1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP pot

18 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 323,1 KB

Nội dung

GIỚI THIỆU: NHỮNG RỦI RO MÀ DOANH NGHIỆP PHẢI ĐỐI MẶT Chúng ta biết rằng luôn luôn có khoảng cách giữa lý luận về quản trị rủi ro so với thực tế thực hiện trong các công ty đại chúng hiệ

Trang 1

Tiểu luận

QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP

Trang 2

I GIỚI THIỆU: NHỮNG RỦI RO MÀ DOANH NGHIỆP PHẢI ĐỐI MẶT

Chúng ta biết rằng luôn luôn có khoảng cách giữa lý luận về quản trị rủi ro so với thực tế thực hiện trong các công ty đại chúng hiện nay Cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ được quản lý (hoặc giám sát) bởi ban giám đốc Người quản trị không phải là một thiên tài mà cũng chỉ là

một con người bình thường Chưa có công ty đại chúng có thể đối mặt tốt với vô số rủi ro

trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: từ những rủi ro tài chính phức tạp đến kiểm soát chất lượng của các nguyên liệu được sản xuất tại Trung Quốc Nếu ban điều hành không thể hiểu và kiểm soát tốt các rủi ro mà công ty đại chúng phải đối mặt, thì các rủi ro này có thể không được công bố đến các nhà đầu tư và ảnh hưởng đến việc phân bổ vốn đầu tư

Gần đây, luật liên bang đã yêu cầu các công ty đại chúng phải được quản lý bởi bộ phận kiểm toán Theo Đạo luật Sarbanes-Oxley của 2002 (SOX), kiểm toán độc lập phải gửi báo cáo đã được kiểm toán tới ban kiểm soát – bao gồm những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính Những yêu cầu này đòi hỏi phải giới hạn kiểm soát của các CEO đối với bộ phận kiểm toán và đảm bảo ban kiểm soát bao gồm những thành viên có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực tài chính Tuy nhiên, chỉ một bộ phận kiểm toán thì không nhận định hết tất cả các rủi ro mà công

ty đại chúng đang đối mặt

Trong bài này sẽ xem xét quản trị rủi ro toàn doanh nghiệp và điều hành doanh nghiệp Bài này đưa ra kết luận rằng quản trị rủi ro toàn doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động của công ty cũng như khả năng trên thị trường vốn để ứng phó với các rủi ro nhưng khung pháp lý hiện tại không tạo điều kiện cho quá trình này Bài viết này đề xuất nên công bố những thông tin liên quan đến quản lý rủi ro vì nó khuyến khích sự minh bạch trong quản lý ở các công ty đại chúng

Ngày nay, các công ty đại chúng thường thất bại trong xác định và quản lý các rủi ro Ví

dụ, cuối năm 2007, một cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực thế chấp dưới chuẩn phát sinh từ một trong những "tính toán sai lầm tồi tệ nhất trong lịch sử của quản lý rủi ro" Trong thực tế,

hệ thống quản lý rủi ro yếu kém có nguy cơ đe dọa kinh tế vĩ mô và dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính Trong lịch sử, quản trị rủi ro trong các công ty đại chúng ở Mỹ không phải lúc nào cũng hoạt động tốt Có thể minh chứng ở trường hợp đưới đây

Trang 3

Cuộc chiến của Pennzoil và Texaco là một minh chứng điển hình cho nguy cơ của các cuộc tranh chấp Vào 3/1/1984, ban điều hành Công ty Getty Oil (cùng với các đơn vị trực thuộc) đã thống nhất bằng miệng là cho phép bán Getty cho Pennzoil Sau đó Texaco gây cản trở thỏa thuận này bằng cách trả giá cao hơn Penzoil đã kiện Texaco ra tòa và phải bồi thường một khoản tiền là 11 tỷ USD cho Penzoil, đây là vụ tranh chấp dân sự lớn nhất từ trước đến giờ Cuối cùng Tecxaco tuyên bố phá sản và mắc nợ 3 tỷ USD Có thể thấy rằng ban điều hành của Texaco đã không hiểu được rủi ro khi theo đuổi Getty và cũng như thất bại trong những cuộc tranh chấp với chính Penzoil Báo cáo kiểm toán giúp được rất ít trong việc này, bởi vì phần lớn vụ kiện tụng không được thể hiện trong báo cáo kiểm toán cũng như không được hỗ trợ bởi các chuyên gia pháp lý mà điều này lại rất có ý nghĩa với Ban điều hành

