Ghe bầu xứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển Đông ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII1

97 414 0
Ghe bầu xứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển Đông ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỌI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THIỀU THỊ THANH HẢI GHE BẦU XỨ QUẢNG TRONG MẠNG LƯỚI THƯƠNG MẠI BIỂN Ở ĐÔNG NAM Á THẾ KỶ XVI - XVIII Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Kim HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi muốn dành lời cảm ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và làm việc. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Văn Kim, người đã trực tiếp định hướng và giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Thầy cũng là người truyền cho tôi niềm đam mê khoa học, thái độ làm việc nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Lịch sử Thế giới, khoa Lịch sử và trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và trưởng thành! Xin cảm ơn, các anh chị trong nhóm nghiên cứu thương mại châu Á đã giúp đỡ, động viên, trao đổi và cho tôi nhiều kinh nghiệm trong học tập và nghiên cứu! Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này! Thiều Thị Thanh Hải 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 3 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 3. Tình hình nghiên cứu và các nguồn tài liệu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Giải thích một số khái niệm 9 6. Kết cấu luận văn 11 Chương 1. Thuyền buồm trong thời kỳ thương mại biển ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII 12 1.1. Bối cảnh thương mại biển Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII 12 1.2. Các thương thuyền trong tuyến giao thương đường biển ở Đông Nam Á 18 1.2.1. Thuyền Trung Hoa - Nhật Bản (thuyền mành - junk) 18 1.2.2. Thuyền phương Tây 19 1.2.3. Thuyền Đông Nam Á 21 Chương 2. Xứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển Đông Nam Á 22 2.1. Vị trí địa lý-Tài nguyên thiên nhiên 22 2.1.1. Vị trí địa lý 22 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 23 2.2. Lịch sử và truyền thống hải thương 26 2.2.1. Truyền thống hải thương của người Chăm 26 2.2.2. Sự tiếp giao giữa các truyền thống văn hóa: Chăm - Việt 28 2 33Chương 3. Ghe bầu xứ Quảng và vai trò thương mại biển 3.1. Ghe bầu xứ Quảng và kỹ thuật đóng thuyền truyền thống 33 3.1.1. Nguyên liệu 33 3.1.2. Kỹ thuật đóng ghe bầu 36 3.1.2.1. Kích thước 36 3.1.2.2. Kỹ thuật đóng thuyền 39 3.1.2.3. Hoàn thiện vỏ ghe 43 3.1.2.4. Hệ thống buồm 46 3.1.2.5. Hệ thống điều khiển 49 3.2. Vai trò thương mại đường biển và khả năng vượt biển của ghe bầu 53 Kết luận 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC 68 Phụ lục 1. Bảng một số từ thường dùng về thuyền và kỹ thuật đóng thuyền 68 Phụ lục 2: Bộ phận ghe bầu và nguyên liệu truyền thồng 70 Phụ lục 3: Vè các lá i 71 Phụ lục 4: Vè các lái 83 Phụ lục 5: Hình ảnh 85 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Lịch sử Đông Nam Á nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng đã chứng kiến những giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thương mại khu vực và thế giới. Điều thú vị là lịch sử thương mại ở Đông Nam Á từng nổi lên với vai trò quan trọng của thương mại đường biển hay hải thương. Trong những giai đoạn thương mại phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á mà chúng ta vẫn được biết đến với khái niệm Kỷ nguyên thương mại (Age o f commerce: 1450 -1680) [78], [79] và Kỷ nguyên thương mại sớm (Earlier age o f commerce: 900 - 1300) [83], có một thực tế là đã xuất hiện rất nhiều tuyến đường biển nối liền những vùng khác nhau trong khu vực Đông Nam Á cũng như gắn kết khu vực với thế giới. Cùng với đó là sự phát triển của hải vận thuyền buồm hay những thương thuyền trong khu vực (Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á) cũng như các đoàn thuyền của người phương