ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO VAI TRÒ CỦA TIỂU BAN QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ TIỂU BAN ĐÃI NGỘ

30 374 0
ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO VAI TRÒ CỦA TIỂU BAN QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ TIỂU BAN ĐÃI NGỘ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC   ĐỀ TÀI SỐ 2: ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO: VAI TRÒ CỦA TIỂU BAN QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ TIỂU BAN ĐÃI NGỘ (Theo: Ngoc Bich Tao, Marion Hutchinson) Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Trần Ngọc Thơ Học viên thực hiện : 1. Nguyễn Thị Thúy An 2. Trần Lê Xuân An 3. Phan Ngọc Chi 4. Lưu Vỹ Đào 5. Trần Minh Hoàng 6. Nguyễn Trung Kiên 7. Nguyễn Thị Thanh Trúc Tp.HCM, tháng 02 năm 2015 Mục lục Trang 1 ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO: VAI TRÒ CỦA TIỂU BAN QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ TIỂU BAN ĐÃI NGỘ Ngoc Bich Tao, Marion Hutchinson TÓM TẮT Bài viết này xem xét vai trò của tiểu ban quản trị rủi ro và tiểu ban đãi ngộ trong việc quản lý và giám sát hành vi rủi ro của các công ty tài chính ở Úc trong thời gian dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2006-2008). Đây là nghiên cứu thực nghiệm với 711 quan sát các công ty tài chính để chứng minh sự phối hợp giữa tiểu ban quản trị rủi ro và đãi ngộ đã làm giảm tình trạng bất cân xứng thông tin như thế nào. Nghiên cứu này thể hiện rằng thành phần của tiểu ban quản trị rủi ro và tiểu ban đãi ngộ quan hệ cùng chiều với rủi ro của doanh nghiệp và đến lượt rủi ro có quan hệ với hiệu suất của doanh nghiệp. Quan trọng hơn, thông tin bất cân xứng được giảm khi một giám đốc là thành viên của cả tiểu ban quản trị rủi ro và đãi ngộ. 1. GIỚI THIỆU Những vụ bê bối gần đây của các định chế tài chính trên toàn thế giới đã làm gia tăng đáng kể mối lo ngại của các nhà đầu tư đối với các nhà quản lý. Cho dù cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ rủi ro quá mức (excessive risk-taking) (Kashyap et al., 2008), hoặc do sự gia tăng mức độ rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt (Raber, 2003), thì cả hai nghiên cứu đều xác định rằng rủi ro là do việc cổ phần được phát hành rộng rãi, và làm nổi bật tầm quan trọng của một cơ cấu điều hành doanh nghiệp phù hợp để quản trị rủi ro. Do đó, trọng tâm của nghiên cứu này là xác định các yếu tố liên quan đến việc giám sát rủi ro trong lĩnh vực tài chính tại Úc. Ngành tài chính tại Úc là ngành công nghiệp lớn nhất dựa trên vốn hóa. Tính đến tháng 6 năm 2011, 288 công ty trong ngành tài chính của Úc có giá trị vốn hóa thị trường đạt 455.7 tỷ AUD. Ngành tài chính bao gồm các ngân hàng thương mại và đầu tư, các công ty quản lý tài sản, các công ty bảo hiểm, các quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT) và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. Ở Úc, các nhà sử dụng lao động trong tất cả các lĩnh vực thì bắt buộc phải đóng góp vào quỹ hưu trí cho người lao động. Điều này làm cho Úc có quỹ hưu trí lớn thứ 4 trên thế giới, tạo ra cơ hội lớn cho các ngân hàng, các công ty quản lý tài sản, lập kế hoạch tài chính và các công ty bảo hiểm. Do đó, các hoạt động điều hành của ngành này rất quan trọng đối với lợi ích kinh tế của Úc. Trang 1 Lý thuyết đại diện nói rằng khẩu vị rủi ro là khác nhau: bàng quan với rủi ro (do đa dạng) của các cổ đông, và sợ rủi ro của các nhà quản lý điều này đòi hỏi sự giám sát của hội đồng quản trị (Jensen and Meckling, 1976; Subramaniam et al., 