Điều kiện hiệu lực của HĐUTMBHH theo quy định của phápluật Việt Nam

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 46)

luật Việt Nam

2.2.1.1 HĐUTMBHH thông thường

2.2.1.1.1 Chủ thể

Chủ thể của quan hệ thương mại thường chia làm hai loại, thương nhân và phi thương nhân.

Thông thường, các quốc gia quy định thương nhân là chủ thể phổ biến của quan hệ thương mại. Tuy nhiên, có nhiều nước không có sự phân biệt giữa thương nhân và phi thương nhân, đặc biệt các nước thực hiện chế độ tự do thương mại. Khái niệm thương nhân ở các nước không giống nhau và được xác định theo tiêu chí khác nhau, nhiều nước xác định theo hình thức (có đăng ký kinh doanh), trong khi các nước khác xác định theo tính chất (nghề nghiệp thường xuyên).

Pháp luật Việt Nam kết hợp hai tiêu chí, hình thức và tính chất khi xác định tư cách thương nhân [§ 6.1 LTM]. Về nguyên tắc, các chủ thể khi tham gia HĐUTMBHH phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

Đối với cá nhân thông thường, pháp luật Việt Nam và hầu hết các nước

đến điều kiện nhân thânđiều kiện về nghề nghiệp ( hay năng lực pháp luật và năng lực hành vi), các điều kiện đảm bảo cho chủ thể được pháp luật cho phép, bằng khả năng của mình xác lập các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Các điều kiện nhân thân bao gồm các tiêu chí tuổi tác, tình trạng sức

khoẻ và tình trạng tư pháp.

Tuổi của cá nhân, trong một chừng mực nhất định thể hiện sự phát triển

đầy đủ về thể lực và trí lực của người đó trong việc nhận thức và thực hiện hành vi khi tham gia giao dịch thương mại.

Độ tuổi theo luật định là người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ [§ 18, 19 BLDS], có thể tự do tham gia xác lập và thực hiện các giao dịch, trừ các trường hợp hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự pháp luật quy định [§ 22, 23 BLDS]. Tuy nhiên, người từ 15 tuổi trở lên có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch [§ 20.2 BLDS].

Tình trạng sức khoẻ loại trừ trường hợp cá nhân không thể hiện ý chí

đầy đủ khi xác lập và thực hiện các giao dịch thương mại do bị bệnh tâm thần,

người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích hoặc bệnh khác không thể

nhận thức và làm chủ hành vi. Những người thuộc trường hợp này bị hạn chế khi tham gia hoạt động kinh doanh, mọi sự thể hiện nhu cầu hay thực hiện hoạt động kinh doanh do người đại diện hợp pháp của họ xác lập, thực hiện.

Tình trạng tư pháp của cá nhân là điều kiện pháp lý bắt buộc, thể hiện

tập trung các yêu cầu pháp lý đối với cá nhân trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch thương mại.

Pháp luật của đa số các nước quy định, người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang trong thời gian bị quản chế tư pháp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị cấm tham gia hoạt động thương mại.

Pháp luật Việt Nam quy định, người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đang chấp

hành hình phạt tù, người đang trong thời gian Toà án hạn chế, tước quyền hành nghề kinh doanh vì phạm tội buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế... không được tham gia xác lập, thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Điều kiện nghề nghiệp là những yêu cầu, đòi hỏi cá nhân đang hoạt

động trong một số lĩnh vực không được tham gia hoạt động thương mại với tư cách thương nhân.

LTM của Cộng hoà Pháp quy định, người đang là công chức, luật sư, công chứng viên không được tham gia hoạt động thương mại với tư cách thương nhân [8].

Luật cán bộ công chức 2008 của nước ta quy định, cán bộ công chức không được thành lập, tham gia thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần. Các quy định này cũng áp dụng với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND các cấp... không được tham gia hoạt động thương mại với tư cách thương nhân.

Đối với thương nhân, LTM quy định, tổ chức kinh tế được thành lập

hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh [§ 6.1 LTM].

Thương nhân tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch thương mại theo quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của thương nhân.

Các chủ thể tham gia quan hệ HĐUTMBHH là thương nhân với thương nhân hoặc một bên là thương nhân.

Bên nhận uỷ thác phải đáp ứng điều kiện là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác mua bán. VD. Để xác lập và thực hiện các HĐUT xuất, nhập khẩu nông sản hợp pháp, bên nhận uỷ thác phải có đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu hàng nông sản.

Trong quan hệ HĐUTMBHH, bên nhận uỷ thác thực hiện công việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình (theo những điều kiện thoả thuận với bên uỷ thác), do đó bên nhận uỷ thác phải tự mình thực hiện hợp đồng, không được uỷ thác lại cho bên thứ ba nếu không được sự chấp thuận của bên uỷ thác [§ 163]. Đây là điều kiện đòi hỏi việc giao kết và thực hiện HĐUTMBHH phải đúng thẩm quyền, người thực hiện hành vi giao kết có đầy đủ năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật.

