1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam

79 657 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 656,37 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu về quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Viên Nam là nhằm giải quyết vấn đề về việc chưa xác định rõ về giới tính đối với nhữn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TRỊNH THỊ THU

QUYỀN XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH

THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự

Mã số: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS TSKH ĐÀO TRÍ ÚC

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và

đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn

Người cam đoan

Trịnh Thị Thu

Trang 3

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (lý do chọn đề tài) 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài trong nước và ở ngoài nước 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Tính mới và đóng góp của đề tài 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

6 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

7 Kết cấu của luận văn 6

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH 7

1.1 Những vấn đề lý luận chung về quyền xác định lại giới tính 7

1.1.1 Khái niệm về việc xác định lại giới tính 7

1.1.2 Căn cứ để xác định lại giới tính 8

1.1.3 Tiêu chuẩn y tế xác định lại giới tính 10

1.1.4 Các nguyên tắc xác định lai giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam 14

1.1.5 Hệ quả pháp lý của việc xác định lại giới tính 15

1.2 Nội dung và thủ tục xác định lại giới tính 24

1.2.1 Nội dung xác định lại giới tính 24

1.2.2 Trình tự thủ tục xác định lại giới tính 25

1.3 Cơ sở pháp lý hiện hành về quyền xác định lại giới tính 26

1.3.1 Nghị định 88/2008/NĐ-CP 26

1.3.2 Thông tư số 29/2010/TT/BYT 28

Trang 4

1.4 Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các vấn đề về quyền

xác định lại giới tính 32

1.5 Quyền xác định lại giới tính ở một số nước trên thế giới 33

1.5.1 Vấn đề xác định lại giới tính ở Anh quốc 33

1.5.2 Vấn đề xác định lại giới tính ở mỹ 34

1.5.3 Vấn đề xác định lại giới tính ở Singapore 34

1.5.4 Vấn đề xác định lại giới tính ở Thái Lan 34

Kết luận chương 1 36

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM 37

2.1 Những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thực hiện quyền xác định lại giới tính 37

2.1.1 Xác định lại giới tính cần được pháp luật coi trong và bảo vệ 37

2.1.2 Khuyết tật bẩm sinh về giới tính hay giới tính chưa được định hình rõ cần phát hiện càng sớm càng tốt 40

2.1.3 Một số hệ quả đặt ra đối với vụ việc liên quan đến vấn đề về giới tính do bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hay giới tính chưa định hình rõ gây chấn đọng trong xã hội 46

2.2 Vấn đề nhận thức của xã hội về xác định lại giới tính 60

2.2.1 Về nhận thức trong các vấn đề về quyền xác định lại giới tính 60

2.2.2 Đánh giá vấn đề trong quá trình nhận thức về xác định lại giới tính 61

Kết luận chương 2 63

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM 64

3.1 Phương hướng về quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật 64

Trang 5

3.1.1 Quan điểm của pháp luật Việt Nam về quyền xác định lại giới tính 64

3.1.2 Quan điểm của ngành tư pháp về quyền xác định lại giới tính 65

3.2 Những giải pháp hoàn thiện về quyền xác định lại giới tính 67

Kết luận chương 3 70

KẾT LUẬN CHUNG 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (lý do chọn đề tài)

Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI thế kỷ của nền văn minh tri thức, khoa học, công nghệ, y học, kỷ thuật Nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở cuộc sống xa hoa, dầu sang, phú quý mà điều quan trong hơn là họ luôn khao khát được sống đúng với giới tính thật của mình, đúng với bản chất mà tạo hóa đã ban tặng

Đứng trước bối cảnh đó đặc biệt hơn là trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ có những chuyển biến quan trọng trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực Một trong những nhiệm vụ quan trọng

mà Đảng ta đề ra là hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể và khả năng ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước trong thời kì đổi mới Hoàn thiện hệ thống pháp luật vừa có tính khẩn trương để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của hệ thống pháp luật

Việc được sống thực với giới tính của mình không chỉ là nguyện vọng của mỗi người, mà còn được pháp luật bảo vệ như các quyền cơ bản khác của con người Giá trị nhân bản này đã được Bộ Luật Dân sự năm 2005 ghi nhận

Và, mới đây là Nghị định 88/2008/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 5/8/200 đã cụ thể hoá sự ghi nhận này

Tuy nhiên để đạt được mục đích của mình có người phải trả một cái giá rất đắt; bởi lẽ không phải ai sinh ra cũng đều gặp may mắn và hạnh phúc có những người vừa mới loạt lòng mẹ đã gặp nhiều bất hạnh, chua xót vì một vấn đề tưởng chừng giản đơn

Trang 7

Nhưng lại hết sức thương tâm đó là những người không may bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tinh chưa được định hình chính xác họ luôn phải cam chịu cuộc sống như một cái bóng, lầm lũi như một cái xác không hồn, bị xã hội lên án, ruồng rẫy, xa lánh, cười chê…

Trên thế giới và Việt Nam, ước tính cứ 2000 trẻ em sinh ra, thì ít nhất

có 1 trẻ có bộ phận sinh dục không phù hợp với bộ nhiễm sắc thể, dẫn đến khuyết tật bẩm sinh về giới tính Và đa phần những người không may bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính đều có nhu cầu xác định lại giới tính, để có thể được sống thực giới tính của mình Ở Việt Nam, trước kia, khi khoa học

kỹ thuật chưa phát triển, các kênh thông tin còn hạn chế, thì những người này đành chịu số phận bất hạnh, “trời đày” của mình Nhưng, trong những năm gần đây, nhu cầu xã hội về xác định lại giới tính đã ngày một tăng Các bệnh viện lớn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện rất nhiều ca điều trị cho bệnh nhân có rối loạn, bất thường về giới tính

Xuất phát từ thực tế xã hội này, cũng như ghi nhận một quyền con người cơ bản như những quyền khác, Bộ luật Dân sự sửa đổi, bổ sung năm

2005 đã cụ thể hoá quyền xác định lại giới tính thành một điều luật (Điều 36)

Có thể nói, việc quyền xác định lại giới tính được luật hoá trong Bộ luật Dân

sự đã có một ý nghĩa vô cùng quan trọng Nó thể hiện sự điều chỉnh kịp thời của cơ quan lập pháp đối với những quan hệ pháp luật mới phát sinh trong đời sống xã hội Qua đó giúp cho những người chưa định hình được giới tính một cách chính xác có được sự bảo vệ của pháp luật

Vậy muốn xác định lại giới tính cho người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác chúng ta phải làm gì?

Và vì sao chúng ta lại phải xác định lại giới tính cho những người bi khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa xác định rõ giới tính ?

Xã hội đã và đang làm gì để giúp đỡ những con người kém may mắn này?

Trang 8

Đây là một vấn đề mới đang được sự quan tâm rất lớn từ xã hội đặc biệt

là giới trẻ, và cũng là nguyên nhân để tôi đưa ra quyết định của mình lựa chon

đề tài: “quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam”

làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về quyền xác định lại giới tính

Chương 2: Thực trạng thực hiện quyền xác định lại giới tính ở Việt Nam Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về

quyền xác định lại giới tính ở Việt Nam

Đề tài được xây dựng trên nhiều phương pháp như: chứng minh, biên luân, so sáng, liệt kê và đối chiếu…

Đề tài giới hạn trong phạm vi môn học và trong phạm vi chuyên ngành nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm, kính mong được sư đóng góp ý kiến từ quý thầy cô cùng toàn thể bạn đọc để đề tài ngày một hoàn thiên hơn

Trân trọng cảm ơn !