2009). Do đó, nếu không có sự giám sát, các nhà quản lý sợ rủi ro có thể từ chối các dự án có mức sinh lợi cao hơn (tất nhiên là rủi ro cao hơn), các dự án này là sự hấp dẫn đối với các cổ đông những người chấp nhận mức rủi ro cao hơn để tìm kiếm mức sinh lợi cao. Quản trị việc chấp nhận rủi ro quá mức (Excessive managerial risk-taking) không được coi là vấn đề đối với các công ty phi tài chính vì sự thất bại của một công ty sẽ không ảnh hưởng đến danh mục đầu tư được đa dạng hóa của nhà đầu tư theo bất kỳ cách nào. Pathan (2009) cho thấy rằng các cổ đông của ngân hàng thích rủi ro rất cao do các vấn đề rủi ro đạo đức của hình thức trách nhiệm hữu hạn và chi trả phần lồi the associated convex pay-off (Jensen and Meckling, 1976). Tuy nhiên, Gordon (2011) cho rằng điều này có thể không phải là trường hợp trong lĩnh vực tài chính. Sự thất bại của một công ty quan trọng trong hệ thống tài chính làm tăng khả năng thất bại của các công ty tài chính khác do hiệu ứng cascading từ sự thu hẹp trong lĩnh vực tài chính như những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Do đó, quản trị để giám sát việc chấp nhận rủi ro quá mức là điều đặc biệt quan trọng trong ngành tài chính. Tiểu ban quản trị rủi ro và đãi ngộ chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát các hoạt động rủi ro liên quan của doanh nghiệp. Tiểu ban quản trị rủi ro hoặc tiểu ban đãi ngộ làm giảm việc chấp nhận rủi ro quá mức và khả năng thất bại của một doanh nghiệp quan trọng trong hệ thống tài chính điều này sẽ mang lại lợi ích cho đại đa số cổ đông. Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ giữa tiểu ban quản trị rủi ro (RC) và tiểu ban đãi ngộ (CC) với mức độ rủi ro và hiệu suất của các công ty tài chính. Chúng tôi đề nghị rằng đặc điểm nhất định của tiểu ban (kích thước, thành phần và chức năng) phản ánh động lực của tiểu ban và khả năng gia tăng rủi ro có mối quan hệ với lợi ích các cổ đông. Do đó, bài nghiên cứu dự đoán mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro và thành phần của RC và CC. Hơn nữa, chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp gia tăng rủi ro đòi hỏi RC và CC phải quản lý rủi ro và giám sát để đảm bảo mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro và hiệu suất. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các đặc điểm RC và CC có vai trò quan trọng đối với mức độ rủi ro của công ty. Sử dụng phân tích thành phần chủ yếu chúng tôi nhận thấy một số yếu tố cho các đặc tính của các tiểu ban và sử dụng beta như là đo lường rủi ro. Bài viết này cũng xem xét mối quan hệ giữa rủi ro và hiệu suất khi một người kiêm nhiệm trên cả hai tiểu ban (''kiêm nhiệm''). Nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro và hiệu suất khi các thành viên tiểu ban đồng thời phục vụ trên RC và Trang 1 CC. Kết quả này cho thấy các thông tin bất cân xứng thấp hơn khi giám đốc có trách nhiệm trong cả hai tiểu ban, họ có thể giám sát các mối liên hệ giữa nguy cơ rủi ro của công ty và tỷ lệ khuyến khích chấp nhận rủi ro ở sự đãi ngộ. Sau đó, các quyết định được thông tin nhiều hơn dẫn đến mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro và hiệu suất. Kết quả vẫn tồn tại khi kiểm soát các nội sinh. Bài nghiên cứu này đóng góp lý thuyết bằng nhiều cách. Theo hiểu biết của chúng tôi, không có nghiên cứu khác đã thực nghiệm kiểm tra liệu thành viên giám đốc của RC và CC có phối hợp giám sát mức độ rủi ro của công ty với rủi ro từ các điều kiện đãi ngộ. Tài liệu về thành viên kiêm nhiệm ở nhiều tiểu ban bị giới hạn lý thuyết và phân tích