Dấu hiệu mở trong câu kết

Một phần của tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính (Trang 68 - 70)

Sự sáng tạo trong việc sử dụng kết cấu thơ khi trình bày vấn đề về giới tính còn là cách

sử dụng những câu kết - những câu kết mang dấn hiệu mở. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có cấu

tạo khá lạ, rất nhiều bài thơ của Hồ Xuân Hương có câu kết tồn tại dưới dạng câu hỏi. Câu hỏi

của Hồ Xuân Hương cho ta cảm giác nhà thơ đang trầm trồ kinh ngạc, thán phục khi thưởng

thức vẻ đẹp của thiên nhiên và trong sự liên tưởng, hay khám phá ra điều độc đáo nhất từ những sự vật, hiện tượng đó:

Còn thú vui kia sao chẳng vẽ? Trách người thợ vẽ khéo vô tình.

(Tranh tố nữ)

Một câu hỏi thể hiện tài năng và bản lĩnh của Xuân Hương. Bà phát hiện ra con người trong

tranh tố nữ trẻ đẹp thế, xinh thế như còn khiếm khuyết vì cái phần làm nên con người thật mà không phải là người trong tranh khô cứng là “thú vui kia” – thứ tạo nên ngọn nguồn của sự sống, cũng là gốc rễ của những hứng khởi, của lòng yêu thương tha thiết của con người giữa cõi trần tục này. Vậy mà người “thợ vẽ”, thợ trời lại quên mất, thật đáng trách? Hay:

Chơi xuân có biết xuân hay tá? Cọc nhổđi rồi, lỗ bỏ không

Ngay trong cách miêu tả những động tác đánh đu đã thấy bao hàm nghĩa tính dục và câu

hai câu kết không ngần ngại nói cụ thể hơn kẻ “chơi xuân” mà lại khá vô tình, không quan tâm

đến chuyện “cọc nhổ đi rồi” sẽ hằn lại những dấu vết thật khó xoá nhoà? Nói chuyện đánh đu nhưng lại gợi ra bao suy nghĩ, bao ẩn ý về sự vô tâm cũng như những khát khao hạnh phúc, tình ái một cách trọn vẹn của con người. Ta thử nhìn vào kết cấu một bài thơ khác:

Hỡi người bẻ quế rằng ai đó? Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm.

(Hỏi trăng – 1)

Bài thơ có cách kết bằng câu hỏi nghich ngợm độc đáo mà không kém phần tinh quái của

Hồ Xuân Hương, bà nhắc người bẻ quế “vầng quế đỏ, đỏ lòm lom” ấy hãy cẩn thận hơn,

chuyện lấy đi “của quí” của cung trăng không dễ dàng chút nào, vì luôn có chị Hằng Nga để ý

trông chừng nơi cung khuyết. Câu kết còn gợi ra cho người đọc thấy sự tò mò, cái nhìn tiếc

nuối pha chút thèm thuồng ghen tị của chị Hằng khi thấy người đời cứ ngang nhiên “bẻ quế”.

Thì ra câu hỏi ỡm ờ cùng với lời buông ở câu cuối bài thơ như ngầm mách bảo cho chúng ta

biết cái ý nghĩa của hành động “dòm” của người cung nguyệt, Hằng Nga đã trốn lên mặt trăng nhưng dễ gì quên được những đam mê, những điều nơi cõi trần tục mà hàng trăm năm trước đó nàng đã từng có?

Những câu hỏi ấy hỏi để nêu vấn đề, hỏi để người ta lục vấn, tra xét, kiểm chứng và suy ngẫm… tạo cho bài thơ mang một kết cấu mở. Như vậy, bài thơ đã dừng lại, ngôn ngữ đã im lặng nhưng kết mà không hết, ngữ nghĩa vẫn còn nóng ran và lại mở ra bao vấn đề. Bài thơ kết thúc nhưng không khép lại vấn đề đang bàn luận, sự vật, đối tượng vẫn tiếp tục được quan tâm

ở phía người tiếp nhận. Những dạng câu hỏi này thường được đặt ở câu thứ bảy của bài thơ và

đi kèm với nó là một câu kết buông lơi, người đọc tha hồ suy ngẫm, phỏng đoán, tự tìm ra hàng khối thông điệp và chắc chắn sẽ thủ đắc được những giá trị mang sức lôi cuốn kì diệu từ sự gợi mởấy.

