Quan điểm của ngành tư pháp về quyền xác định lại giới tính

Một phần của tài liệu Quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 70 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Quan điểm của ngành tư pháp về quyền xác định lại giới tính

Khi nào được xác định lại giới tinh? mọi người Cho rằng đây là quyền dân sự của cá nhân, đa số ý kiến trong ngành Tư pháp đồng tình về việc cần quy định cụ thể về quyền xác định lại giới tính trong Bộ Luật Dân Sự. Tuy nhiên, quy định như thế nào về vấn đề vô cùng mới mẻ và cũng vô cùng nhạy cảm này chính là việc khiến các nhà lập pháp khá đau đầu.

Dự thảo Bộ Luật Dân Sự đưa ra giới hạn: Chỉ xác định lại giới tính cho người khuyết tật bẩm sinh, cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Sự giới hạn này có hợp lý? Đa số ý kiến tỏ ra đồng tình và cho rằng,

chỉ nên xác định lại giới tính đối với những trường hợp bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính, chưa định hình chính xác về giới tính mà cần phẫu thuật để xác định lại giới tính. Còn những trường hợp phẫu thuật chuyển đổi giới tính do tâm lý thì không được xác đính lại giới tính. Một số ý kiến có quan điểm ngược lại, cho rằng đã là quyền nhân thân thì không giới hạn, mà nên cho phép xác định lại giới tính đối với cả hai trường hợp sinh lý và tâm lý. Và tất nhiên, để tránh xảy ra những “trào lưu” chuyển đổi giới tính theo chiều hướng tiêu cực thì cần phải đưa ra những quy định thật chặt chẽ.

Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế và Sở Tư pháp Hải Phòng tuy đồng tình với quy định trong Dự thảo, nhưng đề nghị cần bổ sung quy định về cơ chế giải quyết hậu quả pháp lý, bởi trên thực tế, nhiều cá nhân dù đã có vợ (chồng) song vẫn có nhu cầu xác định lại giới tính. Ngoài ra, việc xác định lại giới tính có thể nảy sinh nhiều vấn đề khác mà nhà lập pháp cũng cần phải tiên liệu trước.

Cần có những biện pháp nghiêm trị kịp thời nhằm ngăn chặn những hành vi chuyển đổi giới tính phục vụ cho các quan niệm tâm sinh lý lệch lạc, hoặc sau khi phạm tội thì chuyển giới để trốn tránh trách nhiệm pháp lý, hoặc gian lận trong thi đấu thể thao...

Rõ ràng, đây là các vấn đề cần sớm được luật hóa, nếu không, rất khó tránh khỏi những hệ quả pháp lý rắc rối xảy ra.

Có thể nói vấn đề xác định giới tính và những vấn đề liên quan đến giới tính vẫn là những vấn đề nhạy cảm, có nhiều tình huống không dễ xử lý, đặc biệt là trong tình hình phát triển mới của các quan niệm xã hội và hành vi của một số người.

Do vậy, để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, không trái các quan niệm đạo đức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng, đồng thời kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn những xu hướng

lệch chuẩn, thiếu lành mạnh, không chính đáng, cần sớm có những quy định pháp lý rõ ràng, cụ thể, có tính dự báo cao và chặt chẽ về vấn đề này nhằm điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trong thực tế.

Một phần của tài liệu Quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)