Phá vỡ sự cân bằng của kết cấu thơ Đường luật

Một phần của tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính (Trang 63 - 68)

Thơ Đường luật - một thể thơ trang trọng, đã từng có lịch sử khá huy hoàng với những

tên tuổi sáng chói như Lê Thánh Tông, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan… Có lẽ Xuân

Hương tiếp thu những yếu tố tích cực, thành công của những người đi trước và cùng thời với mình trong sự thể hiện loại thơ này nhưng bà cũng đã tạo ra những ngã rẽ sáng tạo đến bất ngờ, nên trong thơ Nôm của bà ta bắt gặp những hình thức cũ nhưng mang hơi thở mới, giọng điệu mới sống động hơn, xinh tươi hơn. Thông thường, thơ Đường luật tuân theo kết cấu: Đề - Thực - Luận - Kết và mỗi phần làm một nhiệm vụ cụ thể riêng, nhưng kết cấu trong thơ Hồ Xuân Hương không theo lối truyền thống ấy. Đi vào khảo sát trực tiếp những bài thơ Nôm của Hồ

Xuân Hương, chúng tôi thấy mỗi bài thơ của Hồ Xuân Hương thường gồm sáu câu tả và hai câu

kết. Trong thơ Đường luật, hai câu thực giữ nhiệm vụ tả thì trước nay đã thành quy luật nhưng hai câu đề cũng tả, hai câu luận vẫn tiếp tục trong sự mô tả thì quả rất lạ, rất sáng tạo. Không phải là tất cả nhưng phần lớn thơ Nôm Hồ Xuân Hương sử dụng kết cấu này, ta dễ dàng bắt gặp

cấu trúc thơ này trong các bài như Kẽm Trống, Động Hương Tích, Hang Thánh Hoá, Đèo Ba

Dội, Quán Khánh, Đá ông chồng bà chồng, Hang cắc cớ, Thiếu nữ ngủ ngày, Tự tình, Hỏi trăng - 2, Đánh đu, Dệt cửi, Giếng nước, Bỡn bà lang khóc chồng… Một bài thơ Đường luật thỉnh thoảng vẫn có những trường hợp hoán đổi vị trí giữa câu thực và câu luận, nhưng một loạt bài được sáng tạo theo kết cấu này như trường hợp thơ Nôm Hồ Xuân Hương thì rất hiếm. Chắc chắn không phải là sự vô tình khi bà chúa thơ Nôm chọn hình thức diễn đạt ấy. Phải chăng nữ

sĩ của chúng ta còn có quá nhiều điều muốn nói, muốn tả và đã tả rồi thì phải tả cho rõ, dường như bà sợ người đời không biết sự vật ấy là gì? Nếu quả đúng như sự suy đoán ấy thì hoá ra

Xuân Hương là người cẩn trọng hơn ai hết trong ý đồ sáng tác nghệ thuật của mình – Bà đã

chuẩn bị khá chu đáo cho sự thể hiện những dụng ý hướng về nét nghĩa thứ hai trong thi phẩm.

Trong kết cấu thơ kiểu này, Xuân Hương như muốn khám phá sự phong phú của những ý

nghĩa cấu trúc ngôn từ, bà muốn đặt chúng trong những tương quan để soi rọi sự vật miêu tả rõ hơn. Nên bà đã tái tạo lại thơĐường luật bằng những chất liệu văn chương Việt đồng thời cũng

làm cho thơ Đường luật mất cái vẻ đường bệ, trang trọng của mình. Và có lẽ để hoàn thiện bức

cách cấu tạo thơ Đường luật thông thường, rồi từ đó tạo ra sự cân bằng mới - sự cân bằng về

ngữ nghĩa.

