Trong lịch sử phát triển hệ thống thương mại biển Đông, từ thế kỷ X, vùng biên viễn phía Nam Đại Việt – Nghệ Tĩnh(1) - đã nổi lên như một khu vực năng động diễn ra các hoạt động thương mại của các quốc gia, trở thành một khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU Trong lịch sử phát triển hệ thống thương mại biển Đông, từ thế kỷ X,
vùng biên viễn phía Nam Đại Việt – Nghệ Tĩnh(1) - đã nổi lên như một khu vựcnăng động diễn ra các hoạt động thương mại của các quốc gia, trở thành mộtkhu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng Đóng vai trò là vùng trungchuyển thương mại, đồng thời là khu vực mậu dịch tự do trong suốt nhiều thế
kỷ, nơi hội tụ về của thương nhân người Hoa, Champa, Chân Lap, Ai Lao…trên
lộ trình buôn bán của họ Đồng thời, Nghệ Tĩnh còn là cửa ngõ ra biển của cácvương quốc người Thái ở miền Tây thuộc Lào và Campuchia ngày nay (Ai Lao,Ngưu Hống, Chân Lạp…) Với vị trí chiến lược quan trọng, Nghệ Tĩnh đã trởthành một điểm nhấn quan trọng đối với lịch sử hệ thống thương mại biển Đôngthế kỷ X – XVI Nghiên cứu Nghệ Tĩnh cùng hệ thống các cửa biển khu vực nàychính là làm sáng rõ hơn lịch sử của tuyến đường thương mại biển Đông thế kỷ
X – XVI
Khảo sát về vai trò của Nghệ Tĩnh trong hoạt động thương mại biển Đôngthế kỷ X - XVI, chúng tôi đi sâu vào tập trung nghiên cứu về cửa biển Đai Thai(Hội Thống) – một cửa biển đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động hảithương biển Đông quốc tế trên địa bàn khu vực Nghệ Tĩnh Trong hệ thống cáccửa biển Nghệ Tĩnh và rộng hơn là các điểm trọng yếu của tuyến đường thươngmại biển Đông, cửa Hội nổi lên như một hiện tượng kinh tế khu vực, có vị trí hếtsức quan trọng trong các hoạt động hàng hải của các thuyền buôn suốt một vàithế kỷ Từ Hội Thống và các mối liên hệ của nó với các khu vực khác trên tuyếnđường hải thương Biển Đông, chúng ta có thể tiếp cận sát hơn những nhận thứcmới về một giai đoạn lịch sử của con đường tơ lụa bằng đường biển nổi tiếngnày và vị thế thương mại của Nghệ Tĩnh đối với các mối quan hệ kinh tế liênkhu vực
Dựa vào một số quan điểm về vị trí của các cửa biển Nghệ Tĩnh trong thời
kỳ thương mại sớm của Đại Việt như là một trung tâm mậu dịch tự do của khuvực, chúng tôi xây dựng nên đề tài nghiên cứu có tên: “Hội Thống và vị trí của
nó trong hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh (thế kỷ X – XVI)” Đề tài của chúng
Trang 2tôi tập trung nghiên cứu về cửa biển Hội Thống và vai trò kinh tế của nó trong
hệ thống thương mại biển Đông vào thế kỷ X – XVI Thông qua việc tìm hiều
và phân tích vai trò của Hội Thống được gắn liền các mối liên hệ với các cửabiển khác thuộc Nghệ Tĩnh nhằm nổi bật vị trí của Nghệ Tĩnh trên tuyến đườnghải thương khu vực Từ đó, có thể khẳng định rằng trong thời kỳ đầu của nềnthương mại Đại Việt (thế kỷ X – XVI), Nghệ Tĩnh đã là một trung tâm mậu dịchthương mại khu vực, trở thành một điểm nhấn trong hệ thống thương mại biểnĐông
Do những điều kiện hạn chế về thời gian và tìm kiếm các nguồn tài liệu,báo cáo của chúng tôi chỉ mới có thể thực hiện được bước đầu trong mục tiêulàm sáng rõ lịch sử thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI cũng như giới thiệu
về cửa Hội và hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh trong lịch sử thương mại khuvực Và vì vậy, chắc chắn không thể không tránh khỏi những thiếu sót trong quátrình nghiên cứu Chúng tôi mong rằng các thiếu sót này sẽ được sự góp ý và bổsung quý báu của quý độc giả Đó thực sự là cơ hội hết sức thuận lợi cho chúngtôi hoàn thiện đề tài khoa học này một cách sáng rõ và đầy đủ hơn Qua đây,chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trongviệc định hướng nghiên cứu và tìm hiểu các nguồn tư liệu, góp phần vào sự hoànthành của công trình nhỏ này
Trang 3I ĐẠI VIỆT TRONG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI BIỂN ĐÔNG THẾ KỶ X – XVI
1 Những điều kiện mới cho sự phát triển của các hoạt động thương mại biển Đông từ thế kỷ X
Thế kỷ X mở ra những điều kiện phát triển mới trong lịch sử kinh tếthương mại khu vực biển Đông Hệ thống thương mại biển Đông(2) với sự thamgia của nhiều quốc gia Đông Á - Đông Nam Á đã có một lịch sử ra đời pháttriển từ rất sớm Nhu cầu giao lưu kinh tế, mở rộng các mối quan hệ kinh tế rabên ngoài của các quốc gia trong khu vực này đã đưa đến việc xuất hiện các hoạtđộng mậu dịch hàng hải trong phạm vi vùng biển Đông, tuyến buôn bán hảithương khu vực được hình thành
Bước sang thế kỷ X, những thay đổi có tính đột phá trong chinh phục biểnkhơi cùng sự phát triển của nghề đi biển với những kinh nghiệm và kỹ thuật mớicho phép tăng cường hơn nữa các hoạt động buôn bán bằng đường biển Xa hơnnữa là mở rộng giao lưu với các khu vực khác thông qua các chuyến buôn dàingày Công đầu trong quá trình này có lẽ phải kể đến các chuyến đi tiên phongcủa các thương nhân người Hoa Ban đầu từ bờ Đông Trung Hoa, họ tiến ra TháiBình Dương và tiến hành các hoạt động giao lưu kinh tế với cư dân quần đảoNhật Bản Không dừng lại ở đó, thuyền mành Trung Hoa men theo đường bờbiển tiến xuống phía Nam, xâm nhập Vịnh Bắc Bộ của quốc gia Đại Việt, mởrộng các mối giao lưu kinh tế với khu vực này Những nỗ lực của người Hoatrong việc tìm kiếm các nguồn cung cấp lâm thổ sản cũng như các nguồn lợi tựnhiên ở các khu vực thuộc quốc gia láng giềng khác đã đưa đến những kết quảngoài mong đợi Đó là sự kích thích tham gia vào các hoạt động trao đổi hànghóa, điều tiết thừa thiếu hàng hóa giữa các vùng, miền trên lãnh thổ nhiều quốcgia khác nhau Tuyến đường thương mại biển Đông được hình thành về cơ bảntrong các thế kỷ trước, khi nhà Đường phát triển phồn thịnh Bước sang thế kỷ
X, nó có những điều kiện mới cho sự mở rộng và củng cố vững chắc hơn cácmối quan hệ thương mại mang tính truyền thống này
Trang 4Bước sang thế kỷ X, chúng ta thấy rõ hơn những bước chuyển mình củanhiều vương quốc Đông Nam Á Sự vươn lên không ngừng của các quốc giaĐông Nam Á như Champa, Chân Lạp …với những khát vọng phát triển nềnkinh tế với tiềm lực mạnh, mở rộng khả năng và phạm vi ảnh hưởng ra bênngoài, tìm kiếm các nguồn lợi từ thương mại và ngoại giao Mặt khác, bên cạnh
đó, các quốc gia này lại chịu không ít những sức ép chính trị nặng nề từ TrungHoa và các quốc gia lớn mạnh hơn Chính vì thế, sự nảy sinh những mối quan
hệ kinh tế có tính chất ngoại giao, thần phục cũng là điều không thể tránh khỏi.Tuy vậy, tất cả đều mở đường cho một thời kỳ với những điều kiện mới của lịch
sử ra đời và phát triển của hệ thống thương mại biển Đông
2 Thời kỳ “thương mại sớm Đại Việt” (thế kỷ X – XVI) – những nỗ lực của quốc gia nhằm tham gia tích cực vào hệ thống thương mại biển Đông
Chiến thắng Bạch Đằng vang dội của Ngô Quyền năm 938 đã trở thànhmốc son chói lọi, đánh dấu sự ra đời và xác lập quyền tự chủ, độc lập của quốcgia Đại Việt Thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, nhân dân ĐạiViệt bắt tay vào xây dựng và củng cố nền độc lập của quốc gia dân tộc với vị thếmới Thế kỷ X – XVI chứng kiến sự vươn lên không ngừng của Đại Việt trongxây dựng và bảo vệ đất nước Với việc các vương triều thay nhau nắm quyền caitrị đất nước, Đại Việt đã thực sự nỗ lực trong yêu cầu phát triển một quốc giavững mạnh ở khu vực, nâng cao vị thế và củng cố nền độc lập tự chủ, tiềm lựckinh tế, quân sự của nhà nước phong kiến Trong xu thế chung của kinh tế khuvực, đó là yêu cầu mở rộng các hoạt động ngoại giao và thương mại quốc tế, ĐạiViệt đã ý thức được tầm quan trọng về vị trí chiến lược của mình trên tuyếnđường thương mại biển Đông Chính vì vậy, ngay sau khi giành được độc lập,Đại Việt đã nhanh chóng vươn ra khu vực, phát huy vị thế thương mại của mình,tham gia và trở thành một thành viên trong hệ thống thương mại biển Đông, gópphần quan trọng vào lịch sử phát triển của tuyến hàng hải khu vực