B Quản lý kém nguồn nhân lực

Việc quản lý kém nguồn nhân lực cũng đem đến nhiều rủi ro cho doanh nghiệp Ví dụ điển hình là Công ty Texaco Oil (và các cổ đông) trong suốt thời gian mà chủ nghĩa phân biệt chủng tộc bên trong Texaco được đưa ra ánh sáng Cơn ác mộng về nguồn nhân lực tại Texaco

đã bắt đầu từ năm 1994, khi mà những công nhân Mỹ gốc Phi tiến hành một vụ kiện chống lại công ty, cáo buộc phân biệt chủng tộc Hành vi phân biệt đối xử của Texaco bị phát hiện trong năm 1996, khi mà một nhà điều hành cấp cao đưa ra những cuốn băng ghi âm cho thấy có sự

sự thù địch về chủng tộc tồn tại trong doanh nghiệp Khi các cáo buộc về hành vi sai trái của Texaco nổi lên, các cổ đông công ty thực sự bị choáng váng, làm giá thị trường của công ty giảm gần 1 tỷ đola Các báo cáo sau đó chứng minh rằng các cuốn băng không phải là trường hợp duy nhất về vấn đề chủng tộc mà còn rất nhiều thứ khác gọi là văn hoá Texaco Trong năm 1997, Texaco đã trả 176 tỷ đôla, số tiền thanh toán được xem là lớn nhất liên quan đến các vấn đề phân biệt chủng tộc vào thời điểm đó, để giải quyết các khiếu nại của hơn 1300 công nhân người Mỹ gốc Phi Tình trạng của Texaco cũng trở nên tồi tệ khi bị xã hội lên án gay gắt, nhà đầu tư rút lui và bị người tiêu dùng tẩy chay Đây chắc chắn là một bằng chứng cho thấy sự sai lầm của hội đồng quản trị khi không kiểm soát được nạn phân biệt chủng tộc trong doanh nghiệp

C Không có hệ thống kiểm soát nội bộ

Trường hợp điển hình của việc quản lý yếu kém, đó là Ngân hàng Barings bị thiệt hại do phải gánh chịu các tổn thất do một nhà giao dịch lừa đảo Lỗ hổng trong quản lý rủi ro của Ngân hàng Barings trong hoạt động kinh doanh của mình tại Singapore từ giữa các năm

1993-1995, khi ngân hàng cho phép các cá nhân kinh doanh, Nick Leeson, có thể phát sinh những khoản lỗ lớn nhưng lại không có sự giám sát hiệu quả Lesson cùng lúc đảm nhận 2 vai trò,

Trang 4

vừa thực hiện giao dịch vừa giám sát chính hoạt động của mình Và vì thế, về cơ bản Leeson

tự giám sát chính mình

Do không có sự giám sát, Leeson có thể báo cáo các khoản lỗ thành những khoản lãi tới chi nhánh Barings tại Luân Đôn Đặc biệt, Leeson sửa số tài khoản, được biết đến với tài khoản 88888 “năm số tám” để ngăn chặn Luân Đôn nhận được các báo cáo khoản lỗ Năm

