Điểm nhìn giới tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Một phần của tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính (Trang 36 - 41)

Quan niệm của người xưa, đất trời đặt trong mối quan hệ âm - dương. Mọi sự vật hiện tượng tồn tại ở vòng trời đất này đều cần sự hài hòa giữa hai mặt âm, dương, tức là phải có cặp có đôi – như một quy luật bất di bất dịch. Sự tồn tại nhân loại này không nằm ngoài quy luật ấy. Như thế người phụ nữ và đàn ông vốn tồn tại cạnh nhau, vị thế của họ đáng lẽ phải ngang nhau.

Vì dù là giới nào, đàn ông hay đàn bà, trai hay gái thì cũng không nằm ngoài những quy luật tất

yếu của cuộc sống; do đó phải có sự bình đẳng giữa nam và nữ. Nhưng thực tế thì trong xã hội phong kiến, người đàn bà không được xác lập bất cứ một vị thế nào mà họ còn phải chịu đựng trăm điều cay đắng. Phải chăng vì bất bình trước điều này mà người đàn bà ngông ngạo, bản lĩnh Xuân Hương mới lên tiếng.

Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho trào lưu nhân đạo

chủ nghĩa của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, trước

hết là vì sáng tác của bà đã nêu bật lên được những vấn đề riêng tư của con người cá nhân,

những nỗi bất công mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu đựng và tin tưởng đấu tranh để bênh vực quyền lợi của họ. Xuân Hương không nêu lên tất cả những nỗi khổ của người phụ nữ mà chỉ nêu lên những nỗi khổ riêng, có tính cht gii tính của họ như kiếp chồng chung,

goá bụa, chửa hoang, người đàn bà với gánh nặng chồng con…Thơ Xuân Hương mang đậm sắc

an ủi họ dũng cảm chống lại những định kiến của xã hội phong kiến khắc nghiệt, để ngẩng cao

đầu làm người. Nữ giới trong thơ của Hồ Xuân Hương là những cô gái trẻ trung yêu đời, những tố nữ duyên dáng, là cô gái mời trầu chân tình đến cảm động, là thiếu nữ rộn ràng mở rộng lòng

mình “đón xuân vào”, là những người đàn bà với tấm lòng son sắt, thuỷ chung dù gặp bao khó

khăn, vất vả. Bà ý thức rõ giá trị, vai trò, khả năng của người phụ nữ không thua kém đàn ông.

Bên cạnh đó, Xuân Hương còn đề cao những cái mà người đời cho là hèn mọn, xấu xa đáng che

giấu: bà ca ngợi vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ, nhất là những bộ phận gợi dục, đồng thời bà không phủ nhận thú vui xác thịt - thú vui trần thế của con người mà còn khẳng định chúng với những giá trị đích thực. Sự thể hiện đó của Hồ Xuân Hương như sự phản ứng lại với thói đạo đức giả, khinh thường thân xác, coi rẻ phụ nữ của Khổng giáo.

Tuy không quyết liệt, ráo riết, rầm rộ như các phong trào “cổ vũ đấu tranh” cho phụ nữ

đòi bình đẳng với nam giới ở các nước phương Tây, Hồ Xuân Hương của Việt Nam cũng đã

biết dùng thơ để chống lại xã hội mà mọi đặc quyền dành cho nam giới. Trong đó, một điều kì lạ là ở một đất nước phương Đông bé nhỏ này, một người đàn bà - Xuân Hương đã dám đối đầu với cả một xã hội phong kiến với những nhà nho cứng nhắc lúc nào cũng tuân theo: tam cương, ngũ thường, tam tòng tứ đức như một đức tin. Tuy nhiên, điểm nhìn về giới tính của Hồ Xuân Hương không giống với những người đi trước và cả những người cùng thời với bà – bà có cái nhìn rất riêng, rất lạ. Cái nhìn ấy bắt nguồn từ thời đại nhà thơ sống và từ chính cuộc đời của mình - cuộc đời của một con người chịu nhiều sự trớ trêu, gãy đoạn, long đong, lận đận trong tình yêu, hạnh phúc. Điểm nhìn giới tính của Xuân Hương là điểm nhìn của nữ giới. Điểm nhìn của người phụ nữ ấy về vấn đề giới tính chỉ toàn những gì quen thuộc, toàn những điều gần gụi,

không to tát. Đó là cuộc sống đời thường với những khát khao tình yêu, hạnh phúc trần thế.