hạn chế (Chandar et al.,2012; Hoitash và Hoitash, 2009; Laux và Laux, 2009). Sự phối hợp giữa RC và CC góp phần làm giảm bất cân xứng thông tin từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất công ty. Trong khi một số nghiên cứu xác định rằng các tiểu ban của hội đồng quản trị cải thiện hiệu suất của công ty (ví dụ, Klein, 1998), có rất ít nghiên cứu về các tiểu ban trong công ty của Úc, và đặc biệt là tác động của chúng đến rủi ro và hiệu suất công ty. Không giống như ở Mỹ, việc thành lập một tiểu ban kiểm toán, đề cử và đãi ngộ được ủy thác, không có yêu cầu bắt buộc đối với thành lập các tiểu ban trong công ty của Úc . Thay vào đó, công ty có thể chọn không tuân thủ các khuyến nghị miễn là họ có thể biện minh cho việc không tuân thủ. Do đó, Úc cung cấp một môi trường thú vị để khám phá những chi phí và lợi ích của các tiểu ban trong hội đồng quản trị. Hơn nữa, các doanh nghiệp ngành tài chính (ngân hàng, công ty tài chính đa dạng, bảo hiểm và các quỹ tín thác đầu tư bất động sản) rõ ràng bị loại khỏi nghiên cứu trước đó do mức độ rủi ro cao hơn khi so sánh với các công ty khác (Wallace và Kreutzfeldt, 1991) hạn chế khả năng khái quát và chuyển đổi lại. Theo Australian Prudential Regulation Authority (APRA, 2009) đã thực hiện một khuôn khổ trong đó quy định các tổ chức tài chính (xem Phụ lục A). Prudential Tiêu chuẩn APS 510 phác thảo các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm yêu cầu cho các giám đốc liên quan đến quản lý rủi ro. Trong những năm gần đây, nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính đã bị chỉ trích rất nhiều khi trả các khoản tiền thưởng quá lớn đối với một số giám đốc điều hành và quản lý cấp cao ở thời điểm khi thế giới đang phải chịu những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, có thể là kết quả của việc thiếu trách nhiệm quản trị rủi ro của các tổ chức tài chính (Pathan, 2009). Nghiên cứu này góp phần vào lý thuyết như một nghiên cứu nhỏ về việc thực hiện đãi ngộ và quản lý rủi ro của ngành tài chính có liên quan với mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Việc thông qua RC và CC bởi công ty của Trang 1 Úc là tự nguyện, nó không phải là điều đáng ngạc nhiên khi cho rằng ảnh hưởng của các tiểu ban này đã không được khai thác đầy đủ. Bài viết được thực hiện như sau. Trong phần 2 chúng tôi xem xét các tài liệu có liên quan và trình bày một số giả thuyết. Phần 3 mô tả các phương pháp nghiên cứu và Phần 4 cung cấp các kết quả phân tích. Phần cuối cùng là tóm tắt và kết luận. 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Công ty tài chính là các tổ chức lớn, phức tạp liên quan đến việc phân quyền ra quyết định và trách nhiệm chấp nhận rủi ro. Do đó, rất khó để thiết kế các hệ thống nội bộ đảm bảo phân quyền ra quyết định và mục tiêu đại diện khác nhau (Devis, 1999). Mặc dù bất cân xứng thông tin có thể được tìm thấy trong tất cả các ngành, Andres và Vallelado (2008) cho rằng sự bất cân xứng thông tin trong lĩnh vực tài chính có thể mạnh hơn do sự phức tạp kinh doanh và đặc tính riêng của ngành. Ví dụ, sự bất cân xứng thông tin trong ngành ngân hàng là do các giao dịch phức tạp bao gồm: những khó khăn trong việc xác định chất lượng của các khoản vay, kỹ thuật tài chính không rõ ràng, báo cáo tài chính phức tạp, rủi ro đầu tư có thể dễ dàng chỉnh sửa hoặc bổng lộc dễ dàng hơn cho các nhà quản lý để có được (Levine, 2004). Trong khuôn khổ cạnh tranh hạn chế, quy định cường độ cao, và thông tin bất cân xứng cao hơn, các tiểu ban có cơ chế quan trọng để theo dõi hành vi của nhà quản