Tây từ thế kỷ XV. Luận văn không nằm ngoài mục đích là làm rõ lịch sử hải thương Việt Nam và khu vực trong giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII, nhưng hướng tiếp cận tập trung vào trung tâm thương mại Hội An - xứ Quảng, với vai trò tích cực của loại hình vận thủy đường biển của địa phương này là ghe bầu (ghe bầu xứ Quảng). Công việc này một mặt trả lời cho câu hỏi về vị trí của Việt Nam (mà cụ thể ở đây là xứ Quảng) trong mạng lưới thương mại biển Đông Nam Á, một mặt hướng đến tìm hiểu về kỹ thuật đóng thuyền, kỹ thuật đi biển của người Việt bằng thuyền truyền thống trong một kỷ nguyên thương mại thuyền buồm đã diễn ra trên phạm vi khắp các châu lục. 4 Trong bối cảnh những nghiên cứu về lịch sử hải thương khu vực Đông Nam Á đã và đang ngày càng được chú trọng thông qua việc nghiên cứu về các cảng thị, trung tâm thương mại, mặt hàng thương phẩm trên các tuyến hải vận thì luận văn cũng góp phần hình dung bức tranh thương mại ở Đông Nam Á thông qua việc phác họa loại hình vận thủy mà các thương nhân sử dụng trong thời kỳ này. Thực tế đã cho thấy rằng mỗi chiếc thuyền là một sản phẩm văn hóa, là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau1 [61], bởi vậy, thông qua việc nghiên cứu về thuyền truyền thống cũng có thể hình dung được nhiều khía cạnh của lịch sử như các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa truyền thống, các yếu tố môi trường hay con người. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ghe bầu xứ Quảng, một loại hình thuyền buồm truyền thống đã tham gia tích cực vào hoạt động thương mại ven biển nước ta trong thế kỷ XVI - XVIII. Cùng với việc phân tích bối cảnh hoạt động của thuyền buồm trong mạng lưới thương mại biển Đông Nam Á, vị trí địa - lịch sử của xứ Quảng thì những hiểu biết về ghe bầu có thể góp phần trả lời câu hỏi về vị trí của xứ Quảng, Việt Nam trong mạng lưới thương mại khu vực. Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian được người viết giới hạn trong khoảng thế kỷ XVI - XVIII, giai đoạn mà theo nhận thức của nhiều nhà nghiên cứu và hồi cố của người dân Quảng Nam là thời gian tồn tại và phát triển của ghe bầu [24]. Mặc dù theo Athony Reid, kỷ nguyên thương mại Đông Nam Á kéo dài từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII (1400 - 1680) [78], [79], 1 Adams (2001) đã đưa ra những nhân tố tác động bao gồm chức năng sử dụng, kỹ thuật, nguồn nguyên liệu, môi trường, kinh tế, bối cảnh xã hội (hay truyền thống của xã hội ấy), tôn giáo hay tư tưởng. Xem thêm tài liệu tham khảo [61], [76], [17], phụ lục hình 1. 5 nhưng trong quá trình nghiên cứu, người viết muốn nhấn mạnh đến bối cảnh Việt Nam mà cụ thể là gắn với lịch sử Việt Nam thời chúa Nguyễn (1558 - 1779). Thêm vào đó, từ giữa thế kỷ XVIII trở về sau, lịch sử ngành tàu thuyền Việt Nam bước sang một giai đoạn mới cùng với sự xuất hiện và phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu cũng như tàu thuyền sử dụng động cơ hơi nước [40], [44]. Cũng theo góc nhìn này thế kỷ XVIII đã trở thành mốc thời gian quan trọng trong lịch sử tàu thuyền ở Việt Nam. 3 r p Ạ _ !_ 1 _ 5 __ 1 _ ___ _ _ 1_ * Ạ _ __ r_ _ __ 1 _ __ _ __ Ạ _ J 5 * 1 » Ạ _ . Tình hình nghiên cứu và các nguôn tài liệu Khi nói đến việc nghiên cứu lịch sử thương mại biển ở Đông Nam Á trong giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII có thể nhận định rằng người viết đang đứng giữa một kho tư liệu rất lớn về lịch sử Đông Nam Á và lịch sử hải thương. Phải kể đến ở đây những công trình nghiên cứu thương mại Đông Nam Á của Anthony Reid về Southeast Asia in the Age o f Commerce [78], [79], [80] và Geoff Wade về An Earlier Age o f Commerce in Southeast Asia: 900 -1300 [82]; The Pre - Modern East Asian Maritime Realm: An Overview o f European - Language Studies [82]. Các nghiên cứu trên đều là những công trình mang tính chất định hướng, góp phần phác dựng về một Đông Nam Á, nơi mà thương