Bên uỷ thác là cá nhân hoặc tổ chức, đáp ứng năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật, có nhu cầu mua bán hàng hoá phục vụ tiêu dùng sinh hoạt hoặc vì mục đích kinh doanh.

Đối với các cơ quan nhà nước, các pháp nhân khác, đây là chủ thể

tham gia vào quan hệ HĐUTMBHH với tư cách của bên uỷ thác (VD. Mua sắm thiết bị, xây dựng, sửa chữa trụ sở) hoặc bên nhận uỷ thác (VD. Cung cấp dịch vụ, cho vay tín dụng), khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Năng lực hành vi dân sự của cơ quan nhà nước, các pháp nhân khác được xác định theo quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ đối với cơ quan nhà nước, pháp nhân. Ngoài ra, cơ quan nhà nước, pháp nhân khi tham gia quan hệ pháp luật HĐUTMBHH với tư cách của chủ thể nhận uỷ thác, phải đáp ứng điều kiện là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác mua bán.

Các nước khác nhau quy định khác nhau về năng lực chủ thể của chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng, nhưng nói chung đều hướng tới các điều kiện cần thiết đảm bảo cho hợp đồng được xác lập và thực hiện phù hợp với lợi ích cá nhân, lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chủ thể tham gia quan hệ HĐUTMBHH phải đáp ứng các điều kiện hiệu lực về năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

2.2.1.1.2 Đối tượng

Đối tượng của HĐUTMBHH là công việc mua, bán hàng hoá theo hợp đồng uỷ thác, là công việc hợp pháp, có thể thực hiện được [§ 122 BLDS]; hàng hoá được uỷ thác mua bán trong hợp đồng không thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam [4].

Như vậy, điều kiện hiệu lực của công việc mua bán hàng hoá theo HĐUT là kết quả của thoả thuận hợp pháp, đáp ứng các nguyên tắc tự do và tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và trung thực. Những hành vi cưỡng ép, đe doạ, lừa dối để giao kết hợp đồng là lý do dẫn đến HĐUTMBHH không có hiệu lực.

2.2.1.1.3 Mục đích và nội dung hợp đồng

Mục đích và nội dung của HĐUTMBHH không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Mục đích của hợp đồng xuất phát từ nhu cầu mua bán hàng hóa phục vụ tiêu dùng sinh hoạt hoặc kinh doanh hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức

điều kiện thực tế không cho phép các thực thể này trực tiếp thực hiện công

việc mua, bán hàng hóa bằng chính nhân lực hoặc chi phí của mình.

Sự hạn chế về điều kiện thực tế này là khả năng tự nhiên (cá nhân không có điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, nhân lực...) hay các điều kiện

pháp lý (thương nhân không có Gíây phép kinh doanh mặt hàng phù hợp với

hàng hoá được uỷ thác mua, bán) không cho phép các cá nhân hay tổ chức tự đáp ứng nhu cầu mua, bán hàng hoá, họ phải thông qua bên trung gian thương mại để thực hiện việc mua, bán hàng hoá một cách có lợi nhất (giảm bớt chi phí, tiết kiệm nhân lực...).

Nội dung hợp đồng là các điều khoản thoả thuận về quyền, nghĩa vụ của các bên trong HĐUTMBHH, được thể hiện trên các phương diện chủ yếu như: hàng hoá được uỷ thác mua bán; số lượng, chất lượng, giá cả và quy

cách của hàng hoá được uỷ thác mua bán; thời hạn thực hiện HĐUTMBHH; thù lao uỷ thác; trách nhiệm vật chất khi vi phạm; các trường hợp miễn trách nhiệm; tranh chấp và thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.

Những nội dung cơ bản của HĐUTMBHH cũng là những nội dung chủ yếu của điều kiện hiệu lực về nội dung HĐUTMBHH.

- Hàng hoá được uỷ thác mua bán

Hàng hoá được uỷ thác mua trong HĐUTMBHH là hàng hoá được bán hợp pháp trên thị trường, không thuộc diện hàng hoá cấm hoặc hạn chế kinh doanh, lưu thông; phục vụ nhu cầu sinh hoạt, kinh doanh hợp pháp của bên uỷ thác;

Hàng hoá được uỷ thác bán trong HĐUTMBHH là hàng hoá được làm ra, sản xuất hợp pháp, thuộc sở hữu hợp pháp của bên uỷ thác, không thuộc diện hàng hoá cấm hoặc hạn chế kinh doanh, lưu thông.

Theo đó, hàng hoá bao gồm:

Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai [§ 3.2 LTM]

- Số lượng, chất lượng, giá cả và quy cách của hàng hoá được uỷ thác mua bán

Trong HĐUTMBHH, các bên thoả thuận cụ thể về chủng loại hàng hoá được uỷ thác mua, bán;

Số lượng và đơn vị tính số lượng theo tiêu chuẩn đo lường của Cục tiêu chuẩn và đo lường Việt Nam hoặc ;

Chất lượng và quy cách của hàng hoá đáp ứng các chỉ tiêu về tiêu chuẩn của Bộ Y tế hoặc tiêu chuẩn quốc tế, như: độ ẩm, nguyên liệu sử dụng trong chế biến, các chất phụ gia, chất bảo quản, hạn sử dụng...(đối với thực phẩm); và các tiêu chuẩn đặc thù đối với các loại hàng hoá khác phục vụ tiêu dùng, như: đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh, cơ khí, nông cụ, vận tải...