Văn chương cổ thiên về lối miêu tả sự vật một cách chung chung, nếu như tả một buổi chiều thì đó thường là một buổi chiều ước lệ, thiếu vắng những chi tiết tả thực sinh động, vật thể

thiên nhiên thể hiện như thiếu sinh khí:

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây che lá đá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

(Bà Huyện Thanh Quan – Qua Đèo Ngang)

Không phải là Bà Huyện Thanh Quan kém tài hơn Xuân Hương nữ sĩ, mà ở đây do quan niệm

văn chương, quan niệm về phương thức sáng tạo nghệ thuật khác nhau. Quan niệm văn chương

phong kiến đã hạn chế sức sáng tạo của người nghệ sĩ, ngăn cản người nghệ sĩ tìm hiểu, khám phá thực tại khách quan theo hướng phơi bày thật đúng các dạng thức tồn tại như nó vốn có.

Xuân Hương đã nhoài người để thoát khỏi quy ước văn học truyền thống. Có lẽ với Xuân

Hương sự vật hiện tượng trong thế giới này phải là chính nó, không thể khác được. Tài năng và bản lĩnh của Xuân Hương là bà dám “hiên ngang” cho lên giấy trắng mực đen những điều cấm kị, những gì thuộc về cuộc sống trần tục và cố gắng tả thực nó. Với cái nhìn sắc sảo, với sự

quan sát kĩ lưỡng pha chút hài hước, tinh nghịch, Xuân Hương bắt gặp những cảnh điển hình

mà bất cứ người nghệ sĩ thời hiện đại nào cũng phải ghen tị như hình ảnh cô thôn nữ ngủ ngày vô tưđến hớ hênh (Thiếu nữ ngủ ngày), thiên nhiên sống động trong Đèo Ba Dội, Hang Cắc Cớ, Hang Thánh Hoá… Xuân Hương sử dụng sáu câu tả trong một bài thơ, ngôn ngữ miêu tả là ngôn ngữ hiện thực khách quan, thấy thế nào thì cứ thế mà tả nên chính xác đến từng chi tiết, cứ tiến tới mà tả, không cần ngoái lại. Lối tả ấy của Xuân Hương phá vỡ những quy định ngặt

nghèo của quan niệm văn chương phong kiến. Dù là vịnh người hay tả cảnh thì thơ Hồ Xuân

Hương đều đã vượt ra ngoài khuôn sáo của lối thơ tả vịnh thông thường, thông qua sự quan sát, miêu tả, nhà thơ đã tạo ra trong thơ những sự vật xác thực như nó vốn có. Trong Đèo Ba Dội:

“Một đèo, một đèo lại một đèo Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu, Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,

Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo. Hiền nhân quân tử ai mà chẳng? Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo”

Theo nguyên tắc thơ Đường hai câu đề sẽ giới thiệu sự vật được mô tả, hai câu thực tả sự vật đó, phần luận sẽ là bình luận về sự vật, kết là nêu cảm xúc, suy nghĩ về sự vật được tả. Đèo Ba Dội

có tới sáu câu tả, cả đề, thực, luận cùng tả. Hai câu đề, hai câu luận vốn không làm nhiệm vụ tả

cũng tham gia vào quá trình tả. Sáu câu thơ đầu trong Đèo Ba Dội cùng tả như nhằm cung cấp

thông tin một cách đầy đủ, rõ hơn và sự vật hiện ra đến từng chi tiết: đo đếm số lượng của hòn

đèo “một đèo, một đèo lại một đèo”, gồm ba hòn rõ ràng, tả màu sắc cửa đèo “cửa son đỏ loét”, của đá “xanh rì”, của rêu “lún phún”, nét tả ấy sinh động trong thế lắt lẻo cành thông, đầm đìa,

ướt át lá liễu… khiến người đọc không muốn biết nhưng không thể không hình dung đến ý

nghĩa thứ hai của sự vật. Với cấu trúc thơ như thế, người ta không thể phân biệt câu thực với

câu luận, chúng song hành trong cùng một chức năng miêu tả sự vật. Ta như thấy Xuân Hương