2 Tình hình nghiên cứu đề tài trong nước và ở ngoài nước

Vấn đề xác định lại giới tính cho người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hay giới tính chưa được định hình chính xác được nghiên cứu và tìm hiểu

ở việt nam từ những năm 1980 nhưng đây là một đề tài mới và khó tiếp cận nên ít được mọi người trong xã hội chú ý quan tâm Trong bối cảnh hiện nay vấn đề xác định lại giới tính đã được pháp luật và mọi người trong xã hội công nhận đặc biệt Bộ luật dân sự quy định rõ vấn đề này tại Điều 36 và mới đây là nghị định 88/2008 NĐ/CP và thông tư 29 Bộ y tế hướng dẫn thực hiện nghị định 88/2008 NĐ/CP Ban hành ngày 5/8/2008

Ở nước ngoài vấn đề xác định lại giới tính đã được tìm hiểu và nghiên cứu từ rất sớm vì thế họ có cái nhìn đồng cảm hơn đối với những người kém

Trang 9

may mắn về giới tính đặc biệt một số nước còn cho phép người dân tự quyết định về giới tính của mình và chịu trách nhiệm về giới tính mà mình đã lựa chọn thậm chí nhà nước còn ban hành một đạo luật riêng với tên gọi “Đạo luật thừa nhận giới tính”

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm và suy nghỉ của người dân Việt Nam đặc biệt là trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực với xu thế quốc tế hóa toàn cầu

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu về quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Viên Nam là nhằm giải quyết vấn đề về việc chưa xác định rõ về giới tính đối với những trường hợp bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác nhằm mục tiêu giúp đỡ những con người kém may mắn về giới tính trở về đúng với giới tính thực của mình để được sống một cuộc sống đích thực đầy ý nghĩa

Đây là một thực tiễn xã hội khá phổ biến trong xã hội ta hiện nay và cũng là vấn đề cần sự quan tam rất lớn, can thiệp rất lớn từ y học

4 Tính mới và đóng góp của đề tài

Việc xác định lại giới tính đối với người bị khuyết tật bẩm sinh, người chưa định hình rõ giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam là một trong những đề tài rất mới ít người nghiên cứu về nó và trong thời đại hôm nay vấn

đề này đang là sự quan tâm, chú ý của mọi người sống trong cộng đồng người Việt cũng như mọi người dân trên toàn thế giới

Nghiên cứu, tìm hiểu sâu về quyền xác định lại giới tính mỗi người trong chúng ta sẽ nghiệm thấy được những vấn đề hết sức lý thú và bổ ích mà

nó đem lại bởi một sự đóng góp rất lớn cho nhân loại nói chung và con người Việt Nam nói riêng, nó giúp cho mọi người nhìn thấy được tầm quan trọng của giới tính đối với sự hoàn thành nhân cách sống của một con người đồng

Trang 10

thời nó là chìa khóa giúp những người kém may mắn về giới tính chủ động đi tìm lại giới tính thật của mình nhờ đến sự can thiệp từ y học mà không chút ngần ngại về sự dị nghị của mọi người trong xã hội

Việc được sống đúng với giới tính thật của mình là niềm khao khát của tất cả mọi đối tượng không trừ một ai, nó được xem là quyền nhân thân của mỗi cá nhân trong xã hội mà không ai có quyền can thiệp tới, nó được xem như một thứ sở hữu cá nhân bất khả xâm phạm

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam là những cá nhân bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác có nhu cầu xác định lại giới tính thật của mình nhờ đến sự can thiệp của y học và nhờ đến sự giúp đỡ, quan tâm từ mọi người sống trong xã hội

5.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài được nghiên cứu trên một phạm vi rất rộng lớn (trên diện rộng) phổ biến trong toàn xã hội, được pháp luật Việt Nam điều chỉnh và quy định một cách cụ thể tại điều 36 bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 và mới đây là Nghị định 88/2008/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 5/8/2008 đã

cụ thể hoá sự ghi nhận này

6 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở phương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong thời kỳ mới

Trang 11

- Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn có một số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu đã được sử dụng như: phương pháp phân tích, diễn giải làm sáng tỏ các khái niệm, các quy định của pháp luật hiện hành về quyền xác định lại giới tính ở Việt Nam, phương pháp lịch sử để nhìn nhận, đánh giá các quy định pháp luật qua các thời kỳ phát triển; phương pháp so sánh để có sự đối chiếu tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài và làm rõ sự tiến bộ của pháp luật Việt Nam về quyền xác định lại giới tính Ngoài ra, việc thực hiện luận văn liên quan đến thực tiễn thực hiện quyền xác định lại giới tính nên phương pháp thống kê, phương pháp chứng minh thông qua khảo sát tại các tỉnh thành phố trên khắp cả nước để có các số liệu cụ thể và các vụ án điển hình liên quan đến việc chuyển đổi giới tính không đúng quy định của luật để minh chứng cho những nhận xét đánh giá của pháp luật hiện hành về quyền xác định lại giới tính

7 Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn gồm mở đầu, nội dung (gồm 3 chương), kết luận của từng chương và kết luận chung, danh mục và tài liệu tham khảo

Nội dung Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về quyền xác định lại giới tính

Chương 2: Thực trạng thực hiện quyền xác định lại giới tính ở Việt Nam Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về

quyền xác định lại giới tính ở Việt Nam

Trang 12

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ

VỀ QUYỀN XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH

1.1 Những vấn đề lý luận chung về quyền xác định lại giới tính

1.1.1 Khái niệm về việc xác định lại giới tính

Theo quy định của pháp luật dân sự, thì giới tính, là một quyền nhân thân của mỗi người và không thể chuyển giao cho người khác Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định cá nhân có quyền xác định lại giới tính [19, tr 22]

Như vậy có thể rút ra khái niệm rằng: “xác định lại giới tính là những thủ tục dùng để điều chỉnh lại giới tính của một người có khuyết tật bẩm sinh

về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác”

Thuật ngữ xác định lại giới tính được dùng với mục đích khác với thuật ngữ chuyển đổi giới tính thường được áp dụng cho người có cơ thể hoàn toàn bình thường

Có một số thuật ngữ dễ nhầm lẫn với xác định giới tính, đó là việc chuyển đổi giới tính Chuyển đổi giới tính là chuyển từ giới tính nam sang giới tính nữ hoặc ngược lại Người chuyển đổi giới tính là người đã hoàn chỉnh giới tính nam, nữ

Xác định lại giới tính và chuyển đổi giới tính là 2 thuật ngữ khác nhau Bản chất con người lúc nào cũng mang trong người 2 loại giới tính nam và

nữ, trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định thì giới tính nào biểu hiện tính trạng trội thì người đó được xem là mang giới tính ấy (khi sinh ra) Nói về khoa học thì giải thích khá dài dòng yêu cầu người nghe phải có một trình độ kiến thức về y học hoặc sinh học nhất định mới dễ hiểu Co thể nhìn nhân một cách ngắn gọn sau:

1./ Đổi giới tính là người mang giới tính nam sẽ chuyển đổi sang nữ và ngược lại (can thiệp bằng phẫu thuật)

Trang 13

2./ Xác định lại giới tính là người này tuy mang thân hình là nam nhưng bản chất giới tính là nữ (phải trải qua một số xét nghiệm, giám định) Và kết luận rằng người này đang mang tính trạng trội của giới tính nữ (mặc dù thân hình là nam)

Trường hợp gần đây nhất, trên thế giới lại xuất hiện hiện tượng một người mang 2 tính trạng trội của giới tính là ngang nhau (tương đối) y học vẫn đang nghiên cứu

1.1.2 Căn cứ để xác định lại giới tính

Theo quy định tại điều 36 Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005 thì:

“Khuyết tật bẩm sinh về giới tính là những bất thường ở bộ phận sinh dục

của một người ngay từ khi mới sinh ra, biểu hiện ở một trong các dạng như

nữ lưỡng giới giả nam, nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật còn

Giới tính chưa được định hình chính xác là những trường hợp chưa thể phân biệt được một người là nam hay nữ xét cả về bộ phận sinh dục và nhiễm sắc thể giới tính ”[19]

Từ đó, có thể nói, Điều 36 Bộ luật Dân sự đã một mặt bảo vệ quyền nhân thân con người khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật, mặt khác nó điều chỉnh tình trạng chuyển đổi giới tính một cách tuỳ tiện thực tế đang diễn ra và có chiều hướng gia tăng ở nước ta