1994, Leeson bắt đầu thực hiện kinh doanh hợp đồng tương lai và quyền chọn trên thị trường chứng khoán Nikkei Sau hai năm thua lỗ lớn, các kiểm toán viên của ngân hàng đã phát hiện

ra sự sai lệch trên sổ sách từ đó dẫn đến phát hiện ra các hoạt động kinh doanh của Lesson Tổng số thua lỗ của Nick Leeson lên đến trên 1.3 tỷ đôla Ngân hàng Barings bị sụp đổ ngày

26 tháng 2, 1995

Gần đây, một nhà giao dịch lừa đảo đã lạm dụng gây ra khoản thiệt hại đến 7.2 tỷ đôla cho một Ngân hàng lớn tại Pháp, điều này cho thấy rằng quản lý rủi ro trong lĩnh vực này đã hầu như không được cải thiện Bản thân từ bài học của Leeson đã cho thấy vấn đề cốt lõi là thường tập trung quá nhiều vào "lợi nhuận” trước mắt mà không quan tâm đến việc quản trị rủi

ro

D Gian lận trong kế toán và quản trị doanh nghiệp yếu kém

Tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp và nguy cơ gian lận trong kế toán đã được thể hiện qua bài học sự sụp đổ bất ngờ của Enron trong năm 2001 Enron tập trung quá mức vào giá cổ phiếu của mình Chiến lược của tổng giám đốc điều hành Kenneth Lay và Jeffrey Skilling tiếp tục thâm nhập thị trường mới và thành lập các công ty con để thổi phồng giá trị công ty cũng như cổ phiếu Enron sử dụng các tài khoản ngoài bảng để che giấu các khoản lỗ

và kéo lãi về công ty mẹ CFO của Enron nhận được hàng chục triệu đôla chỉ trong vài năm từ việc vận dụng "mục đích riêng theo hướng có lợi cho đơn vị" Các gian lận kế toán tại Enron dẫn đến việc sụp đỗ của Arthur Andersen, công ty vừa tiến hành kiểm toán vừa tư vấn hệ thống kế toán cho Enron

Sự sụp đổ của Enron kéo theo một loạt các vụ bê bối khác trong năm 2002 như: Bristol-Myers Squibb, Qwest, Xerox, WorldCom, and Global Crossing… Các vụ bê bối này nêu bật những thiếu sót nghiêm trọng trong quản trị doanh nghiệp Quốc hội Mỹ sớm thông qua Đạo

luật Sarbanes-Oxley năm 2002 trong nỗ lực cải cách chức năng kiểm toán của các công ty đại

chúng nói riêng và cải cách việc quản trị doanh nghiệp nói chung

Mỗi một vụ kiện trong tổng số các sự kiện trên cùng nêu ra một câu hỏi: Cách thức thích hợp nào cho việc quản lý rủi ro tiềm năng một cách toàn diện nhất trong môi trường kinh doanh?

Trang 5

II SỰ XUẤT HIỆN CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO

A Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của quản trị rủi ro doanh nghiệp

Để xem xét sự xuất hiện của quản trị rủi ro ("ERM"), trước hết cần thảo luận về khái niệm rủi ro và để đưa ra biện pháp quản lý rủi ro Từ “rủi ro” trong tiếng Anh có nguồn gốc từ

“risicare” trong tiếng Ý có nghĩa là “sự thách thức” Vào thời cổ đại, chữ rủi ro trong tiếng

Hán gồm 2 từ ghép lại: chữ thứ nhất là chữ nguy (danger, nguy hiểm) và chữ thứ hai là “cơ” nghĩa là cơ hội Hai ký hiệu này ngụ ý cho thấy rủi ro là sự kết hợp giữa nguy hiểm và cơ hội Kiểm soát rủi ro, hoặc một từ thông dụng hơn là “quản trị rủi ro” là một khái niệm đã có

từ hàng ngàn năm trước, dùng để nói về nhận diện rủi ro, kiểm soát rủi ro ở mức có thể, và cân nhắc những hậu quả nếu không thể kiểm soát được nó Ví dụ, đã có bằng chứng cho thấy rằng quản trị rủi ro bằng cách sử dụng giao dịch hàng hóa tương lai đã có ở Ấn độ từ những năm