mại luôn luôn quan trọng [80; tr. 1]. Bên cạnh đó, người viết cũng kết hợp với những nghiên cứu xoay quanh nhận thức về giai đoạn thương mại thuyền buồm phát triển này như An Age o f Commerce in Southeast Asia? Problems of Regional Coherence - A Review Article của Vitor Lieberman [67]; Kỷ nguyên thương mại sớm ở Đông Nam Á (900 - 1300), Nghiên cứu trường hợp Champa và Biển với lục địa-thương cảng Thị Nại (Champa) trong hệ thống thương mại Đông Á thế kỷ X - X V của Đỗ Trường Giang [15];[16] Nhiều nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á cũng là nguồn tài liệu quan trọng không thể bỏ qua như Lịch sử Đông Nam Á của 6 D.G.E. Hall [18]; The Cambridge History of Southeast Asia (Volume one: From Early Times to c.1800 j[81] được biên soạn bởi Nicholas Tarling. Một phần quan trọng trong nghiên cứu này là những tiếp cận về thuyền truyền thống (hay cụ thể hơn là thuyền buồm thương mại) thông qua nhiều nghiên cứu về thuyền và kỹ thuật đóng thuyền truyền thống của Việt Nam, Đông Nam Á, Trung Quốc và phương Tây. Có thể kể đến ở đây nghiên cứu của Jonathan Adams Ships and boats as archaeological source material [61]; Michael Flecker với The South - China-Sea Tradition: the Hybrid Hulls of South East Asia [65]; Meide với Spanish Ship and Shipbuilding in the Atlantic Colonies Sixteenth and Seventeenth Centuries [72]; hay Asian Shipbuilding technology and maritime của Pham Charlotte [76] Bên cạnh đó người viết đã lấy cơ sở khoa học cho nghiên cứu về ghe bầu - một phương tiện tham gia vào hải trình cận duyên của người Việt, từ một số nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế về truyền thống sông nước của người Việt1 cũng như kỹ thuật đóng thuyền ghe nói chung và ghe bầu nói riêng. Từ cái nhìn về biển của người Việt cổ trong các nghiên cứu của GS.Trần Quốc Vượng [55], đến tư duy hướng biển được nhóm các nhà nghiên cứu tập hợp trong Người Việt với biển đã khẳng định một truyền thống sông nước và hướng biển của người Việt [20]. Có thể kể đến ở đây những nghiên cứu rất sâu sắc về thuyền bè của Vũ Hữu San [36]; [37] đăng trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử - văn hóa; nghiên cứu về quân thủy Việt Nam của nhóm tác giả Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng với Quân Thủy trong lịch sử chống ngoại xâm [53]; nghiên cứu về ngành đóng thuyền của Việt Nam thời Nguyễn của Trần Đức Anh Sơn [40], thủy quân Việt Nam thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX của Phạm Văn Thủy [48] và cả những 2 2 Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì đó là yếu tố nước trong văn hóa Việt Nam [55; tr. 35]. 7 nghiên cứu đã có về ghe bầu ở duyên hải Nam Trung bộ và Nam bộ nói chung cũng như ghe bầu Hội An - xứ Quảng nói riêng của nhiều nhà nghiên cứu như Trần Văn An [2]; [3], Nguyễn Thanh Lợi [24], Nguyễn Bội Liên, Nguyễn Văn Phi [23], Nguyễn Hữu Thông [47] Nhiều nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á, lịch sử Việt nam và đặc biệt là về xứ Đàng Trong thời Nguyễn cũng đã góp thêm nhiều nhận định về thuyền cũng như vai trò của thuyền trong đời sống của người Việt. Người viết đã tham khảo những nhận định rất khách quan và sâu sắc từ nhiều nghiên cứu của J.B.Piétri trong Thuyền buồm Đông Dương [27], Ba loại thuyền buồm ven biển Đông Dương ít được biết [28]; Pierre - Yves Manguin với The Shoutheast Asian ship: An historical Approach [69]3; Pham Charlotte, The traditional boats of Vietnam, an Overview [75], Li Tana với Xứ Đàng Trong [41] 4, Charles Wheeler với nhiều nghiên cứu về địa lý, lịch sử, con người miền Trung5 Các nguồn tư liệu sử dụng trong nghiên cứu khá phong phú bởi trong đó có cả những thông tin thu được từ các thư tịch cổ, những bộ chính sử tương ứng với phạm vi nghiên cứu của đề tài. Thông qua việc khảo cứu các bộ sử của Quốc sử quán triều Nguyễn như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, hay những tác phẩm của những nhà biên chép lịch sử - địa lý cùng thời như Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Ô châu cận lục của Dương Văn 3 Pierre - Yves Manguin được biết đến là một trong những nhà nghiên cứu sâu sắc về lịch sử thuyền bè, ông đã có một số những nghiên cứu về ghe thuyền Đông Nam Á như: Shipshape Societies: Boat Symbolism and Political Systems in Insular Southeast Asia, in Southeast Asia in the 9th to 14th centuries, edited by David G.Marr and A.C.Milner; The Shoutheast Asian ship: An historical Approach, Journal of Southeast Asian studies, Vol.11, No.2,1980. 