Như vậy nhìn từ góc độ pháp lý, có thể thấy đây là một quyền nhân thân có điều kiện Thể hiện ở chỗ, một người chỉ được quyền yêu cầu xác định lại giới tính của mình khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác Khi và chỉ khi đáp ứng được một trong hai điều kiện trên họ mới có quyền yêu cầu y học xác định lại giới tính chính xác

Tuy nhiên, cũng từ góc độ pháp lý, có thể thấy đây là một quyền nhân thân có điều kiện mà không thể chuyển giao cho người khác Thể hiện ở chỗ,

Trang 14

một người chỉ được quyền yêu cầu xác định lại giới tính của mình khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác Khi và chỉ khi đáp ứng được một trong hai điều kiện trên họ mới có quyền yêu cầu y học xác định lại giới tính chính xác

Như vậy, nhìn nhận theo góc độ quy định của luật, có thể thấy “chuyển đổi giới tính” và “xác định lại giới tính” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Bản thân cụm từ “xác định lại giới tính” nhằm trả lại giới tính thực cho những người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác đã nói lên rất rõ ràng và là yếu tố để phân biệt với khái niệm

“chuyển đổi giới tính” được thực hiện theo ý thích của con người, trái với quy luật của tạo hoá Và các hoạt động y khoa để xác định lại giới tính cũng sẽ được gọi chung là “can thiệp y tế”, chứ không phải bất cứ khái niệm gì khác

Song song với việc ghi nhận quyền được xác định lại giới tính, Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng bảo đảm cho người đã được xác định lại giới tính quyền được thay đổi họ tên để phù hợp với hoàn cảnh thực tại [Mục e Khoản

1 Điều 27 tr 18]

Như vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chỉ có hai căn cứ để xác định lại giới tinh đó là: Những trường hợp bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác còn các đối tượng khác thí không được luật cho phép và bảo vệ

Đối với trường hợp xác định lại giới tính cho người Mất NLHV dân sự thì: Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 NĐ 158/2005 quy định: cho phép người mất NLHV dân sự được xác định lại giới tính theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ

Vậy, trường hợp sau khi được cha, mẹ, hoặc người giám hộ đồng ý và tiến hành phẫu thuật xác định lại giới tính cho người mất năng lực hành vi dân

sự, nhưng sau đó Người mất mất năng lực hành vi dân sự không đồng tình

Trang 15

việc mình được phẫu thuật trước đó thì sẽ được giải quyết như thế nào đây thì pháp luật chưa có quy định rõ ràng hay vẫn còn bỏ ngõ

1.1.3 Tiêu chuẩn y tế xác định lại giới tính

1.1.3.1 Theo quy định tại Điều 5 nghị định 88/2008 ngày 5/8/2008

NĐ-CP thì Tiêu chuẩn y tế xác định khuyết tật bẩm sinh về giới tính bao gồm:

1 Nam lưỡng giới giả nữ:

a) Bộ phận sinh dục có dương vật nhỏ, có thể sờ thấy tinh hoàn hoặc không, siêu âm hoặc nội soi thấy tinh hoàn, không có tử cung và buồng trứng;

b) Nhiễm sắc thể giới tính là XY hoặc gen biệt hóa tinh hoàn dương tính hoặc kết hợp cả hai trường hợp trên

2 Nữ lưỡng giới giả nam:

a) Bộ phận sinh dục có âm vật phát triển như dương vật nhưng không

sờ thấy tinh hoàn, siêu âm hoặc nội soi thấy có tử cung, buồng trứng, không thấy tinh hoàn;

Thực chất Có 3 tiêu chuẩn y tế để xác định lại giới tính, gồm: Nam lưỡng giới giả nữ, nữ lưỡng giới giả nam và lưỡng giới thật

Trên cơ sở đề nghị của người đứng đơn, cơ sở y tế sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm nguyên tắc khi ở giới tính đó, người này có thể hòa nhập cuộc sống về tâm, sinh lý và xã hội một cách tốt nhất

Trang 16

Sau khi đã xác định lại giới tính, người được can thiệp y tế sẽ được

cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy chứng nhận y tế và giấy này là căn cứ để đăng ký hộ tịch

Các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn đăng ký lại

hộ tịch thì phải có giấy xác nhận đã xác định lại giới tính của cơ sở khám, chữa bệnh trước đó và đến các cơ sở khám, chữa bệnh để được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính Theo quy định tại Điều 9 nghị định 88/2008 ngày 5/8/2008 NĐ-CP thì:

Việc khám lâm sàng để xác định đúng giới tính là rất quan trọng Quá trình khám bao gồm việc quan sát hình dáng, phong thái trò chuyện để tìm hiểu tính cách, sở thích và kiểm tra bộ phận sinh dục của bệnh nhân Khuyết tật giới tính bao gồm khuyết tật về gien và khuyết tật ở bộ phận sinh dục

Những khuyết tật về gien gây nên tình trạng lưỡng giới cho bệnh nhân, bao gồm lưỡng giới thật và lưỡng giới giả nam hay nữ Bệnh nhân lưỡng giới thật là những người có cả tổ chức buồng trứng và tinh hoàn ở trong cơ thể, bộ phận sinh dục của họ cũng “nửa nọ nửa kia”, hoặc thiên về nữ/nam nhiều hơn

Nam lưỡng giới giả là tuyến sinh dục của người bệnh chỉ có tổ chức tinh hoàn, còn nữ lưỡng giới giả là tuyến sinh dục của người bệnh chỉ có tổ chức buồng trứng cho dù bộ phận sinh dục ngoài của họ ở trạng thái bán nam bán nữ

Để phát hiện bệnh nhân lưỡng giới thật hay giả không hề đơn giản, bởi những người này tuy là nam/nữ nhưng lại có biểu hiện đối lập với giới thật của mình Ví dụ: Một bệnh nhân nữ có bộ phận sinh dục ngoài biểu hiện như của một chàng trai bị dị tật lỗ tiểu lệch thấp Ở mức nặng hơn, âm vật nhìn

Trang 17

không khác gì dương vật Tuy nhiên, trong cơ thể “chàng trai” ấy lại có hai buồng trứng, tử cung, tuyệt nhiên không có tổ chức tinh hoàn Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp cắt lớp, nội soi ở bụng, soi hay chụp ống niệu dục ngược dòng để kiểm tra xem có âm đạo đổ vào niệu đạo không Qua thăm khám hệ thống sẽ xác định rõ đúng giới của bệnh nhân

Trong các dạng khuyết tật bộ phận sinh dục ở nam thì dị tật lỗ tiểu lệch thấp khá phổ biến Lỗ tiểu, thay vì nằm ở đỉnh quy đầu dương vật lại nằm ở mặt dưới dương vật, bìu, tầng sinh môn khiến bệnh nhân phải đái ngồi Những dị tật dạng này rất dễ nhận biết nhưng vì tâm lý e ngại nên có người để đến khi lấy vợ mới dám thú nhận và nhiều người ở tuổi vị thành niên hay trưởng thành mới đi chữa bệnh

Việc phẫu thuật chữa những khuyết tật giới tính được tiến hành dựa trên các tiêu chí: Trước hết, chức năng sinh sản của bệnh nhân được đặt lên hàng đầu, nghĩa là bệnh nhân phải sinh sản được ở giới sau phẫu thuật Tiêu chí thứ hai là bảo vệ chức năng sinh hoạt tình dục Trường hợp người nữ lấy chồng nhưng không có con nêu trên là một ví dụ cho việc áp dụng tiêu chí này Tuy cơ thể của cô có hai tinh hoàn nhưng lại bị nữ hóa hoàn toàn, tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng nên không thể có con Vì thế, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ hai tinh hoàn, điều trị nội tiết tố nữ cho bệnh nhân để cô sống với giới tính nữ

