Đề tài Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
_
Bùi Thị Thanh Vân
THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LÊ THU YẾN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2009
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS – TS Lê Thu Yến, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, phòng Quản lí sau đại học – trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu
Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn tự đáy lòng tới Ban giám hiệu trường THPT chuyên Lê Quý Đôn – Thành phố Vũng Tàu – nơi tôi đang công tác, tới gia đình và những người bạn thân thiết đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa học
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 1 năm 2009
Bùi Thị Thanh Vân
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hồ Xuân Hương – một nữ sĩ tài năng và độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam, từng được thi sĩ Xuân Diệu tôn vinh là “Bà Chúa thơ Nôm” Thơ của Xuân Hương đã góp phần làm cho đời sống văn học trở nên sôi nổi với hàng trăm bài viết, hàng trăm ý kiến khác nhau về thơ bà
Ý kiến về thơ của bà, đặc biệt là mảng thơ Nôm, dù khen hay chê, tất thảy đều mạnh mẽ, quyết liệt và thậm chí trái ngược nhau như nước với lửa Thời gian trôi qua, những xúc cảm nóng bỏng và đầy tính nhân bản về những gì bà viết ở người đọc chuyển dần sang sự nghiền ngẫm kĩ lưỡng Và người đời cũng đã đánh giá tài năng văn chương của Xuân Hương một cách khách quan hơn qua những trang viết thận trọng Điều đó thật dễ hiểu khi tên tuổi của Hồ Xuân Hương được đặt cạnh thi hào Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… hơn thế nữa, cái tên ấy đã vượt tầm biên giới tổ quốc để sánh vai cùng các thi sĩ đại tài, nổi tiếng trên thế giới khi thơ của bà được chọn dịch và giới thiệu ra nước ngoài Nữ sĩ họ Hồ có được vị trí đặc biệt ấy trên văn đàn là bởi những tư tưởng, những vấn đề mà bà đã đề cập được soi sáng ở mọi thời điểm và vào lúc nào vấn đề đó cũng mới, cũng lạ, cũng gây hứng thú vô cùng cho người đọc Những điều đó không nằm ngoài khát vọng của con người về hạnh phúc, về tình yêu… nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu
“tự nhiên”, rất “bản chất” của con người
Giới tính là một trong những vấn đề luôn “nóng”, dường như trong mọi thời đại, dư luận thường rất quan tâm đến vấn đề này Giới tính được thể hiện ở nhiều mặt trong các loại hình nghệ thuật, nhưng có lẽ không có loại hình nghệ thuật nào thể hiện được vấn đề giới tính một cách đầy đủ, trọn vẹn, có chiều sâu như trong văn chương; đặc biệt ta bắt gặp trong thơ Hồ Xuân Hương, giới tính là một nội dung được đề cập sắc nét, đồng thời giới tính như một phương tiện nghệ thuật để Hồ Xuân Hương khẳng định quyền được sống đúng với bản năng đích thực của con người
Đó là những lí do thôi thúc chúng tôi lựa chọn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ
giới tính làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này
2 Lịch sử vấn đề
Hồ Xuân Hương với tài thơ độc đáo đã trở thành một “trung tâm” thu hút biết bao nhiêu thế hệ nhà nghiên cứu và các độc giả yêu quý Xuân Hương cũng như thơ bà vào cuộc kiếm tìm,
vì vậy mà thân thế và thi tài của bà liên tục được định giá lại Nghiên cứu về con người và thơ
Hồ Xuân Hương đã như một vấn đề thời sự văn học Thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã được giới
Trang 4nghiên cứu tiếp nhận ở nhiều góc độ như phê bình văn học, tiếp nhận văn học, nhiều khuynh hướng như phân tâm học, văn bản học, xã hội học, văn hóa học… Qua các công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương, từ trước đến nay, chúng ta nhận thấy, việc đánh giá về thơ Hồ Xuân Hương đã diễn ra rất phức tạp Riêng việc tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc độ giới tính thì chưa thật nhiều, các ý kiến chủ yếu xoay quanh vấn đề dâm, tục trong thơ bà
Trước hết phải kể đến Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, đầu những năm hai mươi của thế kỉ
XX, phê bình “Thơ Hồ Xuân Hương thật tinh quái, những câu thơ hay đọc lên đến ghê người
Người ta thường có câu: “Thi trung hữu hoạ” Nghĩa là trong thơ có vẽ Nhưng thơ Hồ Xuân Hương thì lại là: “Thi trung hữu quỷ” Nghĩa là trong thơ có ma! Song mà nhận ra thời tục”
[21, tr.2] Như thế, Tản Đà đã khẳng định có yếu tố “tục” trong thơ Xuân Hương
Đến Trương Tửu thấy trong thơ Hồ Xuân Hương chỉ có thuần tục và dâm, ngoài ra
không có gì khác Trương Tửu còn gọi Xuân Hương là «thiên tài hiếu dâm » Trương Tửu cho rằng trong thơ Hồ Xuân Hương có những “khát vọng tiềm thức” và những “ám ảnh”, bệnh thần
kinh vì dục tình không được thoả mãn [102, tr.333]
của học thuyết phân tâm học (Freud) Trong tác phẩm Hồ Xuân Hương, tác phẩm, thân thế và
văn tài, Nguyễn Văn Hanh viết: “Dục tình ngày càng tăng, càng nén lại càng bồng bột Ngày qua tháng qua, sức ép tình dục càng tăng vì sự cần kia càng khẩn cấp Kết quả: Hồ Xuân Hương khủng hoảng tình dục Khủng hoảng nặng sẽ kết bệnh thần kinh” [30, tr.45] Nguyễn
Văn Hanh đã thông qua thơ ca để tái hiện lại cuộc đời, con người Hồ Xuân Hương, từ đó ông rút ra kết luận là Hồ Xuân Hương bị khủng hoảng tình dục Nhà nghiên cứu này đã đi sâu, lí giải cội nguồn hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương từ bên trong, qua sự uẩn ức tâm lý
Tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương theo hướng này còn có Văn Tân, trong bài Ý nghĩa
và giá trị thơ Hồ Xuân Hương trích quyển: Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ, văn học và giáo dục, Văn Tân có đặt vấn đề tục dâm, nhưng khi phân tích, Văn Tân bị lôi cuốn theo cái ám
ảnh của vấn đề thiếu thốn cái sinh lí: “Ở Xuân Hương, dâm và tục gặp một khu đất màu mỡ
thuận tiện cho sự phát triển: sự khủng hoảng tính dục luôn luôn sôi sục và trầm trọng của con người rất mực đa tình là Xuân Hương Dâm và tục đã ăn sâu vào ý thức tư tưởng Xuân Hương, chi phối hầu hết thi phẩm của Xuân Hương” [87, tr.109]
Cùng quan niệm trên phải kể đến Lê Hoài Nam viết về phần Hồ Xuân Hương trong cuốn
Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3, thời kì I (Gs Lê Trí Viễn chủ biên) Với vấn đề tục dâm ông
cho rằng muốn nhận định một tác phẩm nghệ thuật dâm hay không dâm, trước hết phải căn cứ
Trang 5vào thái độ, mục đích của tác giả khi sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật, phải tìm bắt cho được cái nỗi niềm kín, cái rung động sâu xa mà người nghệ sĩ muốn thổ lộ với người đời Ông cho rằng những đòi hỏi hạnh phúc ái ân trong thơ Hồ Xuân Hương là chính đáng khi đặt nó trong hoàn cảnh xã hội nhất định, trong những điều kiện nhất định của một cá nhân [130, tr.3 - 4] Điều đáng chú ý là trong công trình này, ông là một trong những người đầu tiên nhấn mạnh rằng thơ Hồ Xuân Hương thể hiện một khía cạnh đầy cá tính, đó là ý thức về giá trị của mình
Đến năm 1961, Trần Thanh Mại gợi lên trong: “Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ
Hồ Xuân Hương” khiến cho văn đàn bàn về thơ Hồ Xuân Hương lại có dịp trở nên sôi động
Từ đó thêm nhiều ý kiến về góc nhìn này trong nội dung thơ Nôm Hồ Xuân Hương
gọi vấn đề dâm tục là Nguyễn Lộc Trong bài Lời giới thiệu in trong tập Thơ Nôm Hồ Xuân
Hương (1982) Hồ Xuân Hương trong bài viết này của Nguyễn Lộc như là hình tượng đại diện
cho toàn thể người phụ nữ bị áp bức trong xã hội phong kiến Việt Nam Vì vậy, đối với ông, những nội dung trữ tình trong thơ Hồ Xuân Hương cũng phản ánh nội dung tình cảm của những người phụ nữ bị áp bức Tuy nhiên, Nguyễn Lộc không xem vấn đề nghĩa ngầm, dâm và tục là phương tiện chính đả kích sự dâm đãng Mặt khác, ông luôn đặt hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương trong tiến trình lịch sử văn học, bên cạnh trào lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học thế
kỉ XVIII –XIX Điều này soi sáng được mối liên hệ giữa thơ Hồ Xuân Hương và các sáng tác khác, góp phần cho thấy hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương không phải là hiện tượng lạ lẫm, bất thường
Về sau có công trình nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương theo phương pháp phê bình
văn hoá cũng có đề cập đến vấn đề giới tính là Hồ Xuân Hưong – Hoài niệm phồn thực của Đỗ
Lai Thuý Ông vận dụng hai khái niệm chủ chốt của nhân học văn hoá là “biểu tượng phồn thực” – âm vật và dương vật, “vô thức tập thể” để soi chiếu và giải mã hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương Theo ông “tín ngưỡng phồn thực” là cơ sở chính tạo nên hiện tượng thơ Nôm Hồ Xuân Hương Ở công trình này, Đỗ Lai Thuý cũng đã lý giải hiện tượng tục dâm trong thơ Hồ Xuân Hương bắt nguồn từ điểm nhìn văn hoá Ý kiến này giải thích phần nào sức hấp dẫn của thơ Hồ Xuân Hương trong đời sống dân gian
Ngoài ra còn phải kể đến những nghiên cứu về Hồ Xuân Hương ở các trường đại học Năm 2005, Hoàng Phong Tuấn, học viên Cao học Khóa 13, Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ
Chí Minh cũng đã chọn Các hướng tiếp nhận thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hươmg làm đề tài
luận văn tốt nghiệp sau đại học cho mình Trong đề tài này anh đã khái quát dường như tất cả
Trang 6các hướng tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương, bao gồm cả những gì liên quan đến vấn đề giới tính trong thơ bà
Gần đây nhất, đầu năm 2008, tác phẩm Sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương của
PGS – TS Lê Thu Yến đã đem đến cho người tiếp nhận văn học những khám phá mới mẻ về nội dung nghệ thuật của thơ Nôm Hồ Xuân Hương ở một góc nhìn trần thế của con người Bằng một giọng văn hóm hỉnh và giàu trí tuệ của một người yêu thơ Nôm Hồ Xuân Hương, tác giả của công trình nghiên cứu trên cũng đưa ra vấn đề giới tính là một điểm nhấn để lí giải cho sức hấp dẫn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương thu hút bao thế hệ Đây là một công trình có giá trị đối với những người yêu thơ Hồ Xuân Hương nói riêng và những người yêu văn chương nói chung
Hồ Xuân Hương biết tới, còn một số lượng khá lớn các bài viết được đưa lên mạng internet rải
rác trong khoảng hơn chục năm gần đây Thế Uyên (trong Tình dục trong ca dao và thơ Hồ
Xuân Hương – nguồn Talawas năm 2005) khẳng định “nhà văn nữ mà bàn tới tình dục trong
tác phẩm thành văn của mình, tính từ lúc Ngô Quyền lập quốc thế kỷ thứ 10 cho đến thế kỷ 19, vẫn chỉ có nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương” [126] Tác giả Trịnh Thanh Thủy có bài Sex - dưới mắt
nhìn của người viết nữ Việt Nam trên trang Evan cho rằng: “Trong kho tàng văn học Việt Nam
thời xưa, người viết nữ đề cập đến tình dục nhiều nhất là nữ sĩ Hồ Xuân Hương” [103] Trong
đọc lại Thiếu nữ ngủ ngày của Xuân Hương của tác giả Mai Văn Hoan đăng trên trang Văn
nghệ quân đội cuối tuần ngày 18 – 04 - 2007 có đoạn: “Ở bức tranh "Thiếu nữ ngủ ngày”, Hồ Xuân Hương đã bổ sung thêm hai "điểm nhấn" hết sức quan trọng, càng tôn thêm vẻ đẹp tuyệt
mỹ của thân thể người phụ nữ Vì thiếu nữ "nằm chơi quá giấc nồng" giữa ban ngày ban mặt, lại vô ý để cho chiếc yếm đào "trễ xuống dưới nương long" nên mới lộ ra: đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm/Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông"! Đúng là một vẻ đẹp thần tiên Chỉ cảnh tiên mới có Bồng Đảo, mới có Đào Nguyên Gò Bồng Đảo đã đẹp rồi "sương còn ngậm" lại càng đẹp hơn nữa Lạch Đào Nguyên đã hấp dẫn rồi "suối chửa thông" lại càng hấp dẫn hơn Tất cả hãy còn trinh nguyên! Chỉ có Hồ Xuân Hương mới bạo dạn đặc tả cái "lạch Đào Nguyên" hết sức ấn tượng và tuyệt vời đến như vậy… nhằm tôn vinh cái đẹp trời cho của người phụ nữ” [39] Trong cách cảm nhận của Mai Văn Hoan, Hồ Xuân Hương miêu tả Thiếu nữ ngủ ngày như thế không thể coi là tục mà tả như thế chỉ nhằm tôn vinh vẻ đẹp nữ giới