lý và tư vấn về quản lý rủi ro, xác định chiến lược và thực hiện (Andres và Vallelado, 2008) Theo lý thuyết đại diện, Hội đồng quản trị được xem là một yếu tố quan trọng của quản trị doanh nghiệp dựa trên tiền đề rằng các đặc tính của các thành viên hội đồng quản trị quyết định khả năng của hội đồng quản trị để giám sát và kiểm soát các nhà quản lý, cung cấp thông tin và tư vấn cho các nhà quản lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành, và liên kết các công ty ở môi trường bên ngoài (Carter et al., 2010). Sau đó phần lớn các tài liệu hiện có tập trung vào điều tra đặc điểm của hội đồng quản trị như thành phần và quy mô của nó. Tuy nhiên, John và Senbet (1998) lập luận rằng cấu trúc quản trị nội bộ của tiểu ban có tầm quan trọng trong việc đo lường hiệu quả của tiểu ban. Hội đồng quản trị ủy quyền một số quyền lực của mình để tiểu ban cụ thể nào đó chịu trách nhiệm một lĩnh vực cụ thể, trong đó các thành viên tiểu ban có chuyên môn cao. Tại Úc, ASX CGC thiết lập những hướng dẫn liên quan đến thực hiện quản lý rủi ro trong các công ty niêm yết tại Úc, đặt trách nhiệm với Hội đồng quản trị (ASX CGC, 2007). Đặc biệt, các hướng dẫn này đề nghị rằng các công ty thành lập một tiểu ban đãi ngộ (CC) và Trang 1 quản trị rủi ro (RC) như một phương tiện cải thiện quản trị doanh nghiệp, và đặc biệt, quản lý rủi ro. Các tiểu ban được thành lập để hỗ trợ hội đồng quản trị thực hiện vai trò của mình, đặc biệt là với những trách nhiệm gia tăng và áp lực đặt lên hội đồng quản trị. Tiểu ban đãi ngộ và quản trị rủi ro là cơ chế quản trị doanh nghiệp quan trọng bảo vệ lợi ích của cổ đông bằng cách cung cấp sự giám sát độc lập của hoạt động hội đồng quản trị khác nhau (Harrison, 1987). Harrison(1987) cho thấy một tiểu ban giúp giám đốc chú ý đến trách nhiệm cụ thể của các khu vực, mang tính hợp pháp và trách nhiệm giải trình cho các tập đoàn và cũng cải thiện sự tham gia của nhà quản lý trong cuộc họp hội đồng và tiểu ban. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các tiểu ban riêng biệt có ảnh hưởng nhiều hơn đối với hoạt động doanh nghiệp (Klein, 1998), chiến lược công ty (Vance, 1983) và làm giảm được vấn đề đại diện (Davidson et al., 1998) hơn là toàn bộ hội đồng quản trị. Do đó, các tiểu ban rất quan trọng trong các công ty có mức chi phí đại diện cao, ví dụ, rủi ro cao, đòn bẩy, phức tạp và quy mô lớn. Hơn nữa, lý thuyết đại diện cho thấy các đặc điểm như sự độc lập của các tiểu ban và sự độc lập của trưởng ban là yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến hiệu quả tiểu ban (Bradbury, 1990; Carson, 2002). 2.1. Giám sát rủi ro trong lĩnh vực tài chính: Tiểu ban quản trị rủi ro và tiểu ban đãi ngộ Tiểu ban quản trị rủi ro theo dõi mức độ rủi ro của công ty với mong muốn tối đa hóa lợi nhuận. Các RC cố vấn cho nhà điều hành quản lý công ty về những rủi ro hiện tại và chiến lược rủi ro trong tương lai (Walker, 2009). Tiểu ban đãi ngộ giám sát lệ tỷ thù lao được thiết kế để thu hút và giữ chân người lao động. Mức đãi ngộ cũng được thiết kế để cung cấp động cơ cho các nhà quản lý rủi rovới giả định mức nguy cơ rủi ro mà các cổ đông trung lập sẽ chịu đựng được. Một thách thức lớn cho công ty quản lý rủi ro thiết kế hợp đồng đãi ngộ để thúc đẩy các nhà quản lý hành động phù hợp với sở thích rủi ro của các cổ đông trong khi duy trì một mức độ rủi ro thích hợp cho công ty (Murphy, 2000). Theo lý thuyết tín hiệu (Certo, 2003) tổ chức tiết lộ những thông lệ quản trị công ty tốt, chẳng hạn như hình thành tiểu ban để tạo ra một hình ảnh thuận lợi trên