Tuy vậy, không phải ngay từ đầu, chính quyền nhà nước phong kiến đã có
ý thức phát triển các mối quan hệ kinh tế với các quốc gia láng giềng đến đây
Trang 5đặt quan hệ mậu dịch Ban đầu, một số khu vực nảy sinh những nhu cầu traođổi, quan hệ với các lái buôn nước ngoài dong thuyền đến Các khu vực nàythường là vùng biên viễn hay có vị trí tiếp giáp với lãnh thổ các quốc gia khác,
có điều kiện thuận lợi để thuyền bè từ ngoài vào cập bến…Ở đây, các hoạt độngtrao đổi diễn ra giữa các hải nhân với cư dân bản địa mà ít có sự kiểm soát củanhà nước Người ta thường gọi là các hoạt động thương mại ngoài luồng Cáchoạt động này trong suốt thế kỷ X – XII phát triển mạnh ở các vùng biên viễnĐại Việt, trong đó nổi bật lên là khu vực Nghệ Tĩnh(3)
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, nhà nước phong kiến Đại Việt dầnvươn lên từng bước trong sự kiểm soát và thúc đẩy các hoạt động ngoại thương.Các vua Lý, Trần và sau đó là vua Lê đã ý thức rõ hơn về các nguồn lợi có thể
có được từ các hoạt động thương mại này, tiến hành các biện pháp nhằm canthiệp và kiềm tỏa các mối quan hệ kinh tế với thuyền bè các quốc gia tới ĐạiViệt buôn bán Đồng thời, tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc thúcđẩy sự giao lưu, trao đổi hàng hóa dưới sự theo dõi của chính quyền
Chính những can thiệp ngày càng mạnh tay vào ngoại thương đã đưa đếnnhững thay đổi trong cấu trúc kinh tế và sự luân chuyển các trung tâm buôn bán.Trong vài thế kỷ đầu sau khi giành độc lập (một số học giả thường gọi là thời kỳ
“thương mại sớm Đại Việt”)(4), khu vực Nghệ Tĩnh đóng vai trò quan trọng với
tư cách là vùng mậu dịch biên viễn khá tự do, nơi hội tụ của thương nhân nhiềuquốc gia Đông Bắc Á và Đông Nam Á trên tuyến đường hải thương biển Đông.Bước sang cuối đời Trần, khi nhà nước đã chú trọng hơn tới sự ra vào của cácthuyền buôn nước ngoài, trung tâm buôn bán chuyển dần từ Nghệ Tĩnh (BắcTrung Bộ) ra khu vực các cảng biển thuộc châu thổ sông Hồng – cửa ngõ củakinh thành Thăng Long.(5) Thương mại ngoài luồng với tính chất tự do của nó bịhạn chế rất nhiều và dần đi đến tàn lụi, nhường chỗ cho các quan hệ ngoạithương đi kèm hoạt động ngoại giao, chịu sự chế định gắt gao của nhà nước
Những nỗ lực của Đại Việt trong thế kỷ X – XVI trong các quan hệthương mại với các quốc gia trong cùng hệ thống thương mại biển Đông đã chothấy sự vươn lên không ngừng và mong muốn xác lập một vương quốc vững
Trang 6mạnh ở khu vực Với vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến đường hải thươngkhu vực, Đại Việt đã dần gạt bỏ được sự cạnh tranh của Champa, Chân Lạptrong nhiều thế kỷ, giành lấy quyền kiểm soát những nguồn lợi thương mại.Những cố gắng đó trên thực tế đã đưa lại kết quả khả quan, tạo tiền đề cho mộtthời kỳ mới phát triển hưng thịnh của thương mại biển Đông vào thế kỷ XVII –XVIII, khi có sự tham gia của các nước phương Tây vào tuyến thương mạiđường biển này.
II KHÁI QUÁT VỀ CỬA BIỂN HỘI THỐNG – VỊ TRÍ VÀ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
Hội Thống(6) là cửa biển thuộc vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh ngày nay Đây là cửa đổ ra biển của sông Lam – con sông lớn của BắcTrung Bộ, cách thành phố Vinh 12km về phía Đông Bắc(7) Trong quá khứ, HộiThống đóng vai trò hết sức quan trọng đối với lịch sử hình thành và phát triểncủa Nghệ Tĩnh nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung Là một vùng có
vị trí chiến lược với chiều dài phát triển của lịch sử dân tộc, đặc biệt là lịch sửĐông Nam Á, Hội Thống có đủ những yếu tố để trở thành một cảng biển quantrọng trên con đường thương mại biển Đông trong suốt nhiều thế kỉ trước Vàtrên thực tế, trong một chặng đường phát triển của hệ thống thương mại biểnĐông trong lịch sử châu Á, cửa biển này đã đóng một dấu ấn khá đặc biệt, chothấy những cách nhìn mới về vị trí của Việt Nam trong lịch sử Đó là quá trìnhvươn lên không ngừng của Đại Việt sau khi giành độc lập nhằm sớm nhập cuộcvào hoạt động giao lưu kinh tế giữa các quốc gia vốn đã hình thành từ rất sớm
và được đẩy mạnh theo từng thời đại lịch sử khác nhau của nhân loại Từ thế kỉ
X – XVI, nằm trong hệ thống các cửa biển Bắc Trung Bộ, cửa Hội đã là mộtđiểm mốc không thể bỏ qua trên tuyến đường thương mại biển Đông, là mộttrong những cửa biển năng động nhất trong hoạt động thương mại cổ của quốcgia Đại Việt vào buổi đầu độc lập, xây dựng và phát triển
Trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử, Hội Thống nằm trên một vùngđất có những điều kiện khá đặc biệt về cả các yếu tố mang tính tự nhiên và xãhội – vùng lưu vực hệ thống Sông Lam Đây là điểm cuối của hệ thống sông Cả
Trang 7đổ ra biển Đông Cửa biển Hội Thống vừa chứa đựng những yếu tố chung củamột vùng ven biển như các khu vực duyên hải khác, vừa mang những điều kiện
có tính dị biệt của khu vực Nghệ Tĩnh Tuy vậy, sự dung hợp giữa các yếu tốchung và riêng đó tạo nên những điều kiện khá đặc biệt của cửa biển này trênkhá nhiều phương diện Trong phạm vi báo cáo này, chúng tôi chỉ đề cập đếnnhững điều kiện tự nhiên và lịch sử cho sự xuất hiện một thương cảng từng đóngvai trò quan trọng trong suốt thế kỉ X – XVI – thời kì thương mại sớm của quốcgia Đại Việt cũng như thời kì phát triển mạnh mẽ của hệ thống thương mại biểnĐông
1 Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động thương mại
1.1.Vị trí địa lí của cửa biển Hội Thống
Theo chiều dọc bờ biển Bắc Trung Bộ nước ta, có hàng loạt cửa biểnđược phân bố khá dày theo tự nhiên thuộc các vùng duyên hải Đa số các cửabiển này đều là nơi các con sông đổ ra biển, là điểm thắt nối giữa biển với khuvực nội địa Chính vì vậy, đối với khu vực sâu trong đất liền, các mối giao lưuchủ yếu giữa họ và biển chính là nhờ vào các cửa sông này Từ biển, qua cáccửa sông, mối giao lưu được nới rộng trên khắp các ngả đường sông khác nhautrong cùng một hệ thống đường thủy không đứt đoạn Chính vì vậy, yếu tố vị trí
tự nhiên của các cửa sông là cực kì quan trọng, ảnh hưởng lớn trên nhiềuphương diện, trong đó phải kể đến việc tác động đến những mối liên hệ mangtính tất yếu giữa khu vực nội địa với biển và các vùng duyên hải
Thuộc khu vực giữa hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay, Hội Thốngxưa kia không chỉ thuộc trung tâm của Nghệ Tĩnh mà còn là trung tâm của BắcTrung Bộ Với vị trí này, Hội Thống đóng vai trò là trung điểm trên con đườngkết nối thông thương giữa những hoạt động vùng biển Vịnh Bắc Bộ với khu vựcNghệ – Tĩnh Nằm ở phía Nam Vịnh Bắc Bộ, Hội Thống là một trong nhữngđiểm cuối cùng trong hệ thống các cảng thuộc vịnh này, đồng thời, nó đảmnhiệm vai trò “đại diện” cho khu vực Nghệ Tĩnh trong các mối liên hệ thươngmại ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ Chính vì vậy, tất nhiên nó phải có những quan hệmật thiết với các cảng Bắc Bộ khi tham gia vào hoạt động thương mại biển
Trang 8Đông trong những thế kỷ đầu tiên xây dựng và phát triển nền độc lập tự chủ củaquốc gia Đại Việt.