đưa con mắt nhìn cảnh, quan sát thật kĩ và miêu tả lại, không thấy bà có thời gian để suy nghĩ,

bình luận sự việc. Có lẽ, cuộc sống này phong phú quá, nhịp sống xung quanh bà sôi động quá,

nhìn mãi, ngắm mãi vẫn chưa hết, chưa trọn, thì làm gì có thời gian để chống cằm, đăm chiêu

suy tưởng về nó. Thơ Xuân Hương khác với thơ của Bà Huyện Thanh Quan ở chỗ đó, bà không

bàn luận nhiều. Thơ Hồ Xuân Hương miêu tả bao nhiêu cũng chưa đủ vì thiên nhiên, cảnh vật

ấy đang từng giây, từng phút sinh sôi, nảy nở và bao giờ cũng “non tươi, rung rinh cành lá

[133, tr.98]. Thiên nhiên và con người trong cách tả, vịnh của Xuân Hương không nhằm dừng

lại ở những nét nghĩa thông báo, thông tin thông thường mà dường như đều ngầm hướng đến

vấn đề giới tính, đến những vùng gợi cảm, gợi dục của người phụ nữ như: “Đôi gò Bồng Đảo, một lạch Đào Nguyên” (Thiếu nữ ngủ ngày), “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” (Bánh trôi nước), “Cửa son đỏ loét tùn hum nóc” (Đèo Ba Dội), “Mỏng dày chừng ấy chành ba góc”

(Vịnh cái quạt -2), “Da nó xù xì múi nó dày” (Quả mít)... Có lẽ ta khó tìm thấy được ở tác giả

nào khác ngoài Hồ Xuân Hương có thể tả bằng thơ những “cái đó, cái ấy, chuyện đó, chuyện ấy” một cách tài tình như bà. Vì vậy nếu có ai viết kiểu thế, người ta đều cho đó là Hồ Xuân Hương. Đây cũng chính là lí do để người đời sau tha hồ phỏng đoán về hiện tượng thơ họ Hồ

này, phải chăng là một người? “Cái đó, cái ấy” qua sự hóa phép màu nhiệm của cây bút thần

ngôn ngữ của bà, chúng trở nên quen thuộc, gần gũi, thơm tho quyến rũ (Quả mít), thậm chí trở

thiêng liêng (Hang Thánh hóa), hay những vật dụng xinh xắn (Vịnh cái quạt)… mà không hề

khiên cưỡng, song không ai là không hiểu nó chỉ cái gì…

- “Cầu trắng phau phau đôi ván ghép Nước trong leo lẻo một dòng thông. Cỏ gà lún phún leo quanh mép, Cá diếc le te lách giữa dòng”

(Giếng nước)

- “Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm, Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom”

(Động Hương Tích)

- “Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp, Lách khe nước rỉ mó lam nham. Một sưđầu trọc ngồi khua mõ, Hai tiểu lưng tròn đứng giữ am” (Hang Thánh hóa ) - “Trời đất sinh ra một cái chòm, Nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom” (Hang Cắc Cớ)

- “Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu”

(Đèo Ba Dội)

- “Chành ra ba góc da còn thiếu, Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa”

(Vịnh cái quạt - 1)

Cũng tương tự như thế, miêu tả hoạt động tính giao, Hồ Xuân Hương biến chúng thành cảnh

thiên nhiên đẹp hữu tình:

“Người quen cõi Phật chen chân xọc, Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.

Giọt nước hữu tình rơi thánh thót, Con thuyền vô trạo cúi lom khom”

(Động Hương Tích)

Lúc lại thành cảnh lao động hăng say, miệt mài không mệt, không chán:

- “Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau, Con cò mấp máy suốt đêm thâu.

Hai chân đạp xuống năng năng nhắc, Một suốt đâm ngang thích thích mau, Rộng hẹp nhỏ to vừa vặn cả,

Ngắn dài khuôn khổ cũng như nhau”

(Dệt cửi)

- “Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa, Nhấp nhổm bên ghềnh đít vắt ve.