Sẽ là không đầy đủ khi không nhắc đến một số người yêu thơ Hồ Xuân Hương và đã tiếp nhận một cách sáng tạo qua việc họa thơ Nôm Hồ Xuân Hương Đó là họa sĩ Bùi Xuân Phái, họa sĩ Chóe, Đặng Quý Khoa, Nghiêm Xuân Quảng… Trong đó, Bùi Xuân Phái và Chóe đã có
Trang 7hẳn những bộ sưu tập về họa thơ Hồ Xuân Hương bằng tranh Bất cứ ai khi tiếp cận với những bức tranh của hai họa sĩ này đều cảm nhận được sự sinh động của hình ảnh và cái duyên, sự hóm hỉnh của những tâm hồn nghệ sĩ đồng điệu Những nét vẽ bằng cọ rất có hồn, hơn nữa nó thể hiện “trúng” ý nghĩa của những vần thơ Xuân Hương
nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra được những lí giải khá sâu sắc, thú vị về một số phương diện cụ thể trong sáng tác của Hồ Xuân Hương Riêng xét ở góc nhìn giới tính, các bài viết trên đã có
đề cập, nhưng chưa có sự đào sâu về góc nhìn này, một số công trình nghiên cứu chỉ xoay
quanh vấn đề tục dâm trong thơ bà và ở một số công trình khác lại thiên về chê hoặc khen tài
thơ của bà mà chưa gọi tên cụ thể đó là vấn đề giới tính trong thơ Hồ Xuân Hương Tuy nhiên,
để hiểu một cách đầy đủ hơn về thơ Nôm Hồ Xuân Hương và nhằm xác định các đóng góp của
Hồ Xuân Hương cho nền văn học Việt Nam trung đại, chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện,
đa chiều hơn Và, có lẽ để có những cơ sở khách quan và chính xác, chúng ta cần đi sâu tìm hiểu những đặc trưng chủ yếu trong nội dung và nghệ thuật của nhà thơ tài năng này dưới góc nhìn giới tính Mặt khác, từ góc độ tiếp nhận văn học, chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề giới tính một cách hệ thống Trên cơ sở đó, trong công trình này, chúng tôi cố gắng làm rõ những điểm trên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng: luận văn của tôi thực hiện xung quanh vấn đề giới tính trong thơ Nôm
Hồ Xuân Hương, từ đó khái quát lên tư tưởng thời đại mới mẻ mà bà đề cập, khẳng định vai trò giới nữ, những quan niệm về vẻ đẹp của hình thể con người, về tính dục trong thơ bà Nội dung được đặt trong sự so sánh với những quan niệm của một số văn sĩ khác trên thế giới có tư tưởng như bà
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này có tên gọi: “Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính”, chúng
tôi chọn mảng thơ Nôm được truyền tụng của Xuân Hương để khảo sát Chúng ta đều biết, cho đến nay sáng tác được coi là của Hồ Xuân Hương gồm hai bộ phận: thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán Ở đây người viết chỉ tiếp cận những tác phẩm thơ Nôm của Hồ Xuân Hương Chúng tôi
chọn bộ phận thơ Nôm truyền tụng trong cuốn “Thơ Nôm Hồ Xuân Hương” do GS Nguyễn
Lộc biên soạn năm 1982, ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo những tài liệu có tính khoa học
khác như cuốn “Thơ Nôm Hồ Xuân Hương” của tác giả Kiều Thu Hoạch (xuất bản năm 2008)
Nói chung, thơ Nôm Hồ Xuân Hương về nội dung vẫn hết sức phức tạp Theo các chuyên gia
Trang 8nghiên cứu văn học, khi tiếp cận thơ Nôm của Hồ Xuân Hương cần có sự chọn lọc, phân loại thận trọng vì một số bài thơ có nhiều dị bản, khó tìm được cơ sở vững chắc, chính xác Xét trên những tập thơ Hồ Xuân Hương được xuất bản từ trước đến nay, chúng tôi thấy về số lượng và phong cách không có sự thống nhất Cho đến tận thời điểm này, khi khảo sát về con người và văn chương Hồ Xuân Hương, chúng tôi chưa tìm thấy bất cứ một tài liệu nào đưa ra một số liệu
cụ thể, cũng như khẳng định chắc chắn về con người Hồ Xuân Hương và thơ Nôm của bà Chúng tôi nghĩ khi khảo sát thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương cần dựa trên những tài liệu tham chiếu đáng tin cậy Tuy vậy trong quá trình khảo sát, chúng tôi chọn 48 bài (có phụ lục đính kèm) - vẫn được coi là của Hồ Xuân Hương và rất có thể là những sáng tác của Hồ Xuân Hương, vì những bài thơ này có cùng phong cách, giọng điệu và cách thức thể hiện khá giống nhau Tuy nhiên trong những bài mà chúng tôi chọn để khảo sát vẫn có một số bài đang trong sự tranh luận các nhà nghiên cứu và kết quả vẫn chưa được xác định Những tranh luận về văn bản và những “nghi án” văn học này thiết nghĩ cũng rất thú vị nhưng xét đến cùng thì chúng không thuộc phạm vi đề tài nghiên cứu của chúng tôi Xin được dành phần này cho những nhà chuyên môn, những chuyên gia về thơ Nôm Hồ Xuân Hương ở các cấp nghiên cứu cao hơn
4 Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính, chúng tôi đã vận
dụng những phương pháp và thao tác nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận và khảo sát
trực tiếp văn bản và đưa ra những luận điểm khái quát của luận văn
Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Xem xét các yếu tố tạo nên cấu trúc tác phẩm, tìm ra
nguyên tắc chi phối sự hình thành của chúng Từ đó, rút ra kết luận về nguyên tắc chi phối việc sáng tạo cấu trúc tác phẩm đồng thời làm bật lên ý nghĩa nội dung qua những cấu trúc này Đồng hành cùng các phương pháp trên, chúng tôi cũng sử dụng một số thao tác khoa học
như: so sánh, thống kê phân loại, thống kê mô tả
Những phương pháp và thao tác trên sẽ được chúng tôi vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình nghiên cứu
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Giới tính là một vấn đề mang tính khoa học Từ xưa đến nay, loài người đã ý thức được giới tính và quan hệ giới tính có tính tất yếu và cả tính thẩm mỹ nữa trong cuộc sống và trong nghệ thuật Giới tính và quan hệ giới tính là hiện tượng tự nhiên Gần như với tất cả mọi người,
Trang 9giới tính và quan hệ giới tính là cần thiết cho cuộc sống và liên quan đến mọi khía cạnh của cuộc sống Hơn thế nữa, giới tính và quan hệ giới tính còn là một trong những vấn đề quyết định sự sinh tồn của xã hội loài người Nhưng giới tính và quan hệ giới tính lại là vấn đề tế nhị, riêng tư, nên thật khó mà bày tỏ cùng người khác và khó mà có thể nói to lên để mọi người cùng biết Do đó từ trước đến giờ người ta vẫn có thái độ phủ nhận bản chất tự nhiên của nó và coi đó là một thứ “cấm kị”, tránh nói đến, nhất là ở các nước phương Đông như Việt Nam Có
lẽ cần phải đưa ra rất nhiều ý kiến, quan điểm để chứng minh cho ý nghĩa của vấn đề giới tính trong cuộc sống Nhưng có lẽ bằng chứng thuyết phục nhất đó chính là thực tế cuộc sống Hãy nhìn vào thực tế cuộc sống và những cuộc đấu tranh vì quyền lợi con người để tôn vinh vị trí và giá trị của con người, để thấy được ý nghĩa và bản chất đích thực của vấn đề giới tính
Vấn đề giới tính luôn được dư luận xã hội để ý, quan tâm, nhất là hiện nay tính “sex” trong văn chương đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi Các cuộc tranh luận thường diễn ra gay gắt và phức tạp, thường là sự đụng độ giữa những quan điểm và thái độ cực đoan trái ngược nhau – giữa những nhà tư tưởng đạo đức với những nghệ sĩ Xét đến cùng của những tranh luận ấy là những ý kiến không đồng tình giữa nhân tố tự nhiên và nhân tố văn hóa trong quá trình hình thành nhân cách con người cũng như quá trình hoàn thiện bản tính loài người Như đã nói ở những phần trên, thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ Riêng vấn đề giới tính được các nhà nghiên cứu nhìn như là yếu tố “tục, dâm” trong thơ Xuân Hương Trước đây tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương ở góc nhìn này đã có, giới nghiên cứu thường quan tâm nhiều đến các vấn đề như: “tục, dâm” của Trương Tửu, Đỗ Lai Thuý lại viết rất xuất sắc về “hoài niệm phồn thực”… Việc đề cập đến giới tính trong thơ Hồ Xuân Hương thiết nghĩ vẫn còn là một lĩnh vực còn nhiều điều để suy ngẫm Thật sự vấn đề giới tính chưa được gọi tên đúng với bản chất hiện tượng như trong thơ Xuân Hương Nhưng dường như bất cứ ai khi tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương cũng thấy vấn đề giới tính là điểm mạnh, khía cạnh độc đáo nhất, nổi bật nhất trong các vấn đề bà đề cập Đặt vấn đề nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn giới tính chắc hẳn người viết sẽ tìm được những điều mới mẻ, thú vị, bổ ích Ở đề tài này, cùng với những người nghiên cứu đi trước, người viết hy vọng sẽ góp thêm ý kiến nhỏ làm rõ hơn diện mạo vấn đề giới tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
6 Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có 146 trang, ngoài phần mở đầu (12) trang, kết luận (5 trang), phụ lục và tài liệu tham khảo (18 trang), phần nội dung chính của luận văn (gồm có 111 trang) chia làm 3 chương:
Trang 10Chương 1: Quan niệm về giới tính ở phương Đông và phương Tây
Chương này có 34 trang, luận văn bước đầu làm rõ một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến vấn đề giới tính cũng như những quan niệm về vấn đề giới tính trong thế giới quan và nhân sinh quan nhân loại làm căn cứ tiếp cận vấn đề giới tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương như trong triết học và tôn giáo, trong mỹ thuật và đặc biệt trong văn học
Chương 2: Nội dung thơ Nôm Hồ Xuân Hương và vấn đề giới tính
Chương 2 của luận văn gồm 36 trang, đề cập đến nội dung thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong đó người viết đặc biệt nhấn mạnh vào nội dung về vấn đề giới tính Xuất phát là điểm nhìn giới tính từ đó làm bật lên trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn biểu hiện sự tự hào về hình thể đẹp đầy sức sống và phẩm chất cao quý của người phụ nữ, cũng như việc thơ bà đề cập đến thú vui trần thế và khát vọng tình yêu của con người
Chương 3: Nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương và vấn đề giới tính
Chương cuối này gồm 41 trang, luận văn tìm hiểu nghệ thuật thể hiện thơ Nôm Hồ Xuân Hương hướng về vấn đề giới tính qua: kết cấu lạ với việc phá vỡ sự cân bằng trong kết cấu thơ Đường luật, tạo những câu kết mang dấu hiệu mở Ngoài ra còn là nghệ thuật sử dụng những
biểu tượng tạo nghĩa độc đáo và những từ ngữ ấn tượng về giới tính
Trang 11Chương 1: QUAN NIỆM VỀ GIỚI TÍNH Ở PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
1.1 Giới tính
1.1.1 Khái niệm
Giới tính: xét dưới góc độ khoa học, giới tính là một thuật ngữ (tiếng Anh gọi là sex)
chỉ “đặc điểm của cấu tạo cơ thể và tâm lí làm cho có những chỗ khác nhau giữa nam và nữ,
giữa giống đực và giống cái” [141, tr.37]
Khái niệm giới tính trên có ý nghĩa tổng quát, bao hàm cả tình dục hay tính dục nhưng không trùng với tình dục hay tính dục, tình dục hay tính dục vốn có hàm nghĩa hẹp hơn
Tình dục (tiếng Anh gọi là Sexual desire): “Tình dục hiểu là nhu cầu tự nhiên của con
người về quan hệ tính giao” [139, tr.94]
Tính dục (tiếng Anh gọi là: sexual intercourse): “Tính dục là: đòi hỏi sinh lí về quan hệ
tính giao, hay nói cách khác, tính dục là thú vui xác thịt giữa nam và nữ” [139, tr.95]
Bản năng giới tính (tiếng Anh gọi là: sexual instinct): được hiểu như “những khuynh
hướng tự nhiên, những cư xử theo một cách nào đó do bẩm sinh mà có, mà không phải từ những lí luận hay sự giáo dục" [76, tr.82] Tuy nhiên chúng ta vẫn biết rằng vấn đề bản năng