2000 trước công nguyên Nguyên tắc cơ bản của thị trường tập trung là để quản lý những rủi

ro đã có từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại Bắt đầu từ những năm 1100s, những người buôn bán

thời Trung cổ đã biết ký kết hợp đồng giao dịch tương lai, được gọi là “thư đảm bảo” thể hiện

sự giao ước mua bán trong tương lai Cùng với sự rộng lớn của Đế chế La mã, trung tâm giao dịch, được gọi là fora vendalia, được xem là nơi mua bán của toàn bộ đế chế Lịch sử cho thấy rằng, hợp đồng tương lai xuất hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào những năm 1600, những quý tộc thời phong kiến ở Nhật Bản gọi những hợp đồng này là cho-ai-mai (ghi sổ giao dịch gạo) để kiểm soát biến động về giá gạo để đề phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra như thời tiết hay chiến tranh Trong những năm 1600, thị trường tương lai chính thức xuất hiện ở Châu Âu Lịch sử của phương pháp quản lý rủi ro hiện đại bằng cách sử dụng công cụ tương lai bắt đầu xuất hiện ở miền Trung Tây Hoa Kỳ vào đầu những năm 1800 trong kinh doanh những loại hạt (ngũ cốc) Lịch sử quản lý rủi ro giá cả của mặt hàng nông sản được liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của trung tâm thương mại ở Chicago, một thành phố chiến lược nằm tại căn

cứ của Great Lakes và gần các cánh đồng của miền Trung Tây Sự thuận lợi trong quan hệ cung cầu, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa đã tạo nên sự phát triển thị trường tương lai ở Chicago

Vào những năm 1950, sự phát triển vượt bậc của toán học làm cho việc định lượng rủi ro tài chính cũng phát triển theo, bắt đầu với lý thuyết trung bình – phương sai của Markowitz về lựa chọn danh mục đầu tư Lý thuyết của Markowitz đã cung cấp một khuôn khổ để lựa chọn danh mục đầu tư và lượng hóa các rủi ro về thương mại Dựa trên lý thuyết của Markowitz, William Sharpe và John Lintner và xây dựng nên mô hình định giá tài sản (CAPM), là mô hình dùng để đo lường rủi ro chứng khoán Vào năm 1973, Fisher Black và Myron Scholes cho xuất bản về giá quyền chọn, nó nhanh chóng trở thành lý thuyết phát triển có ảnh hưởng

Trang 6

nhất đến thực tiễn, vào năm 1977, Scholes, kết hợp với Robert Merton, cùng nhận được giải Nobel Kinh tế Các nghiên cứu này đã cung cấp phương pháp định lượng rủi ro mang tính cách mạng trong lĩnh vực tài chính và kinh tế Phương pháp định lượng rủi ro chưa từng có trước đây

Trước năm 1970, lãi suất và tỷ giá hối đoái tương đối ổn định và lạm phát chưa được quan tâm nhiều Tất cả những điều này đã thay đổi kể từ năm 1971, với sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods, cố định giá trị tương đối của những tỷ giá lớn vào đồng dollar Mỹ Tỷ giá tăng lên đáng kể từ khi chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi Hơn nữa, cùng với tỷ lệ lạm phát cao từ cuối năm 1960 đến đầu những năm 1980, đã tạo ra rủi ro lãi suất đáng kể Trong những năm

1970, giá dầu trở thành một nhân tố chính khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) hạn chế sản xuất để tăng giá Rủi ro tài chính nổi lên nhanh chóng như một mối quan tâm hàng đầu trong quản lý rủi ro Nhu cầu về các công cụ quản lý rủi ro và các công thức toán học để cung cấp công thức tính cũng vì thế mà tăng theo Thế giới chứng kiến sự đổi mới nhanh chóng và sự tiến hóa trong sự hiểu biết và quản lý rủi ro tài chính Trong vòng một vài năm, các tổ chức và các doanh nghiệp đã tận dụng những công cụ này và từ “công cụ phái sinh” trở thành một thuật ngữ phổ biến

