1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam

121 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Trường đại học Quố gia Hà nội Khoa luật & Nguyễn Thị Thu Hiền HỢP ĐỒNG ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM Luận văn thạc sĩ Luật học Hà Nội - 2011 Nguyễn Thị Thu Hhiền LUẬT KINH TẾ Hà Nội - 2011 Trường đại học Quốc Gia Hà Nội Khoa luật & Nguyễn Thị Thu Hiền HỢP ĐỒNG ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 Luận văn thạc sĩ Luật học Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến Hà Nội - 2011 MỤC LỤC Lời cam đoan Trang Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VÊ HỢP ĐỒNG UỶ THÁC MUA BÁN HÀNG HOÁ 8 1.1 Khái niệm HĐMBHH 8 1.2 Khái niệm HĐUTMBHH 10 1.3 Đặc điểm của HĐUTMBHH 15 1.4 Phân biệt HĐUTMBHH và một số hoạt động TGTM khác 18 1.5 Một số nguyên tắc cơ bản của HĐUTMBHH 25 1.6 Giao kết và thực hiện HĐUTMBHH 27 1.7 Vai trò và ‎‎ý nghĩa của HĐUTMBHH 36 1.8 Nguồn luật điều chỉnh 38 Kết luận chương 1 39 Chƣơng 2. CÁC ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐÔNG UỶ THÁC MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC 41 2.1 Khái niệm điều kiện hiệu lực của hợp đồng 41 2.2 Điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH 41 2.2.1 Điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam 42 2.2.1.1 HĐUTMBHH thông thường 42 2.2.1.2 HĐUTMBHH có yếu tố nước ngoài 50 2.2.2 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật của một số nước 59 2.2.2.1 Các nước theo hệ thống thông luật (Common Law) 59 2.2.2.2 Các nước theo hệ thống dân luật(Civil Law) 74 Kết luận chương 2 85 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG UỶ THÁC MUA BÁN HÀNG HOÁ VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUÂT 87 3.1 Thực trạng thực thi HĐUTMBHH giữa các thương nhân trong nước 89 3.2 Thực trạng thực thi HĐUTMBHH có yếu tố nước ngoài 94 3.3 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp về HĐUTMBHH 99 3.4 Giải pháp đề xuất 103 Kết luận chương 3 109 KẾT LUẬN 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động UTMBHH là chế định quan trọng của LTM. Các quy định pháp luật về hoạt động UTMBHH đã khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của nó trong sử dụng TGTM như một kênh không thể thiếu trong giao thương. Trên thế giới, TGTM được sử dụng từ lâu và được xem là thiết yếu, đặc biệt trong lĩnh vực MBHH. Khoảng thế kỷ XIII, nhu cầu của việc mở rộng quy mô và cường độ buôn bán hàng hoá của thương nhân từ nước này sang nước khác qua đường biển, thương nhân thay vì theo hàng hoá giao tại cảng đến, họ uỷ thác cho các thương nhân khác thực hiện công việc đó thay mình và trả thù lao. Đó là khởi nguồn của việc sử dụng uỷ thác trong thương mại. Ở Việt Nam, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, uỷ thác khẳng định vai trò và ý nghĩa của nó chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đến nay, uỷ thác được tìm thấy trong mọi lĩnh vực của kinh doanh và là giải pháp lý tưởng cho các thương nhân không muốn mất toàn bộ chi phí vào việc mua bán hàng hoá hay đầu tư mà không đem lại hiệu quả. Khi một người hay tổ chức (pháp nhân) không có đủ điều kiện cần thiết để thực hiện các hoạt động thương mại, họ cần đến một thương nhân có năng lực thực tế để thực hiện các hoạt động đó một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất, đặc biệt đối với MBHHQT, lĩnh vực đòi hỏi người mua phải nắm vững thị trường, am hiểu pháp luật, phong tục tập quán nước sở tại và rõ ràng, nếu thiếu một trong các kỹ năng này người mua sẽ gặp khó khăn, thậm chí thất bại ở một thị trường xa lạ. Uỷ thác qua trung gian là giải pháp cho những đòi hỏi này. Các quy định pháp luật về hoạt động UTMBHH là hành lang pháp lý quan trọng, Tuy nhiên, chế định này chưa được quy định hoàn thiện và tương xứng với vị trí, vai trò của nó và đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh, khi được thực hiện nó bộc lộ nhiều hạn chế: 2 Mâu thuẫn giữa nguyên tắc chung và quy định cụ thể Nguyên tắc thiện chí được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng khi xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự và là điều kiện căn bản để các bên giao kết và thực hiện hợp đồng. Song nguyên tắc chung lại không thống nhất với các quy định cụ thể của LTM. Thiện chí là yêu cầu đòi hỏi tinh thần hợp tác giữa các bên khi tạo lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ hợp đồng. Như vậy, về nguyên tắc nếu việc thực hiện quyền pháp lý của một bên chủ thể có khả năng gây thiệt hại cho chủ thể phía bên kia hoặc ảnh hưởng đến quan hệ hợp đồng thì hành vi đó phải được loại trừ. Tuy nhiên, LTM quy định bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau. Trong thực tế, nếu bên nhận uỷ thác nhận uỷ thác bán hàng cho nhiều bên uỷ thác mà hàng hoá nhận uỷ thác cùng chủng loại, cùng tính năng sử dụng, dẫn đến khả năng không thể thực hiện đúng cam kết, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết hoặc gây áp lực tăng phí uỷ thác. Như vậy, trong một chừng mực, đã vi phạm yêu cầu của nguyên tắc thiện chí. Vấn đề xử lý hàng hoá uỷ thác không được tiếp nhận Trong thực tế, hàng hoá được uỷ thác mua đã sẵn sàng giao nhận theo yêu cầu của bên uỷ thác nhưng người chủ uỷ, vì nhiều lý do khác nhau, không tiếp nhận hàng hoá được uỷ thác mặc dù người nhận uỷ thác, trong quá trình thực hiện hợp đồng, đã thực hiện theo các chỉ dẫn và đã nhận thù lao. Điều này có thể dẫn đến nhiều rắc rối cho người nhận uỷ thác trong việc giải phóng hàng và thanh lý hợp đồng (thời hạn cập cảng, phí thuê tàu, địa điểm và phí lưu kho ). Đây cũng là những đòi hỏi bức thiết cần có quy định cụ thể của pháp luật xử lý trường hợp hàng hóa uỷ thác mua không được tiếp nhận. Vấn đề phạm vi uỷ thác LTM Việt Nam giới hạn hoạt động uỷ thác trong lĩnh vực MBHH trong khi các nước quy định hoạt động đại diện trong tất cả các lĩnh vực 3 thương mại. Trong thực tiễn, hoạt động uỷ thác đầu tư, uỷ thác cho vay tín dụng là hoạt động thương mại quan trọng và phổ biến song lại chưa được quy định cụ thể trong LTM và các văn bản pháp luật liên quan. Với phạm vi uỷ thác được quy định như hiện nay trong LTM sẽ là bất cập lớn khi các chủ thể, trong hoạt động thương mại muốn sử dụng uỷ thác như một hành vi kinh doanh (uỷ thác đầu tư xây dựng, uỷ thác cho vay tín dụng, uỷ thác cho thuê tài sản ) nhưng không có hình thức pháp lý phù hợp. Rõ ràng, không thể mượn hình thức UTMBHH áp dụng cho cho vay tín dụng hay uỷ thác đầu tư. Yêu cầu cần phải có quy định hoặc chỉ dẫn áp dụng pháp luật đối với những trường hợp tương tự trong LTM là vô cùng cần thiết. Hướng tới hoàn thiện chế định HĐUT trong LTM, đây cũng là điểm cần sửa đổi, bổ sung. Về khái niệm HĐUTMBHH Hoạt động UTMBHH thể hiện đầy đủ các yếu tố của một giao dịch thương mại và là giao dịch thương mại chủ yếu, quan trọng, cơ sở pháp lý cho HĐUTMBHH được thực hiện nhưng không được quy định là giao dịch hay hợp đồng UTMBHH trong LTM. Hơn nữa, LTM sử dụng thuật ngữ uỷ thác trong khi BLDS dùng thuật ngữ uỷ quyền mà không có sự phân định rõ ràng. Tại sao LTM không sử dụng thuật ngữ uỷ quyền MBHH? Tuy bản chất của uỷ quyền trong dân sự khác uỷ thác trong thương mại ở tư cách pháp lý của người thụ uỷ khi thực hiện nghĩa vụ uỷ nhiệm, nhân danh người chủ uỷ (trong uỷ quyền) và nhân danh chính người thụ uỷ (trong uỷ thác). Tuy vậy, ranh giới phân định giữa uỷ thác trong thương mại và uỷ quyền trong dân sự vẫn mờ nhạt và không thể chỉ dựa trên căn cứ đó. Như vậy, trong trường hợp vẫn giữ nguyên thuật ngữ này, LTM cần có sự phân định cụ thể giữa uỷ thác trong LTM và uỷ quyền trong BLDS. Đây không chỉ là vấn đề mang tính học thuật về một khái niệm trong khoa học pháp lý, đó còn là yêu cầu khách quan và sự phù hợp với tinh thần của BLDS. Do đó, chế định HĐUTMBHH cần 4 được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện tương xứng với vị trí, vai trò của nó và đòi hỏi của thực tiễn kinh doanh. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu và đề xuất những giải pháp mang tính tổng thể cho việc bổ sung, hoàn thiện chế định pháp luật về HĐUTMBHH là một việc làm có ‎ý nghĩa. Tác giả lựa chọn đề tài “HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam” cho luận văn với mong muốn giải quyết những yêu cầu đó. 2.Tình hình nghiên cứu HĐUTMBHH là một lĩnh vực nghiên cứu mới. Trong nước, đã có một số tác giả viết về đại diện thương mại, uỷ quyền thương mại như, TS Ngô Huy Cương, Chế định đại diện thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhìn từ góc độ luật so sánh; PGS. TS Phạm Duy Nghĩa, Chuyên khảo Luật Kinh tế; Cao Văn Tuân, Đại diện trong giao kết hợp đồng. Ở nước ngoài, hiện cũng chưa có công trình khoa học chuyên sâu nào nghiên cứu HĐUTMBHH ở bình diện l‎ý luận cơ bản cũng như các điều kiện hiệu lực và thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam. Đi vào lĩnh vực nghiên cứu mới trên cả phương diện lý luận và thực tiễn là một điểm khó, cần thời gian và nỗ lực không nhỏ trong khảo sát, nghiên cứu các quy định pháp luật và năng lực tư duy trong phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn. Trong khuôn khổ thời gian và phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất của HĐUTMBHH, trên cơ sở đó, từ bình diện so sánh điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước về điều kiện hiệu lực của hợp đồng và thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam đưa ra những kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện chế định. 5 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về HĐUTMBHH cũng như vai trò và ý nghĩa của UTMBHH đối với hoạt động kinh doanh và sự vận động, phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Mặt khác, nghiên cứu và phân tích điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật của một số nước và thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam, nhằm phát hiện và đề xuất một số giải pháp bước đầu góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về HĐUTMBHH. 3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của HĐUTMBHH, điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật của một số nước điển hình cho hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, Common Law và Civil Law và thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn có chiều sâu, trong một chừng mực nhất định, những chuẩn mực và kinh nghiệm pháp lý của một số nước phát triển cũng được đề cập đến. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài được cụ thể hoá trong việc giải quyết những nhiệm vụ sau: 1) Nghiên cứu l‎ý luận chung về HĐUTMBHH. 2) Nghiên cứu các điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật của một số nước. 3) Nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Phép biện chứng duy vật của Triết học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được sử dụng với tư cách là phương pháp luận cho việc nghiên cứu. 6 Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với từng vấn đề, từng lĩnh vực của đề tài cũng được vận dụng như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp luận giải và diễn dịch, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh. 6. Đóng góp của luận văn Về mặt lý luận - Có thể nói đây là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về HĐUTMBHH dưới giác độ luật học. Luận văn xây dựng một số khái niệm trên cơ sở phân tích các quy định của BLDS và LTM như, HĐUTMBHH, HĐUTMBHH có yếu tố nước ngoài. Đây không chỉ là những vấn đề có tính chất phương pháp luận cho việc nghiên cứu, hoạch định, xây dựng chế định pháp luật về HĐUTMBHH mà còn là tư liệu cho việc xác định và xây dựng các khái niệm khác. - Luận văn so sánh và luận giải một cách có hệ thống và có chiều sâu HĐUTMBHH với HĐUQ, HĐDV và các hoạt động TGTM khác nhằm làm rõ đặc điểm pháp lý của UTMBHH trong mối liên hệ với việc xác định bản chất của uỷ thác, vấn đề mà từ trước đến nay còn nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình giải thích và áp dụng pháp luật. - Lần đầu tiên, luận văn với tính chất là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật của một số nước điển hình cho hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, Common Law và Civil Law, phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt, những chuẩn mực và kinh nghiệm pháp lý làm cơ sở cho việc đề xuất một số kiến nghị bước đầu góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam. - Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam, luận văn đã chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại [...]