giới tính của con người luôn có những đặc điểm mang ý thức, thể hiện tính nhân văn khác hoàn toàn với cái bản năng giới tính của con vật
Khi tìm hiểu về giới tính, người viết bắt gặp các thuật ngữ như thân xác, vấn đề nhục
thể, chuyện xác thịt… tuy cách diễn đạt có khác nhau nhưng cũng nhằm nói đến vấn đề giới
tính và quan hệ giới tính Nên người trình bày luận văn cũng mạnh dạn sử dụng những thuật ngữ này như một sự kế thừa những công trình nghiên cứu của người đi trước trong vấn đề giới tính
Giới tính và quan hệ giới tính là quy luật tự nhiên, đồng thời cũng là hiện tượng hiển
nhiên trong xã hội loài người Nếu nói “con người vừa là một sinh vật tự nhiên vừa là một sinh
vật xã hội” là nói đến giới tính Còn tính dục chỉ là một mặt của giới tính - mặt sinh vật tự
nhiên của con người Như thế, giới tính thuộc về thuộc tính vật chất tự nhiên cơ bản của cấu trúc đời sống con người Với cách hiểu trên, thiết nghĩ, đề cập đến giới tính là đề cập đến một vấn đề mang tính khoa học Hơn nữa, giới tính và quan hệ giới tính là một trong những vấn đề quyết định sự sinh tồn của xã hội Lịch sử nhân loại đã chứng minh vấn đề giới tính là vấn đề tất yếu phải có trong cuộc sống Kinh nghiệm sống của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng thừa nhận giới tính và quan hệ giới tính là nhu cầu chung của toàn xã hội Dù vậy, ở
Trang 12bất cứ thời đại nào, vấn đề giới tính và quan hệ giới tính cũng bị ít nhiều người phủ nhận bản chất tự nhiên của nó Người ta thường công nhận con người sống và hưởng hạnh phúc trên cõi đời này là nhờ nhu cầu giao hoà của tâm hồn nhưng ít ai quan tâm, hoặc không muốn khẳng định nhu cầu hoà hợp thể xác, dù đây là một yếu tố không thể thiếu của đời sống tình cảm Vì giới tính được xem như là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống con người nên xét ở góc
độ nào dù là tâm hồn hay thể xác, con người cần được sống đúng với bản năng tự nhiên của mình Điều này có nghĩa vấn đề giới tính là vấn đề khoa học, phủ nhận nó cũng đồng nghĩa phủ nhận qui luật tự nhiên
Trong thực tế, dường như bất cứ khi nào đề cập đến vấn đề giới tính, chúng ta cũng sẽ phải đối mặt một cách song hành với những tranh luận gay gắt giữa các nhà đạo đức và các nghệ sĩ Ở mặt đạo đức xã hội, vấn đề giới tính đúng là một vấn đề “nhạy cảm”, khó mở lời Vì
nó vốn được coi là vấn đề riêng tư, vấn đề thuộc chốn “phòng the”, vấn đề của sự tế nhị, không nên nói ở chốn đông người, thậm chí nó cũng thuộc một trong những điều cấm kị (taboo) của con người Ở bình diện thẩm mỹ, các nghệ sĩ có tâm hồn tự do, phóng khoáng, cởi mở hơn khi nhìn về vấn đề giới tính Có thể là một bức tranh, một bức tượng khoả thân, một bài thơ miêu tả thân hình mĩ miều của một cô gái… dưới con mắt của các nhà nghệ sĩ đó là cái đẹp Cái đẹp đó bắt nguồn từ cuộc sống có thật của con người, nó đã bước từ cuộc sống đầy hương sắc bên ngoài để hiện hữu một cách đẹp đẽ, lành mạnh, khoẻ khoắn trong các tác phẩm nghệ thuật Những đứa con tinh thần này là kết quả của những quan sát, những chiêm nghiệm từ cuộc sống, những phút xuất thần từ cảm hứng nghệ thuật, hoàn toàn không dung tục, không khiêu dâm Từ những nguyên lí giới tính trên, chúng ta càng khẳng định vai trò cần thiết của vấn đề giới tính trong cuộc sống Văn chương là những tác phẩm phản ánh cuộc sống, tình cảm của con người một cách sâu sắc nhất vì vậy văn chương không thể bỏ ngoài vấn đề giới tính Để vấn đề giới tính vừa mang tư tưởng đạo đức, nhân bản vừa thoả mãn nhu cầu tự nhiên, khám phá chính bản thân con người, thiết nghĩ quan niệm về vấn đề này còn tuỳ thuộc vào góc nhìn của mỗi người
và trách nhiệm, lương tâm, tài năng của người nghệ sĩ
Trước khi đi vào nội dung đề tài, chúng tôi khẳng định trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
có đề cập rất sâu sắc vấn đề giới tính cũng như yếu tố tính dục Những yếu tố này xuất hiện trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng như trong rất nhiều tác phẩm văn học từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, từ bình dân đến bác học Vấn đề giới tính chính là một trong những điều đặc biệt tạo nên sức hấp dẫn, sự lôi cuốn của thơ Nôm Hồ Xuân Hương
1.1.2 Nguồn gốc và bản chất của giới tính
Trang 13Con người cổ xưa sống, gắn bó với tự nhiên, khi mà văn hoá, giáo dục chưa thể có khả năng biến đổi con người thực của nó, cũng như chưa góp phần cản trở những bộc phát tự nhiên của các khuynh hướng bên trong con người Con người sống bản năng ấy cũng là con người ưa thể hiện quan niệm về vũ trụ và cuộc sống bằng huyền thoại Huyền thoại nói lên cảm nghĩ, kinh nghiệm và ước mơ của tổ tiên Đây chính là cơ sở tạo nên những tầng vô thức sâu nhất của con người chúng ta ngày nay Như thế, muốn tìm hiểu sâu về bản chất và nguồn gốc của giới tính, ta cần tìm về huyền thoại Một trong những hình thức tư duy cổ xưa nhất của loài người là:
“tư duy lưỡng hợp” - Nó như chất men của sự vận động trong suốt quá trình phát triển của văn minh nhân loại, mà những lớp trầm tích của nó vẫn còn lưu giữ qua những câu chuyện huyền thoại kể về nguồn gốc con người Hay chính là những quan niệm về giới tính trong huyền thoại của triết học và tôn giáo Trong Kinh thánh Do Thái giáo cũng có dấu vết của cùng một huyền thoại, người đàn bà được sinh tạo từ chiếc xương sườn của người đàn ông Người đàn bà Eva
được làm từ xương và thịt của Adam Adam nói: “Người này là xương bởi xương tôi, thịt bởi
thịt tôi mà ra” [93, tr.15] Vậy là ngay từ khởi đầu, có nam thì phải có nữ Nam nữ kết hợp với
nhau thì mới tạo nên sự hài hòa thống nhất Nhưng Chúa lại dạy người đàn bà phải tuân phục đàn ông, bổn phận của người làm vợ phải phục tùng chồng mình Với cách lí giải về nguồn gốc của giới tính như thế, Chúa vô tình chăng? – Người đã trao quyền “thống trị đàn bà” cho đàn ông
Thần thoại Hy Lạp lại giải thích khác về nguồn gốc giới tính Chỉ biết rằng, các vị Thần trên đỉnh Ôlimpơ đã tạo ra giống đàn bà, một “loại độc hại” cho giống đàn ông mà đàn ông không sao dứt ra được Vì thần Dớt nghĩ rằng người đàn bà sẽ luôn là người bạn đường của đàn ông, nhưng luôn gây ra bất hạnh cho họ [93, tr.17] Cách giải thích về nguồn gốc giới tính này thật đáng buồn cười nhưng may mắn thay đó chỉ là lối tư duy mang tính thần thoại
Người Trung Hoa có một thần thoại nổi tiếng về Nữ Oa tạo dựng thế giới Nữ Oa đã để
cho “đàn ông và đàn bà lấy nhau, tự tạo ra và duy trì giống nòi” [93, tr.18] Sự khác biệt về
giới tính này đã được triết học cổ đại Trung Hoa nâng lên một bình diện khái quát, đó là sự thống nhất và đối lập giữa âm và dương Tức là người ta dựa trên nguyên lí âm dương để phân cực giới tính Qua lăng kính của nguyên lí này, tính dục càng trở nên huyền ảo hơn Người Trung Hoa cho rằng nam – dương, nữ - âm; mà vạn vật trong trời đất đều có sự giao hoà khiến cho sinh hoá điều hoà làm nên cuộc sống, nên con người cũng phải tương thông với khí trời đất
ấy thì sức khoẻ mới tốt, nếu không, mất sự cân bằng âm dương thì cuộc sống không hài hoà Lấy chồng, lấy vợ là công việc đứng đắn nhất trong trời đất Âm dương kết hợp là căn nguyên
Trang 14làm cho nhân loại sinh sôi, nảy nở, tạo ra những giá trị mới Như thế ở Trung Hoa, người ta công nhận sự tồn tại giới tính một cách rõ rệt và còn hiểu được quy luật bù trừ tồn tại của giới tính Cũng xin được lưu ý ở phần này người viết chỉ nói đến nguồn gốc và bản chất của giới tính mà chưa đề cập đến những sự hà khắc của quan niệm trọng nam khinh nữ của người Trung Hoa
Trong đời sống người Việt ta từ lâu cũng đã có ý thức về vấn đề giới tính Ý thức này tồn tại dưới những hình thức tín ngưỡng phồn thực Tín ngưỡng phồn thực có từ thời nguyên thuỷ, khi con người định cư và bước vào giai đoạn trồng trọt, chăn nuôi, thì điều người ta quan tâm nhất là kết quả của việc trồng trọt và chăn nuôi ấy Qua kinh nghiệm tích luỹ được, người ta thấy, cây gì hoặc con gì muốn nhân lên nhiều thì phải có sự phối giống Có lẽ chính vì vậy mà tín ngưỡng phồn thực được nâng lên thành tín ngưỡng thiêng liêng Những tín ngưỡng này thể
hiện rất rõ trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng Theo giáo sư Đinh Gia Khánh trong cuốn Văn
hoá dân gian Việt Nam trong bối cảnh Văn Hoá Đông Nam, ở các lễ hội, người ta vẫn thực hiện
những nghi lễ tôn giáo qua hình thức phối hợp giống đực và giống cái Đôi khi hình thức lễ nghi này được thể hiện nhẹ nhàng bằng cách áp đôi hai con giống lại nhau, nhưng cũng có khi chọn một đôi trai gái thanh tân cho giao hợp Từ đó, trong lễ hội dân gian người Việt hình thành tục “Bắt chạch trong chum”, tục “Tắt đèn” cũng đặc biệt hơn cả là lễ hội “Múa mo” [47, tr.72 – 247] Ở Hà Tĩnh và nhiều địa phương có tục thờ cúng nõ nường (nõ là cái nêm, tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường là nang, mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí nữ) Ở hội làng Đồng Kị (Hà Bắc) có tục rước sinh thực khí (làm bằng gỗ) vào ngày 6 tháng giêng; tan hội hai sinh thực khí được đốt đi và tro được đem chia cho mọi người mang ra rắc ngoài ruộng - hành động này có tác dụng như một ma thuật truyền sinh cho mùa màng Theo các cụ thì năm nào bỏ qua tục này, trong làng sẽ có nhiều chuyện không lành xảy ra Nhiều địa phương ở Vĩnh Phú,
Hà Bắc, Hà Sơn Bình, trước đây vào dịp hội làng, người ta rước tới 18 bộ sinh thực khí và khi đám rước kết thúc, mọi người tranh cướp nhau những vật này vì tin rằng nó đern lại may mắn,
no đủ cho cả năm [94] Thời Xuân Hương cách đây vài trăm năm, chắc chắn các lễ nghi mang tính phồn thực hãy còn tồn tại Con người tinh ý, thông minh đến sắc sảo tuyệt vời ấy chắc chắn không bỏ qua những sinh hoạt dân gian này mà bà còn tìm được trong đó những khía cạnh phục
vụ cho ý đồ sáng tác của mình Với nhận thức và tài năng như thế, sự xuất hiện vấn đề giới tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương là một điều tất yếu
Trở lại với thị hiếu thẩm mĩ thời hiện đại, vấn đề giới tính được nhìn nhận một cách hết sức tích cực Trong xã hội hiện đại, tranh khoả thân, tượng khoả thân được dùng như những
Trang 15món quà lưu niệm mang tính nghệ thuật, thẩm mĩ cao; thậm chí những “nữ hoàng sắc đẹp” thời hiện đại sẵn sàng chụp ảnh khỏa thân vì một mục đích cao cả nào đó như làm từ thiện chẳng hạn
Ngày trước, K.Mác từng phát biểu: “cái gì thuộc về con người không xa lạ với tôi” Và
người ta vẫn kể cho nhau nghe về câu chuyện của nhà thơ Hainơ, trước khi về với cát bụi, ông
đã đến chiêm ngưỡng rất lâu trước bức tượng Vệ nữ (Venus) - gần như khoả thân trong bảo tàng Luvơrơ ở Milô (Pháp), như một sự giã từ cái đẹp trước khi về cõi vĩnh hằng Như thế, vấn
đề giới tính luôn được quan tâm trong xã hội, ở một góc độ nào đó, nó thật sự mang lại giá trị cho cuộc sống, góp phần làm cho cuộc sống của con người thêm phần tốt đẹp Có thể nói, những vấn đề thuộc về bản năng, giới tính của con người từ khởi thuỷ được coi như một yếu tố thiêng Theo dòng lịch sử văn minh nhân loại, quan niệm ấy được bổ sung và tô điểm cho cuộc đời với vẻ hấp dẫn và yếu tố này cũng đi vào nghệ thuật một cách tự nhiên thể hiện một trong những khía cạnh độc đáo nhất trong nhân tính và tự do của loài người Với cách hiểu này sẽ giúp chúng ta nhận thức đúng đắn bản chất và tầm quan trọng của giới tính, quan hệ giới tính trong đời sống của mỗi con người và sinh hoạt xã hội
1.1.3 Phương Đông và phương Tây nhìn về giới tính
1.1.3.1 Trong tôn giáo và triết học