4 Li Tana cũng có nghiên cứu riêng về thuyền bè Việt Nam thông qua bài viết: Thuyền và kỹ thuật đóng thuyền ở Việt Nam cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, tạp chí Xưa & Nay, số 131, tháng 1 - 2003. 5 Những nghiên cứu của Charles Wheeler không dừng lại ở tư duy hướng biển của người Việt mà Li Tana đưa ra mà còn đưa ra nhiều hướng tiếp cận mới về mối qua hệ giữa điều kiện tự nhiên và lịch sử văn hóa - xã hội của cư dân miền Trung [84]; [85]. 8 An, Dư địa chí Nguyễn Trãi cùng với những ghi chép tản mạn của các nhà du ký ngoại quốc khi đến vùng đất Đàng Trong như Chu Đạt Quan với Chân Lạp Phong Thổ Ký ; Thích Đại Sán với Hải ngoại ký sự, John Barrow với Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792-1793) đã cho thấy một bức tranh về chính trị, kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII. Trong nghiên cứu này, người viết cũng đã sử dụng nhiều tư liệu vật thực, tranh vẽ, hình ảnh được cung cấp từ những nguồn đáng tin cậy và từ thực tế điền dã của bản thân. Nhiều tranh vẽ, hình ảnh trong Thanh thư về tàu thuyền cận duyên miền nam Việt Nam [59], Essai sur la construction navale des Peuples extra - Europeens [73], hay trong nghiên cứu của Vũ Hữu San [36]; [37] và Trần Văn An [2] đã cung cấp cho người viết không chỉ một kênh thông tin kiểm chứng cho những ghi chép trước đó mà còn làm việc hình dung về hình dáng, kiến trúc, kỹ thuật ghe thuyền dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu điền dã, người viết cũng trực tiếp thu thập và sử dụng nhiều tư liệu hình ảnh, video ghi lại quá trình và kỹ thuật đóng ghe thuyền từ nhiều khu vực trong và ngoài nước. 4. Phương pháp nghiên cứu Là một đề tài nghiên cứu lịch sử nên người viết tuân theo những nguyên tắc của phương pháp luận sử học để tiếp nhận, phân tích và tổng hợp thông tin từ các nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu lịch sử kỹ thuật, lịch sử tàu thuyền đòi hỏi người viết phải kết hợp với các phương pháp của nhiều ngành khoa học xã hội khác hay nói cách khác là sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như sử dụng phương pháp thu thập thông tin của nhân học, xã hội học, dân tộc học hàng hải hay phân tích thông tin dựa trên các số liệu kỹ thuật. 9 [...]... Chương 1, Thuyền buồm trong thời kỳ thương mại biển ở Đông Nam Á thế kỷ X V I - XVIII Chương 2, X ứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển Đông Nam Á Chương 3, Ghe bầu xứ Quảng và vai trò thương mại đường biển 12 Chương 1 Thuyền buồm trong thời kỳ thương mại biển ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII 1.1 Bối cảnh thương mại biển Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII Mở đầu của cuốn sách Southeast Asian in the Age o... hóa ghe bầu tồn tại lâu bền tại ven biển miền Trung nước ta Trong dải ghe bầu dọc miền Trung, nói đến ghe bầu Quảng Nam là nói đến những chiếc ghe được đóng bởi những người thợ ghe tại vùng đất Quảng Ghe bầu xứ Quảng phải là ghe có cái bụng bầu lớn23, được đóng riêng để chở hàng, giao thương trên biển dài ngày Loại ghe này được đóng không nhiều mà chủ yếu là làm theo đơn đặt hàng của những lái thương. .. lẽ là Tân-gia-ba (Singapore) 33 34 Chương 3 Ghe bầu xứ Quảng và vai trò thương mại biển 3.1 Ghe bầu xứ Quảng và kỹ thuật đóng thuyền truyền thống Dọc dải ven biển từ Trung bộ trở vào Nam, ghe bầu đã trở nên quen thuộc