Chúng ta biết rằng, vùng biển Vịnh Bắc Bộ là một vùng biển có cấu trúckhá kín Sự án ngữ của đảo lớn Hải Nam của Trung Quốc – trước con đườnghướng ra Thái Bình Dương ở mạn bắc của vịnh là một trở ngại cho vấn đề chinhphục biển khơi của người Việt Đồng thời, cũng là khó khăn cho ý định tiếp cậnvào Đại Việt của người Hoa từ bờ Đông Trung Quốc Hơn nữa, đường bờ biểnhình cánh cung khép vào trong tạo nên cho vịnh một diện tích khá rộng nhưngcác con thuyền từ bên ngoài đại dương lại khó xâm nhập vào khu vực trung tâmcủa dải bờ vịnh Thế kỷ X – XVI, trong những điều kiện kĩ thuật hàng hải cònthấp kém, các dòng hải lưu và luồng gió chính ở vùng vịnh Bắc Bộ dường như
đã phần nào hạn chế các thương thuyền tiếp cận châu thổ sông Hồng từ phíađông Như thế, có thể thấy trong giai đoạn đầu tham gia vào hệ thống thươngmại biển Đông của quốc gia Đại Việt, khó có thể khẳng định rằng các khu vựcduyên hải châu thổ sông Hồng là khu vực giao lưu thương mại chính yếu
Một vấn đề đặt ra là vậy thì trong thời kì thương mại sớm của quốc giaĐại Việt (thế kỷ X – XV), đâu là khu vực tỏ ra vai trò năng động và chính yếunhất trong các hoạt động hải thương? Theo quan điểm của Whitmore(1986 :130) thì những cảng thuộc vùng Nghệ An và Hà Tĩnh (phía nam lãnh thổĐại Việt) hẳn phải có tầm quan trọng hơn với tư cách là những trung tâm thươngmại sớm Nếu chỉ dựa vào những phân tích ở trên, chúng ta cũng chưa thể khẳngđịnh một cách chắc chắn điều này Tuy vậy cũng có thể rút ra được rằng, vàobuổi đầu tham gia vào hệ thống thương mại biển Đông với tư cách là thành viênmới, các cảng biển thuộc khu vực Nghệ Tĩnh đã trở thành những địa điểm mấuchốt của quá trình giao lưu kinh tế giữa các quốc gia tham dự vào tuyến thươngmại này Hội Thống là một trong số các cảng đó khi nằm ở vị trí trung tâm khuvực
Nằm ở phía Nam lãnh thổ Bắc Bộ, cửa Hội cũng như các cửa biển thuộcNghệ Tĩnh đã mang những yếu tố thuận lợi trong các hoạt động ngoại thươngxét trên phương diện vị trí địa – lịch sử Trong buổi đầu giành được độc lập từ
Trang 9phong kiến phương Bắc, Nghệ Tĩnh là khu vực biên viễn của quốc gia Đại Việt(cho đến hết thời Lý và sang đầu thời Trần) Nhà nước Đại Việt từ thời Đinh –Tiền Lê, đến cuối Lý, đầu thời Trần chưa thể đủ sức kiểm soát khu vực này mộtcách chặt chẽ Nhà Lý áp dụng chính sách kimi theo mô hình của phong kiếnTrung Hoa, ràng buộc lỏng lẻo đối với những khu vực biên viễn như Nghệ Tĩnhmột thời gian dài Chính sách này của nhà nước đối với miền biên viễn phía nam
vô hình trung đã tạo nên những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các hảithuyền vào khu vực này Nhờ đó có thể tránh được những chế định gắt gao củachính quyền quốc gia sở tại Điều này dễ xẩy ra ở những khu vực trung tâm nhưchâu thổ sông Hồng, nơi ảnh hưởng của chính quyền trung ương là rất mạnh.Tất nhiên, ở đây điều kiện này chỉ đúng cho các hoạt động thương mại ngoàiluồng, không có sự can thiệp nhiều của nhà nước
Thế kỉ X – XVI, không chỉ là vị trí biên viễn, Nghệ Tĩnh còn có vị trí giápranh với lãnh thổ của nhiều quốc gia Đông Nam Á Tiếp giáp với Chămpa ởphía nam,(*) phía Tây nam kề cận với Chân Lạp, và phía Tây là Ai Lao, NghệTĩnh được coi là khu vực “phên dậu” phía nam của Đại Việt, đóng vai trò quantrọng trong quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt với các quốc gia phương Namtrong một thời gian khá dài Ở đây, có thể thấy là một khu vực hướng ra biểncủa các quốc gia Đông Nam Á lục địa ở phía Tây trong điều kiện muốn đẩymạnh giao lưu với các quốc gia Đông Nam Á hải đảo, Trung Quốc và NhậtBản…Chính từ vị trí này đã làm cho Nghệ Tĩnh trở thành khu vực quan trọngtrong chiến lược đối ngoại của mỗi quốc gia Đồng thời, tại đây diễn ra sự gặp
gỡ của thương nhân các quốc gia khác nhau trên con đường buôn bán của họ.Không chỉ có thương nhân các nước kế cận Đại Việt, sự tham gia của cácthương nhân người Hoa, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á hải đảo lànhững điểm quan trọng trong hoạt động ngoại thương ở khu vực này Trên thực
tế nó đưa đến những diện mạo mới phong phú và đa dạng hơn trong hoạt độngthương mại tại đây Nghệ Tĩnh là một khu vực trung chuyển thương mại trênmột tuyến đường hải thương quốc tế - đó là hệ quả xuất phát từ yếu tố vị trí tiếp
Trang 10giáp này trong thời điểm lịch sử mà chúng ta đang xét đến (tất nhiên, đây là yếu
tố chính yếu)
Đóng vai trò là cửa sông chính của một hệ thống sông lớn nhất khu vựcBắc Trung Bộ, Hội Thống là một điểm tới của các thương thuyền muốn xâmnhập vào nội hạt Nghệ Tĩnh để trao đổi buôn bán bằng đường thủy Sự phân bốkhá đều khắp của hệ thống sông Cả(9) trên địa bàn khu vực đặc biệt là ở phía bắc,hình thành nên các nhánh sông tỏa đi các vùng miền khác nhau, tạo thành mộtmạng lưới giao thông quan trọng mà Hội Thống là điểm nút cuối cùng, liên kếtvới biển Đông
1.2 Hội Thống với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các hoạt động thương mại khu vực
- Cấu tạo địa hình của cửa Hội Thống và những đánh giá về khả năng xâm nhập vào nội địa của các hải thuyền qua cửa biển này trong các thế kỉ X
- XVI:
Xét đến cấu tạo của cửa sông Lam, có thể thấy những điểm hết sức đặcbiệt về địa hình Từ các nhánh sông xuất phát từ vùng thượng nguồn, các consông nhỏ hợp lưu thành dòng sông Cả (với ý nghĩa là sông lớn, sông mẹ) chảyqua các khu vực thuộc các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên,Nghi Lộc ngày nay và đổ ra biển qua cửa Hội Cấu trúc của cửa sông khá đặcbiệt, và điều này cũng ảnh hưởng đến đặc tính của thủy triều ở đây Khi viếtNghệ An kí, Bùi Dương Lịch cũng chú ý vào điểm này của Hội Thống: “CửaHội (Hội Hải) ở giáp giới hai huyện Nghi Xuân và Chân Phúc Nước sông Lamchảy ra cửa này [Sông Lam] do các sông khác đổ vào, nguồn xa dòng dài Nướctriều mặn dâng ngược lên rất gần Đảo Song Ngư sừng sững ở cửa biển, thuyền
bè ra vào gặp nhiều khó khăn”.(10)
Đánh giá khả năng xâm nhập vào đất liền của các hải thuyền biển Đôngthế kỉ X – XVI qua cửa Hội Thống, có nhiều ý kiến khác nhau Tất nhiên, nhữngđặc điểm cấu trúc của cửa Hội là yếu tố mang tính quyết định Có thể dựa vàocác yếu tố địa hình và đặc tính lên xuống của thủy triều ở nơi đây để đưa rakhẳng định về khả năng này Qua một số cứ liệu bằng đo đạc quan trắc có thể