Dường như trong tất cả các nền văn minh, đặc biệt là trong tôn giáo, đều ít nhiều thấy sự khinh miệt những gì là vật chất, xác thịt và đề cao những gì là tinh thần, tâm hồn Nếu như tinh thần như một lí tưởng để vươn tới hay bao gồm những giá trị đích thực của đời sống con người, thì vật chất, thân xác bị coi như những chướng ngại vật ngăn cản người ta hướng thượng, vươn tới đời sống tâm hồn Do đó, tôn giáo thường răn dạy phải tiêu diệt vật chất, thân xác hoặc ít ra cũng phải kìm hãm, hay trừng phạt nó Thân xác là một phần thuộc về vấn đề giới tính, nên có thể nói, tôn giáo cũng không mặn mà chút nào với phạm vi này Những người tu hành theo chủ nghĩa khổ hạnh thì phải kiềm chế bản thân, thậm chí phải hành xác Như thế tu trì miệt thị vấn
đề giới tính mà biểu hiện cụ thể của nó là thân xác, coi thân xác là tội lỗi, xấu xa, thấp hèn Nói
rõ hơn, tôn giáo coi thân xác là cái xấu xa vì con người trần thế thường đam mê nó, nhất là đam
mê sắc dục Trong các thứ tội của tôn giáo thì tội mê dâm dục là tội nặng hơn hết và xác thịt là
kẻ thù nguy hiểm nhất của tôn giáo Phần lớn các nhà thần học, tôn giáo và những người theo chủ nghĩa cấm dục đều coi: thân xác là địa ngục của linh hồn Nhất là làm sao để những người
tu hành không làm những điều liên quan đến xác thịt cũng như khỏi nghĩ hay mơ tưởng đến những điều đó Nên họ phải chiến đấu không ngừng để xua đuổi mọi hình ảnh, những ước
Trang 16muốn dục tình bằng đọc kinh cầu nguyện, bằng hãm mình ép xác như nằm giường gỗ cứng, ăn uống kham khổ vì sợ rằng không làm như thế thì có ngày “con thú” trong mình trỗi dậy Hoặc quyết liệt hơn phải đánh đập thân xác - như thánh Đa Minh mỗi ngày lấy roi da quất vào người mình ba trăm nghìn cái hay như thánh Bênađô nhảy xuống hồ giá lạnh cho khỏi bị ma quỷ cám
dỗ, mà nhất là sự cám dỗ từ đàn bà Nói như thế, tôn giáo đã vô tình ngăn chặn sự phát triển tự nhiên của thân xác Và thực tế thì Ki tô giáo không chấp nhận tính dục Quan hệ tình dục bị coi
là ô uế, bẩn thỉu… Quan niệm này đã được tôn giáo thánh hóa tính dục của con người qua tích Jesus ra đời Kinh thánh còn ghi lại sự ra đời “khác thường” ấy Chuyện kể rằng Đức mẹ Đồng Trinh trong giấc mơ được thiên thần báo mộng là sẽ mang thai, sau đó sinh ra Chúa Hài Đồng
mà không cần có quan hệ giới tính [118, tr.7-13] Như thế, Đạo Thiên Chúa một mặt ca tụng con gái đồng trinh mặt khác tìm cách xóa bỏ tính dục nữ, cũng như không thừa nhận có quan hệ tính dục ở con người, không thừa nhận sự phát triển tự nhiên của vấn đề giới tính
Chủ nghĩa Mác Lênin coi con người “không chỉ là một sinh thể tự nhiên có tính người,
tức là tồn tại cho chính nó” [130, tr.185] Do đó, con người phải “phải biểu lộ và được khẳng định như là một sinh thể đặc chủng trong tồn tại của nó và trong tri thức của nó” Trường
Chinh cũng viết: “Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản chủ nghĩa phấn đấu vì tự do, hạnh phúc của
con người, tin ở phẩm chất và lí trí của con người, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển
tự do và toàn diện, làm cho con người thật sự làm chủ vận mệnh của mình và làm chủ tự nhiên” [130, tr.185] Hiểu theo cách nói ấy, thì bất kì cái gì tôn trọng, tin tưởng, ca ngợi, đề cao,
bảo vệ, phát triển con người cái đó là nhân đạo, còn ngược lại là vô nhân đạo Quan niệm và cách hành xử của tôn giáo như trên có thể coi là thiếu nhân đạo với con người Dĩ nhiên đối với các nhà dòng và nữ tu thì sự cấm kị với những gì liên quan đến giới tính được lí giải là để giữ gìn sự thánh thiện Phải chăng thánh thiện là đòi hỏi phải phủ nhận con người thậm chí chà đạp một phần con người Sự miệt thị những gì liên quan đến giới tính kèm theo ý chí kiềm chế, tiêu diệt thân xác không những có tính chất phi nhân đối với chính bản thân kẻ thực hiện mà điều này còn làm cho người đó trở thành bất nhân, nghiêm khắc, không khoan dung với người khác
Dường như các tôn giáo đều cực lực phản đối việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp giới tính – vẻ đẹp cơ thể, đặc biệt là thân thể của người phụ nữ Phật giáo thì quan niệm cảm quan nhục thể là căn nguyên nhất thiết của tội ác và đau khổ Trong truyền thuyết của nhà Phật còn ghi lại những
điều Phật dạy tỳ khâu Phật dạy rằng: “nước mắt của đàn bà, nụ cười của đàn bà nên coi như kẻ
thù! Dáng gục mặt của đàn bà, vẻ rũ tay của phụ nữ đều nên coi như những móc câu sắc thu hồn, đoạt vía con người Mái tóc mượt mà, nét mặt hóa trang của đàn bà coi như những đai
Trang 17thép buộc chặt con người” [93, tr.25] Dạy một tỳ khâu như vậy vì Phật Đà biết rõ
mọi người đàn ông sống trong thế gian này đều thích đàn bà, muốn ngắm nhìn họ và muốn chiếm đoạt cả thân hình họ Khi bị sắc dục chế ngự, mê hoặc, trí tuệ của họ sẽ đóng kín lại và
họ không thể hiểu nổi chân lí; sinh mệnh, sự nghiệp và danh dự của họ sẽ đổ xuống sông xuống
bể Bởi vậy, người đàn ông cần tránh sắc dục và không được phép cho trái tim mình phóng túng
phái yếu, phải tuân theo “tam tòng, tứ đức”; “phu xướng phụ tùy”… nghĩa là người chồng phải
là người quyết định, người vợ chỉ việc nghe theo Nho giáo cho người đàn ông có quyền hạn rất lớn trong gia đình; có quyền được lấy nhiều vợ khi cần để duy trì nòi giống, có quyền được bỏ
vợ nếu vợ phạm phải một trong bảy điều: không con, dâm nhác, không thờ cha mẹ chồng, lắm
điều, trộm cắp, ghen tuông, có ác tật Nho giáo đề cao nam giới “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” [82, tr.106], hơn nữa, người nữ phải phục tùng chồng mình hoàn toàn Ngay cả Luật
Hồng Đức được coi là bộ luật tiến bộ nhất nước ta thời phong kiến thì vị thế người phụ nữ vẫn rất thấp, đặc biệt sự lộ liễu về thân xác, phóng túng yêu đương của người đàn bà vẫn bị khép vào những tội nặng
Quan niệm, tư tưởng của tôn giáo và giai cấp phong kiến đặt ra những giáo lí khắt khe như vậy nhưng một số kẻ đại diện cho giáo lí, đạo đức, tư tưởng phong kiến lại có lối sống giả tạo, luôn rao giảng đạo đức, thanh sạch hòng che đậy những thèm khát nhục dục… đáng cười hơn một số người còn ham hố những chuyện trần tục đó hơn bất cứ người nào… điều này gây phản ứng xã hội Có lẽ cái nhìn về vấn đề giới tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương bắt nguồn
từ sự phản ứng này
1.3.2 Mỹ thuật thể hiện về vấn đề giới tính
Ngược lại với quan niệm giới tính của triết học và tôn giáo, mỹ thuật loài người luôn ca tụng, đề cao vẻ đẹp giới tính mà cụ thể chính là thân xác Trong thế giới của mỹ thuật, ở đây người viết chủ yếu đề cập đến hội hoạ và điêu khắc, các nghệ sĩ, nghệ nhân đã thể hiện sự sáng tạo một cách phong phú về giới tính, vẻ đẹp giới tính trong các tác phẩm của họ Vấn đề nhục thể, vẻ đẹp giới tính con người vốn là đối tượng nghiên cứu của các họa sĩ Lịch sử mỹ thuật thế giới cũng đã khẳng định cơ thể con người, thân xác con người, nhất là cơ thể của người phụ nữ
là một đề tài có tính chất vĩnh hằng: “Vẻ đẹp cơ thể người đàn bà là công trình của tạo hóa”
(William Blake) [136, tr.34] Dường như bất kì thời đại nào, tác phẩm sáng tạo về vẻ đẹp của thân xác mà cụ thể là tác phẩm khoả thân (tiếng Anh gọi là nude) cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người sáng tạo Do đó, bài học đầu tiên của các trường mỹ thuật bao giờ cũng hướng
Trang 18dẫn cách vẽ nhân thể Nhân thể trở thành nền tảng của hội hoạ Các nhà nhiếp ảnh hiện đại thì coi cơ thể con người là vật sáng tạo điển hình và biến hình ở đỉnh cao nhất từ vật chất lẫn hình
thể Các nhà nghệ thuật đều đồng ý rằng: “đề tài của nghệ thuật luôn biến đổi nhưng một đề tài
gần nhưng vĩnh hằng đối với hội hoạ và điêu khắc là nhân thể - thân xác con người” [77, tr.59]
Các nhà nghệ thuật thời kì Phục Hưng đã xây dựng nhiều bức tượng, bức hoạ khoả thân để ca ngợi vẻ đẹp thánh thiện của con người và đó cũng được coi là đích đến, là khát vọng vươn tới
vẻ đẹp của cuộc sống Khi hình thể, thân xác con người được khoác lên bộ cánh của siêu hình triết học, tôn giáo, những lí thuyết thánh thiện, thì cơ thể trần tục của con người đã thoát khỏi cái xác nặng nề, thô ráp của đời sống hằng ngày mà cất cánh bay lên tháp ngà nghệ thuật Lịch
sử mỹ học nhân loại cho đến nay vẫn còn những tác phẩm xuất sắc về hình thể con người Những cơ thể đã được Raphael, Michel Langelo, Leonard de Vince và những nghệ sĩ khác chưng cất đến mức, chúng trở nên trần trụi, tinh khiết - không còn mảnh vải, bay liệng trên những vòm cung nhà thờ tôn giáo, trở thành những tác phẩm nghệ thuật suốt đời người ta phải ngưỡng vọng mà chẳng gợi lên bất kỳ ám ảnh nhục dục nào Như thế, nghệ thuật khỏa thân (nude art) phương Tây đã bước ra từ tranh ảnh, tượng, ra đường phố, quảng trường giữa thanh thiên bạch nhật, “đàng hoàng” đến với cộng đồng người trong sự ngưỡng vọng về cái đẹp tinh
khiết và trần thế Sự ra đời của Venus (1484-1486) – tác phẩm của danh hoạ Botticelli, bức
tranh thể hiện thân hình khỏa thân của nữ thần Vệ nữ (Venus) Bức tranh lụa này đã kết tinh hình tượng Venus diễm lệ và u buồn, thể hiện khoái cảm nhục thể và truyền đạt cả tinh thần đam mê tôn giáo [77, tr.38]:
Trang 19Hình 1.1:
Sự ra đời của Venus (1484-1486) - Tranh của danh họa Botticelli
Hơn thế nữa, người ta còn nghĩ một cách phổ biến rằng bất kì hình thể nào được coi là đẹp đều nhất thiết liên quan hoặc gợi nhớ tới thân thể con người Chẳng hạn như nhìn bình hoa, cái lọ có cái eo được công nhận đó là hình ảnh mô phỏng những đường cong mỹ miều, thon thả của giới nữ Nên những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ
là những tác phẩm nghệ thuật mang tính nhân bản, tôn vinh vẻ đẹp của cuộc sống - mà nhân thể con người là một hiện thân tuyệt vời Tuy nhiên ta cần phân biệt vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp thân xác là những gì tạo hoá đã ban tặng cho con người, nhất là người phụ nữ khác hoàn toàn với những gì cố tình “phơi bày” dụng ý khiêu dâm, trần tục Vậy, nếu coi vấn đề giới tính, thân xác con người thuộc về vấn đề của nghệ thuật thì người nghệ sĩ đề cập đến vấn đề thân xác cũng đã
và đang tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết của tạo hoá nơi con người, rồi mang cái đẹp ấy dâng tặng cho đời dù cuộc đời, người đời có thể chưa hiểu hết họ
Mỹ thuật về vấn đề giới tính của phương Tây phong phú là vậy, phương Đông tuy không
nở rộ nhưng cũng không kém hương sắc, phải đến với một xứ sở mang đậm dấu ấn của văn hoá
tính dục – Trung Hoa Xuân cung họa là những bức vẽ miêu tả nam nữ sinh hoạt giới tính trong
đủ các tư thế, chúng thường được trình bày dưới hình thức tấm tranh cuộn hoặc đóng thành tập Loại tranh này xuất hiện trước tiên trong cung điện của các hoàng đế nhà Hán, về sau chúng trở
Trang 20thành công cụ để dạy về tình dục Khi con gái đi lấy chồng, cha mẹ thường để vào đáy rương quần áo về nhà chồng vài bức tranh, như một sự bổ sung kiến thức cho con gái trong đêm tân hôn [77, tr.147] Một điều thú vị khi nghiên cứu vấn đề giới tính trong mỹ thuật Trung Hoa, chúng tôi nhận thấy mục đích của những tranh ảnh đậm màu sắc tính dục ấy mang một ý nghĩa rất đáng trân trọng là dùng để thị phạm ma thuật Người ta dùng những lời hay ý đẹp để tô vẽ cho tranh gợi dục Những bức tranh ấy được coi là có phép trừ tà, đuổi quỷ và trừ hỏa hoạn Theo thần thoại, khi thần lửa trông thấy cảnh làm tình, thần sẽ bối rối mà quay đi và tránh xa những chỗ nào có treo những tranh đó Và thế là các nhà nho có thể “công khai” treo