Trong những năm 1990, quản lý rủi ro doanh nghiệp hay còn gọi là ERM, lần đầu tiên xuất hiện như là một phương pháp tiếp cận mới, nhận biết để quản lý rủi ro Theo tác giả, ERM là một sự phát triển tự nhiên, là đại diện cho một phương pháp tiên tiến và tinh vi hơn để quản lý rủi ro Một số nguồn tin đã nói đến ERM như một mô hình quản lý rủi ro mới

B Thực trạng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp

Hiện nay, nhiều tổ chức vẫn tiếp tục giải quyết rủi ro theo “cơ chế đóng”, với sự quản lý rủi ro trong bảo hiểm, rủi ro ngoại hối, rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và rủi ro hàng hóa, đều được quản hạn hẹp và rời rạc Theo ERM, các rủi ro trong từng bộ phận phải được xem là một phần của sự kết hợp, chiến lược và hệ thống Khi quản lý rủi ro kết hợp với sự giám sát chặt chẽ, thì tất cả các nhân viên đều được khuyến khích nhận định ERM để quản lý rủi ro như là một phần không thể tách rời và giúp cho các công việc của họ được tiến hành liên tục Hình 1

đã minh họa sự khác biệt giữa hai mô hình

Trang 7

HÌNH 1: Mô hình quản lý rủi ro cũ và mới

Mô hình cũ

- Rời rạc: Bộ phận quản lý rủi ro độc

lập

- Không dự tính trước được: Quản

lý rủi ro được thực hiện khi đã phát

sinh

- Phạm vi hẹp: Tập trung chủ yếu là

quản lý rủi ro bảo hiểm và rủi ro tài

chính

Mô hình mới

- Thống nhất và toàn diện: được điều

hành bởi một bộ phận giám sát cao cấp

- Là một tiến trình liên tục

- Phạm vi rộng: Cho tất cả các rủi ro

và cơ hội của doanh nghiệp

Ủy ban các tổ chức bảo trợ Treadway ("COSO") đã định nghĩa quản trị rủi ro doanh nghiệp là quá trình, chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị, cấp quản lý và các cá nhân khác, được ứng dụng trong việc đề ra chiến lược; và được thiết kế để nhận định các vấn đề tiềm năng có thể làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp, và quản lý rủi ro trong khả năng có thể, cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu đã đề ra

Định nghĩa COSO được hiểu theo nghĩa rộng hơn là giải quyết những rủi ro và các cơ hội

có ảnh hưởng giá trị được tạo ra cũng như giữ gìn nó Tuy nhiên, các nhóm khác lại xác định quản lý rủi ro doanh nghiệp ở phạm vi hạn hẹp hơn Ví dụ, Thống Kê Bảo Hiểm Xã Hội ("CAS") đã định nghĩa quản lý rủi ro doanh nghiệp như là "quá trình (đánh giá, kiểm soát, khai thác, tài chính, và giám sát rủi ro từ tất cả các nguồn) làm gia tăng các giá trị ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp và cổ đông" CAS đã liệt kê các nguy cơ cần phải quản lý là các mối nguy, tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và các chiến lược Vấn đề được đặt ra ở đây là

“không thể đưa ra một mô hình thích hợp cho tất cả các doanh nghiệp” về việc làm thế nào để nhận biết rủi ro trong tất cả các tổ chức và trong các công ty đa quốc gia

Trong khi có những tranh cãi giữa lý thuyết và thực tiễn về việc áp dụng ERM thì các hướng dẫn bên ngoài như là Các Tiêu Chuẩn Quản Lý Rủi Ro ở Úc hay ở New Zealand, COSO, Group of Thirty Report tại Hoa Kỳ (theo sau là những tai họa trong những năm 1990),

