Từ ngữ ấn tượng

Một phần của tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính (Trang 83 - 96)

Bên cạnh việc sử dụng những biểu tượng (thường là hai nghĩa) hết sức gợi cảm, khiến người đọc dễ dàng liên tưởng đến vấn đề giới tính mà biểu hiện cụ thể nhất của nó là về cơ thể

người phụ nữ, những “chỗ kín”, những bộ phận gợi dục của con người, Xuân Hương còn sử

dụng từ ngữ cũng hết sức đắc địa, lạ lùng.

Ta thấy rằng giọng điệu thể hiện trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương thiên về chế giễu, cười

nhạo mà ít lời xỉa xói, mắng chửi. Xuân Hương có dùng những tiếng chửi như « chém cha »,

« bá ngọ », « thây cha », « mặc mẹ », nghiêng về sự thể hiện nỗi lòng cay đắng của nhân vật trữ

tình. Những hình ảnh, ngôn từ trong thơ Hồ Xuân Hương, nếu suy ra, xoay nghiêng, xoay

ngược thì có thể hiện lên ý nghĩa tục chứ bản thân hình ảnh và ngôn từ trong thơ bà rất ít những từ thô thiển trực tiếp chỉ bộ phận sinh dục nam nữ, hay các chất bài tiết. Rất hiếm khi bà gọi tên sự vật ấy ra một cách thô tục, chỉ duy nhất một lần bà gọi “bố cu” (Thân phận người đàn bà),

tuy nhiên cách gọi tên ấy không quá tục tĩu, vì cách nói ấy gần với cách nói trong ngôn ngữ dân

gian. Trong dân gian xưa vợ chồng có thể gọi nhau bỗ bã, thân mật là “bố cu, mẹ đĩ”. Nếu có

thì bà chỉ mượn những hình thức khác như chơi chữ, nói lái để “gài, đặt” câu chữ, để “cái đó, cái ấy” hiện lên, Hồ Xuân Hương chỉ nhằm biểu lộ sắc thái tính dục. Về ngôn từ, Hồ Xuân

Hương hầu như không gọi tên trực tiếp những bộ phận sinh dục, mà chủ yếu dùng cách nói

lái… nên việc miêu tả về giới tính và thân xác rõ ràng, cụ thể nhưng cũng hết sức khéo léo. Vì vậy người tiếp cận thơ bà chỉ thấy sảng khoái khi thưởng thức mà không bị vẩn đục, không bị

kích thích bởi những cảm giác nhục dục đê hèn; khác với thứ văn chương khiêu dâm nhảm nhí

của một số tác phẩm văn học thời hiện đại của một số nhóm thơ như các chàng trai và cô gái

trong nhóm Mở miệng, Ngựa trời … Cách biểu đạt này cũng cho thấy tài năng, sự thông minh

và bản lĩnh của Xuân Hương – đem yếu tố nhục cảm để trêu ghẹo, bỡn cợt người ta.

Nhìn lại vấn đề giới tính trong thơ Hồ Xuân Hương, chúng tôi thấy bà thể hiện không

đồng nhất, không đồng loạt. Dường như các bài thơ cùng khai thác một chủ đề giới tính nhưng gợi lắm cung bậc, nhiều sắc thái, có lúc bộc lộ nhẹ nhàng, kín đáo, trong trẻo nhưng có lúc trở

nên tinh vi, táo bạo, mạnh mẽ đến bất thường, sâu sắc đến lì lạ. Sự đa thanh phức điệu này có

được phần lớn do biệt tài sử dụng từ ngữ của Hồ Xuân Hương.

Khảo sát phần thơ Nôm Hồ Xuân Hương, ta thấy bà dùng nhiều thủ thuật chơi chữ, nói

lái, pha trộn nhiều phong cách, vận dụng cả điển cố, điển tích: Bồng Đảo, Đào Nguyên, thỏ ngọc, Hằng Nga... để ẩn dụ cho vấn đề giới tính; từ những lời nhẹ nhàng hoặc táo tợn mang khẩu khí bình dân: mặc mẹ, thây cha, trái gió... để chuyển nghĩa bất ngờ cho sự xuất hiện của yếu tố tính dục… nhưng tất cả đều được thể hiện với sắc thái tinh tế. Cái nhìn về vấn đề giới tính như trên của Hồ Xuân Hương thể hiện cụ thể qua việc bà cấu thành một hệ thống từ ngữ

hướng người đọc đến giới tính. Những từ ngữ này không xuất hiện lẻ tẻ, đơn độc, thơ Nôm Hồ

Xuân Hương có cả một hệ thống những từ ngữ ngụ ý, gợi sự liên tưởng đến các bộ phận sinh

dục, gợi dục, cũng như đến các hành vi tính giao. Nếu tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương mà

chỉ đi lướt qua nét nghĩa trên bề mặt ngôn ngữ (nét nghĩa đen) thì quả là đáng trách và đáng tiếc thay vì đằng sau lớp nghĩa thứ nhất khô cứng kia là những thực thể sống động, nồng nàn đang cần được khám phá. Có lẽ Xuân Hương quá hiểu những thành kiến của xã hội, của thời đại bà

đang sống – luôn chĩa cái nhìn soi mói, khinh miệt cho vấn đề giới tính, thân xác con người.