Hơn nữa, dù có táo bạo, mạnh mẽ, gan góc đi chăng nữa thì thực chất Hồ Xuân Hương cũng chỉ

là một người đàn bà và bản thân bà cũng là một nạn nhân điển hình của xã hội phong kiến

nhiều bất công và tàn nhẫn với nữ giới.Vì vậy, bà luôn hướng về người phụ nữ như một nạn nhân cần phải bênh vực, bảo vệ, nâng niu những gì đẹp nhất nơi họ.

Dù chếđộ phong kiến ở phương Đông hay phương Tây thì vai trò của người phụ nữ luôn

bị coi thường. Nho giáo có những quan niệm hà khắc cùng với quan niệm tôn ti, lễ nghĩa của xã hội Việt Nam đã vô tình hạ thấp vai trò của người phụ nữ. Họ trở thành công cụ, nô lệ để thỏa mãn cơn tình dục của nam giới, sau đó lại bị khinh rẻ. Xuân Hương đã đề cao vai trò to lớn

không thể thiếu được của người phụ nữ trong chức năng thiêng liêng, vai trò sinh ra sự

vi văn hóa, nhân văn trong đó người phụ nữ giữ vai trò đặc biệt. Họ được tạo hóa ban cho sức mạnh, lòng tin và cả đức hy sinh để thực hiện thiên chức ấy. Vì một sự thật không thể chối cãi là việc sinh nở ở giới nữ là một việc nặng nề, nguy hiểm và luôn cần sự cảm thông của người khác giới. Người Việt ta có câu ca:

“Đàn ông đi biển có đôi,

Đàn bà đi biển mồ côi một mình”.

Vì đôi lúc do sự trớ trêu của số phận, sự lỡ dại mà việc những người phụ nữ mang trong mình mầm sống của cuộc đời ấy lại bị coi như tai họa. Đó là trường hợp những cô gái bị xã hội kết tội “không chồng mà chửa”. Đây là lúc dư luận xã hội, thậm chí cả hành động bất nhân, tàn nhẫn, độc ác nhất sẽ giáng xuống thân phận người phụ nữ bất hạnh và đứa con còn trong trứng nước. Nhẹ thì cạo đầu bôi vôi, thả trôi sông, nặng thì bắt phải bỏ vào rừng… nhưng khốn khổ

nhất là bị xã hội dè bỉu, khinh ghét còn hơn cả kẻ vướng vào án tử hình. Trong sự cùng quẫn nhất, họ bị ép vào thế cùng, không ít người phụ nữ đã phải tự hủy hoại sự sống. Vì tội chửa hoang vốn bị coi là một tội nặng, bị người đời, xã hội khinh rẻ còn hơn cả những tội do sự bất lương nào; kể cả “sự vụ” ấy bắt nguồn từ một tình yêu say đắm, chính đáng; dù nàng có biết “Cả nể cho nên hoá dở dang”. Trong trường hợp này, Xuân Hương đã đứng ở phía tạo hóa mà nâng đỡ, bênh vực cho những số phận rủi ro đó và cất tiếng nói bảo vệ người phụ nữ ấy bằng thái độ can đảm: “Mảnh tình một khối thiếp xin mang”. Xuân Hương như hóa thân, đại diện cho người phụ nữ để đặt ngôn ngữ, giọng điệu tự tin đầy nhân văn cho giới mình. Dường như trong câu thơ đó có chút ngậm ngùi nhưng cũng đầy nghĩa khí, mạnh mẽ. Cách thể hiện ấy ngược lại với người phụ nữ trong xã hội phong kiến chỉ biết cúi đầu chịu tội, chấp nhận mọi sự dè bỉu cũng như hình phạt của người đời. Dường như người Cổ Nguyệt muốn ủng hộ, lại như chia sẻ

cho người phụ nữ“không chồng mà chửa” kia. Vì “cả nể”, vì thành thật và mãnh liệt trong tình

yêu nên “hoá dở dang”, như thế không thể trách tội cô gái, có trách thì hãy trách kẻ gây ra