... mua bán hàng hoá được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hoá, một dạng riêng của hợp đồng mua bán tài sản trong giao lưu dân sự Hợp đồng mua bán hàng hoá có bản chất chung của hợp đồng, là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quy n và nghĩa vụ trong 8 quan hệ mua bán hàng hoá LTM không đưa ra định nghĩa về HĐMBHH song có thể xác định bản chất pháp. .. nhân; trong khi đó theo quy định của pháp luật Việt Nam, bên TGTM, bất kể trong hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới, đại lý hay uỷ thác mua bán hàng hoá, đều phải là thương nhân; đặc biệt đối với hoạt động uỷ thác mua bán hàng hoá, bên nhận uỷ thác còn phải đáp ứng yêu cầu đặc thù, kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác [§156 LTM] Tiểu kết Hợp đồng là chế định pháp luật có bề dày... chất pháp lý của HĐMBHH trên cơ sở quy định của BLDS về hợp đồng mua bán tài sản [§ 428] HĐMBHH là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quy n sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quy n sở hữu hàng hoá theo thoả thuận Quan niệm về HĐMBHH của Pháp và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng với Việt Nam Điều... truyền thống pháp luật của ba nước theo hệ thống Civil Law mà điểm mấu chốt là, với lợi thế xây dựng pháp luật sau, Việt Nam đã tham khảo pháp luật của nhiều nước, trong đó có Pháp và Nhật Bản Do vậy, pháp luật về hợp đồng của ba nước cơ bản là giống nhau Quan niệm pháp luật của Anh và một số nước chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Common Law như, Mỹ, Australia, Canada, New Zealand, Ấn Độ và Nam Phi... ngành luật 7 Bố cục của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận và tư liệu tham khảo, luận văn chia làm ba chương: Chương 1 Lý luận chung về HĐUTMBHH Chương 2 Điều kiện hiệu lực của của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật của một số nước Chương 3 Thực trạng thực thi pháp luật về HĐUTMBHH ở Việt Nam và giải pháp đề xuất 7 Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG UỶ THÁC... tượng của HĐUTMBHH là công việc MBHH do bên nhận uỷ thác tiến hành theo sự uỷ quy n của bên uỷ thác Loại hàng hoá cụ thể được mua, bán theo yêu cầu của bên uỷ thác là đối tượng của HĐMBHH giữa bên nhận uỷ thác và bên thứ ba 1.3.3 Nội dung của HĐUTMBHH Nội dung của HĐUTMBHH là các điều khoản thoả thuận giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác, thể hiện quy n, nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ uỷ thác, ... hoặc bán hàng hoá nhất định bày tỏ ý định giao kết hợp 27 đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này với bên trung gian (bên nhận uỷ thác) là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được đề nghị uỷ thác theo những điều khoản được xác định trong đề nghị giao kết hợp đồng BLDS và LTM không quy định hình thức của đề nghị giao kết HĐUTMBHH, vì vậy căn cứ vào các quy định của BLDS về hình thức của. .. trường hợp bên nhận uỷ thác ký hợp đồng với bên thứ ba vi phạm các quy định của hợp đồng uỷ thác, ví dụ: ký hợp đồng (bán hàng) thấp hơn giá do bên uỷ thác ấn định trong hợp đồng, khi đó trách nhiệm đền bù thiệt hại thuộc về bên nhận uỷ thác Đây được xem là hành vi vi phạm chỉ dẫn của bên uỷ thác [§ 165.3 LTM] Tuy nhiên, việc vi phạm chỉ dẫn đó không gây thiệt hại mà lại làm lợi cho bên uỷ thác thì... pháp luật, các bên trong quan hệ UTMBHH phải tuân thủ các quy n, nghĩa vụ pháp luật quy định Trong hợp đồng song vụ, việc thực hiện nghĩa vụ của chủ thể phía bên này là đáp ứng các quy n của chủ thể phía bên kia 1.6.2.2.1 Nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác [§ 165 LTM] - Thực hiện việc mua bán hàng hoá theo thoả thuận trong HĐUTMBHH Đây là nghĩa vụ cơ bản, quan trọng nhất của bên nhận uỷ thác Việc mua hay bán. .. sung, quy định