Hồ Xuân Hương

Một phần của tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính (Trang 32 - 36)

Hồ Xuân Hương cái tên rất quen thuộc với giới nghiên cứu và những người Việt Nam

yêu thơ. Tuy nhiên, những yếu tố cuộc đời và con người của bà cho đến nay vẫn còn là ẩn số dù

đã có rất nhiều người tìm hiểu, cũng như đã có rất nhiều tranh luận về điều này. Thiết nghĩ sự

bàn luận để làm rõ thân thế nữ sĩ là điều rất cần thiết nhưng xét trong hoàn cảnh cụ thể thì điều này nằm ngoài mục đích của luận văn. Luận văn này chỉ trình bày đôi điều hiểu biết của chúng

tôi con người Hồ Xuân Hương và mảng thơ Nôm truyền tụng của bà. Hồ Xuân Hương sinh vào

khoảng 1770. Bà lớn lên trong thời cuối Lê, đầu Nguyễn. Có thể nói thời đại của Hồ Xuân

Hương có nhiều yếu tố mới mẻ so với các thời đại trước đó. Đó là sự xuất hiện của kinh tế

thương nghiệp, hình thành một tầng lớp thị dân có lối sống, lối nghĩ và hành động khác hẳn với người nông dân làng xã: tư tưởng thị dân, yếu tố duy lí và nhân văn phát triển. Có thể coi thời

đại mà bà đã sống là thời đại Phục Hưng ở nước ta. Ta thấy văn học thời kì này nổi lên với

tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa, thể hiện con người cá nhân với đầy đủ những khát khao hạnh

phúc, tự do đời thường. Đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ, đời sống tình cảm của người phụ nữ, không loại trừ cả những khát khao thuộc về bản năng của họ. Văn học khám phá con người và khẳng định những giá trị chân chính của con người, đồng thời đứng trên lập trường nhân sinh

để tố cáo những gì là phản nhân sinh, phản tiến hoá. Văn học vực dậy những giá trị vốn có của con người bị chế độ phong kiến khinh rẻ, chà đạp, thủ tiêu. Quan niệm thẩm mỹ cũng như mọi chuẩn mực giá trị được nhìn nhận lại. Nhân vật văn học xuất hiện với tư cách là con người cá nhân với số phận riêng, với những nhu cầu, đòi hỏi chính đáng cả về vật chất và tinh thần. Nếu

trước đây, các nhà nho thường viết về những đề tài cao quý thì bây giờ họ lại quan tâm đến

những vấn đề trần thế, không loại trừ những tác phẩm về tình yêu nam nữ lãng mạn, đắm say, kể cả những hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, gợi tình. Hình ảnh người phụ nữ với những khát

vọng về tình yêu, hạnh phúc trở thành nhân vật chính của hầu hết các tác phẩm văn học giai

đoạn này. Đây cũng là thời đại của những tác phẩm tràn đầy sự sống, mang hơi thở cuộc đời nhưng đậm chất nhân văn, nhân đạo. Dòng văn học của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa xuất hiện

Thời đại ấy cũng đã sản sinh ra một Hồ Xuân Hương. Là người trong cuộc, Xuân Hương dũng cảm bênh vực cho quyền lợi của những người phụ nữ. Xuân Hương đã mạnh dạn cất tiếng nói

đòi hỏi con người phải được hưởng những quyền sống, quyền hạnh phúc, được thỏa những nhu

cầu vật chất và cả những thú vui về xác thịt, chuyện ái ân chốn phòng the… để sống sao cho

xứng đáng với một con người. Hồ Xuân Hương không phải là người đầu tiên dám dùng thơ văn

để tôn vinh một vấn đề hết sức cấm kỵ trong văn chương là tính dục, trước đó và cùng thời với

bà đã có Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều… Dấu ấn khác biệt ở Hồ Xuân

Hương là bà thể hiện vấn đề ấy một cách mạnh mẽ, táo bạo nhưng cũng hết sức độc đáo mang

đầy giá trị mĩ học, hướng đến một cái đích nhân văn cao đẹp - triết lí: “tất cả vì con người” (M.

