Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Ghe bầu xứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển Đông ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII1 (Trang 25)

6. Kết cấu luận văn

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

Từ đèo Hải Vân hay từ vĩ tuyến 160B trở ra Bắc, cân bằng bức xạ nhiệt không vượt quá 75 Kcalo/cm2/năm, mang đặc điểm khí hậu chí tuyến điển hình. Thêm vào đó ảnh hưởng của cao áp Xibia đã mang đến cho khu vực này một mùa đông lạnh thật sự (nhiệt độ trung bình dưới 180C), nhịp điệu mùa ở đây vì thế cũng rất đa dạng với bốn mùa xuân - hạ - thu - đông. Tuy nhiên, từ đèo Hải Vân trở vào Nam thì ta lại thấy một bộ mặt hoàn toàn khác của khí hậu. Đây là khu vực gần xích đạo hơn nên nhận được lượng bức xạ lớn hơn với trên 95 Kcalo/ cm2/ năm. Với bức tường chắn gió Đông Bắc là dãy Bạch M ã thì khí hậu phần Nam Trung Bộ và Nam Bộ đã không còn chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa lạnh mà vẫn giữ được tính chất nhiệt đới điển hình với hai mùa mưa và mùa khô. Ở đây nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 200C (một số tháng đầu năm do ảnh hưởng mạnh của khối không khí lạnh nên thời tiết dịu mát, khô ráo như mùa thu của Bắc bộ) và biên độ dao động nhiệt cũng không còn lớn như phía Bắc. Vai trò của địa hình khá lớn trong nhiều đặc điểm khí hậu xứ Quảng bởi nhờ địa hình thấp dần ra biển, hướng nghiêng Tây Bắc - Đông Nam, lại thêm dãy Bạch M ã như một cánh cung hút gió Tây Nam từ biển thổi vào khiến cho những cơn mưa tập trung ở đây khá lớn. Lại thêm ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới dịch chuyển từ xích đạo lên vào các tháng 9 - 10 (có khi kéo dài đến tháng 11 - 12) đã không chỉ kéo mùa mưa của xứ Quảng chậm hơn so với phía Bắc mà còn khiến người dân nơi đây chịu một mùa mưa bão với những con bão hàng năm có khi đạt cấp 9, cấp 10. Đất

Quảng Nam vừa màu mỡ tốt tươi nhưng cũng vừa phải chịu những khắc nghiệt mà thiên nhiên mang lại.

So với phần duyên hải miền Trung, địa hình của Xứ Quảng mở rộng theo chiều Đông Tây, lại thêm lượng mưa trung bình năm cao nên hệ thống sông ngòi nơi đây vì thế được mở rộng. Dù không hệ thống sông không có lưu vực lớn và phù sa màu mỡ như sông Hồng, sông Cửu Long nhưng cũng không ngắn và dốc như các con sông ở Bắc Trung bộ. Xin được nhấn mạnh ở đây vai trò của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn như một gạch nối lịch sử giữa nhiều thành tố văn hóa của vùng [84]. Theo dòng chảy của những con sông không chỉ có những sản vật của núi rừng phía Tây được vận chuyển ra phía biển Đông mà theo mạng lưới ấy ta thấy những thành tố của vương quốc Chămpa đã vạch định [56]:

Thánh địa Kinh đô Trà Kiệu Cảng thị Hội An Đảo tiền tiêu

' --- ► ---► ' ---►

Mỹ Sơn (Simhapura) (Chămpapura) Cù Lao Chàm

Giáo sư Trần Quốc Vượng đã xem sông biển, sông nước là gạch nối giữa bốn thành tố của vương quốc Chămpa [56]13, thiết nghĩ ghe thuyền nói chung và ghe bầu nói riêng cũng đã là con thoi đưa sợi chỉ thông suốt trên dòng chảy kết nối này.

Thiên nhiên đã ưu đãi cho đất Quảng Nam không chỉ có một vị trí trung chuyển thuận lợi giữa hai miền Bắc - Nam, hay với thế giới bên ngoài bằng đường biển mà còn tập trung rất nhiều sản vật quý. Trong Phủ biên tạp lục,

Lê Quý Đôn đã nhắc nhiều đến sự phong phú của vật sản nơi đây. Biển và hải

13 Kết luận này có lẽ được dựa trên hướng tiếp cận địa - lịch sử về không gian sống, không gian văn hóa theo dòng chảy của các con sông. Nó có điểm tương đồng với hướng tiếp cận của Charles Wheleer về các hải cảng ven biển miền Trung thông qua áp dụng biểu thức nước mà Bronson đưa ra [84], hay vận dụng một tư duy sinh thái học vào nghiên cứu lịch sử.

đảo có nhiều loại thủy hải sản, yến sào... Trên rừng cũng không kém phần giàu có với nhân sâm, mật ong, sáp ong, sừng tê giác, ngà voi, sừng bò tót, diêm tiên, giáng hương, trầm hương... Đặc biệt, ở những cánh rừng đầu nguồn có nhiều loại gỗ quý như gỗ lim, hoa hòe, hoa nu, gỗ kiền kiền... [12; tr. 318]. Trong đó có nhiều loại gỗ rất thích hợp cho việc đóng tàu biển như gỗ kiền kiền, tếch, lim (syderoxylon), gỗ poon (callophyllum), cây lạc diệp tùng (larch)

thích hợp làm cột buồm. Những sản vật phong phú, quý hiếm nơi đây một phần tạo nên sức hút khiến những thương lái từ miền Bắc, miền Nam hay ngoại quốc đến Hội An, Quảng Nam giao thương. Thêm vào đó, nhờ sự thuận lợi về đường thủy bộ mà các thương lái từ địa phương khác cũng tụ hội về đây mang theo nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán. Thuyền tự Sơn Nam về thì chỉ mua được một thứ củ nâu, thuyền từ Thuận Hóa về cũng chỉ có một thứ hồ tiêu, còn từ Quảng Nam về thì các hàng không món gì không có, các nước phiên không kịp được. Phàm hóa vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Khang và dinh Nha Trang, đường thủy bộ, đi thuyền đi ngựa đều hội tập ở p h ố Hội An, vì thế người khách phương Bắc đều đến tụ tập ở đây để mua về nước [12; tr. 234]. Có thể hình dung cảng thị Hội An như một điểm hội tụ hàng hóa từ khắp nơi, không thiếu sản vật địa phương, cũng không thiếu những mặt hàng theo các thương lái từ khắp nơi đến trao đổi.

Khác với không gian sống của những cư dân vùng châu thổ, những giá trị văn hóa lịch sử của xứ Quảng được làm nên bởi một không gian sống đa dạng. Nó là phức hệ của những thành tố núi rừng, sông nước, biển đảo. Trong những thành tố của vương quốc Champa, thánh địa Mỹ Sơn và kinh đô Trà Kiệu tọa lạc trên miền rừng núi, phần thượng du của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, trong khi cảng thị Hội An lại năm ở khu vực hạ du, cửa ngõ thông

ra biển, ra đảo tiền tiêu Cù Lao Chàm. Cù Lao Chàm được ví như cửa ngõ, “sân ngoài”, là cánh cung chắn gió bão cho vùng đất liền phía trong. Ghe thuyền trong vùng cũng mang màu sắc của một không gian sống phức hệ. Nó được thể hiện qua nguyên liệu dùng để đóng lắp, qua vai trò sử dụng để lưu thông trên tuyến đường sông hay đường biển.

Một phần của tài liệu Ghe bầu xứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển Đông ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII1 (Trang 25)