các bức “Kỵ hỏa đồ” kia trong thư phòng của mình [77, tr.147]
đề giới tính đã được lưu giữ trong những tác phẩm dân gian cổ Nếu nhìn vào những hình người giao hoan được khắc, vẽ trong những hang đá, trên dụng cụ sinh hoạt của những bộ tộc thời cổ, trên trống, trên thạp đồng… ta sẽ thấy đây là những minh chứng cho thời kì lên ngôi rực rỡ của
văn hoá phồn thực ở Việt Nam Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm trong “Tìm về
bản sắc văn hóa Việt Nam”: “Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm tr.CN), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng bốn đôi nam nữ đang giao hợp” [94]
Hình 1.2 Một góc của nắp thạp
Trang 21Đặc biệt trong văn hóa Chăm, Linga và Yoni là những linh vật Theo thần thoại về Siva, thì
vị thần này xuất hiện đầu tiên là một cột lửa hình dương vật Sau này, con người đã biểu tượng hóa (Linga và Yoni) để thờ thần Siva, coi Linga là biểu hiện đặc tính dương, Yoni là biểu hiện đặc tính âm của thần Dạng Linga kết hợp với Yoni hay còn gọi là Linga -Yoni được coi là biểu tượng sự sáng tạo của thần Siva Linga và Yoni có những đặc điểm riêng của nó và không ở đâu Linga, Yoni lại có số lượng nhiều, hình dáng đa dạng
và kích thước lớn như ở văn hóa Chăm Linga và Yoni trong điêu khắc Chăm rất đa dạng loại hình và có thể được hàm ý mang nhiều ý nghĩa khác nhau Theo tác giả Nguyễn Văn Ngọc, người Chăm trong các lễ hội,
đặc biệt là Lễ cúng mùa, người ta đổ rượu vào Linga để nó chảy xuống Yoni, sau đó người ta uống rượu đó
với một mong muốn có sức khỏe và cầu mong một mùa bội thu [70]
Những pho tượng Linga, Yoni nơi đình tháp, nơi thờ tự tôn giáo, những bức phù điêu, bức hoạ trong cung điện, lăng tẩm, nhà thờ thiên chúa giáo, những bức điêu khắc dân gian với hình ảnh những cô gái với tấm thân tròn lẳn đang tắm ao sen, hoặc đang chải tóc ở những ngôi đình người Việt, những pho tượng đá khổng lồ với tập tục thờ đá (tượng trưng cho sinh thực khí dương) ở một số địa phương… là những vật chứng lịch sử cho thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa về vai trò, vẻ đẹp của bản năng giới tính nơi con người
Từ những điều trình bày ở trên, chúng tôi thấy con người đã nhận thức về giới tính của mình rất sớm, ngay từ khi hình thành con người đầu tiên trong ý thức cá nhân và xã hội của nó Giới tính có mặt hầu hết trong các lĩnh vực văn hóa và đời sống, từ những chi tiết đời thường nhỏ nhặt đến những khái quát triết học phổ quát Cái giới tính ấy choán tất cả đời sống từ những nền tảng sâu xa cho đến những chức năng ngoại diện, từ lĩnh vực sinh lí đến những gì thiêng liêng nhất nơi tâm tình hay cách thức tư duy
1.3.3 Giới tính trong nghệ thuật ngôn từ
1.3.3.1 Giới tính trong văn học nước ngoài
Như trên đã nói, nhân loại từ lâu đã ý thức được tính tất yếu và cả tính thẩm mỹ của giới tính và quan hệ giới tính trong cuộc đời cũng như trong nghệ thuật Vì đối với mỗi con người, giới tính và quan hệ giới tính là vấn đề cốt tử của sinh tồn và phát triển, từ đó có hạnh phúc hay khổ đau
Giới tính và quan hệ giới tính xuất hiện từ buổi bình minh của nghệ thuật ngôn từ Thần thoại Hy Lạp, Ấn Độ miêu tả khá tỉ mỉ vẻ đẹp giới tính của người phụ nữ Trong thế giới quan thần thoại, những vị thần được phác hoạ những khía cạnh tính cách giống như con người với những đam mê thế tục Người ta biết đến thần gió Vayu với tính cách hùng mạnh, nhanh nhẹn,
Trang 22sinh động, nhưng cũng biết đó là một vị thần đa tình, chuyên rủ rê và ăn nằm với các Apsara (thiên thần vũ nữ) Thần yêu hàng trăm cô gái con vua Kusanabha, nhưng các cô từ chối Đây là
những lời tán tỉnh đường mật của thần với vũ nữ thiên thần Anjana: “Đừng giận ta, thân hình
nàng vẫn trong trắng khi ta sờ nàng Ta ôm nàng không phải bằng xác thịt mà bằng tình yêu trong lòng ta; cử chỉ âu yếm thần tiên của ta sẽ cho nàng sinh một con trai khoẻ mạnh không kém gì ta…” [134, tr.1025] Văn học nước ngoài từ xưa đến nay có vô vàn những tác phẩm để
lại dấu ấn mạnh mẽ về vấn đề giới tính Người Ấn Độ, Ả Rập, Trung Hoa lớn lên trong một nền
văn hoá vốn đã từng tạo nên những tác phẩm như Kamasutra, Vườn thơm hay Nhục Bồ Hoàn,
Ngọc Phòng bí kíp, Tố Nữ kinh, Hồng lâu mộng…, phương Tây với một nền văn hóa cởi mở
hơn có Mười ngày, Trà hoa nữ, Trăm năm cô đơn…, Nhật Bản có Đèn không hắt bóng, Rừng
Nauy… Vì đây là một phần nhằm đưa ra để so sánh thấy sự tương đồng cũng như khác biệt
trong những ngã rẽ sáng tạo của những người cầm bút về vấn đề giới tính Nên ở phần này người viết luận văn chỉ chọn và đưa ra một vài ví dụ điển hình cho vấn đề này
Nhục Bồ Hoàn, Ngọc Phòng bí kíp, Tố Nữ kinh của Trung Hoa cũng như Kamasutra của
Ấn Độ là những tác phẩm cổ bàn về thuật phòng the Trong những tác phẩm kể trên phải kể đến
Tố Nữ kinh Theo tác giả Trần Phò “Tố Nữ kinh được coi như trước tác về thuật phòng the nổi tiếng và có sức lưu truyền rộng rãi trong lịch sử tính học Trung Hoa” [77, tr.177] Trước hết,
tác phẩm này nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn chơi hưởng lạc của một bộ phận vua chúa, quan lại,
quý tộc vào thời nhà Đường, nó cung cấp cho người ta những thủ thuật chăn gối Sau đó, Tố Nữ
kinh có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ trong xã hội Trung Hoa Nó trở thành sách gối đầu giường
của nam nữ trong thời kì kết hôn Hay nói chính xác hơn, dưới thời Tùy, Đường, đọc Tố Nữ
kinh là thói quen của những đôi vợ chồng mới cưới [77, tr.182]
của chủ nghĩa nhân văn – một trào lưu tư tưởng tạo nên giá trị rực rỡ của nền văn nghệ Phục Hưng Boccasio - đại diện tiêu biểu cho văn học châu Âu giai đoạn Trung cổ, đầu Phục Hưng nhưng điều quan trọng hơn người viết tìm thấy trong tác phẩm của ông có nhiều điểm gặp gỡ với nội dung thơ Hồ Xuân Hương Sáng tác của Boccasio thể hiện được tư tưởng nhân văn của giai cấp tư sản đang lên, đề cao cuộc sống trần gian và con người, đề cao tư tưởng chống phong
kiến và thần học Tác phẩm Mười ngày của Boccasio mang chất men tư tưởng mới của giai cấp
thị dân đang bước lên vũ đài chính trị, cất tiếng nói đả kích thói đạo đức giả của những tu sĩ, lên
án những luân lý khắc nghiệt mà họ đề ra, đòi hỏi một cuộc sống trần gian với đầy đủ những thú vui của nó Nhà văn cười sự mâu thuẫn giữa bề ngoài đạo mạo với những mong ước thầm
Trang 23kín bên trong con người, bên trong cái diện mạo đẹp đẽ, quý phái kia của con người lại là tâm
địa nhỏ nhen, hẹp hòi Chuyện Vương phi báo thù cho thấy sự giả dối của những người ở địa vị
cao nhất trong xã hội, ẩn sau những vẻ ngoài cao đạo là những khát khao thân xác, khao khát
tình ái tầm thường như bao người khác Tác phẩm Mười ngày nói nhiều đến cuộc sống trần
gian Bên cạnh cái cay đắng còn có cả những thú vui Trong những thú vui đó thì không thể bỏ qua thú vui trần thế nhất của con người là thú vui xác thịt mà chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng xem đó như là một cái gì hết sức tự nhiên của con người Những đòi hỏi về ái tình nhục dục của con người được các nhà tư tưởng nhân văn xem như luồng gió mát mà cuộc sống con người cần phải có để xua tan đi những cơn nóng nực, bức bối, bực dọc do cuộc đời bụi bặm của thời đại mang lại Boccasio mạnh dạn đòi hỏi con người phải được hưởng những quyền sống chính đáng ấy ở ngay cuộc đời trần thế như quyền được ăn, mặc, hưởng những thú vui vật chất,
kể cả thú vui xác thịt Chống lại những đòi hỏi sinh lý bình thường ấy là phản tự nhiên, là chống lại con người vì cái thú vui kia ai cũng muốn hưởng Tất nhiên thú vui này phải dựa trên tình yêu - thứ tình yêu xuất phát từ những tâm hồn lành mạnh, ngoài quan hệ thân xác nó luôn đòi hỏi sự hoà hợp giữa những tâm hồn đồng điệu Như thế mới tạo nên sức mạnh tình yêu
Giữa vườn hoa thơm trái ngọt của văn học thế giới vẫn thường xuất hiện những tác phẩm bàn về vấn đề giới tính con người và không ít những tác phẩm ấy đã trở thành kiệt tác của nhân
loại Gần đây nhất là tác phẩm Rừng Nauy của một nhà văn Nhật H Murakami nổi lên như một
hiện tượng của thị trường xuất bản sách Tác phẩm không chỉ được đón nhận nồng nhiệt ở trong nước mà nó đã vượt biên giới đến với các nước trong khu vực và cả một số nước Châu Âu Trong tác phẩm này vấn đề giới tính và quan hệ giới tính được đề cập rất cụ thể Vấn đề giới tính của con người, cảm xúc của những lần đụng chạm da thịt cũng không ngại khai thác Tuy
nhiên tác phẩm không rơi vào lối miêu tả dung tục: “… một lúc sau, nàng đưa tay lên và bắt
đầu cởi khuy bộ áo ngủ của mình… những ngón tay mảnh dẻ đáng yêu của nàng cởi dần từng chiếc khuy từ trên xuống dưới… khi đã cởi hết chúng, Naoko kéo cho bộ áo trật khỏi vai rồi lôi
nó tuột hẳn xuống như một con côn trùng lột xác Nàng không mặc gì dưới lần áo ngủ ấy…trần truồng và vẫn quì cạnh giường, nàng nhìn tôi Tắm trong ánh trăng dịu, thân thể của Naoko ánh lên như da thịt sơ sinh khiến tôi thấy tan nát cả cõi lòng… khối tròn trịa căng phồng của cặp vú, hai đầu vú nhỏ xíu, chỗ lõm vào ở phần rốn, cặp xương hông và đám lông mu, tất cả đều tạo nên những bóng đỗ li ti lấm chấm mà hình dạng của chúng liên tục biến đổi như những gợn sóng lăn tăn trải dài trên mặt hồ phẳng lặng… đường cong kiều diễm từ thắt lưng xuống hông, vẻ phì nhiêu tròn trịa của đôi vú, những chuyển động nhẹ nhàng theo nhịp thở của làn
Trang 24bụng thon và đám lông mu đen đổ bóng bên dưới…”[65, tr.251-252] Nhìn chung, trong văn học nước ngoài từ văn học dân gian đến văn học thành văn, từ trung đại đến hiện đại, vấn đề giới tính luôn được quan tâm và được đề cập mạnh mẽ, nóng riết, đầy màu sắc tính dục Bởi lẽ các nhà nghệ sĩ phương Tây vẫn xem giới tính thuộc về thiên tính vừa mang tính nhân bản vừa thể hiện những điều cơ bản, gần gũi với con người Sự thể hiện này có lẽ cũng dễ hiểu vì nó phụ thuộc vào lối sống văn hoá của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc
1.3.3.2 Vấn đề giới tính trong một số tác phẩm văn học Việt Nam
Có thể nói, trong nền văn học Việt Nam, văn học dân gian là dòng nước ngọt tưới đẫm những cơn khát hạnh phúc, tình yêu của con người, cũng là nơi gieo mầm cho hạnh phúc của con người Văn học dân gian là nơi cất tiếng nói mạnh mẽ, thẳng thắn, chân thực khi đề cao vẻ đẹp của con người mà trước hết là vẻ đẹp mang màu sắc giới tính Văn học nói đến vẻ đẹp mang màu sắc giới tính hay chính là vẻ đẹp hình thể của con người Vẻ đẹp hình thể của người Việt Nam được nhắc đến trong văn học bình dân như sau:
Đàn ông đóng khố đuôi lươn Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh
(Ca dao) Dân gian ta vốn có cái nhìn “cởi mở” và thái độ bao dung với vẻ đẹp giới tính nơi con người
Vấn đề thân xác, nét đẹp hình thể ấy được thể hiện trong một truyện cổ tích Chử Đồng Tử
Chuyện kể rằng công chúa Tiên Dung chủ động đến với anh chàng đánh cá Hai người đã ở trần cùng với nhau trong một cái hố, giữa màn vây bát tiên, giữa cảnh trời nước bao la khoáng đạt, giữa ánh sáng của thanh thiên bạch nhật đủ sức soi thấu mọi góc cạnh của cơ thể Tình yêu của
họ thật tinh khôi, lồ lộ của hai cơ thể giữa trời nước, trong ánh sáng, cạnh da thịt Tình yêu nguyên thủy như thể tình yêu “đầu tiên” của loài người, chẳng khác gì tình yêu của nàng Eva khi ăn trái cấm trong vườn địa đàng để đến với Adam
Ca dao, tục ngữ, câu đố của người Việt đây đó bàng bạc yếu tố nhục thể, từ những lời nói bóng gió, nôm na, ý nhị:
- Quả đào tiên ruột mất vỏ còn Buông lời hỏi bạn lối mòn ai đi?
