Những giải pháp hoàn thiện về quyền xác định lại giới tính

Một phần của tài liệu Quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 72 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Những giải pháp hoàn thiện về quyền xác định lại giới tính

Ở Việt Nam, Luật Chuyển đổi giới tính còn đang trong kỳ "thai nghén" nên dù hoàn toàn có đủ khả năng về chuyên môn và trang thiết bị y tế phục vụ cho một cuộc "đại phẫu" chuyển đổi giới tính nhưng các bác sỹ Việt Nam vẫn chưa được phép làm phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho những người "oán thán bà mụ nặn nhầm".

Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc xác định lại giới tính. Như chúng ta đã biết thì ở Việt Nam, thời điểm trước khi các điều luật và nghị định nêu trên ra đời, cũng đã có một số nơi tiến hành việc này. Nếu bỏ qua những yếu tố về mặt pháp luật và định kiến xã hội..., chỉ xét về “kỹ thuật y khoa” thì một số bệnh viện đầu ngành Việt Nam hoàn toàn có khả năng và đủ cơ sở vật chất để chuyển đổi giới tính với chi phí chỉ vài chục triệu đồng/ca, rẻ hơn 8-9 lần ở Thái Lan! Các bệnh viện lớn tại Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh có đầy đủ các chuyên khoa Vi phẫu Tạo hình, chuyên khoa Tiết niệu, các giáo sư, chuyên gia đầu ngành về ngoại khoa và các trang thiết bị cùng phòng mổ được trang bị hiện đại như Bệnh viện Việt Đức là ví dụ, đã từng thực hiện rất nhiều ca điều trị cho bệnh nhân có rối loạn, bất thường về giới tính.

Về mặt nhân lực thì hiện nay chúng ta có một đội ngũ y bác sỹ chuyên khoa về giới tính ngày càng đông và giỏi chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho công việc xác định lại giới tính nhằm đảm bảo mọi người được sống theo đúng giới tính thực của mình.

Về mặt xã hội đã có cái nhìn đồng cảm hơn đối với những người không may bị khiếm khuyết về giới tính nhằm phá vỡ những mặc cảm tự ti giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống tạo động lực giúp đỡ họ nhanh chóng tìm đến cơ

sở khám chữa bệnh để điều trị kịp thời tránh tình trạng đáng tiếc có thể sảy ra để được trở về đúng với giới tính thật của mình.

Để xác định một người thực sự thuộc giới tính nào, cần phải có cả một hội đồng bao gồm các thành phần: đại diện cho luật pháp, cơ quan giám định, chuyên gia về tâm lý, di truyền, nội tiết, phẫu thuật tạo hình, tiết niệu, sản phụ khoa... cần có kết luận về mặt tâm lý và kết luận giám định pháp y... Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, thông tin từ Vụ Pháp chế - Bộ Y tế cho thấy trên cả nước chưa có một cơ sở y tế nào tiến hành đăng ký để làm công việc trên. Trong khi đó, nhu cầu của xác định lại giới tính của những người đang sống kiếp “hồn Trương Ba, da hàng thịt” ngày một tăng

Công tác chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sau sinh ở Việt Nam mới được bắt đầu trong vài năm trở lại đây. Chính vì thế, những khuyết tật bẩm sinh về giới tính vẫn còn là bài toán khó đối với yêu cầu cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, có những khuyết tật ở trẻ bằng mắt thường, bằng cảm nhận của đôi tay bác sĩ cũng có thể phát hiện được. Hơn nữa, với những người đã trưởng thành, hoàn toàn không nên vì e ngại, giấu giếm mà làm mất đi cơ hội được phẫu thuật càng sớm càng tốt, không để lại hậu quả nghiêm trọng về sau.

Ở Việt Nam, đã có nhiều trường hợp đi nước ngoài để phẫu thuật chuyển đổi giới tính như báo chí đã có đề cập, nhưng sau khi chuyển đổi giới tính, mọi việc cũng không dễ dàng với họ bởi sự khó khăn khi hòa nhập cộng đồng.

Trên thực tế, những người ở trong hoàn cảnh “hình mai, hồn trúc”, luôn ở trong tình trạng khó khăn “tìm lại chính mình”. Những người “trai chẳng ra trai, gái chẳng ra gái” ấy luôn sống một cuộc sống khó khăn, không có điều kiện thuận lợi để phát huy hết năng lực của bản thân bởi xã hội nhìn nhận họ như một nhóm xã hội “bên lề”. Họ luôn nhận được ánh nhìn hiếu kỳ, thái độ kỳ thị từ phía xã hội. Trong mắt người khác, những hành động của họ thật “chả ra làm sao”, thậm chí là “bệnh hoạn”.