Mải việc làm ăn quên cả mệt, Dạng hang một lúc đã đầy phè.”

(Tát nước)

Hay sâu sắc, cảm động hơn trong nghĩa đá vàng của tạo hóa:

“Gan nghĩa dãi ra cùng tuế nguyệt, Khối tình cọ mãi với non sông”

(Đá ông chồng bà chồng)

Và đáo để, tinh quái hơn khi “chuyện ấy” hóa thành cảnh đánh đu của nam thanh nữ tú trong

hội chơi xuân:

“Trai đu gối hạc khom khom cật, Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng. Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới, Hai hàng chân ngọc duỗi song song”

(Đánh đu)

Khác với các tác giả văn học trung đại khi miêu tả phong cảnh hữu tình của quê hương

đất nước, thiên nhiên, hình tượng hang động, đồi núi hiện ra trong thơ Hồ Xuân Hương rõ mồn

một, người đọc có cảm giác có thể sờ mó được. Ở tầng nghĩa thứ nhất nó là cảnh thiên nhiên, ở

tầng nghĩa thứ hai, nó là biểu tượng sinh thực khí của nữ - cũng là nơi thực hiện nhiệm vụ sản sinh và kế tục sự sống. Thế giới đồi núi, hang động, đèo, sông nước trở đi trở lại trong thơ Hồ

Xuân Hương như một môtip, với những Hang cắc cớ, Hang Thánh Hóa, Động Hương tích,

Đèo Ba Dội, Kẽm Trống… Với sự sáng tạo ra một kết cấu thơ Đường luật cho riêng mình - đa phần là câu thơ dùng để tả, cách miêu tả chính xác, thật hơn cả sự thật. Sự vật hiện tượng trong thơ Xuân Hương quen thuộc, rõ ràng đến từng chi tiết, gợi sự liên tưởng cụ thể về những bộ

phận cơ thể của người con người, với những vùng “nhạy cảm” mà bà gọi tên: gò Bồng Đảo, lạch Đào Nguyên, hang, động, lỗ, giếng, nước, đá, cột, nọc, sừng, cọc, hòn.... Xuân Hương như

nhà quay phim tài ba, những tay ảnh chuyên nghiệp thời hiện đại chụp, chạm, khắc những lát

cắt của cuộc sống, những hình ảnh thiên nhiên với dáng vẻ đường nét vô cùng sống động và

độc đáo. Đồng hành cùng với sự cắt chụp những phần xinh tươi nhất của cuộc sống, đưa vào thơ là thủ pháp miêu tả cận cảnh, kết hợp với cách nhìn nghiêng rất đặc trưng của bà. Xuân

Hương vẫn thường dùng cái nhìn nghiêng mang phong cách riêng của mình như thế. Theo Lê

Thu Yến, “Từ cái nhìn nghiêng lệch này, Xuân Hương dẫn dắt ta vào thế giới riêng của Xuân

Hương, thế giới không có khuôn mẫu bó buộc, không có những quy tắc đạo đức cứng nhắc, (…), đó chỉ có màu sắc tươi mới, những hình ảnh sinh động, sắc cạnh của thế giới hiện thực, và nhất là ở đó, người ta tìm thấy niềm vui khám phá. Nàng thơ Xuân Hương cung cấp cho chúng ta một cái nhìn nghệ thuật để từ dó tự mỗi chúng ta sẽ lần lượt khám phá hết cái hay cái đẹp của cuộc sống” [133, tr.62]. Cái nhìn ấy cùng với việc sử dụng kết cấu thơ lạ đã tạo ra những hình ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ những nét nghĩa hoàn toàn khác với nghĩa ban đầu của nó. Đây là biệt tài, điểm độc đáo, làm say mê lòng người của “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương.

Một phần của tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)