Nên bà chẳng dại gì nói tuột ra tất cả, mà nếu có nói thẳng tuốt tuồn tuột ra thì chẳng còn gì hấp

dẫn nữa, chẳng phải là phong cách của một bà chúa thơ Nôm. Hơn nữa, bà ý thức được chính

mình – một người đàn bà sống giữa xã hội mà mọi đặc quyền, đặc lợi đều giành cho nam giới;

một xã hội mà người phụ nữ không có quyền được nói về những khát khao hạnh phúc của mình,

ngay cả trong đời sống tình dục, trong quan hệ vợ chồng thì người đàn ông cũng ở thế áp đảo.

Trong hoàn cảnh ấy, Hồ Xuân Hương càng phải dụng công, gói bọc những “cái ấy, chuyện ấy”

trong ngôn từ một cách khôn khéo, tinh tế; tuy nhiên cách gói bọc đầy tài hoa, thông minh của

bà không làm mất đi cái hồn của vấn đề giới tính, cũng như không làm mất đi bản chất tự nhiên

của sự vật của hiện tượng, mà càng làm cho chúng nhưđược trang hoàng trong một lớp áo voan

đẹp hơn, lộng lẫy hơn nhưng rõ nét hơn. Đây là cảnh dệt cửi, kia là tát nước, kia nữa là đánh

đu… nhưng đều là những hành động, những cảnh tượng liên quan đến những chuyện hoan lạc

của con người. Tạo dựng được những hành động, những cảnh tượng liên quan đến vấn đề giới tính như trên phần lớn nhờ vào cách sử dụng những động từ, tính từ mạnh, những động từ đặc tả, cách nói lái... khiến cho bất cứ ai đọc thơ bà liền hiểu được bà muốn nói cái gì.

Trước hết là việc huy động những động từ mạnh và sắc nhọn gợi liên tưởng đến những

hoạt động tính giao của con người, từ đó tạo ra một hệ thống động từ hoạt động mạnh: thốc (gió), gieo (sương), nảy (vừng quế đỏ đỏ lòm lom), đâm lên, đạp xuống, đâm ngang, cọ (với

non sông), đấm (Chày Kình tiểu để suông không đấm), bóc yếm, xiên ngang... những từ ngữ có khả năng in hình lên sự vật, tác động trực tiếp đến giác quan người đọc, buộc người ta phải suy

ngẫm và liên tưởng đến nó. Thêm vào đó chúng còn là những động từ gây ấn tượng mạnh mẽ

tới trí tưởng tượng của người đọc như : cắm, nứt, chen, xọc, dòm, đóng (cọc), mân mó, ngó ngoáy, móc, khua, sờ, mó, mân mó, xỏ, đua xói móc, xâu xâu, chành, khép, phì phạch, húc, đâm, xiên, đạp, châm, quệt, lách, thả, bóc (yếm)... Bài thơVịnh cái quạt – 1, bà tả như sau :

Một lỗ xâu xâu mấy cho vừa Duyên em dính dáng tự bao giờ

Chành ra ba góc da còn thiếu Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa

Cái quạt có lỗ có thể xâu xâu, rồi lại chành ra ba góc, không dừng ở đó, Xuân Hương cặn kẽ

hơn khi tả cả phần da còn thiếu lẫn thịt vẫn thừa. Nói như thế thì người tiếp nhận không muốn nghĩ cũng bắt buộc phải nghĩ tới một loại « quạt ba góc » khác trong đúng hàm nghĩa như bà đã tả trên thân thể người phụ nữ. Bài Quả mít thật sự ấn tượng với hình ảnh người quân tử « đóng

cọc » cho mít, nhưng lời nhắn nhủ sau mới gieo vào lòng người đọc nhiều suy nghĩ nhất là với

động tác mân mó và đọng lại bài thơ là hình ảnh nhựa ra tay. Câu kết bài thơ làm người ta giật

mình vì nét nghĩa táo bạo, mở ra một không gian riêng của bao điều tình tự, bao cảm xúc đam

mê của con người. Đáng quan tâm là hầu như bài thơ nào của Xuân Hương cũng có sử dụng

những động từ kiểu này, thậm chí một số từ còn được sử dụng lặp đi lặp lại. Kết hợp với những

động từ gây ấn tượng mạnh mẽ trên là những phụ từ làm đậm thêm, rõ hơn hành động, đã xiên ngang, đâm ngang thì phải là đâm toạc, chen xọc... Cỏ, đá cũng:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”.