thị trường. Điều này, đến lượt mình, giảm thiểu bất kỳ sự giảm giá trị tiềm năng công ty bởi các nhà đầu tư hoặc tối đa hóa tiềm năng nâng cao giá trị công ty. Tuy nhiên, Menon và Williams (1994) lập luận rằng trong nhiều trường hợp tiểu ban có thể được thành lập để quảng bá hình ảnh quản trị doanh nghiệp tốt mà không phục vụ bất kỳ mục đích nào hữu ích cho các tổ chức. Do đó, năng lực (không phải chỉ đơn thuần là sự tồn tại) của Trang 1 các tiểu ban rất quan trọng đến các thành công của công ty (Akhigbe và Martin, 2006). Sự hiểu biết cụ thể của các trưởng ban về sự phức tạp của ngành tài chính cho phép họ giám sát và tư vấn về lĩnh vực mà mình phụ trách. Nghiên cứu này khảo sát hiệu quả quản trị của RC và CC dựa trên bốn đặc điểm đã được xác định bởi Xie et al. (2003) là góp phần kiểm soát hiệu quả của tiểu ban. Đầu tiên, để thực hiện vai trò giám sát, các tiểu ban cần phải độc lập với quản lý công ty. Các ASX CGC khuyên rằng tiểu ban đãi ngộ nên gồm phần lớn giám đốc độc lập (ASX CGC, 2007, p. 35). Khuyến nghị này phản ánh quan điểm lý thuyết đại diện rằng giám đốc độc lập đại diện nhiều hơn các cổ đông và do đó sẽ góp phần tốt hơn vào giám sát quản lý độc lập (Fama và Jensen, 1983; Jensen và Meckling, 1976; Pincus et al., 1989). Thứ hai, RC và CC cần phải bao gồm các thành viên có chuyên môn trong kinh doanh. Giám sát bởi RC và CC đòi hỏi các thành viên tiểu ban cần phải có chuyên môn, phán đoán và hoài nghi nghề nghiệp đến quá trình giám sát (Raber, 2003). Một sự đo lường xa hơn về chuyên gia có thể là thời gian phục vụ (nhiệm kỳ). Chúng tôi cho rằng khả năng của các giám đốc giám sát rủi ro liên quan đến thời gian phục vụ trong hội đồng quản trị hoặc trong ngành tài chính. Thứ ba, RC và CC nên thường xuyên trao đổi với nhau để đảm bảo rằng các vấn đề liên quan được xem xét một cách kịp thời và hiệu quả. Tiểu ban là phần mở rộng của Hội đồng quản trị; do đó, các giám đốc thường xuyên thiếu thời gian thực hiện nhiệm vụ của mình (Lipton và Lorsch, 1992). Hơn nữa các cuộc họp thường xuyên cho phép các vấn đề tiềm năng được xác định, thảo luận và phòng tránh. Do đó, các cuộc họp thường xuyên có khả năng dẫn đến giám sát tốt hơn các rủi ro. Cuối cùng, quy mô của các ban đãi ngộ và rủi ro cho là có thể có một tác động đến chức năng giám sát của họ. Sự giám sát của tiểu ban rủi ro hoặc đãi ngộ (đo bằng quy mô tiểu ban, tính độc lập, kinh nghiệm và hoạt động) mong đợi sẽ làm giảm hành vi rủi ro bất lợi của các nhà quản lý. Pathan (2009) cho thấy rằng sự giám sát mạnh mẽ hội động quản trị có quan hệ cùng chiều với rủi ro ngân hàng dựa trên quan điểm rằng các cổ đông ngân hàng có động cơ cho các hoạt động rủi ro hơn và thấy rằng các hội đồng quản trị ngân hàng nhỏ cùng chiều với nhiều rủi ro. Biến điều hành (hội đồng quản trị độc lập và sự bảo vệ cổ đông) có quan hệ ngược chiều với rủi ro, cho thấy rằng giám sát nghiêm ngặt hơn sẽ làm giảm rủi ro ngân hàng. Khi vai trò của RC là giám sát mức độ rủi ro công ty chúng tôi hy vọng rằng một RC hiệu quả được xác định bởi các thành phần của RC, được kết hợp với việc duy trì Trang 1 mức độ rủi ro tương xứng với rủi ro của công ty. Nói cách khác, chúng ta không mong đợi một sự tương quan cùng chiều giữa các thành phần RC và rủi ro công ty. Ngược lại, lý thuyết đại diện suy luận rằng vai trò của các CC là thiết kế hợp đồng đãi ngộ để các nhà quản lý sợ rủi ro khi thực hiện tất cả các dự án rủi ro đại diện cho các lợi ích của cổ đông. Do đó, sẽ có một tương quan cùng chiều giữa các đặc điểm CC và rủi ro công ty bởi vì nghiên cứu cho thấy rằng các cổ đông thích rủi ro hơn (Jensen và Meckling, 1976; Pathan, 2009). Tuy nhiên, điều này không đề nghị rằng các cổ đông thích '' quá '' rủi ro; điều này được thảo luận trong các phần sau. Các thảo luận trước dẫn đến các giả thuyết sau đây: H 1a : Thành phần của tiểu ban đãi ngộ tương quan cùng chiều với mức độ rủi ro của các công ty tài chính. H 1b . Thành phần của tiểu ban quản trị rủi ro tương quan ngược chiều với mức độ rủi ro của các công ty tài chính. 