Tiêu chí cuối cùng mới là theo nguyện vọng của bệnh nhân Họ tuy là nữ/nam nhưng hình dáng bên ngoài có thể đối lập với giới đó, giấy khai sinh, tên, quan hệ xã hội tất cả đều đã quá quen thuộc với họ Chính vì thế, họ có nguyện vọng được phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng/tinh hoàn để cuộc sống vẫn diễn ra yên bình như vốn có

Bệnh nhân nên được phẫu thuật ngay từ khi 1 tuổi – 3 tuổi Đó là lúc trẻ còn nhỏ, chưa ý thức rõ về giới tính, thuận lợi cho việc điều trị, phục hồi

Trang 18

và cho tương lai về sau Quan trọng nhất là giải tỏa tâm lý cho bản thân trẻ,

bố mẹ và hai bên gia đình

Công tác chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sau sinh ở Việt Nam mới được bắt đầu trong vài năm trở lại đây Chính vì thế, những khuyết tật bẩm sinh về giới tính vẫn còn là bài toán khó đối với yêu cầu cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời Tuy nhiên, có những khuyết tật ở trẻ bằng mắt thường, bằng cảm nhận của đôi tay bác sĩ cũng có thể phát hiện được Hơn nữa, với những người đã trưởng thành, hoàn toàn không nên vì e ngại, giấu giếm mà làm mất đi cơ hội được phẫu thuật càng sớm càng tốt, không để lại hậu quả nghiêm trọng về sau

-Trong tổng số bệnh nhân đến điều trị tại Khoa Phẫu thuật Nhi – Bệnh Viện Việt Đức, nam giới mắc các khuyết tật bẩm sinh ở dạng thực thể (bộ phận sinh dục) nhiều hơn nữ giới

- Dị tật lỗ đái thấp là dạng phổ biến nhất trong các khuyết tật giới tính, ước tính, cứ 200-500 người đàn ông thì có 1 người bị mắc khuyết tật này

1.1.3.2 Điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính

Điều 8 nghị định 88/2008 ngày 5/8/2008 NĐ-CP quy định; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

1 Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

2 Được Bộ Y tế thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của y tế ngành, y tế tư nhân thuộc địa bàn quản lý

Trang 19

Ngoài ra các Điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính.Còn được quy định cụ thể tại Điều 1 thông tư 29/2010/TT/BYT Ngày 24/5/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008

1.1.4 Các nguyên tắc xác định lai giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nguyên tắc xác định lai giới tính được quy định tai Điều 3 nghị định 88/2008 ngày 5/8/2008 NĐ- CP

1 Bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình

2 Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực, khoa học và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính

3 Giữ bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính

Tôn tro ̣ng nguyên tắc tự nguyê ̣n khi xác đi ̣nh la ̣i giới tính Điều 36 Bộ luật Dân sự quy định, việc xác định lại giới tính sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật Như vậy, để điều luật này đi vào cuộc sống nhất thiết phải có một sự cụ thể hoá Và 3 năm sau ngày Bộ luật Dân sự năm 2005 ghi nhận quyền xác định lại giới tính như một quyền nhân thân cơ bản, ngày 5/8/2008 Nghị định 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính đã được Chính phủ ban hành [8]

Với 5 Chương 17 Điều, Nghị định 88 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên ở Việt Nam quy định chi tiết về vấn đề xác định lại giới tính và cũng

là cơ sở pháp lý quan trọng để đưa những hoạt động xác định lại giới tính vào đúng khuôn khổ pháp luật

Trang 20

Đánh giá về sự ra đời của Nghị định 88, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ Y tế - cơ quan chấp bút xây dựng Nghị định - ông Nguyễn Huy Quang cho biết, chưa có Nghị định nào khiến Ban soạn thảo “lao tâm khổ tứ” đến vậy Chỉ 1 năm sau khi Bộ luật Dân sự năm 2005 ban hành, Nghị định 88

đã được trình Chính phủ Tuy nhiên, đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm

và tế nhị, có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như sự nhận thức của toàn xã hội, nên dự thảo Nghị định đã được xem xét, cân nhắc, chỉnh sửa, lấy ý kiến đóng góp nhiều lần Và phải đến nay, 3 năm sau thời điểm của Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị định mới được ban hành với một nội dung tương đối hoàn chỉnh

Điều 3 Khoản 1, 2 Nguyên tắc xác định lại giới tính - NĐ 88/2008/NĐ-CP

“…Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 06 tuổi thì cha,

mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho người đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề

nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó”

1.1.5 Hệ quả pháp lý của việc xác định lại giới tính

1.1.5.1 Quyền của người đã được xác định lại giới tính được pháp luật bảo vệ, tôn trọng và giữ bí mật đời tư

Để có thể trở lại với giới tính thực của mình, sống một cuộc đời bình thường, những người có nguyện vọng xác định lại giới tính, không chỉ trải qua một quy trình can thiệp y tế đơn thuần, mà nhất thiết phải có được sự cho phép cũng như bảo vệ của pháp luật Vì thế, sự xuất hiện của các hệ quả pháp

lý liên quan là tất yếu

Được tôn trọng và giữ bí mật đời tư

Theo quan điểm của pháp luật, những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác, trước và sau được xác định giới tính đều hoàn toàn bình đẳng về quyền nhân thân với các công dân

Trang 21

khác Có nghĩa là họ có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền được tôn trọng bí mật đời tư như quy định tại Điều 37 và 38 Bộ luật Dân sự [tr 23] Thêm vào đó, xác định lại giới tính lại là một vấn đề mang tính

cá nhân, tương đối nhạy cảm, nên bí mật về các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính sẽ được pháp luật tuyệt đối bảo vệ, trừ những trường hợp đặc biệt, bất khả kháng do pháp luật quy định

Bất kỳ hành vi tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác hoặc phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Cụ thể, Bộ Y tế đang xúc tiến việc sửa đổi Nghị định 45/2005/NĐ-CP về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế theo hướng bổ sung các quy định xử phạt liên quan đến hoạt động xác định lại giới tính

“Giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính”

Việc xác định lại giới tính phải được tiến hành tự nguyện, trung thực,

và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Các thông tin liên quan đến người

đó phải được giữ bí mật Cấm phân biệt đối xử đối với họ và cấm thực hiện việc xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1.1.5.2 Quyền của người đã được xác định lại giới tính được thay đổi

họ tên, cải chính hộ tịch, thay đổi dân tộc một cách công khai trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng

Song song với việc ghi nhận quyền được xác định lại giới tính, Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng bảo đảm cho người đã được xác định lại giới tính quyền được thay đổi họ tên để phù hợp với hoàn cảnh thực tại [Mục e Khoản 1 Điều 27]

Trang 22

Mặt khác Đối với những trường hợp xác định lại giới tính khi cá nhân

đó có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác thì được thay đổi tên, họ Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch có trách

nhiệm căn cứ giấy chứng nhận y tế do cơ sở khám, chữa bệnh đã thực hiện

việc can thiệp y tế xác định lại giới tính cấp để giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đó

Để cụ thể hoá quy định này, Nghị định 88/2008/NĐ-CP cũng đã dành hẳn một chương để đề cập tới các vấn đề liên quan đến hộ tịch của người sau khi đã xác định lại giới tính Cụ thể, cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch

có trách nhiệm căn cứ vào Giấy chứng nhận y tế (do cơ sở khám, chữa bệnh

đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính cấp) để giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã xác định lại giới tính

Theo sự dẫn chiếu của Nghị định 88, thẩm quyền, thủ tục cho người đã được xác định lại giới tính sẽ được thực hiện theo quy định tại các Điều

36,37,38 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch [9]

Người đã xác định lại giới tính sẽ được thay đổi và công nhận giới tính, được thay đổi họ tên phù hợp giới tính trên các giấy tờ hộ tịch Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện có thẩm quyền tiến hành các thủ tục cải chính này

