Truyền thống hải thương của người Chăm

Một phần của tài liệu Ghe bầu xứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển Đông ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII1 (Trang 28)

6. Kết cấu luận văn

2.2.1. Truyền thống hải thương của người Chăm

Vùng đất Quảng Nam trong lịch sử gắn liền với sự tồn tại và phát triển của vương quốc Champa. Trong khu vực Đông Nam Á, mandala Champa được biết đến như là một thể chế biển điển hình, nó cho thấy sự hình thành và phát triển của chính thể này gắn liền với các yếu tố biển trong đó có hải thương. Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ X, các cảng biển của Champa đã có tên trên bản đồ hải thương của khu vực, nơi mà các thương thuyền Trung Hoa, Nhật Bản, và các nước Đông Nam Á thường xuyên qua lại [16]. Trong số đó, cũng có những cảng biển nằm trong vùng Quảng Nam như Cửa Đại Chiêm

(Port o f Great Champa) hay Cù Lao Chàm. Cảng biển của Champa trong kỷ nguyên thương mại sớm được xem như là một điểm trên tuyến đường hải thương giữa thị trường Trung Quốc với các trung tâm thương mại khác ở Nam Á và Tây Á. Tuy nhiên, Champa thời kỳ này cũng được nhắc đến như một nhà nước thống nhất ở vùng Nam Dương và có mối liên hệ trực tiếp, chính thức với các vương triều Trung Quốc cũng như có mối quan hệ láng giềng với các nhà nước Đại Việt, Angkor. Điều này cũng cho thấy mối giao thương chính thức hay qua con đường triều cống giữa Champa với Trung Hoa cũng như Đại Việt. Sách Đại Việt sử kỷ toàn thư có chép: “Giáp Thìn, năm thứ 9 (1184) (Tống, Thuần Hi năm thứ 11). Mùa xuân, tháng 3, nước Chiêm

Thành sang cống. Người buôn của các nước Xiêm La, và Tam Phật Tề vào trấn Vân Đồn, dâng vật quí để xin buôn bán” [11; tr. 250]. Việc dự nhập một cách trực tiếp hay gián tiếp vào tuyến thương mại đường biển thời kỳ này đã cho thấy sự nhạy bén và tích cực của những chủ nhân người Chăm trên vùng đất Quảng Nam này.

Không chỉ được biết đến là một thể chế biển, gắn với hoạt động thương mại biển, những cư dân Champa còn được nhắc đến như những người thợ đóng ghe thuyền lành nghề hay những người thủy thủ đi biển tài năng. Phan Khoang khi viết về lịch sử X ứ Đàng Trong đã từng nhận xét: “Người Chàm là giống người hung bạo, gan dạ và là những thủy thủ cang cường. Với những chiếc ghe nhẹ lướt trên biển cả cũng thường tấn công các thương thuyền đi ngang qua hải phận họ để cướp b ó c” [22; tr. 38]. Trong nghiên cứu của D.G.E. Hall về lịch sử Đông Nam Á đã nói đến hoạt động cướp phá của người Chăm đến các nước láng giềng14 bằng đường biển như một hoạt động thường xuyên [18; tr. 192]. Sử sách Trung Quốc cũng từng nhắc đến những hoạt động cướp phá ở vùng bờ biển Chămpa bởi thủ lĩnh các Mandala15 [38]. Có thể sự tồn tại hoạt động của những toán cướp biển trên vùng bờ biển Chămpa được ghi chép là có căn cứ, nhưng cũng không thể loại trừ khả năng phóng đại sự thật để biện minh cho những chiến dịch chinh phạt của các nước lớn (Trung Hoa, Đại Việt) đối với một thể chế nhỏ bé hơn trên vùng biển giàu tiềm năng ở phía Đông bán đảo Đông Nam Á [38].

14 Trong đó có Trung Quốc và Đại Việt

15 Theo ghi chép về Phù Nam trong chính sử nhà Tùy (479-502), trên đường từ Canton trở về, tàu buôn bị buộc phải dạt vào Lâm Ảp để rồi bị cướp hết của cải; Theo chỉ dụ của hoàng đế Minh (1368-1644) ban ra năm 1438, một chiếc thuyền của nước Xiêm được phái đi Trung Quốc có đem đồ tiền cống đã bị người địa phương cướp khi thuyền đậu ở cửa cảng Xinzhau - Tân Châu, dẫn theo: Momoki Shiro (1999), Champa chỉ

Điều thú vị là, việc công nhận về sự tồn tại những toán cướp biển người Chăm đã dẫn đến giả thuyết về những con thuyền vận hành linh hoạt trên đại dương của những cư dân bản địa. Nó cũng giống như thực tế đã được chứng minh bởi loại hình thuyền cướp biển độc đáo của những cư dân vùng Scandinavian hoạt động khắp vùng biển Đại Tây Dương, Địa Trung Hải trong thế kỷ VIII - X [63]. Kiểu thuyền này có kích thước không quá lớn, thân thuyền thường thuôn dài và nhọn ở phần mũi và đuôi. M ạn thuyền cũng ngắn để phù hợp với kích cỡ nhỏ gọn của chúng. N hờ đó mà thuyền Viking có thể bơi bằng chèo và chạy bằng sức gió nhờ buồm một cách rất nhanh và linh hoạt.

Bên cạnh đó, Chămpa cũng được biết đến như là một thể chế biển với đội quân thủy có khả năng đến các vùng biển của nhiều nước trong khu vực.

Chămpa có hàng trăm chiến thuyền lầu, dài 20 trượng (khoảng 60m), cao hơn mực nước biển 2 - 3 trượng (khoảng 6m), trông như nhà gác, chở được 600 - 700 người, hàng vạn hộc (tương đương với tạ) sản vật [55; tr. 13].

Thông qua những cứ liệu trên có thể thấy ghe thuyền đã trở thành một thành tố không thể thiếu trong đời sống của người Chăm - chủ nhân một thời của vùng đất xứ Quảng. Sự ra đời của thuyền ghe là cách thức ứng đối với những điều kiện tự nhiên sông nước, ven biển cũng như gắn với nguồn nguyên liệu sẵn có. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là cho đến nay cứ liệu về thuyền truyền thống của người Chăm vẫn còn hạn chế. Nếu dựa vào bản dập hình thuyền trên tháp B6 Mỹ Sơn (thế kỷ X) [2; tr. 99] và xem đây là kiểu thuyền của người Chăm thời kỳ này thì có thể thấy sự tương đồng về hình dáng với kiểu thuyền Đông Nam Á truyền thống với phần mũi và đuôi thuyền cong. Điều này cũng có thể dẫn đến những kết luận về kỹ thuật ghép ván thuyền bằng chốt gỗ cũng như sự tồn tại của kiểu buồm hình tứ giác trên ghe

bầu được xuất hiện trong kỹ thuật đóng thuyền truyền thống của người Chăm hay những người dân gốc Mã lai - Nam đảo.

Một phần của tài liệu Ghe bầu xứ Quảng trong mạng lưới thương mại biển Đông ở Đông Nam Á thế kỷ XVI - XVIII1 (Trang 28)