- Có trầu mà chẳng có cau Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm
Hay bông đùa hóm hỉnh:
Càng già càng dẻo càng dai
Trang 25Càng gãy chân chõng càng sai chân giường
Đến những cách nói lấp lửng về quan hệ giới tính:
Tầm phạch, tầm phạch, tầm phanh, Khi vui, vui quá khi buồn buồn tênh
Khi xưa nó đỏ như đào, Bởi anh chơi ác nó đà thâm thâm
(Cái quạt) Nhìn lại nền văn học truyền thống nước nhà, tình dục trong văn học Việt Nam dường như luôn luôn là một phương thức giải thiêng Nó thuộc phạm trù cái tục Người Việt ta dễ dàng sử dụng yếu tố tục này trong các câu đố ở dạng đố tục giảng thanh, hoặc đố thanh giảng tục Và loại câu đố này luôn luôn nói về những hành động tính giao, hoặc chỉ những nơi thuộc “hạ tầng thân xác”:
- Lưng tròn vành vạnh đít bảnh bao, Mân mân, mó mó đút ngay vào, Thủy hỏa tương giao sôi sình sịch,
Âm dương nhị khí sướng làm sao
(Hút thuốc lào)
- Dày như múi mít, đỏ tựa hạt hồng, giống cái lá vông Trông như rễ ấu, xấu thì thật xấu, xem vẫn muốn xem Nói đến thì thèm, bảo ăn lại giận
(Sinh thực khí đàn bà) Đọc những câu trên, ai cũng hiểu ý nói cái gì Nhưng điều thú vị ở mục đích người bình dân sử dụng các câu nói, câu đố về vấn đề giới tính là làm người ta có thể bật cười, khoái trá khi đã nhận ra, hiểu được cái ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, thâm thuý ẩn dấu bên trong, phát hiện ra sự vật
đề cập một cách toàn vẹn Người Việt ta vốn chuộng sự vui vẻ, cười lên để vui sống Đây chính
là sức hấp dẫn của loại hình câu đố tục giảng thanh trong văn hoá người Việt và cái cười hóm hỉnh, hài hước rất có duyên ấy là điều mà văn học thành văn tiếp thu từ văn học dân gian Ta dễ nhận thấy điều này qua các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Tú Mỡ và đặc biệt là bà chúa thơ Nôm - Hồ Xuân Hương
Nhưng phải đến văn học trung đại, mà cụ thể là giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, thì vấn đề giới tính, những khát vọng trần thế của con người cá nhân mới được biểu hiện một cách rõ ràng và độc đáo; đặc biệt trong các tác phẩm Nôm khuyết danh Con
Trang 26người cá nhân lúc này không bị bó hẹp trong lớp áo phong kiến tù túng mà diện mạo của họ hoàn toàn mới lạ, sinh động trong từng đường nét tự nhiên Chưa bao giờ trong văn học, vấn đề giới tính, thân xác, những nhu cầu tự nhiên của con người lại được đề cập nhiều đến thế, Đặng
Trần Côn với Chinh phụ ngâm, Nguyễn Gia Thiều với Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Du với
Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương với mảng thơ Nôm Có thể lí giải điều này ở khía cạnh thời đại,
thể chế xã hội lúc bấy giờ Văn học trung đại Việt Nam vốn bị kiềm toả bởi ý thức hệ Nho giáo, những gì thuộc về con người cá nhân, khát vọng hạnh phúc vốn không thể chấp nhận được Nhưng điều đặc biệt là càng bị quản thúc, càng cấm kị thì nó càng nở rộ Nếu như vấn đề giới tính trong văn học phương Tây cổ được đề cập một cách mạnh mẽ và rất sớm thì giới tính đến với văn học Việt Nam muộn hơn Văn học trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX nổi bật lên với cảm hứng nhân đạo, nhân văn sâu sắc.Văn học lên tiếng bênh vực con người cá nhân, khẳng định vai trò của con người cá nhân trong cuộc sống, đả phá những quan niệm phong kiến để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc Trong cảm hứng đó, văn thơ thời ấy đã có những câu thơ toàn bích để nói về thân xác cũng như khát vọng về vấn đề thân xác, tình yêu
của con người Trong truyện Phan Trần, ni cô Diệu Thường từ tâm chữa bệnh một anh chàng
đang “chết dần” vì thiếu tình yêu và chỉ có liều thuốc của tình yêu, của hơi ấm thể xác mới cứu được kẻ si tình ấy:
“Dễ phương ngũ tích, dễ bài bát trận Bùa nào nghiệm, thuốc nào dằn, Dược sư ngán nỗi, lão quân khôn chiều,
Có chăng liên nhục, liên kiều, Dùng phương đồng nữ mới tiêu bệnh chàng”
(Phan Trần) Diệu Thường đã làm một điều thiện cho kẻ mắc bệnh phong tình kia và cũng làm một điều thiện cho chính bản thân mình Phải chăng nàng đã phạm vào sắc giới nhà Phật hay nàng
đã tự giải thoát cho mình khỏi cô đơn khi đang thời xuân sắc và tìm về với khát vọng chân chính của bản năng con người - bấy lâu nay bị bỏ quên ở chốn cửa thiền Như một sự bừng tỉnh giấc mơ tôn giáo, con người cứ tưởng vốn thuộc về chốn Phật đài ấy mạnh mẽ đến với tình yêu,
hạnh phúc trần thế “Ngày thì đất bụt đêm thì động tiên” (Phan Trần) Có lẽ đức Phật từ bi cũng
sẽ mỉm cười mà rộng lượng tha thứ vì Người biết rằng cõi trần thế có sức lôi cuốn hơn cõi Niết bàn và chúng sinh của Người đã tìm được niềm vui đích thực giữa cuộc đời mà không phải tốn công tu hành
Ngay cả những tác phẩm văn học mang nội dung bênh vực số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ, để từ đó nêu lên những lời phê phán xã hội, thì vấn đề giới tính cũng được đề cập
Trang 27Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều là một tác phẩm miêu tả thật thống thiết số phận
những người phụ nữ tài sắc bị đấng quân vương truỵ lạc bỏ rơi mà cũng không giải phóng họ khỏi cung cấm Người cung nữ này chỉ được coi như một công cụ thoả mãn tình dục của bậc đế vương Sau đó, vị hoàng đế đó mau chóng quên mất sự tồn tại của một nhan sắc tuyệt vời, một thân hình lồ lộ, mà trước đây mình đã nổi lòng mây mưa:
“Bóng gương lấp loáng dưới mành
Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa”
(Cung oán ngâm khúc)
Đề cập đến vấn đề giới tính và cả những quan hệ giới tính nhưng cái tài của Nguyễn Gia Thiều
là ông biết mô tả những chuyện ái ân trần tục dưới lớp ngôn ngữ nghệ thuật bác học, thanh tao:
“Cái đêm hôm ấy đêm gì Bóng dương lồng bóng trà mi trập trùng”
Đây là câu thơ miêu tả cảnh ái ân của cô gái với đấng cửu trùng Cái tâm trạng lần đầu tiên được hưởng ơn mưa móc ấy, người con gái như quá bé nhỏ lồng trong “bóng dương” lồng lộng kia… và những cảm giác của lần đầu tiên ấy mãi theo cùng người cung nữ
Đặng Trần Côn thì miêu tả cảnh một đêm trăng tuyệt, hoa nguyệt như có tình, quấn quýt, giao hoà… còn con người thì đơn chiếc:
“Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trên hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau”
(Chinh phụ ngâm) Nhìn hoa – nguyệt giãi bày, người chinh phụ không khỏi chạnh lòng, cái chạnh lòng đậm sắc màu giới tính, cái chạnh lòng của một người đàn bà đã từng yêu thương và được yêu thương
So với giai đoạn văn học trước, văn học giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX đã tạo ra sự đột phá trong việc miêu tả ngoại hình nhân vật Các tác giả văn học giai đoạn này phác hoạ nhân vật của mình với hình thể tràn đầy sức sống đem lại vẻ tươi mát cho văn thơ cổ Các tác giả mạnh
dạn ca tụng vẻ đẹp giới tính của người phụ nữ Trong Song Tinh bất dạ, Nguyễn Hữu Hào tả vẻ
đẹp của nàng Nhuỵ Châu:
“Bút Vương không dạm nên đồ Đài gương hoa ánh, đáy hồ nguyệt in
Dày dày da ngọc tuyết ken Mày nga khói đượm tóc tiên mây lồng
Trang 28Gót sen đua nở bạch hồng Sóng ngời mắt phượng tình bong má đào
Rõ ràng ánh nguyệt chói sao Mỉa đường Tần Nữ, kém nào Hạ Cơ”
Nàng Nhuỵ Châu hiện lên với làn da mịn màng, thân hình đầy đặn, cân đối, mày thanh như sợi khói vương, tóc búi cánh tiên như mây, mắt phượng như sóng lóng lánh, má đào lộ vẻ tình tứ Ngay cả cụ Tố Như khi ca ngợi nhan sắc của nàng Kiều nhưng không dừng lại ở vẻ đẹp
“nghiêng nước nghiêng thành” hay “làn thu thuỷ nét xuân sơn” khiến cho “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” mà ông còn trực diện miêu tả cơ thể tràn trề sức sống của một cô gái đang
phơi phới tuổi xuân Bức tranh khoả thân được vẽ bằng ngôn từ này đúng là một kiệt tác:
“Rõ ràng trong ngọc trắng ngà Dày dày đúc sẵn một toà thiên nhiên”
(Truyện Kiều) Nguyễn Du mang tư tưởng Nho gia cũng nghiêm túc cho rằng đây là sản phẩm của trời đất, đưa
vẻ đẹp tự nhiên này vào sẽ làm đẹp thêm cho nhân vật, làm giàu thêm tính hình tượng nghệ thuật cho tác phẩm của mình
Nhưng người đề cập đến vấn đề này một cách mạnh mẽ, nhiều nhất, táo bạo nhất không dừng lại ở tác giả của Truyện Kiều, đỉnh cao phải là bà chúa thơ Nôm - Hồ Xuân Hương Xin được dành phần này cho chương sau cũng là chương chính của luận văn
trung đại đã làm đảo lộn cả trật tự phong kiến, phá bỏ lớp áo quy ước hình thức trong văn học, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt sáng tác, vốn được coi là trang nhã nhất từ trước đến nay với những tên tuổi như Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều Nguyễn Du, Phạm Thái, Hồ Xuân Hương Họ trở thành những tác giả tiêu biểu trong lịch sử văn học khi đề cập đến vấn đề con người cá nhân, tình yêu, hạnh phúc đời thường mà một biểu hiện cụ thể của nó chính là giới tính và thân xác Điều đó tạo nên thần thái mới, dáng vẻ mới cho con người trong văn học trung đại, trở nên sinh động, không khác con người trong đời thường Vấn đề giới tính và thân xác được đề cập không những làm cho văn học gần với cuộc sống thực mà nó còn là niềm cảm hứng thẩm mỹ lớn cho các nhà sáng tạo nghệ thuật, vừa lại là nguồn mạch cho con người đời thường đi tìm sự rung động yêu đương hay bày tỏ khát vọng hạnh phúc
Văn học hiện đại mở màn bằng những sáng tác đề cao khát vọng của con người, đưa con người thoát khỏi thế giới chật hẹp đến với những chân trời tự do Những vần thơ say đắm chất
Trang 29men tình của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử… cùng tấu lên trong một bản nhạc giao hưởng bất tận về tình yêu và tuổi trẻ, về hạnh phúc đời thường Văn xuôi hiện đại
cũng nổi đình nổi đám với những sáng tác của Vũ Trọng Phụng như: Số đỏ, Giông Tố, Kỹ nghệ
lấy Tây, Cơm thầy cơm cô… Trong đó, Giống tố, một tác phẩm có một thời gian dài bị phê bình
là tác phẩm mang màu sắc tự nhiên chủ nghĩa, với những trang viết tô đậm những thú vui xác
thịt của con người Trong Giông tố, Vũ Trọng Phụng miêu tả tâm trạng của cô Mịch, cô gái quê
bị hiếp rồi sau đó trở thành vợ của kẻ hiếp dâm mình: “Mịch chợt nhớ đến lúc con gái mà trở
nên đàn bà, trên chiếc xe hơi Cái lúc ấy thật là gớm ghiếc, thật là bẩn thỉu, thật là đau đớn, nhưng trong cơn đau đớn không phải là không có một thứ khoái lạc trong xác thịt, nó làm cho
đỡ thấy đau…” [78, tr.223] Đến Số đỏ cũng là một tác phẩm nổi bật với những pha
tình tứ, lang chạ của những nhân vật chạy theo lối sống nhố nhăng, kệch cỡm, học đòi Âu hoá…
Văn xuôi hiện đại lại là một địa giới cho vấn đề giới tính, thân xác mà cụ thể là quan hệ nam nữ được cởi trói sau khi đất nước giải phóng.Từ những câu chuyện viết về chiến tranh như
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, đến những chuyện viết về cuộc sống mưu sinh, kiếp phận
của những con người như một số sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp như Không có vua, Phẩm tiết,
Những người thợ xẻ…, đến những tác phẩm viết về những mặt khuất, góc tối của mỗi con
người dường như đều có bóng dáng, hơi thở của ái tình Họ nói về tình yêu, về thân xác, về đời sống tình dục của con người một cách chân thực qua tác phẩm của những cây bút nữ như Phạm
Thị Hoài (Man Nương, Chín bỏ làm mười, Ám thị), Nguyễn Thị Thu Huệ (Hậu thiên đường),
Lê Minh Khuê (Ngỗng con)… và gần đây nhất gây xôn xao dư luận là hiện tượng Nguyễn
Ngọc Tư (Cánh đồng bất tận), Đỗ Hoàng Diệu (Bóng đè), Hồ Anh Thái (Tiếng thở dài qua
rừng Kim Tước, Cõi người rung chuông tận thế, Tự sự 265 ngày… ) Xin đựơc bỏ qua những
lời khen chê dành cho những đứa con tinh thần của họ Có một điều không thể phủ nhận được
họ đã đánh trúng vào tâm lí độc giả Việt Nam hiện nay, đưa cho người đọc một món ăn cũ
nhưng được thêm gia vị mới Thứ gia vị đời thường, trần thế, thứ thú vui thuộc “cái tất yếu”
không thể thiếu được của con người trong cuộc sống Vì vậy tác phẩm của Ngọc Tư và Hoàng Diệu đã thật sự tạo ra những cơn “sốt” Có thể thấy, chất tình dục (tạm gọi trung tính là sex)
trong Cánh đồng bất tận dễ chấp nhận hơn sex trong Bóng đè, dù sex của Nguyễn Ngọc Tư trần
trụi, thực đến ghê người hơn nhiều cái sex huyễn hoặc, phải quay trong vòng tưởng tượng của
Đỗ Hoàng Diệu Đỗ Hoàng Diệu đã miêu tả một thứ “tình dục ảo” trong Bóng đè: “Mảng đen