2.2. Sự kiêm nhiệm của thành viên Trong khi Bradbury (1990: 22) cho rằng tiểu ban kiểm toán làm giảm sự bất cân xứng thông tin giữa người bên trong và bên ngoài của công ty, Reeb và Upadhyay (2010) cho thấy rằng tách các giám đốc thành các tiểu ban chuyên trách có thể tạo bất cân xứng thông tin giữa các giám đốc. Tương tự như các chi phí của việc phân cấp tổ chức, hình thành hội đồng quản trị tiểu ban có thể dẫn đến các quyết định tối ưu bởi hội đồng quản trị như là thành viên của tiểu ban tập trung vào chịu trách nhiệm khu vực cụ thể thay vì tập trung vào các mục tiêu tổng thể của quyết định hội đồng quản trị. Do đó, các chi phí của hội đồng quản trị các tiểu ban là vấn đề phối hợp và giao tiếp. Trong nghiên cứu này thừa nhận giải pháp tiềm năng cho vấn đề này là đảm bảo giám đốc gắn bó lẫn nhau ở các tiểu ban có thể có một số tác động với nhau. Ví dụ, một trong những vai trò của tiểu ban rủi ro là xác định mức độ thích hợp của rủi ro công ty trong khi tiểu ban đãi ngộ có thể thiết kế các phần đãi ngộ với mục đích gia tăng các nhà quản lý rủi ro. Do đó, nó có vẻ có những tiểu ban nên phối hợp và giao tiếp khi đưa ra quyết định. Các tiểu ban thường làm việc độc lập để đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, có những trường hợp tiểu ban khác nhau được điều hành bởi một nhóm chung của các thành viên (Laux và Laux, 2009). Trong những trường hợp này, Laux và Laux (2009) cho thấy một mối liên hệ giữa các thành viên làm việc trên cả hai tiểu ban đãi ngộ, kiểm toán và điều hành cấu trúc. Cụ thể, các mô hình phát triển bởi Laux và Laux (2009) cho thấy rằng tách các chức năng các thành viên tiểu ban kiểm toán và đãi ngộ Trang 1 nên dẫn đến một tỷ lệ đãi ngộ cao hơn sau đó làm gia tăng vai trò giám sát của tiểu ban kiểm toán trong quá trình báo cáo tài chính. Bởi vì khi các thành viên tiểu ban đãi ngộ cũng làm việc trong tiểu ban kiểm toán, họ thích làm giảm động cơ CEO thao túng thu nhập bằng cách hạ thấp động cơ trả lương dẫn đến giảm mức độ giám sát. Hoitash và Hoitash (2009) kiểm định thực nghiệm giả thuyết này và tìm thấy một mức độ cao hơn của các thành viên tiểu ban kép được liên kết với một tỷ lệ của đãi ngộ CEO. Tương tự như vậy, nghiên cứu này xem xét sự phối hợp của các tiểu ban giám sát (RC và CC) là quan trọng. Lý thuyết đại diện dự báo các nhà quản lý người nhận được đãi ngộ dựa trên hiệu quả công ty có nhiều khả năng đảm nhận tất cả các dự án có NPV dương mà không quá quan tâm về các rủi ro liên quan. Nếu việc thiết kế của gói đãi ngộ giảm hành vi cá nhân, do đó hiệu quả CC làm cho rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, chính sách đãi ngộ có thể động viên quản lý rủi ro quá mức hơn là đầu tư nguồn công ty vào rủi ro trung tính (Miller et al., 2002). Lý thuyết định giá tài sản cho thấy rằng không có mức độ rủi ro quá nhiều cho các cổ đông đa dạng trong các công ty phi tài chính do sự thất bại của một công ty không ảnh hưởng xấu đến danh mục đầu tư đa dạng của họ. Tuy nhiên, Gordon (2011, p. 5) cho rằng các cổ đông trong lĩnh vực tài chính thích ít rủi ro khi sự thất bại của một công ty tài chính quan trọng hệ thống sẽ làm giảm giá trị của danh mục đầu tư là cổ đông đa dạng từ sự gia tăng phần bù rủi ro mang tính hệ thống. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng thay vì nhìn vào quản lý rủi ro từ góc độ ngầm định, các doanh nghiệp mà có một cái nhìn toàn diện quản lý rủi ro sẽ cải thiện hiệu quả công ty (Gordon et al., 2009). Do đó, sự giao tiếp và phối hợp giữa RC và CC là quan trọng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính và các giám đốc với nhiều thành viên có khả năng hành động thận trọng hơn để tránh rủi ro quá mức và các mối đe dọa của sự thất bại công ty. Vì vậy, khi thiết lập các chính sách chi trả ưu đãi tiểu ban đãi ngộ phải xem xét xem chính sách của họ có phù hợp với khẩu vị rủi ro của công ty. Giám sát thành công đòi hỏi phải có thông tin liên lạc với các thành viên trong nội bộ và giữa các tiểu ban (Raber, 2003). Là giám đốc có kiến thức chuyên môn làm việc cho các tiểu ban , được mong đợi rằng khi các giám đốc làm việc trên cả hai tiểu ban sẽ cho kết quả giám sát tốt hơn về thiết lập gói đãi ngộ và quản lý rủi ro quá mức. Giả thuyết thứ hai là: H 2 . Việc kiêm nhiệm của trưởng ban ở cả 2 tiểu ban có tương quan ngược chiều với rủi ro. Trang 1 [...]... của tiểu ban về rủi ro quá mức cuối cùng sẽ dẫn đến giảm mức độ rủi ro và một liên kết cùng chiều giữa rủi ro và hiệu suất Đơn giản, chúng tôi hy vọng rằng có một mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro và hiệu suất phụ thuộc vào thành phần của tiểu ban đãi ngộ và rủi ro Điều này dẫn đến giả thuyết thứ ba H3a Một mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro và hiệu suất phụ thuộc vào thành phần của các tiểu ban quản. .. rằng điều quan trọng là phải có các tiểu ban đãi ngộ và rủi ro với các thành viên là những người độc lập đối với quản lý, có kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, có trình độ chuyên môn và đáp ứng thường xuyên Quan trọng hơn, nghiên cứu này cho thấy rằng khi các thành viên tiểu ban phục vụ trên cả hai tiểu ban rủi ro và tiểu ban đãi ngộ mức độ rủi ro của doanh nghiệp được theo dõi chặt chẽ hơn và rủi ro. .. phối hợp và giao tiếp được giảm bớt khi trách nhiệm của các thành viên tiểu ban lớn hơn nhiệm vụ Nghiên cứu trong tương lai có thể điều tra phát hiện này hơn nữa bằng cách phỏng vấn các thành viên của tiểu ban rủi ro và đãi ngộ Trang 1 Đây là nghiên cứu đầu tiên để kiểm tra mối quan hệ giữa các sự kiểm soát của công ty quản lý (ví dụ, Tiểu ban đãi ngộ và Tiểu ban rủi ro) và quản lý rủi ro trong các... và động cơ (CC) nhằm thay đổi các rủi ro và định hướng nỗ lực của các đại diện Các doanh nghiệp tìm cách giải quyết vấn đề này bằng cách cơ cấu hội đồng quản trị của (và các tiểu ban) để đảm bảo hành vi giám sát đầy đủ quản lý và hạn chế rủi ro quá mức Hiệu quả của RC và CC trong việc giám sát và xác định các rủi ro quá mức phụ thuộc vào thành phần và quy mô của RC và CC để hoạt động tốt hơn Tiểu ban. .. lường rủi ro của Trung tâm nghiên cứu tài chính (CRIF) của Trường Kinh doanh, đại học New South Wales Việc xác định các đặc điểm của chúng tôi về tiểu ban quản trị rủi ro và tiểu ban đãi ngộ là phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Subramaniam et al., 2009; Yatim, 2010) Mẫu dữ liệu sau đó được chia vào thành các mẫu con theo tiểu ban bản trị rủi ro và tiểu ban đãi ngộ Có 236 quan sát (126 công ty) cho tiểu. .. tiểu ban quản trị rủi ro, 337 quan sát (156 công ty) cho tiểu ban đãi ngộ, và 185 quan sát (96 công ty) cho cả tiểu ban quản trị rủi ro và đãi ngộ 