Trang 11cho rằng, cửa Hội đủ rộng để các thuyền đi biển có thể vượt qua Hơn nữa nếuxét về tải trọng các thuyền mành kiểu Trung Quốc thời bấy giờ, khả năng xâmnhập vào đất liền thông qua các cửa sông là dễ dàng hơn các thuyền có tải trọnglớn sau này Mặt khác, nếu so sánh với tốc độ dòng chảy của sông Lam ở khuvực cửa Hội Thống so với các cửa sông khác là thấp hơn Điều này có thể thấyqua lát cắt địa hình khá bằng phẳng tại vùng duyên hải các huyện Nghi Xuân(Hà Tĩnh) và Nghi Lộc (Nghệ An)(11) Như vậy, đây là những điều kiện thuận lợicho sự xâm nhập của các hải thuyền vào sông Lam bằng cửa biển này Từ đây,
có thể tiến sâu hơn vào khu vực nội địa bằng đường sông
Cấu trúc tự nhiên của cửa biển này cũng tạo thành một địa điểm lí tưởngcho các thuyền bè vào tránh bão Sự án ngữ của đảo Song Ngư(12) trước mặt khuvực đổ ra biển của sông Lam đã tạo nên một khu vực khá an toàn để tránh sónglớn từ đại dương mỗi khi có bão Chính vì vậy có khả năng các thương thuyềnTrung Hoa, Nhật Bản, và các quốc gia Đông Nam Á hải đảo đã chọn địa điểmnày là nơi buông neo dừng đỗ khi có bão biển Trên hải trình của các đoànthuyền buôn, tất nhiên, các hải nhân đã tính toán và dự báo khá chính xác vềthời điểm xẩy có bão để từ đó có biện pháp phòng tránh kịp thời Các thươngthuyền đều chọn những điểm trú chân thích hợp để giữ an toàn cho thuyền vàhàng Đó phải là khu vực kín gió, có thể tránh được sóng lớn Tất nhiên, nhữngđịa điểm cửa lạch là khá lí tưởng, thêm vào đó, Hội Thống có sự che chắn củađảo Ngư Các thuyền bè vào đây tránh bão đều đỗ ở khu vực phía trong Đây làmột quãng khá rộng tạo thành một vũng biển khá an toàn và phẳng lặng
Không chỉ đóng vai trò là địa điểm tránh bão cho các đoàn thương thuyềntrên hải trình của họ, cũng như các cửa biển khác, Hội Thống có thể là nơi cungcấp nước ngọt Vị trí cửa sông đã cho phép tiếp thêm lượng nước ngọt đủ chocác thuyền buôn Vào những mùa khô, lượng nước ở các khu vực Bắc Trung Bộ
là hiếm do ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam(13), các thuyền thườngtiến vào các cửa sông và các nguồn lạch để tiếp thêm nước ngọt Tất nhiên, kèmtheo các mục đích đó, hoạt động cơ bản nhất của họ vẫn là trao đổi buôn bán tạikhu vực này, tiến sâu hơn nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán trong nội địa
Trang 12Như vậy, cấu trúc của cửa biển Hội Thống đã thật sự mang lại những điềukiện thuận lợi cho hoạt động của các thương thuyền trên hành trình buôn báncủa họ Sự tiếp cận khu vực Nghệ Tĩnh trong suốt một thời kì khá dài của cácđoàn thương thuyền đến từ nhiều quốc gia khác nhau đã cho họ những kinhnghiệm quý báu trong hoạt động ở khu vực này Có thể cửa Hội là một địa điểmđáng chú ý trong những mối liên hệ chặt chẽ, gắn chặt tuyến đường tơ lụa trênbiển với vùng biên viễn phía nam của Đại Việt – Nghệ Tĩnh
- Yếu tố đặc tính gió mùa ở Nghệ Tĩnh trong hoạt động thương mại đường biển khu vực:
Khí hậu khu vực Nghệ Tĩnh cũng tạo nên những tác động không nhỏtrong hoạt động của các thương thuyền nơi đây Nghệ Tĩnh là một khu vực cókhí hậu khá đặc biệt Sự thay đổi của khí hậu được phân biệt khá rõ bằng cácloại gió mùa khác nhau: gió phơn Tây Nam (bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vàotháng 8), gió mùa đông bắc thổi theo hướng ngược lại (bắt đầu từ tháng 8 và kếtthúc vào tháng 2 năm sau) Dựa vào đặc tính và hướng của hai loại gió này, cácđoàn thương thuyền đến từ phía đông bắc của người Hoa và các đảo quốc nhưRuykyu, Nhật Bản… đã có những kinh nghiệm cho hoạt động hàng hải của họ.Hằng năm, cứ đến mùa gió đông bắc nổi lên, các loại thuyền đi biển được trưngdụng tiến hành các chuyến đi xuống vùng biển Đông Nam Á, sau khi tiến hànhcác hoạt động buôn bán trao đổi của họ với các quốc gia khu vực này, chờ đếnmùa gió phơn Tây nam thổi lên, họ lại dong thuyền ngược lên để trở về phươngBắc
Một yếu tố tạo nên sự hạn chế trong hoạt động của các thuyền buôn tạiđây đó là bão Bão ở Nghệ Tĩnh thường kèm theo mưa lớn và lụt lội Các cửasông đều trở nên hung dữ và khó tiếp cận, đặc biệt là những cửa lớn như củaHội Bắt đầu từ tháng 8, mùa mưa bão đến hoạt động của các loại thuyền, kể cảthuyền đánh cá cũng như thuyền buôn dường như tê liệt Các thuyền buôn nướcngoài thường chuyển dịch xuống phía nam, nơi có thời tiết ôn hòa hơn BùiDương Lịch có chép về đặc tính của bão ở khu vực này như sau: “Trong khoảngtháng 8 và tháng 9, lại thường có bão Trước khi có bão thường hay có mống cụt
Trang 13mọc ngang trên trời phía đông bắc, rồi chuyển sang phía đông đến phía nam thìngừng, hoặc chuyển sang phía Tây đến phía nam thì ngừng Nếu bão chưa đếnphía nam đã vội ngừng thì sau thế nào cũng có bão nữa, mà cơn bão sau thườngrất mạnh, nó sẽ phá nhà đổ cây và làm cho nước biển dâng cao, những ruộngdân ở gần biển bị ngập lụt không thu hoạch được”(14)
Sách “Nghệ An kí” của Bùi Dương Lịch có nói đến những kinh nghiệm
đã được tập hợp bởi các nhà hàng hải Quảng Đông(15) về khí hậu và gió bão ởvùng này, chứng tỏ họ đã hoạt động trên địa bàn ven biển Nghệ Tĩnh từ lâu.Cũng phải khẳng định rằng, bão lụt thường đến và đi rất nhanh do cấu tạo củađịa hình khu vực, chính vì thế, các thương thuyền nhanh chóng thực hiện tiếpcác hoạt động buôn bán của mình
Như vậy, có thể thấy, mặc dầu gây khó khăn cho các hoạt động sản xuấtnông nghiệp, khí hậu ở Nghệ Tĩnh với các hoạt động theo các chiều hướng khácnhau của các loại gió mùa lại tạo nên những thuận lợi cho hoạt động hàng hải vàkhả năng xâm nhập đất liền của các đoàn buôn ngoại quốc, đặc biệt là các độithuyền đến từ phương Bắc
- Nguồn lợi tự nhiên phong phú đa dạng của một khu vực thuộc hệ sinh thái phổ tạp đã thu hút các đoàn thuyền buôn trong các hoạt động trao đổi:
Ở đây chúng tôi đưa ra ý kiến của mình về những đặc trưng của một khuvực thuộc hệ sinh thái phổ tạp(16) và những tác động trái chiều nhau của nó vàohoạt động ngoại thương Nguồn lợi tự nhiên phong phú đa dạng cho sẵn là thực
tế không thể phủ nhận trong giai đoạn lịch sử khu vực Nghệ Tĩnh sau khi giànhđộc lập từ thế kỉ X Mặc dầu trước đó, có sự cướp đoạt và khai thác của phongkiến đô hộ phương Bắc trong nhiều thế kỉ Các loại lâm thổ sản, các loại độngthực vật phong phú dưới nước hay trên cạn là nguồn sống chính yếu cho cư dânNghệ Tĩnh từ những thế kỉ đầu định cư ở khu vực này Thực tế lịch sử cho thấy,các hoạt động sản xuất nông nghiệp tỏ ra chưa đủ sức để có thể trở thành nguồnchính cho hoạt động sống của con người nơi đây Điều này hoàn toàn có thể giải
Trang 14thích được bằng những phân tích về tác động xấu của khí hậu, thiên tai, đồngthời là khả năng canh tác của các đồng bằng Nghệ Tĩnh
Một số học giả cho rằng các yếu tố của một hệ sinh thái phổ tạp kiềm tỏa