Report ở Anh

Trang 8

Ngoài ra, còn có sự phát triển của phần lớn các tổ chức hợp pháp như là Tiêu chuẩn Niêm Yết Chứng Khoán New York và những trường hợp lý giải gần đây về nhiệm vụ được ủy thác của Delaware, trong khi số khác thì đã cung cấp quy định bổ sung về ERM Các Quỹ trợ cấp lớn đã lên tiếng nhiều hơn về sự cần thiết phải cải thiện quản trị doanh nghiệp, bao gồm cả quản lý rủi ro và đã tuyên bố sẵn sàng chi thêm tiền cho các công ty có hội đồng quản trị hoạt động mạnh và độc lập

của Các Tổ Chức Xếp Hạng Uy Tín Thế Giới như là Moody và S & P bao gồm cả việc công ty coi hệ thống ERM như một yếu tố trong phương pháp đánh giá của họ về các tổ chức tài chính

và các công ty bảo hiểm Ngày 15 tháng 11 năm 2007, Tổ Chức S & P đã đưa ra một yêu cầu trong nội dung hướng dẫn của họ cho các công ty phi tài chính, cụ thể liên quan đến ERM Năm 2004, Tổ Chức Moody đã thông báo rằng sẽ chính thức thực hiện đánh giá rủi ro quản lý

Quản trị rủi ro của chủ sở hữu, Quản lý rủi ro của nhà quản trị, phân tích và định lượng rủi ro, nhận biết rủi ro cơ sở Bản báo cáo của Moody tóm tắt như sau:

Số lượng công ty thực hiện quản trị rủi ro tăng lên – cho thấy càng có nhiều hệ thống xem xét những rủi ro tiềm ẩn đồng thời làm giảm nhẹ hậu quả trong quá khứ Các doanh nghiệp có nhiệm vụ xác định rủi ro, nếu có thể, định lượng và làm thế nào để giảm thiểu chúng Những đánh giá này ở cấp độ công ty, đôi khi trực tiếp từ các hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát Những đánh giá này được thực hiện trên nhiều lĩnh vực như như uy tín doanh nghiệp, tranh chấp, phát triển sản phẩm, và những rủi ro về sức khỏe và an toàn, hơn là chỉ tập trung rủi ro tài chính Khi những đánh giá trên được thực hiện sẽ mang lại thuận lợi cho công

ty, nhất là khi có sự tham gia tích cực của hội đồng quản trị và ban kiểm soát

ERM tiếp tục gia tăng tầm quan trọng, một phần là kết quả của Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002, trong đó đặt trách nhiệm lớn hơn vào hội đồng quản trị để hiểu rõ và giám sát rủi

ro của tổ chức, đặc biệt các vấn đề mà kiểm toán đưa ra

Để hướng dẫn cho việc thực hiện ERM, một số khung lý thuyết đã được phát triển và được biết đến rộng rãi nhất là khung lý thuyết COSO mang tên Quản trị rủi ro doanh nghiệp – khung lý thuyết tích hợp, ban hành năm 2004 Khung lý thuyết này cung cấp một công cụ tiêu chuẩn để giúp các tổ chức vạch ra lộ trình để hướng đến việc thực hiện hệ thống ERM một cách toàn diện Dưới góc độ ERM, rủi ro có thể được phân loại theo hai nghĩa rộng hơn: rủi ro

cơ bản (rủi ro mà một công ty cần phải có lợi thế cạnh tranh để xử lý những vấn đề trong mô hình kinh doanh của họ) và rủi ro không cơ bản (những rủi ro có thể được phòng ngừa hoặc có thể chuyển giao thông qua kỹ thuật quản lý rủi ro)