3.2 Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu này có 2 biến phụ thuộc: rủi ro (BETA) và hiệu suất công ty (LNEPS) Thước đo chủ yếu của chúng tôi về rủi ro là beta Beta là hệ số hồi quy thể hiện độ dốc từ mô hình hồi quy tuyến tính đơn giản của tỷ suất sinh lợi của vốn... Tiểu ban đãi ngộ và quản trị rủi ro đề nghị đặc điểm quản trị dẫn đến thiết kế hợp đồng đãi ngộ và giám sát rủi ro tốt hơn có thể tạo động lực cho các nhà quản lý đưa ra quyết định tốt hơn, dẫn đến hoạt động công ty tốt hơn Thành viên tiểu ban cũng được thúc đẩy để làm việc tốt hơn khi giá trị của họ trong thị trường vốn con người phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động của các công ty (Harrison và Harrell,... tiên của chúng tôi là để xác định các đặc trưng của các công ty tài chính có những tiểu ban này Kết quả đuợc báo cáo trong Bảng 3b từ hồi quy probit cho thấy một mối liên hệ cùng chiều giữa sự tồn tại của các ban (RC và CC) và quy mô của công ty, quy mô của tiểu ban và mức độ rủi ro (BETA) Kết quả này cho thấy rằng các công ty có nhiều rủi ro vốn thiết lập các ban này để giám sát và quản lý rủi ro chặt... quả trong Bảng 7 hiển thị một mối liên quan đáng kể và cùng chiều giữa các đặc điểm ban (COMFAC (RC) và COMFAC (CC)) và hiệu suất (B = 0,052; z = 2,41 và B = 0,042; z = 4,31 tương ứng) Kết quả này cho thấy hiệu suất hoạt động công ty tăng khi ban quản trị rủi ro và ban đãi ngộ bao gồm các thành viên độc lập quản lý, có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp và hội đồng quản trị, trình độ chuyên môn và được... pháp bổ sung mà kiểm soát rủi ro quá mức Khi có giám đốc có trách nhiệm trong cả 2 ban họ có thể giám sát các mối liên hệ giữa các mức độ rủi ro của công ty và các biện pháp khuyến khích chấp nhận rủi ro của các khoản đãi ngộ Kết quả này cũng ngụ ý rằng mặc dù tách các ban có thể giúp cá nhân các ban để tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể, hợp tác giữa ban đãi ngộ và ban rủi ro này là thuận lợi cho các . 1 ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO: VAI TRÒ CỦA TIỂU BAN QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ TIỂU BAN ĐÃI NGỘ Ngoc Bich Tao, Marion Hutchinson TÓM TẮT Bài viết này xem xét vai trò của tiểu ban quản trị. tài chính. Tiểu ban quản trị rủi ro và đãi ngộ chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát các hoạt động rủi ro liên quan của doanh nghiệp. Tiểu ban quản trị rủi ro hoặc tiểu ban đãi ngộ làm giảm. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC   ĐỀ TÀI SỐ 2: ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO: VAI TRÒ CỦA TIỂU BAN QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ TIỂU BAN

Ngày đăng: 14/07/2015, 14:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÓM TẮT

  • 1. GIỚI THIỆU

  • 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

    • 2.1. Giám sát rủi ro trong lĩnh vực tài chính: Tiểu ban quản trị rủi ro và tiểu ban đãi ngộ

    • 2.2. Sự kiêm nhiệm của thành viên

    • 2.3 Rủi ro và hiệu suất công ty

    • 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • 3.1. Chọn mẫu

      • 3.2. Mô hình nghiên cứu

        • 3.2.1. Biến độc lập

        • 3.2.2. Biến kiểm soát

        • 3.3. Phương pháp nghiên cứu:

        • 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

          • 4.1. Phân tích các nhân tố phổ biến cho hiệu quả ban

          • 4.2. Kết quả hồi quy GLS

          • 4.3. Hồi quy 2 giai đoạn

          • 4.4. Robustness testing

          • 5. TỔNG KẾT

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan