6. Kết cấu luận văn
2.2.2. Sự tiếp giao giữa các truyền thống văn hóa: Chăm Việt
Những giá trị văn hóa (trong đó có cả những sáng tạo và tiến bộ trong kỹ thuật đóng thuyền và kỹ thuật vượt biển) của xứ Quảng Nam xưa trước tiên phải thuộc về những chủ nhân Chăm, gốc M ã Lai - Nam Đảo. Trải qua một quá trình lịch sử nhiều biến động, nhất là từ khi các chúa Nguyễn bắt đầu vào khai mở xứ Thuận Hóa - Quảng Nam rồi tiến xuống phía Nam, những giá trị văn hóa ấy được tiếp giao với những giá trị Việt. Hồ Trung Tú đã gọi quá trình ấy là quá trình Nam tiến của những người Việt từ Bắc Bộ tiến vào Nam:
Nếu nhìn kỹ vào dồng chảy Nam tiến thì có những giai đoạn, lúc dữ dội để khai phá, lúc lắng lại để định hình, lúc thì nếp ăn nếp ở ngôn ngữ phong tục thiên về Chàm, lúc thì chuyển hẳn sang Việt16. Nếu nhìn lịch sử xứ Quảng như vậy thì những giá trị Việt có một ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa, con người nơi đây. Và cũng một mặt nào đó ta có thể đưa ra giả thuyết về sự ảnh hưởng của nhiều kỹ thuật trong đó có cả kỹ thuật chế tạo thuyền bè của người Việt đến những kỹ thuật của người bản xứ.
Người Việt được nhắc đến ở đây chính là chủ nhân của nền văn minh Đông Sơn, nằm bên bờ vịnh Bắc Bộ nước ta. Bằng những dấu tích khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những luận điểm về sự chi phối rộng khắp của nền văn minh này đối với khu vực Đông Nam Á, các đảo ở Thái Bình Dương. Càng đáng nhấn mạnh hơn khi đây là nền văn minh mang màu sắc hàng hải, hướng về biển hơn là đất liền [36]. Cũng theo cách tiếp cận này thì những cư dân Đông Sơn đã sử dụng thuyền bè làm phương tiện vượt biển đến những vùng đất khác. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm đánh 16
16 Nhận định này được Hồ Trung Tú đưa ra trong Có 500 năm như thế bản sắc Quảng Nam từ góc nhìn phân
giá cao sự phong phú về chủng loại cũng như kỹ thuật, kiến trúc độc đáo của các loại thuyền bè ở khu vực bờ biển Việt Nam (vịnh Bắc Bộ) và Hoa Nam. Vũ Hữu San đã tổng hợp trong nghiên cứu của ông những mốc bứt phá quan trọng nhất về hàng hải đã diễn ra ở biển Đông (mà cái nôi là vịnh Bắc Bộ [36]) bao gồm: chế tạo bè tre (bè mảng) có gắn buồm, đây được xem là phương tiện viễn dương đầu tiên trong lịch sử của những cư dân Đông Nam Á và châu Mỹ; phát minh ra kỹ thuật đóng thuyền với những ô kín nước (áp dụng đặc tính tự nổi của bè tre) - kỹ thuật này thường thấy trong lối kiến trúc kiểu thuyền Trung Hoa và thuyền hoạt động trong vịnh Bắc Bộ; thiết kế bánh lái đặt ở đuôi trục giữa thuyền, giúp thuyền vận hành dễ dàng hơn; và đặc biệt là sự xuất hiện của cây xiếm, phối hợp với bánh lái, hệ thống buồm giúp thuyền linh hoạt trong lợi dụng sức gió. Nếu đem so sánh những phát minh trên với lối kiến trúc của ghe bầu thì có thể thấy một sự tương đồng nhất định tương ứng trong các bộ phận của ghe.
Người viết đặc biệt quan tâm đến những ảnh hưởng của truyền thống Việt trong kỹ thuật chế tạo thuyền bè lên lối kiến trúc của ghe bầu. Luận điểm này trước nhất dựa trên những quan điểm về mạch nguồn văn hóa Việt trong quá trình phát triển và lan tỏa của nó đồng thời cũng dựa trên những dấu ấn tương đồng giữa lối kiến trúc ghe bầu với những phát minh nêu trên của cư dân vịnh Bắc B ộ17. Trong quá trình khảo sát thực địa tại làng mộc Kim Bồng được biết làng nghề truyền thống này cũng được khởi dựng từ cư dân vùng Thanh Nghệ, những người đầu tiên vào xứ Thuận Hóa Quảng Nam theo chúa Nguyễn Hoàng. Họ là những người thợ nổi tiếng với việc kiến trúc nhà cửa lầu gác và đóng ghe thuyền. Về lối kiến trúc nhà cửa, ngoài các kiểu dáng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản theo các thương nhân ngoại quốc
17 ' '
đến, cũng như lối kiến trúc truyền thống của người Chăm thì những ngôi nhà kiểu tam gian nhị hạ của người Việt cũng được xây dựng ở phố cảng Hội An, và các khu vực phụ cận. Về kỹ thuật đóng ghe, việc ứng dụng phát minh các ô kín nước và lối kiến trúc khoang thuyền đã tạo nên được những chiếc ghe bầu với kích thước, trọng tải lớn nhưng vẫn đảm bảo được sự mềm dẻo, linh hoạt trong vận hành được xem là dấu ấn của kỹ thuật đóng thuyền của người Việt. Tuy nhiên, giả thuyết về yếu tố kỹ thuật trên ghe bầu là của thuyền Chăm hay
thuyền Việt vẫn cần được tiếp tục chứng minh, bởi cho đến nay hiểu biết về kỹ thuật đóng thuyền truyền thống ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có một sự xác định chính xác về cái gọi là kỹ thuật đóng thuyền truyền thống (traditional shipbuilding) của người Việt hay của người Chăm.
Sự tiếp nối truyền thống hải thương trên vùng đất Quảng còn được thể hiện qua những hoạt động thương mại đường biển sôi nổi dưới thời các chúa Nguyễn. Từ khi chúa Nguyễn thiết lập được chính quyền riêng, biến xứ Đàng Trong thành một vùng lãnh thổ độc lập thì nhiều nguồn lợi của vùng đã được phát huy hiệu quả, từ núi rừng cho đến đồng bằng và vươn dài ra biển. Một trong những chuyển biến dễ nhận thấy là Thuận Quảng đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế phồn thịnh, với thương cảng nổi tiếng Hội An. Nó không chỉ là điểm nối duyên hải ven biển nước ta mà còn là nơi giao thương, buôn bán, trao đổi những thương phẩm của Đàng Trong với mạng lưới thương mại khu vực và Thế giới. “Các xã Minh Hương, Hội An, Lao Chiêm, Cẩm Tú, Làng Câu thì ngoài việc thám báo, hễ tâu đến xứ Quảng Nam, vào các xứ cửa Đại Chiêm (tục gọi là cửa Châm), phố Hội An, cửa Đà Nẵng (tục gọi cửa Hàn), Vụng Lấm để buôn bán, thì phả nộp các hạng thổ vật, còn thuế đến và về thì phải định lệ theo thứ b ậc.. .Xét lệ thuế do lệnh sử tàu cũ là Võ
Chân Đại kê khai thì tàu Thượng H ải18 lệ thuế đến là 3.000 quan, thuế về là 300 quan, tàu Quảng Đông lệ thuế đến là 3.000 quan, thuế về là 300 quan, tàu ở Phúc Kiến lệ thuế đến là 2.000 quan, thuế về là 200 quan, tàu Hải N am 19 lệ thuế đến là 500 quan, thuế về là 50 quan, tàu Tây dương lệ thuế đến là 8.000 quan, thuế về là 800 quan, tàu M ã Cao20 lệ thuế đến là 4.000 quan, thuế về là 400 quan, tàu Nhật Bản lệ thuế đến là 4.000 quan, thuế về là 400 quan, tàu Xiêm la lệ thuế đến là 2.000 quan, thuế về là 200 quan, tàu Lữ Tống21 lệ thuế đến là 2000 quan, thuế về là 200 quan, tàu Cựu Cảng22 lệ thuế đến là 500 quan, thuế về là 50 quan, tàu trấn Hà Tiên lệ thuế đến là 300 quan, thuế về là 30 quan, tàu Sơn đô lệ thuế đến là 300 quan, thuế về là 30 quan” [15; tr. 231 - 232]. Có thể thấy ở trên sự xuất hiện của thuyền nhiều nước, từ Trung Hoa, Nhật Bản, nhiều nước trong khu vực, cũng như tàu thuyền Tây dương. Thêm vào đó, việc hình thành lệ thuế riêng đối với thuyền bè các nước cho thấy sự quản lý sát sao, quan tâm đến hoạt động thương mại bằng đường biển với các nước khác của chính quyền chúa Nguyễn.
Như vậy có thể thấy, trong suốt chiều dài lịch sử của vùng đất Quảng Nam, hoạt động thương mại biển cũng như sự hoạt động của thuyền bè vẫn luôn luôn tồn tại. Nó đã tạo nên một truyền thống biển hay nói cách khác và
một cơ tầng văn hóa biển [20].
18 19 20 21 22
Tàu Thượng Hải là tàu ở tỉnh Chiết Giang, có lúc triều đình Trung Hoa sai quan đi mua hàng. Tàu của Hải Nam là tàu ở Quỳnh Châu.
Tàu Mã Cao là tàu của nước Hòa-lan (Hà Lan).
Lữ Tống: tên hòn đảo chính của quần đảo Phi-luật-tân (Philippines). Có lẽ là Tân-gia-ba (Singapore)
Chương 3. Ghe bầu xứ Quảng và vai trò thương mại biển