đã thôi uốn lượn trên mền vải, nó thò hẳn vào lùng sục từng bộ phận thân thể tôi Bàn tay lần
Trang 30rờ trọn đường viền môi, nắn từng chiếc răng xinh xắn, hệt như khi Thụ trườn lên tôi thổi khúc dạo đầu Đến hai núm vú, bàn tay đang lạnh lẽo chợt nóng rẫy Mỗi ngón thiêu rụi tôi như lửa”
[16, tr.15] (…) “Nhưng khi đêm xuống trên tấm phản, tôi ằm sấp, cánh cửa mở tanh bành
Sông ngập nước.Tỳ ép mặt mũi xuống phản, tôi không ngờ bóng đen nhanh đến vậy Không rà rẫm xoa xuê, không hít hà rờ ngửi Vừa kịp hiện ra sau tấm màn đỏ đã thẳng thừng cắm trên, cắm dưới vào lòng sông Lần đầu tiên tôi không khát nước Gãy gập, cắt khúc tôi trong cơn xoáy liệt Bốc cao, phịch hạ, chèn lấp, tọng đầy, thả hút mê man Thân thể tôi ngầy ngậy, nước tràn miệng Lần đầu tiên tôi hưởng thú đau đớn mà thoả mãn.” [16, tr.35]
nhóm thơ như Ngựa trời, Mở miệng, những cây thơ nữ như Vy Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư
mang giọng thơ, hơi thơ rất mới, rất lạ Ta bắt gặp những biểu tượng, những hình ảnh của thân
thể, của những cuộc giao hoan, của cái nóng ran tình ái trong Âu cơ, Đôi mắt anh, Mùa thụ
mầm, Bản đồ tình yêu… Những từ ngữ gợi sự liên tưởng mạnh mẽ: “Giấu em vào cơ thể anh”,
“Hoà em vào cuộc phục sinh khốc liệt”, “Phiêu du bên anh tan thành nước rồi”, “phiêu du mắt”, “phiêu du lưỡi”, “cái liếm môi quy hoạch”, “vần vũ mười lăm phút”, “ngựa non tập phi nước đại” [104]… Những câu thơ rạo rực ái ân:
- Khỏa thân trong chăn Thèm chồng Thèm có chồng ở bên Chỉ cần anh gối lên đùi
Mình ôm lấy anh ômmình Biết sự bình yên của mặt đất
(Chân dung – Vy Thùy Linh) [104]
- Em bắt đầu yêu anh, và Anh yêu em, bằng sự cực đại được khuếch tán
Sự tối tăm và sáng láng
Sự chôn chân và những cuộc bay Cái lưỡi mềm của anh nơi gan bàn chân em Làm thế giới hoá lỏng
(Sinh ngày 4 tháng 4 – Vy Thùy Linh) [104]
Dường như hiện nay, một số tác giả trẻ xem vấn đề tình dục như một đề tài mà văn học không thể lảng tránh Tuy nhiên, sự thể hiện vấn đề giới tính trong văn chương Việt Nam có một phong cách thể hiện riêng, nó phù hợp với lối sống, cách nghĩ và hành vi tính dục của dân
Trang 31tộc ta Nhưng văn học Việt Nam vẫn có những nét đặc trưng - văn học đã đi thẳng vào phản ánh đời sống tinh thần của con người ở góc độ giới tính và thân xác, thể hiện đúng những ước mơ, khát vọng sống, khát khao hạnh phúc trần thế của con người Việt Nam nói chung
Quan niệm về vấn đề giới tính ở phương Đông và phương Tây có những điểm giống nhau về nội dung tư tưởng nhưng mức độ thể hiện và sắc thái thì muôn màu muôn vẻ Qua phần trình bày trên, chúng ta có thể thấy diện mạo của vấn đề giới tính trong lịch sử văn minh, văn hóa nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng Có thể rút ra một kết luận chung rằng, trong bất
kì thời đại nào, khi bàn về vấn đề giới tính luôn vấp phải những tranh luận gay gắt giữa những
tư tưởng thuộc phạm trù đạo đức truyền thống với sự phóng túng trong cách thể hiện của người nghệ sĩ, như thế cũng đồng nghĩa rằng các nhà tư tưởng và các nghệ sĩ ít khi có điểm chung Những nhà tư tưởng đạo đức thường lên án những gì liên quan đến giới tính vì họ sợ sẽ làm cho con người ta lệch lạc và chìm sâu trong đam mê xác thịt mà quên mất những những thứ khác nên họ lên án nó, xa lánh nó; còn các nghệ sĩ vốn rộng rãi, phóng túng, yêu cái mới lạ, đẹp đẽ nên gần với giới tính hơn vì đó là khởi nguồn của sự sáng tạo Bản chất của giới tính và quan hệ giới tính giữa con người với con người là có tính nhân văn Theo nghĩa trực tiếp: nhân văn là vẻ đẹp của con người Chúng tôi thiết nghĩ những gì là thuộc tính và vẻ đẹp của con người nên
được nhìn nhận bằng “con mắt xanh” Những gì thuộc về thiên tính - nếu được nhìn nhận vừa
nghệ thuật vừa nhân bản thì không những nói được những điều gần gũi, cơ bản nhất của con người mà còn có khả năng ươm mầm nghệ thuật sáng tạo cái đẹp cho cuộc sống Những nhà văn - những thiên tài sáng tạo mang trí tuệ lớn xưa nay không bao giờ quên tạo ra những tác phẩm nghệ thuật để phục vụ cho tự do, cho khát vọng hạnh phúc của con người Vì con người
là khởi nguyên và cũng là mục đích của sáng tạo nghệ thuật Như thế, giới tính không chỉ là vấn
đề thân thiết của con người mà nó còn có khả năng cảm hóa, gợi hứng cảm tạo ra cái đẹp cho cuộc sống của con người Cái đẹp ấy quay lại phục vụ thị hiếu vật chất và thẩm mỹ của con người, làm cho con người đạt được khát vọng hạnh phúc, tình yêu một cách trọn vẹn Tuy vậy, người viết cũng phải khẳng định thêm rằng đề cập đến vấn đề giới tính không có nghĩa là người viết đang cổ xuý cho những sáng tác cố tình miêu tả sinh hoạt dục tính một cách thô thiển Thiết nghĩ cái gì cũng có chừng mực của nó Mà những người sáng tạo nghệ thuật hiểu rất rõ quy luật đào thải của nghệ thuật rất khắc nghiệt Nếu như ai đó vô tình hay hữu ý lầm lạc vào những gì dung tục, thoát khỏi lãnh giới của nghệ thuật thì thật tai hại Người nghệ sĩ sẽ tự “đào huyệt chôn mình” nếu anh ta chưa thể nhào nặn, chưng cất những yếu tố tự nhiên thô thiển, nhớp nhúa từ cuộc đời thành thứ nghệ thuật thăng hoa làm đẹp cho cuộc đời Và tất nhiên,
Trang 32những gì là giá trị đích thực sẽ mãi mãi được tôn vinh, trân trọng Thời gian sẽ trả lời Tuy nhiên, trước khi dành sứ mệnh quyết định thanh lọc công bằng đó cho thời gian, chúng ta phải biết chịu trách nhiệm với chính mình, với người đương thời và cả lớp con cháu hậu thế Trách nhiệm thẩm định sự sáng tạo, duy trì và bảo vệ thứ nghệ thuật đích thực của cuộc đời đang chờ lương tâm của mỗi con người chúng ta
để tố cáo những gì là phản nhân sinh, phản tiến hoá Văn học vực dậy những giá trị vốn có của con người bị chế độ phong kiến khinh rẻ, chà đạp, thủ tiêu Quan niệm thẩm mỹ cũng như mọi chuẩn mực giá trị được nhìn nhận lại Nhân vật văn học xuất hiện với tư cách là con người cá nhân với số phận riêng, với những nhu cầu, đòi hỏi chính đáng cả về vật chất và tinh thần Nếu trước đây, các nhà nho thường viết về những đề tài cao quý thì bây giờ họ lại quan tâm đến những vấn đề trần thế, không loại trừ những tác phẩm về tình yêu nam nữ lãng mạn, đắm say,
kể cả những hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, gợi tình Hình ảnh người phụ nữ với những khát vọng về tình yêu, hạnh phúc trở thành nhân vật chính của hầu hết các tác phẩm văn học giai đoạn này Đây cũng là thời đại của những tác phẩm tràn đầy sự sống, mang hơi thở cuộc đời nhưng đậm chất nhân văn, nhân đạo Dòng văn học của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa xuất hiện
với sự góp mặt những tác phẩm bất hủ: Truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm…
Trang 33Thời đại ấy cũng đã sản sinh ra một Hồ Xuân Hương Là người trong cuộc, Xuân Hương dũng cảm bênh vực cho quyền lợi của những người phụ nữ Xuân Hương đã mạnh dạn cất tiếng nói đòi hỏi con người phải được hưởng những quyền sống, quyền hạnh phúc, được thỏa những nhu cầu vật chất và cả những thú vui về xác thịt, chuyện ái ân chốn phòng the… để sống sao cho xứng đáng với một con người Hồ Xuân Hương không phải là người đầu tiên dám dùng thơ văn
để tôn vinh một vấn đề hết sức cấm kỵ trong văn chương là tính dục, trước đó và cùng thời với
bà đã có Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều… Dấu ấn khác biệt ở Hồ Xuân Hương là bà thể hiện vấn đề ấy một cách mạnh mẽ, táo bạo nhưng cũng hết sức độc đáo mang
đầy giá trị mĩ học, hướng đến một cái đích nhân văn cao đẹp - triết lí: “tất cả vì con người” (M
Gorki) Và như thế, bằng tài năng độc đáo có một không hai của mình, bà đã dũng cảm dấn thân vào hiểm địa của những taboo – những điều cấm kị, dũng cảm chấp nhận cùng lúc cả vinh quang và vực thẳm - miệng lưỡi, nếp nghĩ của người đời Và đề tài giới tính, những thú vui trần thế mà Xuân Hương đề cập đến trong mảng thơ Nôm truyền tụng là hoàn toàn chính đáng Hồ Xuân Hương xuất hiện như một hiện tượng đột xuất nhưng cũng là một tất yếu của lịch sử xã hội Việt Nam nói riêng và xã hội phong kiến phương Đông nói chung Đọc những câu thơ Nôm
Hồ Xuân Hương, ta thấy trong đó kết đọng hầu như tất cả bi kịch của giới nữ, nước mắt, niềm đau, sự xót xa, cả những khao khát hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam dồn lại bao thế kỉ Ở
đó, tiếng khóc và tiếng cười, nỗi đau và cả những khát vọng cháy bỏng cất lên thành tiếng hát
âm vang nhưng day dứt, thổn thức không nguôi
Hình 1.3: Hồ Xuân Hương (Tranh của Bùi Xuân Phái)
Trang 34Từ trước đến nay, người đời vẫn hiểu tên gọi Hồ Xuân Hương – với tư cách là một tác
giả cụ thể Nhưng nhìn toàn thể những sáng tác được coi là của nữ sĩ họ Hồ này, đặc biệt là bộ phận thơ Nôm truyền tụng, có nên coi Hồ Xuân Hương là một tác giả? Đối với các nhà nghiên
cứu về Hồ Xuân Hương và những người yêu thơ bà thì “Hồ Xuân Hương vẫn là một hiện tượng
khá bí ẩn” (Trần Thanh Mại), với Nguyên Sa – Trần Bích Loan Xuân Hương là “người lạ mặt
mà quen biết”, Xuân Diệu lại gọi Xuân Hương “nhà thơ dòng Việt”… Về thơ Nôm Hồ Xuân
Hương, so với Lưu Hương Ký, văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương về nội dung vẫn hết sức phức
tạp Xét trên những tập thơ Hồ Xuân Hương được xuất bản từ trước đến nay, chúng tôi thấy về
số lượng và phong cách không có sự thống nhất Theo cố giáo sư Trần Thanh Mại khi nghiên cứu mảng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương cần có sự chọn lọc, phân loại thận trọng vì những bài thơ này mang phong cách, hơi thở dân gian hay đã được dân gian hóa, nên có nhiều dị bản, khó tìm được cơ sở vững chắc, chính xác Về số lượng cũng khá bối rối khi phân loại Theo giáo sư
Lê Trí Viễn “tính những bài được tất cả các sách ấy nhất trí cho là của Hồ Xuân Hương hoặc
nhiều người công nhận là của Hồ Xuân Hương thì có quãng 40 bài” [129, tr.5] Giáo sư
Nguyễn Lộc lại cho biết: “trong số trên 50 bài lâu nay được coi là của Hồ Xuân Hương thực tế
có khoảng 30 bài có phong cách khá thống nhất” [59, tr.3], 30 bài này có khả năng là của Hồ
Xuân Hương Đào Thái Tôn cho rằng 26 bài là số lượng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương Chúng tôi cũng đã tham khào tài liệu mới nhất của Gs Kiều Thu Hoạch Gs Kiều Thu Hoạch vừa có một công trình nghiên cứu văn bản học về thơ Nôm Hồ Xuân Hương ra mắt bạn đọc vào đầu năm 2008, ông cũng đưa ra số lượng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương lên đến 82 bài và một số câu đối Cho đến tận thời điểm này, khi khảo sát về con người và văn chương Hồ Xuân Hương, chúng tôi chưa tìm thấy bất cứ một tài liệu nào khẳng định chắc chắn về tiểu sử nhà thơ cũng như việc đưa ra một số liệu cụ thể về các bài thơ Nôm của bà Việc tranh luận về số lượng và văn bản của thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng như tiểu sử, con người của bà không nằm trong phạm vi và mục đích nghiên cứu của đề tài, vậy chúng tôi xin được để giành phần này cho các chuyên gia nghiên cứu Có lẽ cuộc đời và thơ tài của bà mãi là một ẩn số Chúng tôi nghĩ khi khảo sát thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương cần dựa trên những tài liệu tham chiếu đáng tin cậy Tuy vậy trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng mạo muội chọn 48 bài (có phụ lục
đính kèm) từ cuốn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương do giáo sư Nguyễn Lộc biên soạn (những bài
được tuyển chọn và một số bài trong phần phụ lục) - vẫn dược coi là của Hồ Xuân Hương và rất
có thể là những sáng tác của Hồ Xuân Hương, vì chúng tôi thấy những bài thơ này có cùng phong cách, giọng điệu và cách thức thể hiện khá giống nhau
Trang 35Qua lớp bụi mờ của thời gian, của dư luận, chúng ta có thể tự hào mà khẳng định rằng, thơ Nôm Hồ xuân Hương - một loại thơ ngày càng được người đời tiếp nhận, nhìn nhận lại và suy tụng Điều đó làm cho tư tưởng của bà đi trước thời đại của mình, cũng là lý do độc giả Việt Nam và cả độc giả phương Tây đến với Xuân Hương, chọn Xuân Hương, say mê, yêu quý Xuân Hương trước cả những nhà nghiên cứu… vì người ta cảm thấy Xuân Hương gần gũi và thân thiết với họ, Xuân Hương nói những lên tiếng lòng của họ bằng thứ ngôn ngữ nôm na, giản