Các trường hợp đã xác định lại giới tính ở nước ngoài hoặc đã thực hiện ở Việt Nam trước ngày Nghị định này có hiệu lực, nếu muốn đăng ký lại

hộ tịch thì phải có giấy xác nhận đã xác định lại giới tính của cơ sở khám, chữa bệnh trước đó và đến các cơ sở khám, chữa bệnh để được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận y tế

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính

Về mặt Thủ tục đăng ký hộ tịch cho người sau khi đã xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày

Trang 23

5/8/2008 về xác định lại giới tính, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 2/2/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực (có hiệu lực từ ngày 01/4/2012) [10]

Điều 11 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP quy định: “Giấy chứng nhận y tế quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này là căn cứ để đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính”

Như vậy, để thực hiện thủ tục đăng ký hộ tịch sau khi đã xác định lại giới tính, trước hết cần phải có giấy chứng nhận y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính

Sau khi có giấy chứng nhận y tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính, có thể tiến hành thủ tục đăng ký hộ tịch Cụ thể như sau:

* Về thẩm quyền giải quyết, theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP và khoản 2 Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP:

Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã được xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch

* Về thủ tục, theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP, Điều

38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và khoản 10 Điều 1 Nghị định số

6/2012/NĐ-CP, thủ tục đăng ký việc xác định lại giới tính được thực hiện như sau:

- Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan

để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch

Trang 24

Đối với trường hợp xác định lại giới tính phải nộp giấy chứng nhận y tế

do Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo quy định của Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính

Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ

Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch có thể trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, các giấy

tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực

- Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày

Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi những thay đổi sau này của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính giấy khai sinh

- Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, bản sao

Trang 25

Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cải chính hoặc bổ sung

Đối với các giấy tờ hộ tịch khác, sau khi hoàn tất thủ tục xác định lại giới tính tại Sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh, bạn có thể thực hiện việc điều chỉnh nội dung trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác Theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP thì:

- Khi cá nhân có yêu cầu điều chỉnh nội dung đã được đăng ký trong sổ

hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh để điều chỉnh những nội dung đó cho phù hợp với nội dung tương ứng trong bản chính Giấy khai sinh

Nếu việc điều chỉnh nội dung của sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch khác không liên quan đến nội dung khai sinh, Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào những giấy tờ có liên quan do đương sự xuất trình để điều chỉnh

- Người có yêu cầu điều chỉnh hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy khai sinh; trường hợp nội dung điều chỉnh không liên quan đến Giấy khai sinh, thì phải xuất trình các giấy tờ khác làm căn cứ cho việc điều chỉnh

Việc điều chỉnh hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ Cột ghi chú của sổ đăng ký hộ tịch và mặt sau của bản chính giấy tờ

hộ tịch phải ghi rõ nội dung điều chỉnh; căn cứ điều chỉnh; họ, tên, chữ ký của người ghi điều chỉnh; ngày, tháng, năm điều chỉnh Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần đã điều chỉnh

- Sau khi việc điều chỉnh hộ tịch đã được ghi vào sổ hộ tịch, thì bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch sẽ ghi theo nội dung đã điều chỉnh

Điều 40 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP cũng quy định trách nhiệm của

Trang 26

Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, theo đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch về những nội dung thay đổi để ghi tiếp vào sổ hộ tịch lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Như vậy, việc điều chỉnh lại phần giới tính trong Giấy khai sinh và các giấy tờ khác có thể thực hiện được yêu cầu mọi người phải nắm rõ thủ tục này

Lưu ý, những người không có khuyết tật về giới tính nhưng đã chuyển giới ở nước ngoài sẽ không được công nhận Tuy nhiên, những trường hợp đã xác định lại giới tính bằng cách chuyển đổi giới tính tại nước ngoài (trước khi nghị định có hiệu lực) cũng phải đến các cơ sở y tế để kiểm tra xem có đúng

là đã xác định đúng giới tính hay không Nếu thấy “hình thức” thống nhất với

“nội dung” thì cơ sở y tế cấp giấy chứng nhận xác định lại giới tính và họ được đăng ký lại hộ tịch Nếu “hình thức” và “nội dung” không trùng nhau thì cho dù đã chuyển đổi cũng không được sửa hộ tịch và đương nhiên sẽ không được phép kết hôn

Về nguyên tắc, dù đã chuyển đổi giới tính nhưng kiểm tra vẫn không có khiếm khuyết về nhiễm sắc thể mà tự ý chuyển đổi giới tính thì không cho sửa lại hộ tịch Tuy nhiên, những trường hợp đã “lỡ” chuyển: Những trường hợp

đã chuyển đổi, tùy trường hợp cụ thể sẽ xem xét cho sửa hộ tịch Còn những trường hợp chuyển đổi sau khi nghị định có hiệu lực thì buộc phải làm đúng thủ tục xác định thông qua xét nghiệm y tế”

Nguyên tắc của nghị định 88/2008 là cho phép những người bị khiếm khuyết về giới tính muốn được xác định lại giới tính, đã thực hiện chuyển đổi giới tính bằng phương pháp y học thì sẽ được sửa lại hộ tịch Do đó về nguyên tắc, không chuyển đổi thì không thể sửa hộ tịch

Trang 27

1.1.5.3 Quyền được xây dựng gia đình và nhận con nuôi

Sau khi đã được xác định lại giới tính để trở lại sống với giới tính thật

và đơn nhất (hoặc nam, hoặc nữ) của mình, người đã xác định lại giới tính sẽ

có quyền được tự do kết hôn như mọi công dân khác theo quy định của Bộ luật Dân sự [Điều 39 tr 24] và Luật Hôn nhân và Gia đình [Điều 9 tr 14] Cùng với đó, quyền được nuôi con nuôi của cá nhân hoặc vợ chồng những người này cũng sẽ được pháp luật công nhận và bảo hộ

Có thể nhận thấy, kết hôn là một quyền cơ bản của con người “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc“ Đó là những lời trong Tuyên ngôn

Độc lập năm 1776 của Mỹ và được Bác Hồ nhắc lại trong Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Người đồng tính cũng

là con người, vậy tại sao họ không được tự do mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình Những nhà làm luật thay vì cấm đoán họ bằng những “con đập” điều luật thì nên cho phép họ được tự do kết hôn nhưng kiểm soát cũng như hướng dẫn họ bằng những văn bản pháp luật cụ thể, rõ ràng và chi tiết để hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực có thể xảy ra Chẳng hạn như ở một số tiểu

bang của Mỹ tuy không cho người đồng tính kết hôn nhưng họ được quyền

kết hợp dân sự (Civil Union) Có thể trong tương lai không xa, Việt Nam chúng ta sẽ đi theo hướng giải quyết này, và khi đó người đồng tính sẽ có nhiều quyền lợi hơn và bình đẳng hơn trong xã hội

Kết hợp dân sự (Civil Union) là từ mới được phổ biến ở ngoại quốc trong vòng 17 năm nay, dùng cho các cặp đồng tính muốn kết hôn với nhau

Ở nhiều nước các người đồng tính không được quyền lợi kết hôn như các cặp nam nữ khác giới vì luật pháp hoặc tôn giáo không công nhận các mối quan

hệ này Nhưng trong nhiều năm tranh đấu, dần dần các cặp đồng tính này

Trang 28

được công nhận làm “Civil Union” với nhau Đã đạt được sự công nhận “civil union” rồi, bước kế tiếp các cặp đồng tính muốn đạt được sự công nhận kết hôn chính thức Tại nhiều nước Châu Âu, “Civil Union” có những tên khác như là Civil Partnerships, Registered Partnerships, Adult Interdependent Partnerships, Stable Unions, v…v

Những người chuyển đổi giới tính (T) lại mong muốn có được một cơ thể mình cho phù hợp với bản chất thật của họ, họ cho rằng tạo hóa đã nhầm lẫn khi vẻ ngoài thuộc một giới tính khác so với giới tính thật của họ, và vì thế họ tìm đến y học Với những người này, mong muốn trở về với giới tính thật là hoàn toàn thỏa đáng, và chúng ta cũng không phải tốn công sức để xác định xem họ là đồng tính giả hay thật, việc cần làm là cho họ được quyền xác định lại giới tính sau khi đã phẫu thuật, và khi đó họ sẽ có đủ điều kiện kết hôn vì bây giờ giữa họ là hai người khác giới, không hề vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình

Theo ông Nguyễn Quốc Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp, những người chuyển đổi giới tính phải là những người phiếm khuyết về bộ phận sinh dục, về gien (nhiễm sắc thể) [6], mà có

thể xác định được bằng phương pháp y học, chứ không phải theo sở thích,

mong muốn cảm tính của cá nhân Do đó, sau khi xác định lại giới tính bằng phương pháp y học đồng thời về pháp lý cũng cho phép họ đăng ký lại hộ tịch Các quyền dân sự khác liên quan đến hộ tịch (như quyền kết hôn, nuôi con ), sẽ được thực hiên như bình thường Sau khi xác định lại giới tính, họ

sẽ được sửa hộ tịch và các quyền nhân thân liên quan trên giấy tờ: hộ tịch, khai sinh, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, văn bằng, chứng chỉ, được đăng

ký kết hôn và làm giấy khai sinh cho con(nếu có)

Theo ông Nguyễn Huy Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế, đối với trường hợp cả hai cùng lỗi về giới tính, đã xác định lại giới tính thì

Trang 29

một nam, một nữ hoàn toàn có thể kết hôn với nhau Lúc này họ không được coi là người đồng giới Trước đây, những người bị khuyết tật giới tính thường chỉ căn cứ vào bộ phận sinh dục rồi đăng ký khai sinh Việc cho phép cá nhân xác định lại giới tính thông qua việc sửa lại hộ tịch thể hiện sự tôn trọng quyền tự nhiên của con người, trong đó có quyền được sống đúng giới tính của mình

Tóm lại Người sau khi được xác định lại giới tính hợp pháp có thể kết hôn với người khác giới (so với giới tính hiện tại của mình) theo đúng pháp luật Việt Nam, tuy nhiên nếu sau khi kết hôn mà phát hiện việc thay đổi giới tính của người đó là gian dối, không hợp pháp thì có thể hủy kết hôn ngay lập tức

1.2 Nội dung và thủ tục xác định lại giới tính

1.2.1 Nội dung xác định lại giới tính

Xác định lại giới tính là một quyền nhân thân được quy định tại Điều

36 Bộ luật dân sự năm 2005 Để cụ thể hóa quyền này, ngày05/8/2008Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/NĐ- CP về xác định lại giới tính [7] áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, theo đó chỉ áp dụng việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác, trên nguyên tắc bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình

Như vậy xác định lại giới tính là quyền nhân thân có điều kiện, nó làm xuất hiện, thay đổi một số trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý của con người

Do vậy, chúng ta cần tiếp cận các quy định liên quan vấn đề đang trình bày, để nhận biết một hiện tượng pháp lý, xã hội tồn tại khá phổ biến xung quanh ta hàng ngày

Pháp luật cũng qui định, những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác, trước và sau khi xác định lại giới đều hoàn toàn bình đẳng về quyền nhân thân với những người bình

Trang 30

thường khác Có nghĩa, họ có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, tôn trọng bí mật đời tư Đặc biệt, việc xác định lại giới tính là vấn đề tương đối nhạy cảm, nên bí mật về các thông tin liên quan đến xác định lại giới tính

sẽ được pháp luật tuyệt đối bảo vệ, trừ những trường hợp đặc biệt

Sau khi xác định lại giới tính, cơ quan Tư pháp căn cứ vào Giấy chứng nhận y tế để giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đã xác định lại giới tính

Xác định lại giới tính là một quyền nhân thân được quy định tại điều 36

Bộ luật dân sự năm 2005 Để cụ thể hóa quyền này, ngày 05/8/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/NĐ- CP về xác định lại giới tính, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, theo

đó chỉ áp dụng việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết tật bẩm sinh

về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác, trên nguyên tắc bảo đảm mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình

Xác định lại giới tính không chỉ là một quyền nhân thân có điều kiện

mà còn là một quyền dân sự của con người Về mặt xã hội, thì việc xác định giới tính liên quan đến thay đổi hộ tịch, các quyền và nghĩa vụ dân sự như: nghĩa vụ lao động, thời hạn phục vụ trong cơ quan Nhà nước, khám chữa bệnh, tuổi nghỉ hưu

Như vậy ta có thể đi đến kết luận một điều rằng “Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính

Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật”

1.2.2 Trình tự thủ tục xác định lại giới tính

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05.8.2008 có quy định về hồ sơ, thủ tục về y tế đề nghị xác định lại giới tính như sau:

Trang 31

1.2.2.1 Hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính bao gồm:

a) Đơn đề nghị xác định lại giới tính theo mẫu quy định của Bộ trưởng

Bộ Y tế Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha,

mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó; b) Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc giấy Chứng Minh Nhân Dân hoặc sổ

hộ khẩu hoặc hộ chiếu

1.2.2.2 Thủ tục đề nghị xác định lại giới tính:

a) Người đề nghị xác định lại giới tính gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Cơ Sở Khám Bệnh, Chữa Bệnh) được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính;

b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ Cơ Sở Khám Bệnh, Chữa Bệnh phải xem xét

và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản Theo điều 8 Nghị định này thì Cơ Sở Khám Bệnh, Chữa Bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực theo quy định của

Bộ trưởng Bộ Y tế và được Bộ Y tế thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các Cơ Sở Khám Bệnh, Chữa Bệnh trực thuộc Bộ Y tế; được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ Sở Khám Bệnh, Chữa Bệnh, Sở Y tế và các Cơ Sở Khám Bệnh, Chữa Bệnh của y tế ngành, y tế tư nhân thuộc địa bàn quản lý

1.3 Cơ sở pháp lý hiện hành về quyền xác định lại giới tính

1.3.1 Nghị định 88/2008/NĐ-CP

5/8/2008 về xác định lại giới tính đối với người bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác [8]

Trang 32

Nghị định 88 đã một lần nữa khẳng định việc xác định lại giới tính là

một quyền nhân thân có điều kiện và chỉ được thực hiện “đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác” [Khoản 1 Điều 1 NĐ 88] Cá nhân nào không đáp ứng đủ những điều

kiện trên thì không được phép xác định lại giới tính

Các trường hợp không có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính đã được định hình chính xác mà vẫn cố tình nhờ sự can thiệp của y học

để chuyển đổi giới nhằm thỏa mãn ý thích cá nhân hoặc nhằm mục đích trục lợi (như làm gái bao, lấy chồng giàu…) hoặc để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật thì không được pháp luật cho phép

Hay nói cách khác, pháp luật Việt Nam tuyệt đối nghiêm cấm việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính [Khoản 1 Điều 4 NĐ88] Việc nghiêm cấm này nhằm ngăn chặn những hành vi chuyển đổi giới tính phục vụ cho các quan niệm tâm sinh lý lệch lạc, băng hoại đạo đức hoặc vì các mục đích khác (trốn tránh trách nhiệm pháp lý, gian lận trong thể thao…)

Đối với những trường hợp xác định lại giới tính khi cá nhân đó có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác thì được thay đổi tên, họ Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch có trách nhiệm căn cứ giấy chứng nhận y tế do cơ sở khám, chữa bệnh đã thực hiện việc can thiệp y tế xác định lại giới tính cấp để giải quyết việc đăng ký hộ tịch cho người đó Người sau khi được xác định lại giới tính hợp pháp có thể kết hôn với người khác giới (so với giới tính hiện tại của mình) theo đúng pháp luật Việt Nam, tuy nhiên nếu sau khi kết hôn mà phát hiện việc thay đổi giới tính của người đó là gian dối, không hợp pháp thì có thể hủy kết hôn ngay lập tức

Người sau khi được xác định lại giới tính hợp pháp vẫn được đảm bảo các quyền về thừa kế, quan hệ với con cái… Tuy nhiên, vấn đề nghỉ hưu của