(Tự tình -2)

Những vật vô tri như rêu, như đá cũng trở nên sắc nhọn, có sức sống vô cùng mãnh liệt, rêu xiên ngang mặt đất mà trồi lên, đá đâm toạc, như rách cả chân mây để nhô lên, chĩa thẳng lên trời. Từ ngữ đã dùng phải thật đắc địa, đi đến tận cùng của nó, thế mới thoả lòng Người Cổ

nguyệt và cũng tạo khoái cảm thẩm mĩ ở người tiếp nhận. Xuân Hương đã chạm khắc thế giới

thơ Nôm của bà bằng những động từ động tạo nên đủ hình dáng của sự vật. Hình dáng của

những sự vật ấy cũng chính là bóng dáng của con người trong cuộc đời. Những động từ được

sử dụng với một sắc thái mới tạo linh hồn cho tác phẩm, vẽ lên một thế giới thiên nhiên và con người sống động hơn. Thủ pháp nghệ thuật trên cũng đã góp phần rất lớn tạo nên sắc thái động

trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Thế giới sự vật hiện tượng trong thơ bà luôn lay động, luôn

vận động. Con người có cá tính, phóng khoáng và mạnh mẽ ấy không chấp nhận một thế giới

im lìm, bất động. Thế giới ấy phải sinh sôi nảy nở từng giờ từng phút, cựa quậy, bứt phá vươn

lên không ngừng.Vì Hồ Xuân Hương là con người của sự sáng tạo sắc thái động, động từ ngôn

từ, động ra hình ảnh. Đến với thơ Hồ Xuân Hương, ta như lạc vào khu vườn sáng tạo, như lạc vào một thế giới động với những hình ảnh tươi thắm, sống động, một thiên nhiên tràn đầy sự

sống, khu vườn ấy đẹp nhưng không thoát tục, vì nó thuộc khu vườn của những điều trấn thế, của trực giác, của bản năng và giới tính hòa trong không gian và nhịp vận động hối hả mãnh liệt.

Những tính từ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng vô cùng đáng quan tâm, đó là

những tính từ chỉ sắc màu tươi rói của sự sống: đỏ loét, xanh rì, trắng phau phau, trong leo lẻo, chín mõm mòm, đỏ lòm lom, lắt lẻo, đầm đìa… những màu sắc đậm, những trạng thái động có tác dụng chuyển nghĩa từ sự diễn tả sự vật trong thế giới tự nhiên sang hình ảnh ẩn dụ cho cơ

thể người phụ nữ. Những màu trên cũng là màu sắc họa theo sắc màu của da thịt con người, những trạng thái này là những trạng thái lâng lâng, chất ngất, hưng phấn của con người. Bài thơ

Giếng nướccầu trắng phau phau đôi mảnh ghép, có độ trong leo lẻo của nước, cỏ gà thì lún phún leo quanh mép, lại thêm sự đính chính của người viết về sự thanh tân của nó khi chưa có

kẻ nào dám thả nạ dòng dòng vào; cái giếng ấy dễ làm người ta liên tưởng đến một « cái

giếng » khác cũng chứa đựng những điều kì thú. Khi Xuân Hương nhìn trăng thu thì:

“Một trái trăng thu chín mõm mòm, Nảy vừng quếđỏ đỏ lòm lom”

(Hỏi trăng - 1)

Có lẽ trái trăng thu đó không thể chín hơn được nữa và màu đỏ ở đây có sắc độ mạnh như đập vào mắt người đọc, sắc đỏđược đẩy đến cực hạn, như thế màu sắc ấy mới gây chú ý, mới cuốn hút người ta đi khám phá những gì là niềm vui trần gian. Những động từ, tính từ ấy đã tạo ra thế

giới độc đáo của sự sáng tạo. Đó là những hang động biết trở mình, những hòn đá biết ấm lạnh, cỏ cây biết cựa quậy để mang vóc dáng và khát vọng của con người.

Việc dùng những từ ngữ mang sắc thái động trong cách thể hiện về giới tính đó của Xuân Hương đã mang lại giá trị thức tỉnh và gọi dậy sức sống, cái đẹp tiềm năng của con người. Có lẽ vì cách sử dụng những động từ, tính từ mạnh, táo bạo này của bà mà có người bảo bà là

“hiếu dâm” (chữ dùng của Trương Tửu). Không thể phủ nhận Xuân Hương hay đề cập đến

chuyện phòng the, chăn gối, nhưng điều này cần phải nhắc lại, bà nói không phải bì bà thích dâm tục, mà đây chỉ là một phương thức thể hiện cho nỗi lòng, cho những khát vọng của người

phụ nữ toàn gặp những chuyện “bấp bênh” trong đời sống tình ái. Sống trong xã hội phong kiến, con người bị trói buộc bởi những quan niệm đạo đức, con người trở nên đạo đức giả, không

dám sống thật với những khát khao của mình, không dám đạp lên dư luận để hát bài ca tự do

luyến ái. Khi không ai dám công khai thừa nhận vấn đề giới tính thì Xuân Hương đã dũng cảm,

nồng nhiệt chào đón nó bằng cả trái tim của một người đàn bà đa đoan. Người đời giả dối thì bà

chân thật, người đời xa lánh, khinh miệt thân xác thì bà nâng niu, yêu thương trân trọng nó.