Trang 9

Nhằm cho thấy vì sao doanh nghiệp nên thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, thì trước tiên cần phải giải thích được vấn đề: "Tại sao nhiều công ty không sử dụng ERM?" Bằng chứng từ các cuộc nghiên cứu và khảo sát đã chỉ ra rằng, đến nay, chỉ có khoảng 10% các công ty lớn tuyên bố đã thực hiện nhiều khía cạnh của ERM, trong khi gần như tất cả những công ty khác nói rằng họ có kế hoạch để làm điều đó trong tương lai Một điểm khó khăn trong việc triển khai các chương trình ERM là do sự hạn chế về thông tin, kể cả các tình huống nghiên cứu cũng như các tài liệu đào tạo Một nghiên cứu của Hiệp hội các chuyên gia tài chính cho rằng hầu hết các chuyên gia tài chính cao cấp nhất nhận thấy hoạt động của họ dần dần đóng vai trò chiến lược, và họ tin rằng cần thiết phải được rèn luyện và đào tạo nhiều hơn để đối phó với những thách thức trong tương lai Ngoài ra, nhận thức sai lầm phổ biến về quản lý rủi ro doanh nghiệp cũng làm cản trở các doanh nghiệp thực hiện điều này Beasley, Clune, và Hermanson tìm thấy rằng các công ty áp dụng các chương trình ERM (hoặc những công ty đang theo đuổi việc thực hiện ERM) thường có một cán bộ quản lý rủi ro; độc lập với ban giám đốc; thường nhận được sự hỗ trợ của các CEO và CFO, sự hiện diện của một công

ty kiểm toán trong Big Four; có kích thước lớn hơn; hoạt động trong ngành ngân hàng, giáo dục, hoặc bảo hiểm; và có hoạt động hướng ra thị trường quốc tế hoặc là một công ty đa quốc gia

Các nhà quản lý ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề rủi ro Một cuộc khảo sát năm 2005 của Lloyds và Economist Intelligence Unit cho thấy rằng 40% các nhà quản lý dành hơn 10% thời gian của họ để quản trị rủi ro, một sự gia tăng rất lớn nếu so với tỷ lệ 10% kết quả nhận được trong một nghiên cứu tương tự được tiến hành ba năm trước đó Cuộc khảo sát này cho thấy rằng sự gia tăng rõ rệt trong nhận thức về rủi ro của những nhà lãnh đạo, điều này cũng xuất phát từ những yêu cầu của chính phủ và những quy định mà họ phải đối mặt Tuy nhiên, dù cho mức độ nhận thức về rủi ro tăng lên, không đồng nghĩa với việc họ đã áp dụng đầy đủ các quy trình cần thiết để nhận diện và giảm thiểu rủi ro Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 20% các công ty được khảo sát phải chịu những khoản lỗ lớn do thất bại trong việc quản lý rủi ro trong năm trước đó và 56% công ty khác đã trải qua những giai đoạn “có nguy cơ thua lỗ”

Nhìn chung, các nghiên cứu này chỉ ra rằng giám đốc điều hành và ban giám đốc cần phải có một sự hiểu biết thấu đáo về những rủi ro cốt yếu trong tổ chức và đang làm những gì

để kiểm soát chúng Giám đốc cần phải đảm bảo rằng họ hỏi những câu hỏi đúng và phải luôn

có sự kiểm tra và suy xét cẩn trọng Các giám đốc cần phải hiểu rằng, khi được thực hiện một cách phù hợp, ERM sẽ giúp gia tăng đáng kể lợi thế cạnh tranh và giúp nâng cao giá trị cho cổ đông Các nghiên cứu và bằng chứng thực tế đã cho thấy rằng không có một quy trình ERM

cụ thể nào có thể vận hành hiệu quả cho tất cả các nhà lãnh đạo trong tất cả các công ty Quá