và làm hạn chế các khả năng nảy sinh và phát triển các hoạt động ngoại thươnghướng biển của các cư dân sống trong môi trường đó Tuy nhiên, có lẽ phải cócái nhìn toàn diện hơn về tác động của nó tới kinh tế thương mại Trong hệ sinhthái phổ tạp, nguồn lợi sẵn có của tự nhiên (trong đó có thể có cả những đặc sảnđịa phương mà các vùng khác không thể có nhưng lại có nhu cầu sử dụng), đãtrở thành mối quan tâm hàng đầu trong mục tiêu hướng tới của các đoàn thươngthuyền từ phương xa tới Điều này thu hút sự lặp lại liên tục hải trình buôn báncủa các đoàn thuyền tới địa điểm này
Khảo sát các loại hàng hóa xuất cảng qua cửa Hội Thống và các cửa biểnkhác thuộc khu vực Bắc Trung Bộ vào thời Lý, luôn thấy có sự xuất hiện củamột lượng lớn các loại lâm thổ sản quý hiếm trên các thuyền buôn Các loại đặcsản chiếm tỷ lệ đa số so với các sản phẩm nông nghiệp hay thủ công nghiệp.Trên tuyến dọc lưu vực hệ thống sông Lam, cư dân ở các địa phương đổ về,trong đó có cả các cư dân miền núi, đưa đến đây các loại lâm thổ sản mà họ khaithác được để đổi lấy những mặt hàng thiết yếu mà họ cần do các lái buôn từ nơikhác chở đến bằng thuyền Hoạt động trao đổi của cư dân Nghệ Tĩnh với cácquốc gia đi từ ngoài vào bằng đường biển thường xuyên và liên tục được hỗ trợbởi các nguồn hàng lâm sản là chính yếu: các loại đặc sản quý như sừng tê, ngàvoi, gạc hươu, da trâu, cánh kiến, sáp ong…Nhận thấy nguồn hàng phong phúcủa cư dân bản địa, các thương nhân từ xa đến đều tập trung vào hoạt động ở lưuvực sông Lam nhiều và thường xuyên hơn Các thuyền đến từ nhiều vùng thuộccác quốc gia khác nhau đưa đến những nguồn hàng phong phú, đa dạng
2 Vị trí của Hội Thống trong hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh tham gia vào hoạt động thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI
2.1 Hệ thống các cửa biển Nghệ Tĩnh tham gia vào hoạt động thương mại biển Đông thế kỷ X – XVI
Trang 15- Cùng với vị trí quan trọng của Nghệ Tĩnh trong tuyến hải thương khuvực, từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI các cảng biển Nghệ Tĩnh phát huy các tác dụngkinh tế của nó Dọc theo tuyến đường bờ biển thuộc hai tỉnh Nghệ - Tĩnh ngàynay, có hàng loạt các cửa biển, cửa lạch phân bố khá dày Đây thực sự là nhữngđiểm nút quan trọng để kết nối với khu vực nội địa Các cảng biển đa số thuộckhu vực có các con sông lớn nhỏ nằm trong hệ thống sông Lam đổ ra biển Ởcác con sông này nối thông nhau bằng một hệ thống giao thông đường thủy đãkhá hoàn chỉnh từ thời tiền Lê như chúng ta đã phân tích Chính vì vậy thuyền
bè có thể dễ dàng tiếp cận các cửa biển này và xâm nhập vào sâu trong nội địa
để tiến hành giao thương Đồng thời có thể linh hoạt sử dụng các tuyến giaothông đường sông để ra biển bằng cửa khác Sự “lợi hại” của hệ thống các cửabiển Nghệ – Tĩnh có được là do bởi sự hỗ trợ của một tuyến giao thông thủyhoàn chỉnh phía trong nội hạt thông với vùng biển phía ngoài cùng với cấu trúc
tự nhiên cửa biển lý tưởng cho các hoạt động của thuyền bè khi đến đây Chúng
ta có thể xét đến những cửa biển Nghệ Tĩnh(17) chính yếu đã tham gia vào hệthống các cảng biển của tuyến đường thương mại biển Đông, đóng những vai tròkhác nhau trong hoạt động mậu dịch khu vực:
Cửa Cờn (Cờn Hải) ở phía Bắc giới phận của huyện Quỳnh Lưu, có sông
Hoàng Mai chảy ra Nguồn sông nông, gần, nước triều mặn dâng ngược rất xa
Cửa Quèn (Quyền Hải) địa phận huyện Quỳnh Lưu có nước sông Hoàng
Mai và sông Ngọc để chảy ra Nguồn sông nông và gần, nước triều mặn dângngược cũng xa Núi Rồng đứng chắn ngang khoảng đó
Cửa Thơi (Thai Hải) ở giữa giáp giới hai huyện Đông Thành và Quỳnh
Lưu có sông Giát chảy ra Cửa biển rất hẹp đá ở chân núi Kiếm chắn ngangthuyền bè ra vào không thuận lợi
Các cửa này thuộc khu vực phía bắc của Châu Hoan nay thuộc haihuyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu Đánh giá khả năng thu hút tàu bè ra vào ở đâytrong lịch sử, “Đại Việt sử kí toàn thư” đã khẳng định về sự có mặt và hoạt độngvào ra nhộn nhịp ở khu vực cửa Thơi và cửa Quèn như sau: “ Trước đây thờinhà Lý, thuyền buôn tới thì vào từ các cửa biển Tha Viên ở châu Diễn Đến nãy
Trang 16đường biển đổi dời, cửa biển nông cạn, thuyền buôn phần nhiều tụ tập ở VânĐồn, cho nên có lệnh này” Ở đây, cửa Tha Viên chỉ có thể là hai cửa: cửa Thơi
và cửa Quèn(18) Như vậy, vào thời Lý, chúng ta thấy đa số các thuyền buôn từĐông Bắc tới thường tiếp cận vào khu vực phía Bắc Hoan Châu, qua các cửabiển ở phía Bắc Đồng thời, theo chúng tôi, họ tìm đường ra biển bằng các cửabiển khác ở phía nam châu Hoan và các cửa ở Diễn Châu Trong đó, Hội Thống
là một trong những lối thoát ra biển của các thuyền mành đi vào nội địa từ cáccửa phía Bắc này
Cửa Vạn Phần ở huyện Đông Thành có sông Bùng chảy ra Nguồn sông
nông, gần, nươc triều dâng ngược rất xa
Cửa Hiền ở giáp giới giữa hai huyện Hưng Nguyên và Đông Thành, Qua
“Nghệ An ký” có thể thấy cửa này thông suốt với cửa Vạn: “Cửa Hiền có sông
La Hoàng và khe Nễ chảy ra Đầu khe là kênh Sắt nước cạn, cát bồi thuyền bè đilại khó khăn thường phải ra Cửa Vạn rồi vào cửa Hiền nói trên Đi như thế gọi là
đi chuyển cửa”
Cửa Xá giáp giới hai huyện Hưng Nguyên và Chân Phúc có sông Cấm
chảy ra Nguồn nước nông, cạn, nước triều mặn dâng chảy ngược hơi xa
Cửa Cương Giản: giáp giới giữa hai huyện Nghi Xuân và Thiên Lộc có
khe vực ở núi Hồng Lĩnh chảy ra
Các cửa biển thuộc khu vực đất chân Hà Tĩnh ngày nay:
Cửa Sót (Nam Giới) tại nơi giáp giới hai huyện Thiên Lộc và Thạch Hà,
nước sông Hà Hoàng chảy ra “Nguồn sông gần và nông, nước triều mặn dângngược rất xa Cửa biển sâu và rộng Ngày trước có thuyền buôn của người Tàu
sang ta đều đến cửa ấy” (Sách “Nghệ An kí” của Bùi Dương Lịch) Các nhà sử
học khi nghiên cứu về các hoạt động hải thương khu vực biển Đông đánh giá rấtcao vị trí của cửa Sót trong các thế kỉ X đến XVI như là một cửa biển hoạt độngsầm uất của thuyền bè người Hoa Đóng vai trò là một cửa ngõ của khu vực phíaNam Nghệ Tĩnh, thuộc vùng trung tâm của vùng biển Hà Tĩnh ngày nay
Cửa Nhượng Bạn ở huyện Kỳ Hoa, có nước sông Họ (Hộ) và sông Rác
(Lạc Hạ) chảy ra Nguồn sông nông hẹp, nước triều mặn dâng ngược hơi xa
Trang 17Cửa Khẩu () (Hải Khẩu) ở huyện Kỳ Hoa, có nước sông Trí và sông Đình chảy
ra Sông rất nông hẹp, nước triều mặn và dâng ngược không xa mấy Cửa Xích
Lỗ () (Xích Lỗ Hải) ở phía Nam huyện Kỳ Hoa, có ba khe Hoành Sơ, Hạ Bồ và
Di Du chảy ra, nay cát sỏi tấp thành đống…
- Một đặc điểm chung của các cửa biển ở đây là thường gắn liền với khu
vực đổ ra biển của các con sông lớn nhỏ nằm trong các hệ thống sông lớn.