“mảnh tình” rồi chối trách nhiệm. Bà ngang nhiên ca ngợi cái gọi là “nhân cách” của người phụ

nữ dám hi sinh cho tình yêu, rất tự trọng và dám thách thức những thành kiến cay nghiệt của xã

hội phong kiến ruồng bỏ người phụ nữ chửa hoang:

“Quản bao miệng thế lời chênh lệch Không có, nhưng mà có mới ngoan”

(Không chồng mà chửa)

Thì ra chính “miệng thế” – miệng lưỡi cay độc của thế gian bị nhuộm đen bởi tư tưởng phong kiến đã trở thành những kẻ lắm lời, đơm đặt. Trước điều này, Xuân Hương đã dùng cách nói

phủ định để khẳng định sự biện hộ, bênh vực cho giới nữ một cách mạnh mẽ và kiên cường “Không có, nhưng mà có mới ngoan”.

Điểm nhìn giới tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn là việc chống lại những cấm

đoán khắt khe của xã hội phong kiến đối với người phụ nữ trong quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, từ đó bảo vệ và bênh vực cho họ. Có lẽ đây là nữ sĩ đầu tiên trong văn học - một người phụ nữ tài hoa và dũng cảm đã lên tiếng trên giấy trắng mực đen, nói rõ ràng, mạch lạc, đấu tranh cho quyền lợi của giới mình, bà đã lên tiếng chửi kiếp lấy chồng chung:

“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”

(Lấy chồng chung)

Chế độ năm thê bẩy thiếp thời phong kiến là một ví dụ tiêu biểu cho sự áp bức, bất công và bạo tàn dành cho số phận của những người phụ nữ làm lẽ (mà kể cả làm chính - một vợ một chồng thời đó cũng chẳng khá gì hơn). Chế độ ấy chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu tình dục cho nam giới, mà không quan tâm đến tâm trạng cũng như nhu cầu của người phụ nữ - một chủ thể cũng cần

được tôn trọng trong thú vui vô cùng của tạo hoá. Xin được lạm bàn khía cạnh này đôi chút.

Theo những nghiên cứu của các chuyên gia về giới tính châu Âu, “người đàn bà thật sự đạt

được sự khoái lạc khi có kích thích cực độ” [118, tr.155 -156]. Nhưng thử hỏi có bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam đạt được điều đó? Khi mà sự giao ngộ thân xác của người phụ nữ Việt

Nam trong cảnh:

“Đương cơn lửa tắt cơm sôi, Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem”

Cơm sôi mà lửa tắt, lợn thấy bếp động, bụng đói cũng kêu, con nhỏ nằm bên khóc đòi bú, còn chồng thì đòi “cái kia”. Tất nhiên người đàn bà đó sẽ thoả mãn tất cả nồi cơm, con lợn, trẻ nhỏ,

người chồng; nhưng còn thoả mãn mình? Được là bao…? Hồ Xuân Hương có lẽ thấu hiểu điều

này nên bà thông cảm và chia sẻ với cảnh ngộ ấy của người phụ nữ khi vừa thoả mãn chồng

vừa ru dỗ con thơ:

“Hỡi chị em ơi có biết không? Một bên con khóc một bên chồng Bố cu lổm ngổm bò trên bụng Thằng bé hu hơ khóc dưới hông”.

Nhưng sự cố gắng ấy đôi khi người đàn ông chẳng bận tâm, vì nam giới coi đó là bổn phận, là trách nhiệm của nữ giới, mới gây ra cơ sự. Chính vì sự bất công, vô tâm ấy của nam giới mới có những tiếng kêu thống thiết:

“Năm thì mười hoạ chăng hay chớ Một tháng đôi lần có cũng không”.

(Lấy chồng chung)

Đáng thương hơn nữa mọi sự cố gắng để sống, để tìm niềm hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc

hôn nhân ấy cũng chẳng được gì. Xuân Hương cay đắng nhận ra:

“Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công”.

