chủ nghĩa Mác – Lênin

ngày càng được củng cố và trở thành hệ tư tưởng chính thống của sử học miền Bắc làm cho công tác sử học trở nên toàn diện.

Cuối năm 1954 - Ban Văn -Sử Địa được thành lập (thay cho Ban Sử Địa Văn trước đó), tập san của Ban cũng được đổi thành Tập san Văn Sử Địa.

Cũng từ 1958, khoa Lịch sử đã được mở tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (dưới sự lãnh đạo của GS.Trần Văn Giàu) và góp phần quan trọng trong việc đào tạo một đội ngũ các nhà sử học Việt Nam mới. Nhiều người trong số những sinh viên các khóa đào tạo đầu tiên này đã trở thành những nhà sử học có tên tuổi trong và ngoài nước (Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Nguyễn Đức Từ Chi...).

Năm 1960, Viện Sử học được thành lập vừa đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu sử học vừa là trung tâm tập hợp các lực lượng khoa học lịch sử trong cả nước, tạo cơ sở đầu tiên đi vào việc xây dựng ngành sử học Việt Nam theo tinh thần khoa học.

Cùng với Viện Sử học, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử kế tục công việc nghiên cứu lịch sử của tập san Văn Sử Địa là diễn đàn đoàn kết tập hợp các nhà sử học, công bố những công trình nghiên cứu có giá trị. Nhiều cuộc tranh luận về các vấn đề lịch sử dân tộc, phương pháp luận sử học, đánh giá các nhân vật lịch sử, vấn đề lịch sử thế giới,… đã được đề cập đến trong nhiều bài viết có giá trị khoa học.

Năm 1965, Ủy ban Khoa học Xã hội được thành lập càng tạo điều kiện cho khoa học lịch sử phát triển. Năm 1968, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn diễn ra hết sức cam go, quyết liệt, Viện Khảo cổ học Viện Dân tộc học đã ra đời, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, các địa phương, Khoa Sử các trường đại học Vinh, Việt Bắc cũng được thành lập. Giới sử học miền Bắc đã có những thành tựu không nhỏ trong việc tổng kết các bài học kinh nghiệm giữ nước của cha ông, góp phần không nhỏ vµo sù nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng đất nước bằng kết quả nghiên cứu, đào tạo của mình.

Những thành tựu nghiên cứu giai đoạn này thể hiện một cách tập trung, có hệ thống trong một số công trình, quan trọng nhất là việc biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam phục vụ cho công cuộc giảng dạy ở khoa Sử các trường đại học. Bên cạnh đó, việc biên soạn sách giáo khoa Lịch sử cho trưởng phổ thông, giáo trình về lịch sử Việt Nam và thế giới được thực hiện khẩn trương. Có thể xem các giáo trình và sách chuyên đề của GS. Đào Duy Anh:

Lịch sử Việt Nam (1950), Nguồn gốc dân tộc Việt Nam (1957), Văn hóa đồ đồng và trống đồng Lạc Việt (1957), Vấn đề An Dương Vương và nước Âu Lạc (1957); GS. Trần Văn Giàu với Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước năm 1858; GS. Chiêm Tế với Lịch sử thế giới cổ đại

(1956); GS Phạm Huy Thông (chủ biên) soạn bộ Lịch sử thế giới,… Các công trình này không chỉ là tài liệu giáo khoa mà còn đặt cơ sở cho việc nghiên cứu các bộ thông sử và chuyên đề lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Mặt khác, sự lớn mạnh của đội ngũ giảng viên khoa Sử trường Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm Hà Nội vừa làm nhiệm vụ đào tạo vừa làm nhiệm vụ biên soạn giáo trình cho sinh viên được coi là bước tiến lớn, góp phần chủ yếu vào xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy cho các trường đại học, cao đẳng và phổ thông, các cơ quan nghiên cứu và văn hóa…

Nền sử học ở miền Nam trong giai đoạn 1954 – 1975 cũng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho tiến hành nghiên cứu, biên soạn nhằm phục vụ cho “nền văn hóa thực dân mới” trong mưu đồ chống Cộng, đánh phá cách mạng, đầu độc thế hệ trẻ miền Nam. Với bản chất của chế độ thực dân và quan điểm tư sản phản động, việc nghiên cứu lịch sử chủ yếu để xuyên tạc vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc, tô vẽ cho chế độ Mỹ - Ngụy nên không thể coi đó là những công trình sử học.

Tuy nhiên, bên cạnh khuynh hướng chủ yếu ấy cũng có một bộ phận không nhỏ những nhà sử học bằng nghiên cứu của mình đã cố gắng nêu lên tinh thần dân tộc, muốn tìm hiểu cội nguồn của đất nước để nuôi dưỡng lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Tiêu biểu có Việt Nam văn minh sử lược khảo của Lê Văn Liệu, Việt Nam thời khai sinh của Nguyễn Phương, Phan Quang với

Việt sử xứ Đàng trong (1558 - 1177)… Trong mảng nghiên cứu về lịch sử thời phong kiến, các nhà sử học miền Nam chú trọng khá nhiều các mặt kinh tế, chính trị, xã hội lúc bấy giờ. Do đó, đây là hệ thống tư liệu quý giá đã được khảo cứu phục vụ tốt cho công tác sử học sau này. Ngoài ra, các chủ đề về cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc cũng được nghiên cứu một cách quy mô với các tên tuổi như Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Phương,… Trên các báo, tập san, các quan điểm lí luận về sử học cũng được công bố.

Nhìn chung, trong giai đoạn 1954 – 1975, sử học Việt Nam với sự đóng góp chủ yếu của nền sử học mác xít đã có những bước tiến lớn. Sự phát triển này là do sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếp thu thành tựu nền sử học truyền thống, sự giao lưu các nhà sử học mác xít, tiến bộ ở nước ngoài. Sự học cách mạng tiến bộ đã kịp thời phục vụ những yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xây dựng đất nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được cùng với đóng góp của những nhà sử học, các cơ quan nghiên cứu lịch sử, tất nhiên không tránh khỏi những thiếu sót như những

biểu hiện sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, công thức, khách quan tư sản, trình độ của một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu công tác sử học, chat lượng

Một phần của tài liệu Lịch sử sử học việt nam và thế giới (Trang 48)