Trong đó lớn nhất là hệ thống sông Lam Tuyến giao thông đường sông thôngsuốt với tuyến đường thương mại biển Đông tạo nên những phát hiện mới hếtsức độc đáo về đặc trưng của con đường tơ lụa này Không chỉ là những hoạtđộng thương mại đơn thuần trên các vùng biển hay ven biển, các hoạt động traođổi của thuyền buôn đến từ các quốc gia xa xôi với cư dân bản địa vẫn được tiếnhành trên hệ thống các tuyến sông trong nội địa, thông với biển bằng các cửa.Đặc tính nối kết sông – biển của các cửa thuộc hệ thống các cảng biển NghệTĩnh đã đưa lại những yếu tố mới hết sức đặc biệt trong hoạt động hải thươngnơi đây
Điểm cần chú ý nữa đó là các cửa biển Nghệ Tĩnh đều có nguồn sông
tương đối hẹp, lòng sông khá nông Điều này trên thực tế đã hạn chế đi rất nhiều
khả năng đi ngược sông đi vào lục địa của các thuyền buôn tổ chức thành từngđoàn Tuy vậy, với kỹ thuật đóng tàu bè còn thấp, những thuyền mành kiểuTrung Hoa(19) thời đó theo chúng tôi vẫn có thể luồn lách xâm nhập vào đất liềnkhá tốt để tiến hành các hoạt động trao đổi, thu mua hàng hóa Hơn nữa, mặcdầu đa số các cửa biển này có nguồn sông tương đối hẹp nhưng bù lại, ở khuvực các cửa sông, khi triều lên, biển tiến vào khá sâu trong đất liền với sự dângngược rất xa của các lưỡi nước mặn Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cácthuyền vào sâu để buông neo, tránh bão và lấy nước ngọt Các hoạt động nàythường kèm theo mục đích trao đổi với cư dân bản địa ven biển và dọc lưu vựchai bên sông
Suốt một thời kỳ dài của lịch sử, kể từ sau thế kỷ X, khi nhà nước ĐạiViệt giành được độc lập và phát triển, hệ thống các cảng biển Nghệ Tĩnh như làmột đòn bẩy thúc đẩy khu vực này tham gia vào hoạt động hải thương biển
Trang 18Đông Với vị trí mang tính chiến lược trong các quan hệ thương mại giữa cácquốc gia, các cảng biển Nghệ Tĩnh trở thành những địa bàn tiếp nhận thuyềnbuôn và hàng hóa từ Trung Hoa, Nhật Bản…đến đây để tiến hành các hoạt độngmậu dịch với cư dân bản địa và các quốc gia láng giềng phương Nam Mặt khác,trên tuyến đường thương mại biển Đông với sự tham gia của nhiều quốc gia từcác thế kỷ trước đó, sự nổi lên của quốc gia Đại Việt đã thực sự thu hút conđường này tiếp cận vào khu vực đất liền Kể từ đây, các cảng biển Nghệ Tĩnhvắng lặng trong thời gian trước đó đã trở nên nhộn nhịp, trở thành những đíchđến không thể bỏ qua của các thuyền buôn trên hải trình buôn bán của họ.
Có thể nói, cửa biển là cách tiếp cận duy nhất của các hải thuyền quốc tếvào khu vực này Chính vì vậy, người Trung Hoa đã có những kinh nghiệmkhảo sát kỹ đặc tính của từng cửa biển nơi đây để biết được cách thức tiếp cận
dễ dàng và hiệu quả nhất Các thuyền nhà Tống, nhà Minh đã cập bến ở các cửanày trong một thời gian dài với lượng hàng hóa lớn được chuẩn bị kỹ lưỡng từTrung Hoa Tất nhiên, mục đích của họ là nguồn lâm thổ sản quý phương Nam,đồng thời là một số sản phẩm thủ công dù không nhiều nhưng có giá trị như tơlụa, gốm sứ… Qua các cửa phía Bắc Nghệ Tĩnh như cửa Cờn, cửa Thơi, thuậntheo lộ trình buôn bán, thuyền mành Trung Hoa tiến vào lưu vực các con sông
và tiếp tục dịch chuyển xuống phía Nam để buôn bán, thu gom các loại sản vật
cư dân hay các thuyền buôn vùng khác đem đến Đến khu vực các nhánh sôngNam Nghệ Tĩnh, họ lại trở ra biển bằng các cửa ở đây Điểm cuối của hệ thốngsông Lam là Hội Thống - đoạn sông chính đổ ra biển
2.2 Vị trí của Hội Thống trong hệ thống các cảng biển Nghệ Tĩnh
Từ đây, có thể đánh giá những điểm mới về vị trí của Hội Thống trong hệthống các cảng biển Nghệ Tĩnh vào thời kỳ đầu tham gia vào tuyến hải thươngbiển Đông của Đại Việt:
Thứ nhất, nằm giữa khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Nghệ Tĩnh ngày nay,
Hội Thống đóng vai trò là vị trí trung điểm của hệ thống các cảng phân bổ dọctheo đường duyên hải này Đây thực sự là một điểm nối kết quan trọng giữa cáccửa biển Bắc Nghệ An với các cảng Hà Tĩnh Hội Thống gắn với Bến Thủy là
Trang 19một khu vực tập trung thường xuyên của các thuyền buôn Là điểm khởi đầu vàkết thúc của các chuyến buôn bán vào nội hạt, như chúng ta đã phân tích, vị tríngã tư đường của Bến Thủy là hết sức quan trọng cho các hoạt động ngoạithương ở đây Đồng thời là khả năng nối kết với các cửa biển khác: được thôngsuốt với các cảng ở phía Bắc bằng tuyến kênh đào khá hoàn chỉnh, phía Nam có
sự liên hệ với các cửa thuộc Kỳ Anh, kể cả các cảng biển của Champa
Thứ hai, đặc trưng nữa của cửa Đan Thai là mặc dầu cấu trúc của cửa biển
khó khăn cho các thuyền lớn xâm nhập, nhưng lại là lối thoát ra biển dễ dàng.Điều này lý giải tại sao các thuyền buôn thường chọn nơi đây làm điểm cuốitrong hải trình buôn bán ở khu vực Nghệ Tĩnh Một lượng lớn lâm thổ sản đượcvận chuyển qua đây để đi ngược lên vùng biển Đông Bắc Á trong suốt hàng mấythế kỷ của hoạt động thương mại biển Đông
Là cửa ngõ đổ ra biển của nhánh sông chính của hệ thống sông Lam, HộiThống được coi là cửa biển “chủ lực” ở đây trong các hoạt động thương mại.Các cửa lạch của các nhánh sông khác nhỏ hơn đóng vai trò hỗ trợ Từ HộiThống, có thể tiếp cận tới nhiều địa phương khác nhau của khu vực nội hạt Thời
kỳ đó, để có được đủ lượng sản vật phương Nam cần thiết, các thương nhânTrung Quốc chỉ có một cách là đến tận nơi để thu mua và đổi lại những hànghóa họ mang đến Chính vì vậy, nhu cầu tiếp cận nhiều chiều trên địa bàn NghệTĩnh là nhu cầu thiết để hoàn tất một chuyến buôn Để thực hiện được công việctiếp cận với địa phương trong nội hạt, họ phải tập kết thuyền bè tại một địa điểmgần biển (Bến Thủy(20) chẳng hạn) Sau đó mới phân tán đi ngược lên các nhánhsông để thu mua sản vật Hội Thống – Bến Thủy là đoạn sông chính yếu, lại tiệnđường ra biển nên có vị trí đặc biệt trong quá trình tập kết và phân tán này củacác đoàn buôn
Như vậy là trong quá trình tham gia vào hoạt động hải thương quốc tế,
Hội Thống nổi lên như một hiện tượng khá đặc biệt trong hệ thống các cảng biểnNghệ Tĩnh Có những điều kiện và vị trí thuận lợi cho hoạt động của thuyềnbuôn tại đây, Hội Thống đã được khai thác ở góc độ một cảng biển từ rất sớm,phục vụ cho các quan hệ kinh tế mậu dịch Là trung điểm của duyên hải Nghệ
Trang 20Tĩnh, Hội Thống thu hút các thuyền bè xâm nhập vào nội hạt, đồng thời mở ranhiều con đường tiếp cận mới cho các thuyền buôn từ biển vào, kết nối với cáccửa biển khác trong cùng hệ thống Với những ý nghĩa như thế, trong suốt một
thời gian dài, Hội Thống thực sự đóng một dấu ấn đặc biệt trên tuyến đường
thương mại biển Đông, góp phần đưa quốc gia Đại Việt nhanh chóng hòa nhập vào xu hướng mới của nền kinh tế khu vực ngay sau khi giành được độc lập (thế
kỷ X – XVI).
III NHỮNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG LAM QUA CỬA HỘI THỐNG QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TƯ LIỆU LỊCH SỬ
1 Sự can thiệp của nhà nước phong kiến Đại Việt vào hoạt động thương mại ở Nghệ Tĩnh
Một số học giả trong đó có GS.Momoki Shiro cho rằng hoạt động thươngmại Đại Việt trong buổi đầu mới giành được độc lập chính là điểm tựa cho sựphát triển mang tính liên tục của quốc gia này Kể từ thế kỷ X, sau khi giànhđược độc lập, Đại Việt không còn là trung tâm thương mại lớn ở biển Đông nữa.Tuy vậy, sự phát triển mang tính liên tục của Đại Việt vẫn dựa vào việc quản lýmạng lưới buôn bán và xuất khẩu hàng hóa hơn là vào sản xuất nông nghiệpcũng như các nguồn hàng nông sản Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XV, nhà nướcĐại Việt đã xây dựng những công trình thủy lợi có quy mô lớn ở vùng châu thổsông Hồng và thiết lập chính quyền theo mô hình Trung Quốc Nhưng việc tiếpnhận văn hóa Trung Hoa không chỉ làm gia tăng nông nghiệp khu vực này màcòn khuyến khích sự phát triển của các sản phẩm xuất khẩu mới, bao gồm cảmột số mặt hàng quan trọng như gốm sứ, tơ lụa…Thế lực được củng cố, ĐạiViệt gạt bỏ sự cạnh tranh của Champa và tiếp tục chiếm lĩnh các cảng thị phồnthịnh ở miền Trung Việt nam ngày nay, từ đó tái lập lại một thế lực hùng mạnhtrong hoạt động hải thương khu vực.(21)
Những nhận thức và tư duy của người Việt trong buổi đầu giành được độclập và bắt tay xây dựng một quốc gia tự chủ ở khu vực Đông Nam Á đã trở nênđầy đủ và xác thực hơn trong suốt thời kỳ này Trong đó, yêu cầu phát triển một
Trang 21nền kinh tế ổn định, có tiềm lực mạnh được đặt ra bên cạnh nhiệm vụ bảo vệcương vực lãnh thổ Nền kinh tế vững chắc gắn liền với sự phát triển trên cácphương diện kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp Rất nhiều
sử gia coi Đại Việt trong thời gian này là một quốc gia hướng nội với một nềnnông nghiệp tự cấp tự túc Quan điểm này thật không chính xác Chúng ta có thểkhẳng định vai trò của nông nghiệp trong chế độ phong kiến, nhưng cũng khôngquên nhắc đến vị thế của hoạt động thương mại trong bức tranh tổng thể kinh tếchung Đại Việt thời kỳ đó Thực tế lịch sử cho thấy rằng các vương triều kế tiếpnhau từ Đinh – Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ rồi Hậu Lê, chính quyềnquốc gia Đại Việt đã thực hiện những động thái tích cực cho các hoạt độngthương mại, ngày càng nhận thức rõ hơn chức năng của các hoạt động buôn bán
và xuất nhập khẩu hàng hóa, vị trí của các mối giao lưu kinh tế trong quan hệbang giao
Buổi đầu, với vai trò là một khu vực tỏ ra năng động trong các hoạt độngngoại thương, Nghệ Tĩnh đã được chú trọng Thời nhà Lý, chúng ta thấy chínhquyền phong kiến giành sự ưu ái đặc biệt cho các hoạt động kinh tế thương mạinơi đây Các chủ trương của chính quyền nhà nước thể hiện thái độ của họ đốivới hoạt động thương mại khu vực Nghệ Tĩnh Có thể, nhà nước nhận thấy đượctình trạng gia tăng của các hoạt động thương mại nằm ngoài sự kiểm soát củanhà nước Tuy vậy, lợi ích của nó là không nhỏ, vì thế chính quyền phong kiếnmuốn tăng cường hơn nữa sự kiểm soát và vai trò của mình tại đây Vấn đề là sựcan thiệp của nhà nước không những không làm bóp nghẹt các hoạt độngthương mại mà còn tạo những điều kiện mới cho việc buôn bán trao đổi trở nên
dễ dàng, thường xuyên và quy củ hơn Ở góc độ này, chúng ta thấy đấy là nhữngcan thiệp tích cực
1.1 Đào kênh, khơi thông mạng lưới buôn bán đường thủy:(22)
Một trong những chính sách của nhà nước phong kiến Đại Việt nhằm canthiệp vào hoạt động thương mại của Nghệ Tĩnh đó là đào kênh nhằm khơi thôngmạng lưới buôn bán trong nội hạt bằng đường thủy Mạng lưới này thông suốtvới biển Đông qua hệ thống kênh các cửa biển Nghệ Tĩnh Trong đó cửa Đan
Trang 22Thailà điểm kết nối trọng yếu Kênh đào là kết quả của sự can thiệp của conngười vào tự nhiên nhằm hỗ trợ cho các hoạt động giao thông, vận chuyển.Trong đó, nó có vai trò liên kết giữa các khu vực khác nhau trên cùng một hệthống nhánh của sông lớn Nghệ Tĩnh là khu vực giàu sông ngòi tự nhiên trênlãnh thổ Đại Việt Hàng trăm con sông dài ngắn, lớn nhỏ bắt nguồn từ đại ngànphía Tây chảy về phía cửa biển phía Đông hoặc từ các núi non khe suối nội vùnggiăng bủa theo nhiều hướng từ Nam chí Bắc tạo nên nguồn nước ngọt khá dồidào cho nhu cầu sinh hoạt của đời sống con người và các loài sinh vật SôngLam có tên là sông Cả, là mẹ của các sông con Trong đó có những sông con màdòng chảy tuôn đều đi xa như sông Hiếu, sông Giăng, sông Mai, sông Cấm…
Chính sách đào kênh, khai thông mạng lưới giao thông đường thủy xuấtphát từ nhu cầu của các hoạt động quân sự trong chiến tranh và chiến lược lâudài hơn là phát triển các hoạt động giao lưu thương mại Địa hình Nghệ Tĩnhkhông có nhiều đồng bằng rộng lớn, bị chia cắt, ngăn trở bởi hệ thống các nhánhnúi Chính vì thế, mua bán thông thương đường bộ là cực kì khó khăn Bù lại,yếu tố đường thủy lại được hỗ trợ bởi hệ thống sông Lam phân bổ khá dày đặc
và đều khắp Để có thể phát huy tối đa lợi thế này cho hoạt động thương mạiđồng thời kết hợp các hoạt động hải thương với khu vực nội địa, thu hút thuyền
bè các quốc gia trong hệ thống thương mại biển Đông tập trung vào khu vựcnày, chính quyền Đại Việt bắt đầu từ thời Tiền Lê đã cho tiến hành đào kênh bổsung những khuyết thiếu trong mạng lưới giao thương bằng đường thủy, nớirộng mối quan hệ giữa biển với đất liền
Bắt nguồn từ nhu cầu vận chuyển binh lương ra mặt trận trong thời kìchiến tranh bằng đường thủy thay cho đường bộ tỏ ra hết sức khó khăn Năm
983, Lê Hoàn kéo quân từ kinh đô vào phía nam, khi đi qua vùng Đông Cổ – BàHòa đèo suối gập ghềnh rậm rạp, buộc phải đào con kênh dài từ Yên Định đếnTĩnh Gia (Thanh Hóa) mới thông được đường vào
Đại Việt sử kí toàn thư có chép năm 1003 (Quý Mão), Lê Hoàn từ Hoa Lưvào châu Hoan đích thân chủ đạo đào kênh Đa Cái(23) nhằm tạo thành tuyếnđường thủy Nam Bắc Châu Hoan thông đến Hoa Lư dài mấy trăm dặm
Trang 23Là trung tâm châu Hoan (tên Nghệ An lúc đó), Đa Cái tạo nên luồng lưuthông cơ động trên nhiều hướng Kênh được nối với sông Lam bằng một khúcsông ngắn có tên là Cồn Mộc ra Bến Thủy, ngược theo sông Lam lên vùngthượng lưu giáp Ai Lao, rẽ sang sông La đi về phía nam đến gần đèo Ngang,cũng từ Bến Thủy theo về hướng Đông Bắc ra cửa biển Đan Thai (cửa Hội)thuận buồn vào Nam ra Bắc.