Gorki). Và như thế, bằng tài năng độc đáo có một không hai của mình, bà đã dũng cảm dấn

thân vào hiểm địa của những taboo – những điều cấm kị, dũng cảm chấp nhận cùng lúc cả vinh quang và vực thẳm - miệng lưỡi, nếp nghĩ của người đời. Và đề tài giới tính, những thú vui trần

thế mà Xuân Hương đề cập đến trong mảng thơ Nôm truyền tụng là hoàn toàn chính đáng. Hồ

Xuân Hương xuất hiện như một hiện tượng đột xuất nhưng cũng là một tất yếu của lịch sử xã

hội Việt Nam nói riêng và xã hội phong kiến phương Đông nói chung. Đọc những câu thơ Nôm

Hồ Xuân Hương, ta thấy trong đó kết đọng hầu như tất cả bi kịch của giới nữ, nước mắt, niềm

đau, sự xót xa, cả những khao khát hạnh phúc của người phụ nữ Việt Nam dồn lại bao thế kỉ. Ở đó, tiếng khóc và tiếng cười, nỗi đau và cả những khát vọng cháy bỏng cất lên thành tiếng hát

âm vang nhưng day dứt, thổn thức không nguôi.

Từ trước đến nay, người đời vẫn hiểu tên gọi H Xuân Hương – với tư cách là một tác giả cụ thể. Nhưng nhìn toàn thể những sáng tác được coi là của nữ sĩ họ Hồ này, đặc biệt là bộ

phận thơ Nôm truyền tụng, có nên coi Hồ Xuân Hương là một tác giả? Đối với các nhà nghiên

cứu về Hồ Xuân Hương và những người yêu thơ bà thì “Hồ Xuân Hương vẫn là một hiện tượng khá bí ẩn” (Trần Thanh Mại), với Nguyên Sa – Trần Bích Loan Xuân Hương là “người lạ mặt mà quen biết”, Xuân Diệu lại gọi Xuân Hương “nhà thơ dòng Việt”… Về thơ Nôm Hồ Xuân Hương, so với Lưu Hương Ký, văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương về nội dung vẫn hết sức phức tạp. Xét trên những tập thơ Hồ Xuân Hương được xuất bản từ trước đến nay, chúng tôi thấy về

số lượng và phong cách không có sự thống nhất. Theo cố giáo sư Trần Thanh Mại khi nghiên

cứu mảng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương cần có sự chọn lọc, phân loại thận trọng vì những bài

thơ này mang phong cách, hơi thở dân gian hay đã được dân gian hóa, nên có nhiều dị bản, khó

tìm được cơ sở vững chắc, chính xác. Về số lượng cũng khá bối rối khi phân loại. Theo giáo sư

Lê Trí Viễn “tính những bài được tất cả các sách ấy nhất trí cho là của Hồ Xuân Hương hoặc nhiều người công nhận là của Hồ Xuân Hương thì có quãng 40 bài” [129, tr.5]. Giáo sư

Nguyễn Lộc lại cho biết: “trong số trên 50 bài lâu nay được coi là của Hồ Xuân Hương thực tế có khoảng 30 bài có phong cách khá thống nhất” [59, tr.3], 30 bài này có khả năng là của Hồ