Dường như Người Cổ Nguyệt muốn nói to để mọi người cùng hiểu, cùng thoát ra sự tù túng của

những luân lí trói buộc hạnh phúc trần thế của con người. Đã là người phải sống cho ra con

người, phải thỏa mãn những khát khao của con người, kể cả sự thỏa mãn cuộc sống bản năng.

Khát khao ấy cũng là một khát khao chính đáng, giống như bất cứ một khát vọng chính đáng

nào. Có điều, dù Xuân Hương công khai nói đến cuộc sống bản năng, đến vấn đề giới tính, hay ca ngợi vẻ đẹp thân xác của con người, dù viết về những đề tài với đích đến là để người ta liên

tưởng đến chuyện yêu đương nơi buồng kín, nhưng bất cứ bài thơ nào bà cũng đều gợi cho

người tiếp cận thơ bà những cảm giác sảng khoái và ấn tượng khó phai về sự chiêm ngưỡng và ngộ ra cái Đẹp. Chính sắc thái thể hiện này của Xuân Hương đã nâng bà lên vị trí của một nghệ

sĩ lỗi lạc trong dòng thơ Nôm nước nhà.

Ngoài ra Xuân Hương còn đặc biệt chú ý đến hệ thống các từ láy, cách nói lái, từ tượng

thanh, tượng hình…Đầu tiên phải kể đến những từ láy gợi âm thanh vô cùng sinh động: lắc cắc, phập phồng, long bong, lõm bõm, thánh thót, tỉ tì ti, hi ha, hu hơ, vo ve… những âm thanh đó là

những khua động, những tiếng, những âm vang vừa khắc khoải khát khao, vừa nồng nhiệt, tác

động trực tiếp đến giác quan của con người khiến người ta không thể cưỡng lại sự khám phá và tận hưởng những lạc thú của cuộc đời. Sau đó là những từ láy gợi xúc giác khi tiếp cận: toen hoẻn, mân mó, xù xì, dầy, mỏng, lam nham, lún phún… Cả những từ láy diễn tả mức độ của

màu sắc: phau phau, lòm lom, leo lẻo ; những từ láy tả độ nông, sâu, sự chông chênh trong thế

đứng, sự mạnh mẽ trong những cử động: hỏm hòm hom, phập phòm, cheo leo, lom khom, ngất

nghểu, vắt vẻo, nổi nênh, lênh đênh, tấp tênh, năng năng (nhắc), thích thích (mau)… Từ láy nhưng lại có giá trị như những động từ mang nghĩa vận động, chuyển dịch có tác dụng làm

khấy đảo nơi thâm u, làm vơi đi sự cô quạnh, mang niềm vui, hơi ấm, náo nhiệt, mang mùa

xuân, hạnh phúc đến cho con người. Tiện đây, chúng tôi cũng xin được đưa ra con số thống kê

về việc bà chúa thơ Nôm dùng từ láy: 88 từ / 48 bài thơ. Một số liệu từ láy khồng lồ, thú vị hơn là cách sử dụng ấy hết sức linh hoạt. Hơn thế, Hồ Xuân Hương rất độc đáo trong cách khai thác những vần vốn được coi là “tử vận” vô cùng ấn tượng của những từ láy trên như: ênh (lênh

đênh, nổi nênh, gập nghềnh…), om (lom khom, phập phòm, om, mõm mòm, dòm…), eo (cheo leo, thiên thẹo, lộn lèo, leo lẻo)… gợi ra cái thế đứng của cảnh vật cũng là cái phần “trong hang hé thấy mặt trời lại râm”, phần thuộc về bản thể con người. Trong hai bài Hang Cắc Cớ

Động Hương Tích Xuân Hương đều dùng từ hỏm hòm hom để tảđộ sâu của hang, động. Từ láy

này còn có khả năng gợi cho người đọc liên tưởng đến cấu trúc của hang với vòng tròn, vòm

cung, sâu hun hút với đường đi lắt léo, không những thế người đọc còn cảm nhận một không

gian khác, hé lộ một cái « hang » khác cũng gây sự chú ý vô cùng.

Một phần của tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính (Trang 83 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)