Nhà vua đích thân chỉ huy đào kênh Đa Cái, bởi công trình rất lớn, tuyếnkênh dài hàng trăm dặm đi qua những vùng địa hình phức tạp: đèo suối ruộngđồng, nguồn lao động nhỏ nhoi, đòi hỏi một khuôn phép rắn rỏi và quyền uy tốithượng của nhà vua mới bảo đảm giải quyết nghiêm túc mọi việc Điều nàychứng tỏ chính quyền trung ương Đại Việt đã thấy rõ được tầm quan trọng củahoạt động giao thông đường thủy ở Nghệ An ngay từ rất sớm
Công trình tuyến kênh xuyên Châu Hoan này đã linh hoạt tận dụng cácđoạn sông ngòi khác (đi cùng hướng) tiếp nối vào nhau tạo dòng lưu thông trongđất liền đồng thời đường kênh ăn thông ra các cửa lạch biển Đông, như đoạnkênh Tây Nghi Lộc hòa vào sông Cấm thông ra Cửa Lò, nối đoạn kênh Sắt vớisông Bùng thông qua cửa Vạn… Điểm cuối của kênh nhà Lê nhập vào nhánhchính của sông Lam để rồi đổ ra cửa Hội ở hướng Đông Bắc Việc đào kênh làmột nỗ lực của chính quyền trung ương Đại Việt trong việc nối kết các yếu tốbiển vào đất liền, trong đó với mong muốn nới rộng các hoạt động thương mạibằng đường thủy ra biển khơi thu hút các thuyền bè từ khơi xa xâm nhập vào nộiđịa buôn bán và trao đổi
Bắt đầu từ nhu cầu quân sự, suốt mấy thế kỷ tiếp theo sau khi hoàn thànhtrong điều kiện một khu vực năng động về hoạt động thương mại như Nghệ An,kênh Nhà Lê đã luôn luôn góp phần vào việc phát triển giao thông đường thủy,tạo thuận lợi cho việc buôn bán tại lưu vực các con sông Các hoạt động ngoạithương vẫn có khả năng tiếp diễn trong mùa giông bão vì con đường này có thểchở hàng hóa trong nội tỉnh sang các tỉnh bạn mà không cần phải ra biển, tránhđược sóng to gió lớn
Trang 24Công trình kênh nhà Lê được chú ý tu bổ, nạo vét, sửa sang, mở thêmnhiều đoạn mới qua các thời kì trị vì của các vương triều tiếp theo() Trong điềukiện ổn định và phát triển của quốc gia, đồng thời là sự phát triển của các hoạtđộng thương mại sơ kỳ tiếp tục được đẩy mạnh ở vùng biên viễn phía Nam, việcnâng cấp công trình Kênh nhà Lê là một đỏi hỏi tất yếu cho yêu cầu phát triểncủa thương mại Đại Việt.
Kênh đào đã tạo một điều kiện thuận lợi cho phát triển mạng lưới buônbán đường thủy lưu vực hệ thống sông Lam Thực tế lịch sử cho thấy rằng ngay
từ thời nhà Tiền Lê, các hoạt động giao thông đường thủy trở nên thông suốt vàtấp nập hơn trước, nhất là sự xuất hiện nhiều thêm các tuyến thuyền bè đến từcác quốc gia khác nhau trên tuyến đường tơ lụa biển Đông
1.2 Những chính sách của chính quyền phong kiến Đại Việt nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động ngoại thương khu vực Nghệ Tĩnh
Phải thấy rằng nếu Đại Việt không thể quản lí vùng phía Nam tuyến nàythì vai trò buôn bán trung gian với nhiều lợi ích giữa Trung Quốc với các nướcphương Nam sẽ khó có thể được duy trì nếu như không phải là mất tất cả Thực
tế hoạt động mậu dịch trên địa bàn kiểm soát lỏng lẻo ở miền biên viễn xa so vớikinh đô Đại Việt ngày càng trở nên khó nắm bắt và tự do hơn Trong khi đó, vịtrí Nghệ Tĩnh luôn là thiết yếu cho Ai Lao, Chân Lạp (đặc biệt là từ miền Bắcthuộc Lào và Thái Lan ngày nay) vươn ra biển Đông và hội nhập vào tuyếnbuôn bán khu vực Chính vì vậy, Nghệ Tĩnh ngày càng đóng vai trò trungchuyển quan trọng trong quan hệ thương mại với các nước Theo đó, các quốcgia láng giềng phương Nam như Chân Lạp, Ai Lao…đều có ý đồ thực hiện việcđánh phá và thâu tóm khu vực này Nguy cơ đặt ra cho chính quyền trung ươngĐại Việt không chỉ đơn thuần là mất những lợi ích thương mại mà quan trọnghơn là cả vùng lãnh thổ này đang bị đe dọa từ các quốc gia phương Nam
Ý thức rõ được nguy cơ đó, đồng thời muốn khẳng định vị thế và quyềnlợi của mình, nhà Lý tăng cường các kiểm soát hành chính, bổ sung lực lượngvào bộ máy chính quyền Nghệ An, trong đó cắt cử những nhân vật cốt cán từ
triều đình tới quản lí vùng biên viễn xa xôi này Khảo sát Đại Việt sử ký toàn
Trang 25thư và Đại Việt sử lược, chính quyền trung ương (đặc biệt là thời Lý) đã cử lần
lượt 6 trong 7 tri châu của Đại Việt (các tri châu được cử bởi triều đình trungương đến cai trị những vùng biên viễn quan trọng) tới Nghệ An
Chính quyền địa phương sở tại đã thực hiện tốt vai trò của mình tronghoạt động quản lí mậu dịch Trong đó, phải kể đến công của Uy Minh Hầu LíNhật Quang(24) – làm tri châu Nghệ An từ 1041 Nhận thức được tầm quan trọngcủa địa bàn Nghệ Tĩnh và những khả năng phát huy các lợi ích thương mại dọctheo lưu vực sông Lam nối thông ra biển, Lí Nhật Quang đã đưa ra các chínhsách phát triển toàn diện về kinh tế cho khu vực này, trong đó có sự can thiệpvào các hoạt động mậu dịch trao đổi Điều này tạo nên một môi trường hoạtđộng kinh tế linh hoạt hơn dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương sở tại
Lí Nhật Quang cho phép sự hiện diện và những hoạt động của các thuyền buônnước ngoài từ ven biển đến lưu vực hệ thống sông Lam, trong đó có thái độ ưu
ái đặc biệt đối với các thuyền buôn của Hoa thương
Các tài liệu để lại cho rằng, có thể đã có những mối liên hệ thường xuyêncủa chính quyền Nghệ An dưới thời cai trị của Lí Nhật Quang với các thuyềnbuôn người Hoa Vị tri châu này đã được nhân dân Nghệ Tĩnh hết sức kính trọng
và biết ơn về những nỗ lực của ông trong việc đẩy mạnh các hoạt động kinh tế.Sau khi mất, Lí Nhật Quang được lập đền thờ ở nhiều nơi dọc theo lưu vực sôngLam Riêng ở làng Hội Thống bên cửa Đan Thai hiện nay vẫn còn đền thờ củaông ở đó
Đại Việt sử kí toàn thư (tr.227) cũng viết về việc triều đình đã yêu cầu vàđốc thúc xây dựng 50 nhà kho ở Nghệ An vào năm 1037, trong khi không cómột ghi chép nào về việc xây dựng các nhà kho của triều đình ở bất kì một vùngbiên viễn nào trong thời gian này Cũng từ đây, Hoan Châu đổi tên thành châuNghệ An Điều này tạo nên những thuận lợi cho các hoạt động thương mại, ngàycàng có cơ sở vững chắc và quy củ hơn
2 Các hoạt động ngoại thương từ ven biển Nghệ Tĩnh đến dọc lưu vực sông Lam