dị đời thường Còn giai cấp phong kiến thống trị thì thấy “thi trung hữu quỷ” và coi bà như một
người nổi loạn Những ý tưởng mới lạ, táo bạo bất ngờ của bà như một cơn gió mát lành, thấm đẫm tinh thần nhân văn dân chủ, song cũng chẳng khác gì nước gáo lạnh tạt vào chế độ phong kiến Việt Nam đương thời
Trang 36Chương 2: NỘI DUNG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt Nam Hãy bỏ qua những ý kiến trái ngược nhau về thơ bà từ trước đến nay, nhưng dòng thời gian lịch sử đã chứng minh với chúng ta, Hồ Xuân Hương đã trở thành một người đi trước thời đại của mình
và con người nữ sĩ cùng thơ của bà mãi mãi tạo ra sức sống hấp dẫn người đọc mọi thế hệ Những ngôn từ góc cạnh, những triết lí nhân sinh giản đơn, đời thường, không đao to búa lớn
của bà đã “đi thẳng vào tới giữa lòng chúng ta rồi ở lại như sinh tố thấm nhuần vào máu huyết
mặc dầu thời đại đổi thay, chướng ngại vật của đời ngăn cách” [102, tr.585 - 592] Một phần
nhiều của sức hấp dẫn ấy chính là vấn đề giới tính mà bà đề cập Có lẽ bất cứ ai khi đến với thơ
Hồ Xuân Hương đều cảm thấy và không thể phủ nhận vấn đề giới tính trong thơ bà Hồ Xuân Hương nói về vấn đề giới tính mà không dùng sơn son thiếp vàng, lụa là gấm vóc của những điển cố, điển tích hay những hình ảnh tượng trưng ước lệ vốn thường gặp trong thơ văn cổ Trước hết, đó là điểm nhìn về vấn đề giới tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
2.1 Điểm nhìn giới tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Quan niệm của người xưa, đất trời đặt trong mối quan hệ âm - dương Mọi sự vật hiện tượng tồn tại ở vòng trời đất này đều cần sự hài hòa giữa hai mặt âm, dương, tức là phải có cặp
có đôi – như một quy luật bất di bất dịch Sự tồn tại nhân loại này không nằm ngoài quy luật ấy Như thế người phụ nữ và đàn ông vốn tồn tại cạnh nhau, vị thế của họ đáng lẽ phải ngang nhau
Vì dù là giới nào, đàn ông hay đàn bà, trai hay gái thì cũng không nằm ngoài những quy luật tất yếu của cuộc sống; do đó phải có sự bình đẳng giữa nam và nữ Nhưng thực tế thì trong xã hội phong kiến, người đàn bà không được xác lập bất cứ một vị thế nào mà họ còn phải chịu đựng trăm điều cay đắng Phải chăng vì bất bình trước điều này mà người đàn bà ngông ngạo, bản lĩnh Xuân Hương mới lên tiếng
Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho trào lưu nhân đạo chủ nghĩa của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, trước hết là vì sáng tác của bà đã nêu bật lên được những vấn đề riêng tư của con người cá nhân, những nỗi bất công mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu đựng và tin tưởng đấu tranh để bênh vực quyền lợi của họ Xuân Hương không nêu lên tất cả những nỗi khổ của người
phụ nữ mà chỉ nêu lên những nỗi khổ riêng, có tính chất giới tính của họ như kiếp chồng chung,
goá bụa, chửa hoang, người đàn bà với gánh nặng chồng con…Thơ Xuân Hương mang đậm sắc thái giới tính, bà thông cảm, chia sẻ với nỗi khổ ấy nhưng không thở than, rên rỉ mà động viên,
Trang 37an ủi họ dũng cảm chống lại những định kiến của xã hội phong kiến khắc nghiệt, để ngẩng cao đầu làm người Nữ giới trong thơ của Hồ Xuân Hương là những cô gái trẻ trung yêu đời, những
tố nữ duyên dáng, là cô gái mời trầu chân tình đến cảm động, là thiếu nữ rộn ràng mở rộng lòng
mình “đón xuân vào”, là những người đàn bà với tấm lòng son sắt, thuỷ chung dù gặp bao khó
khăn, vất vả Bà ý thức rõ giá trị, vai trò, khả năng của người phụ nữ không thua kém đàn ông Bên cạnh đó, Xuân Hương còn đề cao những cái mà người đời cho là hèn mọn, xấu xa đáng che
giấu: bà ca ngợi vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ, nhất là những bộ phận gợi dục, đồng thời bà không phủ nhận thú vui xác thịt - thú vui trần thế của con người mà còn khẳng định chúng với những giá trị đích thực Sự thể hiện đó của Hồ Xuân Hương như sự phản ứng
lại với thói đạo đức giả, khinh thường thân xác, coi rẻ phụ nữ của Khổng giáo
Tuy không quyết liệt, ráo riết, rầm rộ như các phong trào “cổ vũ đấu tranh” cho phụ nữ đòi bình đẳng với nam giới ở các nước phương Tây, Hồ Xuân Hương của Việt Nam cũng đã biết dùng thơ để chống lại xã hội mà mọi đặc quyền dành cho nam giới Trong đó, một điều kì
lạ là ở một đất nước phương Đông bé nhỏ này, một người đàn bà - Xuân Hương đã dám đối đầu với cả một xã hội phong kiến với những nhà nho cứng nhắc lúc nào cũng tuân theo: tam cương, ngũ thường, tam tòng tứ đức như một đức tin Tuy nhiên, điểm nhìn về giới tính của Hồ Xuân Hương không giống với những người đi trước và cả những người cùng thời với bà – bà có cái nhìn rất riêng, rất lạ Cái nhìn ấy bắt nguồn từ thời đại nhà thơ sống và từ chính cuộc đời của mình - cuộc đời của một con người chịu nhiều sự trớ trêu, gãy đoạn, long đong, lận đận trong tình yêu, hạnh phúc Điểm nhìn giới tính của Xuân Hương là điểm nhìn của nữ giới Điểm nhìn của người phụ nữ ấy về vấn đề giới tính chỉ toàn những gì quen thuộc, toàn những điều gần gụi, không to tát Đó là cuộc sống đời thường với những khát khao tình yêu, hạnh phúc trần thế Hơn nữa, dù có táo bạo, mạnh mẽ, gan góc đi chăng nữa thì thực chất Hồ Xuân Hương cũng chỉ
là một người đàn bà và bản thân bà cũng là một nạn nhân điển hình của xã hội phong kiến nhiều bất công và tàn nhẫn với nữ giới.Vì vậy, bà luôn hướng về người phụ nữ như một nạn nhân cần phải bênh vực, bảo vệ, nâng niu những gì đẹp nhất nơi họ
Dù chế độ phong kiến ở phương Đông hay phương Tây thì vai trò của người phụ nữ luôn
bị coi thường Nho giáo có những quan niệm hà khắc cùng với quan niệm tôn ti, lễ nghĩa của xã hội Việt Nam đã vô tình hạ thấp vai trò của người phụ nữ Họ trở thành công cụ, nô lệ để thỏa mãn cơn tình dục của nam giới, sau đó lại bị khinh rẻ Xuân Hương đã đề cao vai trò to lớn không thể thiếu được của người phụ nữ trong chức năng thiêng liêng, vai trò sinh ra sự sống.Việc duy trì nòi giống không chỉ là trách nhiệm cao cả của con người mà đó còn là hành
Trang 38vi văn hóa, nhân văn trong đó người phụ nữ giữ vai trò đặc biệt Họ được tạo hóa ban cho sức mạnh, lòng tin và cả đức hy sinh để thực hiện thiên chức ấy Vì một sự thật không thể chối cãi
là việc sinh nở ở giới nữ là một việc nặng nề, nguy hiểm và luôn cần sự cảm thông của người khác giới Người Việt ta có câu ca:
“Đàn ông đi biển có đôi, Đàn bà đi biển mồ côi một mình”
Vì đôi lúc do sự trớ trêu của số phận, sự lỡ dại mà việc những người phụ nữ mang trong mình mầm sống của cuộc đời ấy lại bị coi như tai họa Đó là trường hợp những cô gái bị xã hội kết
tội “không chồng mà chửa” Đây là lúc dư luận xã hội, thậm chí cả hành động bất nhân, tàn
nhẫn, độc ác nhất sẽ giáng xuống thân phận người phụ nữ bất hạnh và đứa con còn trong trứng nước Nhẹ thì cạo đầu bôi vôi, thả trôi sông, nặng thì bắt phải bỏ vào rừng… nhưng khốn khổ nhất là bị xã hội dè bỉu, khinh ghét còn hơn cả kẻ vướng vào án tử hình Trong sự cùng quẫn nhất, họ bị ép vào thế cùng, không ít người phụ nữ đã phải tự hủy hoại sự sống Vì tội chửa hoang vốn bị coi là một tội nặng, bị người đời, xã hội khinh rẻ còn hơn cả những tội do sự bất lương nào; kể cả “sự vụ” ấy bắt nguồn từ một tình yêu say đắm, chính đáng; dù nàng có biết
“Cả nể cho nên hoá dở dang” Trong trường hợp này, Xuân Hương đã đứng ở phía tạo hóa mà
nâng đỡ, bênh vực cho những số phận rủi ro đó và cất tiếng nói bảo vệ người phụ nữ ấy bằng
thái độ can đảm: “Mảnh tình một khối thiếp xin mang” Xuân Hương như hóa thân, đại diện cho
người phụ nữ để đặt ngôn ngữ, giọng điệu tự tin đầy nhân văn cho giới mình Dường như trong câu thơ đó có chút ngậm ngùi nhưng cũng đầy nghĩa khí, mạnh mẽ Cách thể hiện ấy ngược lại với người phụ nữ trong xã hội phong kiến chỉ biết cúi đầu chịu tội, chấp nhận mọi sự dè bỉu cũng như hình phạt của người đời Dường như người Cổ Nguyệt muốn ủng hộ, lại như chia sẻ
cho người phụ nữ “không chồng mà chửa” kia Vì “cả nể”, vì thành thật và mãnh liệt trong tình yêu nên “hoá dở dang”, như thế không thể trách tội cô gái, có trách thì hãy trách kẻ gây ra
“mảnh tình” rồi chối trách nhiệm Bà ngang nhiên ca ngợi cái gọi là “nhân cách” của người phụ
nữ dám hi sinh cho tình yêu, rất tự trọng và dám thách thức những thành kiến cay nghiệt của xã hội phong kiến ruồng bỏ người phụ nữ chửa hoang:
“Quản bao miệng thế lời chênh lệch Không có, nhưng mà có mới ngoan”
(Không chồng mà chửa) Thì ra chính “miệng thế” – miệng lưỡi cay độc của thế gian bị nhuộm đen bởi tư tưởng phong kiến đã trở thành những kẻ lắm lời, đơm đặt Trước điều này, Xuân Hương đã dùng cách nói
Trang 39phủ định để khẳng định sự biện hộ, bênh vực cho giới nữ một cách mạnh mẽ và kiên cường
“Không có, nhưng mà có mới ngoan”
Điểm nhìn giới tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn là việc chống lại những cấm đoán khắt khe của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ trong quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, từ đó bảo vệ và bênh vực cho họ Có lẽ đây là nữ sĩ đầu tiên trong văn học - một người phụ nữ tài hoa và dũng cảm đã lên tiếng trên giấy trắng mực đen, nói rõ ràng, mạch lạc, đấu tranh cho quyền lợi của giới mình, bà đã lên tiếng chửi kiếp lấy chồng chung:
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
(Lấy chồng chung) Chế độ năm thê bẩy thiếp thời phong kiến là một ví dụ tiêu biểu cho sự áp bức, bất công và bạo tàn dành cho số phận của những người phụ nữ làm lẽ (mà kể cả làm chính - một vợ một chồng thời đó cũng chẳng khá gì hơn) Chế độ ấy chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu tình dục cho nam giới,
mà không quan tâm đến tâm trạng cũng như nhu cầu của người phụ nữ - một chủ thể cũng cần được tôn trọng trong thú vui vô cùng của tạo hoá Xin được lạm bàn khía cạnh này đôi chút
Theo những nghiên cứu của các chuyên gia về giới tính châu Âu, “người đàn bà thật sự đạt
được sự khoái lạc khi có kích thích cực độ” [118, tr.155 -156] Nhưng thử hỏi có bao nhiêu
người phụ nữ Việt Nam đạt được điều đó? Khi mà sự giao ngộ thân xác của người phụ nữ Việt Nam trong cảnh:
“Đương cơn lửa tắt cơm sôi, Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem”
Cơm sôi mà lửa tắt, lợn thấy bếp động, bụng đói cũng kêu, con nhỏ nằm bên khóc đòi bú, còn chồng thì đòi “cái kia” Tất nhiên người đàn bà đó sẽ thoả mãn tất cả nồi cơm, con lợn, trẻ nhỏ, người chồng; nhưng còn thoả mãn mình? Được là bao…? Hồ Xuân Hương có lẽ thấu hiểu điều này nên bà thông cảm và chia sẻ với cảnh ngộ ấy của người phụ nữ khi vừa thoả mãn chồng vừa ru dỗ con thơ:
“Hỡi chị em ơi có biết không?
Một bên con khóc một bên chồng
Bố cu lổm ngổm bò trên bụng Thằng bé hu hơ khóc dưới hông”
(Thân phận người đàn bà)
Trang 40Nhưng sự cố gắng ấy đôi khi người đàn ông chẳng bận tâm, vì nam giới coi đó là bổn phận, là trách nhiệm của nữ giới, mới gây ra cơ sự Chính vì sự bất công, vô tâm ấy của nam giới mới có những tiếng kêu thống thiết:
“Năm thì mười hoạ chăng hay chớ Một tháng đôi lần có cũng không”
(Lấy chồng chung) Đáng thương hơn nữa mọi sự cố gắng để sống, để tìm niềm hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc hôn nhân ấy cũng chẳng được gì Xuân Hương cay đắng nhận ra:
“Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm Cầm bằng làm mướn, mướn không công”
mãn, một đời sống tình dục “lành mạnh và cường tráng” (chữ dùng của Ănghen), dựa trên sự thoả mãn và lợi ích của cả hai người chứ không phải thứ tình yêu phải “san sẻ tí con con” một
cách không hợp lí như thế Vì tình yêu vốn là cái không thể chia sẻ
Nhưng có lẽ bất hạnh nhất phải kể đến người phụ nữ goá chồng Vì dường như cả ông trời cũng đối xử bất công khi:
“Cán cân tạo hoá rơi đâu mất Miệng túi càn khôn khép lại rồi”
(Khóc ông Phủ Vĩnh Tường) Người phụ nữ chồng chết thì đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chôn vùi tuổi trẻ, tình yêu - cuộc
đời khép lại Vì Nho giáo đề cao người phụ nữ thủ tiết ở vậy nuôi con không tái giá Xã hội
nam quyền ấy không chấp nhận cho người đàn bà đi bước nữa, những người phụ nữ góa chồng