Trong HĐUTMBHH, các bên cũng có thể thoả thuận về giá cả của hàng hoá được uỷ thác mua, bán nếu đó là điều khoản cần thiết, theo mức giá trên thị trường thời điểm giao kết (hàng hoá được uỷ thác mua) hoặc mức giá định lượng trong tương lai theo thoả thuận (hàng hoá được uỷ thác bán).

- Thời hạn thực hiện HĐUTMBHH

Thời hạn thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian thực tế để bên uỷ thác hoàn thành công việc mua bán hàng hoá theo HĐUT. Đó là khoảng thời gian hợp lý đảm bảo cho bên nhận uỷ thác có đủ điều kiện cần thiết thực hiện công việc.

Đây là điều khoản quan trọng cần lưu ý trong HĐUTMBHH, đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện đúng thời hạn, tránh trường hợp lạm dụng biến động thị trường (giá cả, sự khan hiếm hàng hoá...) kéo dài thời gian gây khó khăn, tổn thất cho bên uỷ thác, dẫn đến tranh chấp.

- Thù lao uỷ thác

Thù lao uỷ thác là phần trả công hoặc bù đắp cho quá trình thực hiện công việc mua bán hàng hóa theo HĐUT của bên nhận uỷ thác, được thanh toán dưới hình thức tiền mặt hoặc các phương thức khác theo thoả thuận của các bên.

Thông thường, thù lao uỷ thác được trả khi công việc uỷ thác đã hoàn thành. Các bên cũng có thể thoả thuận thời hạn trả và nhận thù lao uỷ thác căn cứ vào các điều kiện thực tế khi giao kết HĐUTMBHH.

- Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng

Khi HĐUTMBHH được xác lập, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện các điều khoản đã thoả thuận. Việc vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng (không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ) sẽ dẫn đến bên vi phạm phải chịu những biện pháp chế tài theo quy định.

Về bản chất, trách nhiệm do vi phạm HĐUTMBHH là dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý phát sinh trong lĩnh vực UTMBHH. Trong HĐUTMBHH, đây được xem là điều khoản chủ yếu. Các bên cần thoả thuận cụ thể về các hình thức trách nhiệm áp dụng khi có vi phạm hợp đồng, các trường hợp miễn trách nhiệm.

Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận, Toà án sẽ áp dụng các quy định của pháp luật để xác định căn cứ, hình thức áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm hợp đồng.

- Tranh chấp và thủ tục giải quyết tranh chấp

Tranh chấp hợp đồng luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Với tốc độ phát triển của toàn cầu hoá và nhiều yếu tố chi phối, nhận thức pháp luật, ý thức tuân thủ, cơ chế giải quyết tranh chấp... những tranh chấp này ngày càng trở nên khó kiểm soát.

Đối với lĩnh vực HĐUTMBHH, do tính đặc thù của quan hệ uỷ thác về phương diện chủ thểđối tượng của hợp đồng được thực hiện thông qua bên trung gian, khả năng xảy ra tranh chấp là không nhỏ, thoả thuận loại trừ tranh chấp và xác định cơ chế giải quyết tranh chấp là vấn đề quan trọng cần lưu ý khi giao kết hợp đồng.

Trường hợp có tranh chấp, các bên có thể thương lượng, hoà giải; nếu không thành có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền là Toà án hay Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp.

Trên thế giới, cơ chế trọng tài thường được lựa chọn đối với các tranh chấp kinh tế, tuy thế ở Việt Nam, cơ chế này còn nhiều hạn chế. Các bên cần căn cứ vào yêu cầu và điều kiện thực tế để có lựa chọn cơ chế giải quyết phù hợp.

2.2.1.1.4 Hình thức

Điều kiện có hiệu lực đối với hình thức của HĐUTMBHH là được thiết lập bằng văn bản hoặc các hình thức pháp lý tương đương [§ 159 LTM].

Như vậy, theo quy định của pháp luật, những HĐUTMBHH không được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc tương đương văn bản (điện báo, TELEX, FAX, thông điệp dữ liệu) [§ 3.15 LTM], được coi là vi phạm điều kiện hiệu lực của hợp đồng về hình thức.

BLDS Việt Nam và đa số các nước quy định các thể thức đa dạng cho HĐDS, theo đó HĐDS có thể được thể hiện dưới dạng hợp đồng miệng, viết, hành vi cụ thể hoặc các dạng thức khác phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy thế, có áp dụng ngoại lệ đối với một số loại hợp đồng đặc thù. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, HĐUTMBHH là hợp đồng thương mại, một dạng cụ thể của HĐDS nằm trong các yêu cầu đặc thù của pháp luật về thể thức hợp đồng, thể thức văn bản hoặc tương đương văn bản. Như vậy, HĐUTMBHH phải tuân thủ yêu cầu đặc thù này của pháp luật về hình thức hợp đồng.

Một phần của tài liệu Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)