mới, đặc biệt đối với các hoạt động trung gian thương mại, trong đó có UTMBHH Theo quy định của LTM, UTMBHH là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện công việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác [§ 155] Bản chất của UTMBHH là một quan hệ hợp đồng, trở lại với nguồn gốc ban đầu của hợp đồng, . Hà nội Khoa luật & Nguyễn Thị Thu Hiền HỢP ĐỒNG ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA THEO QUY T ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM Luận văn thạc sĩ Luật học . UỶ THÁC MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC 41 2.1 Khái niệm điều kiện hiệu lực của hợp đồng 41 2.2 Điều kiện hiệu lực của. LUẬT KINH TẾ Hà Nội - 2011 Trường đại học Quốc Gia Hà Nội Khoa luật & Nguyễn Thị Thu Hiền HỢP ĐỒNG ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT

Ngày đăng: 10/07/2015, 12:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Corinne Renault Brahinsky (2002), Đại cương pháp luật hợp đồng, Nhà pháp luật Việt Pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương pháp luật hợp đồng
Tác giả: Corinne Renault Brahinsky
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
7. Francis Lemeunier (1993), Nguyên lý và thực hiện Luật Kinh doanh, Luật Thương mại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý và thực hiện Luật Kinh doanh, Luật Thương mại
Tác giả: Francis Lemeunier
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
10. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên khảo Luật kinh tế
Tác giả: Phạm Duy Nghĩa
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
11. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Dân sự
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
12. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ công chức sửa đổi, bổ sung, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Cán bộ công chức sửa đổi, bổ sung
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2008
13. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Cạnh tranh
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
14. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Thương mại
Tác giả: Quốc hội
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
19. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Thương mại, tập (2), NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Thương mại
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2008
23. Richard A. Mann & Barry S. Roberts- Smiths & Roberson’s Business Law (1997), West Publishing House Sách, tạp chí
Tiêu đề: Business Law
Tác giả: Richard A. Mann & Barry S. Roberts- Smiths & Roberson’s Business Law
Năm: 1997
24. Roberto Baldi (1987), Distributorship, franchising, agency, community & national Laws & practice in the EEC, Kluwer Law & Taxation Sách, tạp chí
Tiêu đề: Distributorship, franchising, agency, community & "national Laws & practice in the EEC
Tác giả: Roberto Baldi
Năm: 1987
1. Bộ luật Dân sự của Cộng hoà Pháp (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
2. Bộ Ngoại giao (1984), Thông tư 03-BNg/XNK ngày 11.04.1984 về Uỷ thác xuất nhập khẩu Khác
4. Chính phủ (1999), Nghị định 11/1999/NĐ- CP ngày 03.03.1999 về Danh mục hàng hoá cấm kinh doanh và Nghị định sửa đổi, bổ sung số 73/2002/NĐ- CP ngày 20.08.2002 Khác
8. Luật Thương mại của Cộng hoà Pháp (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
9. Luật Thương mại Thái Lan (1997), NXB Thống kê, Hà Nội Khác
15. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội (2008, 2009), các Bản án, Quyết định xét xử tranh chấp về HĐUTMBHH Khác
16. Toà án nhân dân thành phố Hà Nội (2008, 2009), Thống kê tình hình xét xử Khác
17. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2005, 2009), các Quyết định xét xử tranh chấp về HĐUTMBHH Khác
18. Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế Việt Nam (2005, 2009), Thống kê tình hình xét xử Khác
20. Tuyển tập Luật Thương mại & Luật những ngoại lệ và kiểm soát Nhật Bản (1994), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.Tiếng Anh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w