Trang 33

những người này vẫn chưa có quy định pháp luật cụ thể Khoản 1, Điều 50 Luật Bảo hiểm quy định “Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1, Điều 2 của Luật này có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi…[17] Như vậy, việc giải quyết chế độ hưu trí đối với người lao động trước kia là nữ giới, nay được pháp luật cho phép chuyển giới là nam

và ngược lại sẽ tính như thế nào? Đây vẫn là vướng mắc cần giải quyết

Đặc biệt, Nghị định 88 đã nhìn nhận sự khuyết tật về giới tính cũng như nhu cầu được xác định lại giới tính là vấn đề mang tính cá nhân, thể hiện quyền nhân thân của mỗi người Vì vậy, theo quy định của Nghị định, việc

thực hiện quyền này, nhất thiết “phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan và trung thực” Có nghĩa không bất kỳ một cá nhân, tổ

chức nào có quyền bắt buộc người có khuyết tật về giới tính phải xác định lại giới tính bằng các can thiệp y tế, nếu không phải do tự thân người đó quyết định Và người được xác định lại giới tính phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã xác định lại giới tính của mình

Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa thừa nhận giới tính nào khác ngoài giới tính nam và nữ, cũng chưa cho phép kết hôn đồng giới [Điều

8 Luật hôn nhân và gia đình tr 12] Các trường hợp không có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính đã được định hình chính xác mà vẫn cố tình nhờ sự can thiệp của y học để chuyển đổi giới nhằm thỏa mãn ý thích cá nhân hoặc nhằm mục đích trục lợi (như làm gái bao, lấy chồng giàu…) hoặc để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật thì không được pháp luật cho phép

1.3.2 Thông tư số 29/2010/TT/BYT

hành một số điều của nghị định 88/2008/NĐ- CP NGÀY 5/8/2008.[1]

Căn cứ nghị định số 188/2007/NĐ - CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của

Trang 34

chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ y tế; Căn cứ nghị định số 88/2008/NĐ – CP ngày 05/ tháng 8 năm 2008 của chính phủ về xác định lại giới tính Bộ y tế hướng dẫn chi tiết thi hành điều 7 Điều 8 Điều 10 và Điều 12 của nghị định định số 88/2008/NĐ – CP ngày 05/ tháng 8 năm 2008 của chính phủ về xác định lại giới tính như sau:

Điều 1 Điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính

1 Điều kiện về cơ sở vật chất:

a) Phải là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa ngoại, sản, nhi của Nhà nước tuyến trung ương hoặc bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hạng 1 tuyến tỉnh hoặc bệnh viện tư nhân có điều kiện tương đương;

b) Có phòng xét nghiệm di truyền tế bào và di truyền phân tử Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa có phòng xét nghiệm này thì phải có hợp đồng hỗ trợ xét nghiệm với cơ quan, tổ chức có phòng xét nghiệm di truyền tế bào và di truyền phân tử hợp pháp;

c) Phòng (buồng) khám xác định lại giới tính được bố trí riêng biệt, kín đáo

2 Điều kiện về trang thiết bị y tế: Phải có bộ dụng cụ phẫu thuật phù hợp cho phẫu thuật tạo hình và phẫu thuật thẩm mỹ

3 Điều kiện về nhân sự:

a) Có ít nhất 01 bác sĩ chuyên khoa nội tiết, 01 bác sĩ chuyên khoa ngoại Các cán bộ này phải có trình độ sau đại học hoặc có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị những khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác;

b) Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa có bác sĩ chuyên khoa nội tiết thì có thể ký hợp đồng với bác sĩ đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại điểm a Khoản này

Trang 35

Điều 2 Quy trình thẩm định và cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính

1 Hồ sơ đề nghị thẩm định:

a) Văn bản đề nghị thẩm định;

b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự bảo đảm điều kiện thực hiện can thiệp y tế để xác định lại giới tính Đối với cơ sở không có phòng xét nghiệm di truyền tế bào và di truyền phân tử thì phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở có phòng xét nghiệm trên;

c) Bản sao hợp pháp các văn bằng, chứng chỉ của cán bộ trực tiếp thực hiện can thiệp y tế để xác định lại giới tính quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông

tư này Trường hợp cán bộ không có văn bằng sau đại học thì phải có giấy do Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác nhận đã có 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị những khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận của mình;

2 Thủ tục thẩm định, công nhận cơ sở đủ điều kiện thực hiện can thiệp

y tế để xác định lại giới tính:

a) Hồ sơ đề nghị thẩm định đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế gửi về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) Hồ sơ đề nghị thẩm định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của y tế ngành, bệnh viện tư nhân gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở;

b) Trong thời gian 60 này kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định với thành phần như sau:

- Đoàn thẩm định của Bộ Y tế bao gồm:

+ Đại diện Lãnh đạo Vụ Sức khỏe Bà mẹ- trẻ em;

+ Đại diện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;

Trang 36

+ Đại diện Vụ Pháp chế;

+ Đại diện Bệnh viện Việt- Đức, Bệnh viện Nhi Trung Ương hoặc Bệnh viện Phụ sản Trung ương (đối với các tỉnh phía Bắc); Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Nhi đồng 1 hoặc Bệnh viện Từ Dũ (đối với các tỉnh phía Nam), cán bộ này có trình độ chuyên môn liên quan đến xác định lại giới tính

- Đoàn thẩm định của Sở Y tế bao gồm:

+ Đại diện Lãnh đạo Sở Y tế;

+ Đại diện Phòng Nghiệp vụ Y,

+ Trong trường hợp Sở Y tế không có chuyên gia y tế về xác định lại giới tính: mời đại diện Bệnh viện Việt- Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương hoặc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương (đối với các tỉnh phía Bắc); Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Bình Dân hoặc Bệnh viện Từ Dũ (đối với các tỉnh phía Nam), cán bộ này có trình độ chuyên môn liên quan đến xác định lại giới tính

c) Việc thẩm định được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi

đề nghị thẩm định và phải bảo đảm các yêu cầu sau:

- Kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự theo đúng các quy định của Thông tư này;

- Kiểm tra trình độ chuyên môn của các cán bộ y tế trực tiếp thực hiện can thiệp y tế để xác định lại giới tính và các phòng chuyên môn khác có liên quan đến việc thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính;

- Lập biên bản thẩm định theo Mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này)

d) Sau khi thẩm định, Đoàn thẩm định phải trình Biên bản thẩm định lên Bộ Y tế hoặc Sở Y tế để xem xét;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Biên bản thẩm định, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế xem xét và ban hành văn bản công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó được phép thực hiện kỹ

Trang 37

thuật xác định lại giới tính Trường hợp không công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do

1.4 Thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các vấn đề về quyền xác định lại giới tính

Luật pháp phải luôn điều chỉnh theo sự phát triển của xã hội và không

được “bỏ quên” bất cứ yêu cầu nào, tranh chấp nào của người dân

Thực tế đã có những trường hợp người dân nộp đơn yêu cầu tòa xác định lại giới tính, xác định nhiều tên gọi, nhiều hình ảnh cùng chỉ một người… Các yêu cầu này đều chính đáng và cấp thiết đối với đương sự nhưng tòa án phải từ chối thụ lý vì luật không quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa

Điều 36 Bộ luật Dân sự quy định một người có quyền xác định lại giới tính nếu giới tính bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác, cần

có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành lại chưa hề quy định loại việc này có được tòa giải quyết hay không, giải quyết theo thủ tục nào

Tương tự, trường hợp tự chuyển giới bằng phẫu thuật thẩm mỹ rồi yêu cầu tòa công nhận giới tính khác cũng chưa được luật hóa

Tòa không làm thì không ai làm

Nhận xét của thẩm phán Phạm Công Hùng, Tòa Phúc thẩm Tòa Án nhân dân tối cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh, với trình độ phát triển của y học hiện nay và xu hướng sống thoáng của giới trẻ thì các yêu cầu như trên đã xuất hiện và sẽ ngày càng nhiều Nhà làm luật nên mở rộng cho tòa quyền xác định lại giới tính một người theo yêu cầu vì nó là nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội [12]

