Nguyên liệu

Một phần của tài liệu Ghe bầu xứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển Đông ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII1 (Trang 36)

6. Kết cấu luận văn

3.1.1. Nguyên liệu

Các sản vật của xứ Quảng một cách tự nhiên đã trở thành nguồn nguyên liệu phục vụ cho nghề đóng ghe thuyền tại địa phương. Nhờ vậy mà người thợ đóng ghe có thể giảm được chi phí trong việc tìm nguồn nguyên liệu cũng như vận chuyển nguyên liệu.

Từ những nguồn thư tịch cổ, những biên chép tản mạn của các nhà du ký cho đến thực tế nghiên cứu của người viết thì hai loại gỗ chính được người dân xứ Quảng sử dụng để đóng ghe bầu là gỗ lim và kiền kiền. Theo thang phân loại gỗ của bộ lâm nghiệp thì đây là những nhóm gỗ loại hai trong sáu cấp độ, thuộc vào loại gỗ có chất lượng tốt [8]. Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục đã miêu tả đặc tính loại gỗ kiền kiền một cách rất cụ thể: “G ỗ kiền kiền thớ g ỗ nhỏ, mịn, cứng bền, lâu hỏng, chôn sâu dưới đất mấy thước năm không hư. Khách buôn Quảng Đông nói gô này là gô nam có mùi thơm...Ở đầu nguồn châu Nam B ố Chính các huyện Khương Lộc, Quảng Điền, Phú Vang, đều có cả24. Nhà cửa, lầu gác, thuyền bè họ Nguyễn đều dùng g ỗ kiền kiền ” [12; tr. 350]. Một số thợ đóng thuyền tại Hội An vẫn còn truyền nhau kỹ thuật đóng ghe bầu truyền thống với phần lô lái, lô mũi, long cốt, thang đóng bằng gỗ lim cho bền chắc; be và mạn thuyền dùng gỗ kiền kiền25. Bởi giá trị sử dụng cao trong việc đóng thuyền, làm nhà, lại quý hiếm mà cả hai loại gỗ này đều được khắc trên cửu đỉnh tại cấm thành Huế thời Nguyễn. Gỗ lim (hay thiết mộc) được khắc vào Cao đỉnh, năm Minh Mệnh thứ 17 [34; tr. 354]; Gỗ kiền kiền (tử mộc) được khắc vào Anh đỉnh, năm Minh Mệnh thứ 17 [34; tr. 355]26.

Để thích nghi với điều kiện sông nước, đặc biệt là phục vụ những chuyến đi biển dài ngày, chịu được sóng to, gió lớn thì những loại gỗ đóng thuyền phải đảm bảo được tính chắc chắn, dẻo dai, chống thấm tốt. Khi hỏi

24 Theo tư liệu điền dã của chúng tôi tại làng nghề Kim Bồng, Hội An, Quảng Nam hiện nay thì gỗ kiền kiền, gỗ lim từ rừng đầu nguồn phía Tây Quảng Nam (huyện Trung Phước, Quế An) được người thợ ghe xem là tốt nhất, hơn hẳn gỗ từ vùng khác. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, gỗ dùng để đóng ghe thuyền ở Kim Bồng là gỗ từ rừng Kon Tum, Gia Lai, Lào [Tư liệu điền dã tháng 12, 2013].

25 Xem thêm phụ lục 2

26 Đại Nam nhất thống chí có chép lá cây kiên kiền còn có tác dụng là một loại thảo mộc, dùng bôi lở loét

những người thợ đóng ghe thì được biết gỗ lim và kiền kiền có độ bền cao và chống mối mọt cũng rất tốt. Nếu làm gỗ lâu năm thì chỉ nhìn vào là có thể nhận biết được hai loại gỗ này, còn cách đơn giản là khi nếm thử một chút gỗ kiền kiền sẽ thấy có vị đắng. Có lẽ đặc tính này cũng làm cho mối mọt ít xâm hại đến với những con thuyền đóng bằng gỗ lim và kiền kiền trong môi trường sông nước27.

Nguyên liệu sử dụng cho đóng ghe thuyền không chỉ có gỗ mà còn dầu rái28, chai phà để quét lên vỏ ngoài thân ghe hay xảm ở những khe giữa các ván gỗ; lá buông29 hoặc lá dừa (lá đệm) để làm buồm, dây mây gai kết thành dây căng buồm... tất cả những nguyên liệu này đều có thể lấy từ địa phương. Chính vậy mà ghe thuyền đã trở thành một phần rất thân thuộc đối với người dân không chỉ bởi vai trò phục vụ đời sống lao động, sinh hoạt mà còn bởi nó là một sản phẩm làm nên từ những yếu tố mang tính địa phương.

Trong những ghi chép cũng như nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây, việc vận chuyển gỗ như thế nào từ miền ngược (trên rừng) xuống miền xuôi (làng nghề đóng ghe ven biển) đều chưa được nhắc đến. Trong cuộc phỏng vấn ông Phạm Phú Hoàng (56 tuổi) từng làm nghề vận chuyển gỗ tại làng Kim Bồng được biết từ năm 1989 đến nay, việc vận chuyển và sử dụng gỗ đóng thuyền tại Quảng Nam đã có những thay đổi. Mặc dù gỗ vùng núi Quảng Nam được người thợ đóng ghe cho là có nhiều ưu việt nhưng do định hướng trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng nên hiện nay gỗ 27 Tư liệu điền dã.

28 Cây dầu rái (du mộc) có dầu để sơn trát thuyền hay ép quả lấy dầu [34 ; tr. 359].

29 Cây lá buông (Corypha lecomtei Becc) là cây họ cau (arecaeae) [9]. Hiện nay, lá buông vẫn là nguyên liệu để sản xuất một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ đan lát, có giá trị xuất khẩu. Điều thú vị là cách làm buồm từ lá của cây họ cau có nét tương đồng với cách tạo buồm truyền thống ở một số nước Đông Nam Á. Pa'dewakang, một kiểu thuyền truyền thống, vùng Nam Sulawesi, Indonesia, cũng có buồm được làm từ lá cây banna ’ thuộc họ cau như lá buông [Tư liệu điền dã, tháng 7, 2014].

dùng để đóng ghe thường là gỗ từ Gia Lai, Lào và Campuchia. Theo lời ông Hoàng thì việc vận chuyển gỗ trước đây được thực hiện bằng đường thủy. Thân gỗ được buộc ở hai bên mạn những chiếc thuyền nhỏ rồi theo sông Vu Gia về đến Kim Bồng trong khoảng 3 ngày (100 km đường thủy). Việc vận chuyển gỗ như vậy đòi hỏi thuận theo dòng nước nên tháng 9 - 10 âm lịch thường là khoảng thời gian những người mua bán gỗ thực hiện chuyến đi của họ.

Một phần của tài liệu Ghe bầu xứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển Đông ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII1 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)