Xuân Hương. Đào Thái Tôn cho rằng 26 bài là số lượng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. Chúng

tôi cũng đã tham khào tài liệu mới nhất của Gs Kiều Thu Hoạch. Gs Kiều Thu Hoạch vừa có

một công trình nghiên cứu văn bản học về thơ Nôm Hồ Xuân Hương ra mắt bạn đọc vào đầu

năm 2008, ông cũng đưa ra số lượng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương lên đến 82 bài và một số

câu đối. Cho đến tận thời điểm này, khi khảo sát về con người và văn chương Hồ Xuân Hương, chúng tôi chưa tìm thấy bất cứ một tài liệu nào khẳng định chắc chắn về tiểu sử nhà thơ cũng như việc đưa ra một số liệu cụ thể về các bài thơ Nôm của bà. Việc tranh luận về số lượng và

văn bản của thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng như tiểu sử, con người của bà không nằm trong

phạm vi và mục đích nghiên cứu của đề tài, vậy chúng tôi xin được để giành phần này cho các

chuyên gia nghiên cứu. Có lẽ cuộc đời và thơ tài của bà mãi là một ẩn số. Chúng tôi nghĩ khi

khảo sát thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương cần dựa trên những tài liệu tham chiếu đáng

tin cậy. Tuy vậy trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng mạo muội chọn 48 bài (có phụ lục

đính kèm) từ cuốn Thơ Nôm H Xuân Hương do giáo sư Nguyễn Lộc biên soạn (những bài

được tuyển chọn và một số bài trong phần phụ lục) - vẫn dược coi là của Hồ Xuân Hương và rất

có thể là những sáng tác của Hồ Xuân Hương, vì chúng tôi thấy những bài thơ này có cùng

Qua lớp bụi mờ của thời gian, của dư luận, chúng ta có thể tự hào mà khẳng định rằng, thơ Nôm Hồ xuân Hương - một loại thơ ngày càng được người đời tiếp nhận, nhìn nhận lại và suy tụng. Điều đó làm cho tư tưởng của bà đi trước thời đại của mình, cũng là lý do độc giả

Việt Nam và cảđộc giả phương Tây đến với Xuân Hương, chọn Xuân Hương, say mê, yêu quý

Xuân Hương trước cả những nhà nghiên cứu… vì người ta cảm thấy Xuân Hương gần gũi và

thân thiết với họ, Xuân Hương nói những lên tiếng lòng của họ bằng thứ ngôn ngữ nôm na, giản dịđời thường. Còn giai cấp phong kiến thống trị thì thấy “thi trung hữu quỷ” và coi bà như một người nổi loạn. Những ý tưởng mới lạ, táo bạo bất ngờ của bà như một cơn gió mát lành, thấm

đẫm tinh thần nhân văn dân chủ, song cũng chẳng khác gì nước gáo lạnh tạt vào chế độ phong

Chương 2: NỘI DUNG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt Nam. Hãy bỏ qua

những ý kiến trái ngược nhau về thơ bà từ trước đến nay, nhưng dòng thời gian lịch sử đã chứng minh với chúng ta, Hồ Xuân Hương đã trở thành một người đi trước thời đại của mình và con người nữ sĩ cùng thơ của bà mãi mãi tạo ra sức sống hấp dẫn người đọc mọi thế hệ. Những ngôn từ góc cạnh, những triết lí nhân sinh giản đơn, đời thường, không đao to búa lớn của bà đã “đi thẳng vào tới giữa lòng chúng ta rồi ở lại như sinh tố thấm nhuần vào máu huyết mặc dầu thời đại đổi thay, chướng ngại vật của đời ngăn cách” [102, tr.585 - 592]. Một phần nhiều của sức hấp dẫn ấy chính là vấn đề giới tính mà bà đề cập. Có lẽ bất cứ ai khi đến với thơ

Hồ Xuân Hương đều cảm thấy và không thể phủ nhận vấn đề giới tính trong thơ bà. Hồ Xuân

Hương nói về vấn đề giới tính mà không dùng sơn son thiếp vàng, lụa là gấm vóc của những

điển cố, điển tích hay những hình ảnh tượng trưng ước lệ vốn thường gặp trong thơ văn cổ. Trước hết, đó là điểm nhìn về vấn đề giới tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

Một phần của tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)