Người sau khi phẫu thuật chuyển đổi giới tính Ngoài chuyện không có khả năng sinh sản, bị ức chế về tâm sinh lý…, người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam còn gặp rắc rối ở một số quyền về nhân thân do chưa được pháp luật thừa nhận.

Vấn đề xác định lại giới tính của một người thường kéo theo nhu cầu chuyển đổi giới tính, khi người đó được xác định mang giới tính khác. Yêu cầu này xét ở góc độ nào đó là hoàn toàn chính đáng, nhưng ở nhiều nước, ngay cả các nước phát triển vẫn chưa cho phép công dân được thực hiện quyền này vì vấn đề đạo đức và hậu quả xã hội phát sinh khó lường, khó kiểm soát. Một số nước tuy đã cho phép thực hiện quyền này, nhưng đi kèm là những biện pháp kiểm tra, kiểm soát gắt gao, bảo đảm tránh được sự lạm dụng vì những mục đích, sở thích bệnh hoạn.

Luật cần quy định rõ “Không chỉ khiếm khuyết về mặt hình thể mà còn phải qui định cả khiếm khuyết về mặt tâm lý, vì nhiều người hình dáng thì bình thường nhưng tâm lý lại có khiếm khuyết, cần phải qui định rõ...”.

Kết luận chƣơng 3

Trong hệ thống pháp luật nước ta, hiện chưa có quy định nào thể hiện rõ là cấm hay không cấm việc chuyển đổi giới tính và thực tế cũng đã có một số người thực hiện việc chuyển đổi giới tính, nhưng phải ra nước ngoài thực hiện. Vậy nhu cầu là có thật, nhưng luật pháp có nên thừa nhận? Có ý kiến mạnh dạn cho rằng, bên cạnh quy định về quyền xác định lại giới tính, Bộ Luật Dân Sự cũng cần phải quy định cả vấn đề quyền thay đổi giới tính đối với một số trường hợp như: Về mặt y học thì mang giới tính xác định rõ ràng nhưng về mặt tâm, sinh lý thì lại mang giới tính trái ngược hẳn. Tất nhiên, đối với trường hợp này cần phải có sự xác định của chuyên gia y tế để tiến hành thay đổi giới tính.

Tuy nhiên, phải thấy rằng trong thời điểm hiện nay, quyền được chuyển đổi giới tính khó có thể được chấp nhận ở nước ta, vì ở đây có vấn đề về đạo đức, phong tục và vấn đề xã hội rất phức tạp, dễ dẫn đến tình trạng thay đổi giới tính tràn lan, chạy theo lối sống bệnh hoạn. Sở Tư pháp Khánh Hoà và Sở Tư pháp Hà Nội cùng chung quan điểm cho rằng: Chỉ nên thừa nhận việc xác định lại giới tính (Dự thảo Bộ Luật Dân Sự sửa đổi) chứ chưa thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Và để kín kẽ, hai Sở này đề nghị, cần quy định ngay trong Bộ Luật Dân Sự là Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, để tránh trường hợp cho rằng pháp luật không cấm thì được làm....

Cần tạo cơ sở pháp lý để các cơ sở y tế trong nước thực hiện việc phẫu thuật giới tính một cách hợp pháp. Ngoài ra cần có những qui định riêng về việc xác định lại giới tính cho người chưa thành niên: cần có hành lang pháp lý riêng cho người chưa thành niên, trong đó cần làm rõ quyền của cha mẹ hay người giám hộ trong trường hợp có liên quan.

KẾT LUẬN CHUNG

Vấn đề xác định lại giới tính cho trẻ bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác đang là vấn đề được sự quan tâm rất lớn từ xã hội. Luật đã quy định rõ vấn đề này tại Điều 36 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 và nghị định 88/2008/NĐ – CP, y học cũng không ngừng quan tâm họ đã tập trung tìm hiểu và nghiên cứu kỷ để giúp cho những người kém may mắn về giới tính được trở về đúng với giới tính thật của mình, được sống đúng với nghĩa một con người để đến tuổi trưởng thành không rơi vào trạng thái mặc cảm tự ti, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cho những người kém may mắn về giới tính có thể trở thành một người bình thường như bao người khác và có khả năng sinh sản (được làm cha làm mẹ như bao người khác) vẫn có thể tìm được tình yêu và hạnh phúc trong hôn nhân.