và là biểu tượng của sức mạnh chinh phục mặt biển của người dân vùng biển nơi đây Dù có đặc điểm chung về dáng bầu, chạy buồm, sử dụng hệ thống lái ở phía đuôi thuyền nhưng ở mỗi địa... một bức tranh thương mại diễn ra sôi động, cho thấy một sự hội nhập mạnh mẽ của Đông Nam Á với thị trường Thế giới Chương 2 Xứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển Đông Nam Á 2.1 Vị trí địa lý - Tài nguyên thiên nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý Vùng đất xứ Quảng vẫn luôn được hiểu với nghĩa rộng bao gồm Quảng Nam, Đà Nẵng ngày nay, kéo dài từ Nam dãy Bạch Mã xuống phía Nam Mặc dù có sự phân tách trong địa bàn... bầu bụng, vác mũi, chính là ghe đi biển (định nghĩa này đã được Huỳnh Tịnh Paulus ghi nhận trong Đại Nam quốc âm tự vị) [3; tr 21] Về mặt kỹ thuật đóng lắp có nhiều sự tương đồng với kỹ thuật đóng thuyền truyền thống Đông Nam Á 5.2 Ghe bầu xứ Quảng Ghe bầu xứ Quảng là tên gọi loại thuyền buồm truyền thống được đóng lắp ở khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay Điểm khác biệt của loại ghe bầu này với ghe. .. Nhật Bản đã khuyến khích các thương gia người Nhật giao thương với người Hoa thông qua việc gửi các châu ấn thuyền tới các cảng Đông Nam Á Hàng hóa, thương nhân cũng như thuyền bè của Trung Hoa, Nhật Bản có dịp tụ hội ở nhiều các cảng biển của Đông Nam Á Chỉ tính riêng các mặt hàng “xa xỉ phẩm” mà người Nhật tìm mua ở các nước trong vùng Đông Nam Á cũng đã đến ba mươi ba loại, trong đó phần nhiều là từ... đến thế kỷ thứ X, các cảng biển của Champa đã có tên trên bản đồ hải thương của khu vực, nơi mà các thương thuyền Trung Hoa, Nhật Bản, và các nước Đông Nam Á thường xuyên qua lại [16] Trong số đó, cũng có những cảng biển nằm trong vùng Quảng Nam như Cửa Đại Chiêm (Port o f Great Champa) hay Cù Lao Chàm Cảng biển của Champa trong kỷ nguyên thương mại sớm được xem như là một điểm trên tuyến đường hải thương. .. lai - Nam đảo 2.2.2 S ự tiếp giao giữa các truyền thống văn hóa: Chăm - Việt Những giá trị văn hóa (trong đó có cả những sáng tạo và tiến bộ trong kỹ thuật đóng thuyền và kỹ thuật vượt biển) của xứ Quảng Nam xưa trước tiên phải thuộc về những chủ nhân Chăm, gốc Mã Lai - Nam Đảo Trải qua một quá trình lịch sử nhiều biến động, nhất là từ khi các chúa Nguyễn bắt đầu vào khai mở xứ Thuận Hóa - Quảng Nam. .. khẳng định thương mại luôn luôn là sống còn cho Đông Nam Á [80; tr 1] Ngay từ sớm, thương mại ở Đông Nam Á đã có mối liên hệ trực tiếp và sâu sắc với ba trung tâm kinh tế lớn của thị trường châu Á là Trung Hoa, Ân Độ và bán đảo Arab Điều này được lý giải, trước hết, bởi vị trí địa lý thuận lợi của Đông Nam Á Đây được xem là chiếc cầu nối quan trọng giữa các thị trường ở châu Á thông qua các tuyến đường... từ ghe bầu theo hướng dân tộc học thì nó đơn thuần là một cách sử dụng ngôn ngữ địa phương6 Đối với các tỉnh từ Quảng Nam Đà Nẵng trở vào Nam thì từ ghe được người dân sử dụng để chỉ loại phương tiện đi sông, đi biển, cũng giống như cách gọi thuyền ở miền Bắc Còn bầu đơn giản chỉ là cái bụng bầu (khoang thuyền rộng và tròn, giống trái bầu phình ra ở giữa), một đặc điểm nổi bật ở những chiếc ghe bầu . buồm trong thời kỳ thương mại biển ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII Chương 2, Xứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển Đông Nam Á Chương 3, Ghe bầu xứ Quảng và vai trò thương mại đường biển 12 Chương. buồm trong thời kỳ thương mại biển ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII 1.1. Bối cảnh thương mại biển Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII Mở đầu của cuốn sách Southeast Asian in the Age o f commerce: 1450 -. một số khái niệm 9 6. Kết cấu luận văn 11 Chương 1. Thuyền buồm trong thời kỳ thương mại biển ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII 12 1.1. Bối cảnh thương mại biển Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII 12 1.2.

Ngày đăng: 14/07/2015, 10:00