(Lấy chồng chung)

Xuân Hương, bằng cuộc đời thật của mình, hai lần làm lẽ, nhưng tình duyên ngắn ngủi, tơ

duyên đứt đoạn. Đau đớn bà thốt lên:

“Thân này ví biết dường này nhỉ Thà trước thôi đành ở vậy xong.”

(Lấy chồng chung)

Trong quan hệ vợ chồng không có sự quan tâm thì còn có ý nghĩa gì; mà thứ tình yêu dựa trên

quan hệ “chồng chung vợ chạ” thì càng tội nghiệp hơn. Thứ tình yêu vội vàng, qua quýt, hú hoạ

tệ hại ấy của người đàn ông có khác gì sự ban phát của người bề trên đối với người dưới. Một thứ tình yêu mang màu sắc bất bình đẳng giới. Với Xuân Hương điều đó thật khó chấp nhận, bà

không thể cam chịu sự đối xử như thế. Xuân Hương luôn đòi hỏi một tình yêu tròn đầy, viên

mãn, một đời sống tình dục “lành mạnh và cường tráng” (chữ dùng của Ănghen), dựa trên sự

thoả mãn và lợi ích của cả hai người chứ không phải thứ tình yêu phải “san sẻ tí con con” một cách không hợp lí như thế. Vì tình yêu vốn là cái không thể chia sẻ.

Nhưng có lẽ bất hạnh nhất phải kể đến người phụ nữ goá chồng. Vì dường như cả ông trời cũng đối xử bất công khi:

“Cán cân tạo hoá rơi đâu mất Miệng túi càn khôn khép lại rồi”

(Khóc ông Phủ Vĩnh Tường)

Người phụ nữ chồng chết thì đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chôn vùi tuổi trẻ, tình yêu - cuộc

đời khép lại. Vì Nho giáo đề cao người phụ nữ thủ tiết ở vậy nuôi con không tái giá. Xã hội nam quyền ấy không chấp nhận cho người đàn bà đi bước nữa, những người phụ nữ góa chồng

mà tái giá thì bị coi là đánh mất tiết hạnh (thất tiết), không còn được xã hội coi trọng [134, tr.120].Trong khi đàn ông nếu thích thì cứ việc lấy thêm thiếp cho dù vợ vẫn sống sờ sờ ra đấy.

Điểm nhìn giới tính trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương xoay quanh những vấn đề liên quan

đến giới nữ, những ấm ức, bất bình mà người phụ nữ phải gánh chịu. Nhưng thiết nghĩ những

điều gần gũi, bé nhỏ ấy lại là tất cả những gì người phụ nữ xưa và nay trên hành tinh này mong

đợi. Tuy thế, Xuân Hương không than thở, khóc lóc, rền rĩ về thân phận mình hay kiếp phận

giới nữ của mình. Nữ sĩ ấy đã chọn một cách diễn đạt riêng. Tiếp cận với thơ bà, người ta

không thấy cô độc, buồn tủi, không chán nản và hận đời, mà ngược lại, người đọc còn cảm

nhận được sức mạnh nào đó vực người phụ nữ bất hạnh đứng dậy, bước qua nỗi đau, thoát khỏi

nghịch cảnh, thúc giục người ta không quên khát khao hạnh phúc. Xuân Hương nữ sĩ dõng dạc

cất tiếng hát bằng trái tim, bằng nỗi lòng của một người phụ nữ, tiêu biểu cho tâm hồn và niềm tâm sự của nữ giới nói chung - những người đã phải chịu quá nhiều bất công trong xã hội trọng nam khinh nữ. Tiếng hát của người đàn bà ấy thật đa thanh phức điệu khi bông đùa bỡn cợt, lúc

tha thiết yêu thương, lúc thổn thức đau đớn, lúc khát khao cháy bỏng… Dường như cách thể

hiện của người kì nữ, kì tài ấy chỉ muốn đối tượng nghe hiểu, thông cảm, chia sẻ đôi chút dư vị

ngọt ngào và cả cái vịđắng đót và của cuộc đời dành cho thân phận đàn bà.

Một phần của tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)