Để làm được điều đó thiết nghỉ cần phải có sự đầu tư hơn nữa cả về trang thiết bị dụng cụ y tế hiện đại phục vụ cho công việc đại phẫu thuật, cộng với đội ngũ chuyên khoa vững chuyên môn, nghiệp vụ và được đào tạo bài bản sẽ phần nào hạn chế đến mức thấp nhất có thể những người bị khiếm khuyết về giới tính đây có thể được xem là chiến lược phát triển con người, bởi lẽ một xã hội tốt đẹp thì điều kiện cần và đủ là con người trong xã hội đó phải có nhân cách sống tốt (tự tin, bản lĩnh, có tri thức)

Như vậy Điều 36 Bộ Luật Dân Sự năm 2005 ra đời cùng với nghị định số 88/2008/ NĐ – CP đã điều chỉnh kịp thời vấn đề trên.

Tuy nhiên pháp luật chỉ công nhận 2 trường hợp được xác định lại giới tính đó là trường hợp bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hay giới tính chưa được định hình chính xác còn ngoài 2 trường hợp trên thì không được pháp luật bảo vệ. Trường hợp bị rối loạn, suy nhược về tâm sinh lý không nhận biết chắc chắn mình là nam hay nữ mà tự ý ra nước ngoài chuyển đổi giới tính sẽ

không được pháp luật bảo vệ điều này sẽ gây khó khăn cho việc quản lý thậm chí còn dẫn đến hiện tượng cấp vi sa nhầm. Mặt khác sau khi chuyển giới, những người này sẽ không được pháp luật công nhận về quyền nhân thân, trong khi đó vấn đề chuyển đổi giới tính trên thế giới đã trở nên phổ biến và thông thoáng hơn rất nhiều.

Trong tương lai thiết nghỉ pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung và điều chỉnh kịp thời vấn đề trên nhằm quản lý tốt nhất và đáp ứng tâm tư nguyện vọng của tất cả mọi người sống trong xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư 29/2010/TT-BYT hướng dẫn thực hiện nghị định số 88/2008/ NĐ-CP ban hành ngày 5/8/2008.

2. Vấn đề xác định lại giới tính ở Việt Nam “Báo An ninh thủ đô Bắc Cạn” xuất bản ngày 03/04/2011.

3. Quan điểm của Phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Bích, trưởng khoa phẫu thuật nhi bệnh viện Việt Đức “trên chuyên mục VTC News hơi thở cuộc sống” ngày 14/9/2012.

4. Theo thống kê khoa phẫu thuật nhi bệnh viện Việt Đức năm 2005 về tỉ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh và bệnh lý di truyền về giới tính

5. Theo phó giáo sư – bác sĩ Vũ Lê Chuyên, khoa niệu bệnh viện Bình Dân về “nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết giới tính”.

6. Theo ông Nguyễn Quốc Cường – phó vụ trưởng vụ pháp luật hành chính tư pháp, bộ tư pháp: “Những người chuyển đổi giới tính phải là nhưỡng người khiếm khuyết về bộ phận sinh dục, về gen”.

7. Nghị định 45/2005/NĐ-CP về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

8. Nghị định số 88/2008/NĐ/CP ban hành ngày 5/8/2008.

9. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch.

10. Nghị định số 06/2012/NĐ- CP ngày 2/2/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực (có hiệu lực từ ngày 01/4/2012).

11. Quan điểm của luật sư Nông Thị Hồng Hà công ty luật Hồng Hà số 114, Phan Kế Bính, Ba Đình Hà Nội

12. Nhận xét của thẩm phán Phạm Công Hùng, tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề “ Nên cho tòa quyền xác định lại giới tính”.

13. Theo giáo sư Nguyễn Thu Nhạn, về triển khai nghiên cứu đề tài “phát hiện sớm trẻ sơ sinh có giới tính mơ hồ do rối loạn thượng thận bẩm sinh”.

14. Bộ Luật the Gender Recognition Act (2004) tạm dịch”: đạo luật thừa nhận giới tính”.

15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước CHXHCH Việt Nam.

16. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Luật Hôn Nhân và Gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2000), Luật bảo hiểm Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Tài liệu vụ án tại tòa án nhân dân Thị Xã Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 21. Theo tài liệu y khoa thế giới, sự biệt hóa giới tính bị ảnh hưởng bởi ba

yếu tố “sự biệt hóa tuyến sinh dục và nội tiết tố”.

22. Trường Đại Học Luật Hà Nội (2005), Luật Hôn Nhân và Gia đình, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quyền xác định lại giới tính theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 72 - 79)