Nguồn luật điều chỉnh

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 42)

Như đã đề cập, pháp luật Việt Nam hiện hành có hai đạo luật cơ bản điều chỉnh quan hệ UTMBHH, BLDS 2005 và LTM 2005.

BLDS 2005 là sự kế thừa và phát triển tinh hoa của các Bộ luật kinh điển về dân luật của cha ông và thế giới. Quy mô đồ sộ của các điều khoản và phạm vi điều chỉnh rộng lớn đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, BLDS được coi là luật chung trong lĩnh vực luật tư. Đối với HĐUTMBHH, BLDS quy định những nội dung cơ bản như nguyên tắc, nội dung, trình tự giao kết và thực hiện hợp đồng...

LTM 2005, được xây dựng công phu, với tư cách là Luật chuyên ngành, quy định những vấn đề chuyên biệt của hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động UTMBHH. LTM là nguồn trực tiếp, quan trọng điều chỉnh HĐUTMBHH. Ngoài hai văn bản pháp luật chủ yếu trên, HĐUTMBHH còn

chịu sự điều chỉnh của các Nghị định của Chính phủ về xuất nhập khẩu, danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Bên cạnh đó, Công ước Viên 1980 về HĐMBHH quốc tế, Nguyên tắc thương mại quốc tế (PICC), Công ước về đại diện trong MBHHQT của UNIDROIT cũng là nguồn quan trọng, được tham chiếu trong trường hợp một bên trong hợp đồng là thương nhân nước ngoài hoặc trường hợp các bên trong hợp đồng thoả thuận áp dụng.

Kết luận

Từ thuở sơ khai trong lịch sử phát triển cho đến nền văn minh pháp lý sau này, pháp luật hợp đồng đã được coi là một trong những nội dung quan trọng nhất và là “xương sống” của pháp luật dân sự và thương mại. Không là một ngoại lệ, chế định HĐUTMBHH là bộ phận không thể thiếu trong toàn bộ tiến trình phát triển đó. Uỷ thác hay uỷ nhiệm (hay đại diện) MBHH được quy định khác nhau ở mỗi nước song đều được thừa nhận, về bản chất, chúng đều là hành vi thương mại được thực hiện qua trung gian. Theo đó, người thụ uỷ thực hiện công việc MBHH trong phạm vi uỷ quyền và vì lợi ích của bên chủ uỷ để nhận thù lao theo thoả thuận. UTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam, về cơ bản tương đồng với đại diện thương mại trong Common Law. Tuy nhiên, nội hàm khái niệm đại diện thương mại trong Common Law rộng hơn khái niệm UTMBHH trong LTM Việt Nam. Trong Thông luật, đại diện thương mại được xác định cho tất cả các hoạt động sử dụng dịch vụ thương mại qua trung gian, do đó tư cách chủ thể của bên đại diện cũng được xác định đa diện, nhân danh chính bên đại diện hoặc nhân danh bên giao đại diện khi thực hiện hành vi đại diện. LTM Việt Nam xác định uỷ thác trong phạm vi hẹp, chỉ trong lĩnh vực MBHH, do đó tư cách chủ thể của bên nhận uỷ thác được xác định nhân danh chính họ khi thực hiện hành vi MBHH. Tuy nhiên, trong pháp luật Việt Nam, uỷ thác cũng không đồng nhất với uỷ quyền,

bởi bên nhận uỷ thác không nhân danh người chủ uỷ và vì thế không phải uỷ quyền dân sự trong thương mại. UTMBHH cũng được so sánh với các hoạt động TGTM khác, theo đó điểm chung quan trọng nhất giữa chúng là sử dụng trung gian (thương nhân) để thực hiện các hoạt động thương mại và thù lao được trả cho nghĩa vụ thực hiện công việc theo uỷ quyền. Điểm khác biệt đáng lưu ý nhất là phạm vi UTMBHH được giới hạn trong lĩnh vực MBHH trong khi các hoạt động TGTM khác có thể được thực hiện ở nhiều lĩnh vực.

Nghiên cứu Lý luận chung về HĐUTMBHH có ý nghĩa đặc biệt. Nền tảng lý luận về HĐUTMBHH là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu chuyên sâu về các điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật của một số nước và thực trạng thực thi HĐUTMBHH ở Việt Nam nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện chế định.

Chƣơng 2

ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG UỶ THÁC MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG TƢƠNG QUAN

SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ NƢỚC

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 42)