Mặt khác, về nhận thức, khi y học đã công nhận một người là nữ mà trong lý lịch nhân thân và pháp luật lại cứ phải ghi là nam thì rất vô lý Trong

Trang 38

khi đó, nếu tòa án không đứng ra công nhận, người dân sẽ không biết cậy nhờ đến cơ quan nào giải quyết

Luật sư Trần Công Ly Tao, Đoàn Luật sư Thành Phố Hồ Chí Minh bổ sung: Nhu cầu cải sửa giới tính trong xã hội ngày nay là nhu cầu có thật nên pháp luật phải tạo điều kiện cho đương sự thực hiện một cách công khai, hợp pháp và rõ ràng Nếu luật tiếp tục bỏ ngỏ thì sẽ làm cho bản thân luật bị tụt hậu so với thời cuộc và cả các cơ quan tố tụng lẫn cơ quan quản lý nhà nước đều lúng túng, không biết giải quyết ra sao

Về quy định, theo thẩm phán Hùng, thẩm quyền giải quyết các yêu cầu thay đổi giới tính thuộc về tòa có thể ghi nhận ngay trong Bộ luật Tố tụng dân

sự sửa đổi sắp tới hoặc một văn bản hướng dẫn dưới luật

1.5 Quyền xác định lại giới tính ở một số nước trên thế giới

1.5.1 Vấn đề xác định lại giới tính ở Anh quốc

Tại Anh, một luật mới vừa ra đời mang tên The Gender Recognition Act 2004 (tạm dịch: Đạo luật thừa nhận giới tính) [14], các công dân đã chuyển đổi giới tính có thể nộp đơn lên Ủy ban Thừa nhận giới tính xin giấy chứng nhận giới tính mới của họ và được cấp giấy khai sinh mới, được kết hôn và được hưởng những quyền lợi như các công dân bình thường khác

Anh là một trong những quốc gia cuối cùng trong khối Liên minh châu

Âu thừa nhận tính hợp pháp của những người chuyển đổi giới tính Trước đó, các nước như Đức, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển đã công nhận

Tại Anh, cứ 2.000 em bé chào đời thì có 1 bị lưỡng tính, dù con số thực còn cao hơn Ước tính, có 30.000 người lưỡng tính ở Anh Có một vài sự dị

thường dẫn tới tình trạng nhập nhằng về giới tính Cái gọi là "hội chứng nam

XX" xảy ra với những người có hai nhiễm sắc thể X, một trong số đó có chứa một lượng gene đáng kể xuất phát từ một nhiễm sắc thể Y Với những kiểu

Trang 39

như thế này, người đó bề ngoài là nam song thực tế lại là nữ Thông thường,

họ sẽ có cơ quan sinh dục nam nhưng không phát triển nhưng ngực phát triển

và có giọng cao

Người lưỡng tính về mặt gen là nữ song bề ngoài - các chức năng cơ thể lại là nam Một số người có cả hai cơ quan sinh sản, tạo ra cả trứng lẫn tinh trùng.

Một số nước tại châu Á cũng đã thừa nhận tính hợp pháp của những công dân chuyển đổi giới tính Năm 2003, Nhật đã thông qua một đạo luật cho phép những người “bị rối loạn về nhận dạng giới tính” được chuyển đổi giới tính

1.5.2 Vấn đề xác định lại giới tính ở mỹ

Tại Mỹ, hầu hết các tiểu bang đều cho phép những người phẫu thuật chuyển đổi giới tính được đổi tên và giới tính trong giấy khai sinh

1.5.3 Vấn đề xác định lại giới tính ở Singapore

Singapore cũng đã công nhận quyền được kết hôn của những người chuyển đổi giới tính

1.5.4 Vấn đề xác định lại giới tính ở Thái Lan

Phẫu thuật chuyển đổi giới tính bắt đầu ở Thái Lan từ năm 1972 Hiện nay, số ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính hàng năm và số người đã qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính ở Thái Lan thuộc hạng cao nhất thế giới Ngoài xã hội, người chuyển đổi giới tính được đối xử tử tế, rất hiếm khi bị xúc phạm

Mặt khác Ở Thái Lan, ngoài hệ thống bệnh viện công của nhà nước thì

hệ thống bệnh viện tư nhân hoạt động rất mạnh, có đến 270 bệnh viện do tư nhân điều hành với trên 20.000 giường bệnh Và nhiều bệnh viện tư cũng đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu theo hệ thống ISO 9002 (của BVQI)

Thái Lan có Luật cho phép các cơ sở thực hiện chuyển đổi giới tính Ở

Ngày đăng: 16/07/2015, 01:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Vấn đề xác định lại giới tính ở Việt Nam “Báo An ninh thủ đô Bắc Cạn” xuất bản ngày 03/04/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo An ninh thủ đô Bắc Cạn
3. Quan điểm của Phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Bích, trưởng khoa phẫu thuật nhi bệnh viện Việt Đức “trên chuyên mục VTC News hơi thở cuộc sống” ngày 14/9/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: trên chuyên mục VTC News hơi thở cuộc sống
5. Theo phó giáo sư – bác sĩ Vũ Lê Chuyên, khoa niệu bệnh viện Bình Dân về “nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết giới tính” Sách, tạp chí
Tiêu đề: nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết giới tính
6. Theo ông Nguyễn Quốc Cường – phó vụ trưởng vụ pháp luật hành chính tư pháp, bộ tư pháp: “Những người chuyển đổi giới tính phải là nhưỡng người khiếm khuyết về bộ phận sinh dục, về gen” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những người chuyển đổi giới tính phải là nhưỡng người khiếm khuyết về bộ phận sinh dục, về gen
12. Nhận xét của thẩm phán Phạm Công Hùng, tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề “ Nên cho tòa quyền xác định lại giới tính” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nên cho tòa quyền xác định lại giới tính
13. Theo giáo sư Nguyễn Thu Nhạn, về triển khai nghiên cứu đề tài “phát hiện sớm trẻ sơ sinh có giới tính mơ hồ do rối loạn thượng thận bẩm sinh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: phát hiện sớm trẻ sơ sinh có giới tính mơ hồ do rối loạn thượng thận bẩm sinh
20. Tài liệu vụ án tại tòa án nhân dân Thị Xã Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 21. Theo tài liệu y khoa thế giới, sự biệt hóa giới tính bị ảnh hưởng bởi bayếu tố “sự biệt hóa tuyến sinh dục và nội tiết tố” Sách, tạp chí
Tiêu đề: sự biệt hóa tuyến sinh dục và nội tiết tố
22. Trường Đại Học Luật Hà Nội (2005), Luật Hôn Nhân và Gia đình, Nxb Tư Pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hôn Nhân và Gia đình
Tác giả: Trường Đại Học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Tư Pháp
Năm: 2005
1. Thông tư 29/2010/TT-BYT hướng dẫn thực hiện nghị định số 88/2008/ NĐ-CP ban hành ngày 5/8/2008 Khác
4. Theo thống kê khoa phẫu thuật nhi bệnh viện Việt Đức năm 2005 về tỉ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh và bệnh lý di truyền về giới tính Khác
7. Nghị định 45/2005/NĐ-CP về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế Khác
9. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch Khác
10. Nghị định số 06/2012/NĐ- CP ngày 2/2/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực (có hiệu lực từ ngày 01/4/2012) Khác
11. Quan điểm của luật sư Nông Thị Hồng Hà công ty luật Hồng Hà số 114, Phan Kế Bính, Ba Đình Hà Nội Khác
14. Bộ Luật the Gender Recognition Act (2004) tạm dịch”: đạo luật thừa nhận giới tính” Khác
15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước CHXHCH Việt Nam Khác
16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Luật Hôn Nhân và Gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2000), Luật bảo hiểm Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
18. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
19. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w