Trang 10

khứ đã cho thấy rằng nguy cơ thua lỗ rất dễ đổ ập vào những doanh nghiệp thiếu sự chuẩn bị Chương trình ERM có thể giúp các tổ chức thành công và thịnh vượng nếu chúng được thực hiện đúng đắn và giám sát kỹ lưỡng bởi các các trưởng bộ phận và ban lãnh đạo trong tổ chức Các đại biểu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hội đồng Quản trị dành cho Doanh nghiệp / Nhà đầu tư tổ chức tại London vào tháng 7 năm 2005 đã phát biểu rằng:

Nên khuyến khích việc áp dụng rộng rãi chương trình quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) như là một quy trình hiệu quả để tiếp cận và đối phó với những rủi ro họat động và những nguy cơ mang tính chiến lược Tầm quan trọng của việc này thể hiện không chỉ ở chỗ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ định hướng phát triển lâu dài của mình, mà còn giúp truyền tải đến thị trường những thông điệp rõ ràng về chiến lược đó

III LUẬT QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

Như đã trình bày ở trên, ERM đã hỗ trợ quản lý tài chính một cách hiệu quả thông qua việc tăng cường xác định và quản lý được tất cả các rủi ro mà công ty phải đối mặt Phương pháp quản lý rủi ro này mang tính hệ thống, toàn diện và đã được trải nghiệm thực tế và cho thấy kết quả là ERM đã được thực hiện như quan điểm lý thuyết của nó Các yếu tố chủ chốt

để thực hiện chương trình ERM thành công, có thể liên quan đến quản trị doanh nghiệp, thì quản trị rủi ro phải mang tính minh bạch và khái quát, tránh quản lý rủi ro theo cơ chế đóng,

và phải có sự tham gia của các cấp lãnh đạo (nhất là hội đồng quản trị) trong việc quả trị rủi ro Thật không may là các quy định về quản trị doanh nghiệp không đủ khái quát để kiểm soát lĩnh vực tài chính hiện nay

Thay vào đó, luật quản trị doanh nghiệp ở cấp tiểu Bang cho phép doanh nghiệp tự quản

lý để thực hiện ERM hoặc không có khung ERM ở tất cả doanh nghiệp Hội đồng quản trị chỉ đơn thuần được trao quyền để quản lý doanh nghiệp họ khi thấy là hợp lý và không có thành thạo việc quản lý rủi ro hay việc kiểm soát rủi ro Đối với các công ty đại chúng, điều này có nghĩa là CEO là trung tâm của việc quản lý rủi ro Đây là kết quả tự nhiên của việc sở hữu lượng cổ phần lớn kết hợp với năng lực của CEO mà hội đồng quản trị chọn lựa và trách nhiệm tối thiểu của mỗi thành viên hội đồng quản trị theo luật để giám sát các CEO Vì vậy, theo cách quản trị doanh nghiệp hiện nay, các CEO vẫn thường quản trị rủi ro theo cơ chế đóng

Một mô hình quản lý rủi ro mà trung tâm là các CEO sẽ không mang lại kết quả tốt nhất Đáng lẽ, các lợi ích của CEO sẽ đồng thuận với các cổ đông thì nó sẽ thúc đẩy việc quản lý rủi

ro của CEO Tuy nhiên, CEO có thể dễ dàng bị cám dỗ trước những khoản tiền thù lao tăng lên cho việc gia tăng lợi nhuận ngày hôm nay mà bất chấp đến việc trả giá cho những rủi ro lớn cho doanh nghiệp ngày sau Hơn nữa, CEO chỉ là một cá nhân đơn lẻ Việc quản lý rủi ro

Ngày đăng: 10/03/2014, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH 1: Mơ hình quản lý rủi ro cũ và mới Mô hình cũ  - Tiểu luận: QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP pot
HÌNH 1 Mơ hình quản lý rủi ro cũ và mới Mô hình cũ (Trang 7)
HÌNH 1: Mô hình quản lý rủi ro cũ và mới - Tiểu luận: QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP pot
HÌNH 1 Mô hình quản lý rủi ro cũ và mới (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w