Nhìn chung, kết cấu thơ Xuân Hương thể hiện sự sáng tạo khi biến hoá nội dung của các phần bố cục trong một bài thơ Đường luật. Kết cấu thơ ấy mở ra cái nhìn độc đáo về thiên

nhiên và con người. Trong thơ của bà, ta thấy có tiếng nói ca ngợi tài trác tuyệt của tạo hóa.

Tạo hóa tác tạo những kiến trúc thiên nhiên vô tri mỹ lệ mang hồn của sự sống, mang bản chất,

ước mơ và khát vọng của con người. Về điểm này, ta nhận ra, thơ của nữ sĩ xuôi theo nguồn chung, dòng bất tận, sảng khoái của văn chương trung đại – khi ngợi ca những thắng cảnh của quê hương đất nước. Tuy nhiên, đó chưa phải là điểm dừng, chưa phải là mục đích sáng tạo

nghệ thuật của bà. Đó chưa phải là đất để bà chúa thơ Nôm “dụng võ”. Từ thiên dáng trong tự

nhiên ấy, Hồ Xuân Hương hóa phép ngôn từ, tác tạo hình thể tuyệt đẹp của giới nữ, của những tư thế, động tác giao hoan của con người. Đó mới là điểm đến, đỉnh dừng của bà chúa thơ Nôm này. Đó không hẳn là sự phá cách mà đó là điểm đến tất yếu của người phụ nữ tài hoa, có cá tính mạnh mẽ như bà. Xuân Hương đã không ngần ngại phá lối mòn, mở lối đi riêng để thể hiện

bản lĩnh của mình, dám dấn thân vào vùng hiểm địa – giới tính – thân xác nhằm ca gợi “tòa

thiên nhiên” mà tạo hóa đã ban tặng cho nữ giới. Hơn thế nữa, dựa vào vẻ đẹp tuyệt hảo của cảnh thiên nhiên và hình thể của người phụ nữ, dường như bà đã tìm ra quy luật cuộc sống đúc kết qua lịch sử tiến hóa của con người và vạn vật: sống thuận theo tự nhiên, phát huy thiên tính là con đường đến với hạnh phúc trần thế. Như thế, chúng ta mới thấy cái tài lạ thường của người phụ nữ độc đáo này. Hồ Xuân Hương đã giữ được thế thăng bằng và đứng vững trên thế

sáng tạo chông chênh, trên cái ranh giới mỏng manh giữa nghệ thuật đích thực và ô uế, giữa

chân và ngụy, giữa văn hóa và đồi trụy, giữa việc nói lên tiếng nói bảo vệ, nâng niu con người và việc bôi nhọ, hạ thấp giá trị con người. Xin được nhắc lại một lần nữa, ở đây chúng tôi

không bao giờ có ý định cổ vũ cho loại văn chương chuyên chú mô tả cái bản năng tự nhiên,

những nhu cầu nhân tính phổ biến, những đam mê thân xác tầm thường. Vì nếu con người chỉ

sống bằng bản năng và ham mê xác thịt thì thật kinh khủng. Và không phải văn chương muốn

nói về con người trần thế thì cứ phải lấy những cái thuộc về “năng dục” làm hạt nhân tư tưởng thì mới thuyết phục. Thiết nghĩ trong trường hợp đó, tuyệt đối hóa con người tự nhiên lại đồng nghĩa với hạ thấp con người, đẩy con người về với phần thú tính. Như thế, thứ văn học quá sa

đà vào bình diện tự nhiên của con người sẽ làm cho chính nó và nhân loại này đi đến bế tắc, và tự diệt. Mà cuộc đời đã trao cho văn học và các văn nghệ sĩ sứ mệnh cao cả, thiêng liêng đó là

hướng đạo cuộc sống. Vậy khi bàn về giới tính, văn học phải cho con người thấy cái bản năng của mình như một thuộc tính, một thiên tính và khơi dậy những tình cảm đẹp, hướng tới phần

nhân cách con người. Ở lĩnh vực này, Xuân Hương đã hoàn thành xuất sắc với một tinh thần

đầy trách nhiệm sứ mệnh thiêng liêng, cao cả ấy. Xuân Hương xứng đáng là một trong những

người “khổng lồ” của lịch sử văn học và lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)