Người phụ nữ với hình thể đẹp

Một phần của tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính (Trang 41 - 46)

Một trong những nội dung dễ thấy nhất trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương đó là sự tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ từ ngoại hình lẫn tâm hồn, đặc biệt là tự hào về vẻ đẹp hình thể.

giống như người ta tự hào về tài năng, về tuổi trẻ của mình vậy. Vì “người đẹp là kiệt tác cuối cùng của tự nhiên” (Wolfgang Goethe) [136, tr.38]. Bởi thế từ ngày xưa trong huyền thoại đã có chuyện thi thố giữa các vị thần sắc đẹp để tìm ra người nào đẹp nhất, mới xảy ra cớ sự Cuộc chiến thành Troa. Từ đây ta mới thấy, trong cuộc đời người tài và người đẹp đều khan hiếm như nhau, và cái tài ấy, sắc ấy đều đáng được trân trọng, ngợi ca. Vậy, tại sao con người lại không trân trọng vẻ đẹp thân thể của con người mà lại e dè, xa lánh nó như nguồn gốc của tội lỗi. Biết bao giờ, con người mới đối xử công bằng với vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ, mới có thái độ như cụ Nguyễn Du “Thiện căn ở tại lòng ta” với vấn đề nhạy cảm này. Hồ Xuân Hương đã viết những vần thơ thể hiện sự tự hào đó một cách không giấu diếm. Dường như khi ca ngợi vẻđẹp của người phụ nữ, Xuân Hương luôn tạo ra nét đẹp mới mẻ, sống động đặt trong

thế nhân vật của mình là thanh nữ. Bà không ngần ngại phô trương vẻ đẹp của những thân thể

ấy như một vũ khí độc chiêu:

- “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

(Bánh trôi nước)

- “Giếng tốt thanh thơi giếng lạ lùng Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, Nước trong leo lẻo một dòng thông. […]

Giếng ấy thanh tân ai chẳng biết, Đố ai dám thả nạ dòng dòng”

(Giếng nước)

- “Hai hàng chân ngọc duỗi song song”

(Đánh đu)

Xuân Hương dụng công miêu tả bánh trôi nước, giếng nước, đánh đu, dệt cửi, cái quạt, quả

mít… nhưng cơ thể con người cứ lộ dần sau câu chữ. Hàng loạt tính từ chỉ sự trong trắng của người thiếu nữ, nào là trắng,tròn, thanh thơi (hấp dẫn, cuốn hút), thanh tân (trong trắng,

trinh nguyên), lại còn phau phau đôi ván ghép, nước trong leo lẻo… Cái giếng thơi ấy chẳng

phải là một cô gái thanh tân chưa ai dám thả “nạ dòng dòng” ư?

Nude (tiếng Anh) - dịch ra tiếng Việt có nghĩa là khỏa thân, thường được coi như từ

chuyên dụng cho lĩnh vực nghệ thuật, khác hoàn toàn với Nake là trần trụi, thiên về dung tục

đời thường. Khỏa thân trong nhiều nền văn hóa, đầu tiên là phục vụ tôn giáo, tín ngưỡng, để ca ngợi thần linh, để cầu sự phồn thực… như người viết đã trình bày ở các phần trên. Nhưng khi

chủ nghĩa nhân đạo ra đời, con người trở thành đối tượng trung tâm của các hình thức nghệ

thuật, thì kha thân là để ca ngi chính con người. Xuân Hương đề cập đến hình thể con

người để tôn vinh chính con người trong cuộc sống, đó là những cơ thể của những cô gái lao

động lành mạnh, khỏe khoắn, đầy sức sống, những cô gái mang vẻ đẹp thanh tân, quyến rũ. Hồ

Xuân Hương miêu tả hình thể người phụ nữ không thua kém gì con người trong điêu khắc, hội

họa, rất tự nhiên, hài hòa, sống động. Đấy mới là vẻ đẹp thực sự của con người. Thiếu nữ ngủ ngày là một bức truyền thần khỏa thân bằng ngôn ngữ:

“Mùa hè hây hẩy gió nồm đông, Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng. Lược trúc biếng cài trên mái tóc, Yếm đào trễ xuống dưới nương long. Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm, Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt, Đi thì cũng dở, ở không xong”.

Bài thơ tả cơ thể xuân thì của một cô gái bình dân, một cơ thể tràn đầy sức sống, thanh tân buộc

người ta phải chiêm ngưỡng trong sự trân trọng và thán phục trước tài trác tuyệt của hóa công.

Đấy chẳng phải là “tòa thiên nhiên” “dày dày đúc sẵn” đó sao? Một cô gái với giấc ngủ trưa

lành mạnh, ở đấy, Xuân Hương công khai đem vẻ đẹp thanh tân ấy của người con gái bày ra

giữa thanh thiên bạch nhật, khen xinh và không ngại dụng công miêu tả những điểm gợi cảm

nhất của giới nữ: “đôi gò Bồng Đảo”, “một lạch Đào Nguyên”. Tất cả là tiên cảnh, Hồ Xuân

Hương đã dùng hai hình ảnh “gò Bồng Đảo” và “lạch Đào Nguyên” để nâng vẻ đẹp thân xác

của người phụ nữ đến mức thần tiên. Nhưng cái đáng quý là “gò Bồng Đảo” lại “sương còn ngậm” và cái “lạch Đào Nguyên” kia thì vẫn ở thế trinh nguyên “suối chửa thông”. Vẻđẹp của cô gái ấy còn đang e ấp, giữ gìn nên càng cao quí. Thiếu nữ ngủ ngày là một bức tranh đầy sức gợi cảm. Thân thể cô thôn nữ khỏe khoắn, đầy sức sống được đúc tạc không phải bằng đường nét, màu sắc, hình khối của điêu khắc hay hội họa mà bằng một thứ ngôn ngữ sang trọng của văn chương. Miêu tả hình thể đẹp của cô thôn nữ trước là để ca ngợi vẻ đẹp trời phú của con người lao động, sau như là một phản ứng của Hồ Xuân Hương trước thói đạo đức giả của người

đời. Con người ai cũng có thất tình lục dục, mấy ai có thể cưỡng lại sức mạnh của tự nhiên, nhất là cưỡng lại món quà hấp dẫn nhất của tạo hóa là người phụ nữ đẹp. Đại thi hào văn học

tr.50]. Cơ thể con người chẳng phải là thứ “vàng mười” của tạo hóa tạo sao? Và vẻđep hình thể ấy có thể thuyết phục ánh mắt người đàn ông mà chẳng cần đến bất cứ lí lẽ hùng biện nào, làm

sao không động lòng, níu chân người quân tử? Phải chăng cái đẹp là một phạm trù không biên

giới, khi các nền văn hóa khác nhau, các dân tộc khác nhau, các thời đại cách xa nhau, lạ lùng

thay không hẹn mà gặp trong khoảnh khắc tiếp nhận cái đẹp nhân sinh và cùng phủ phục trước

quyền năng kì lạ và bí ẩn của nó? Bức tranh khỏa thân Xuân Hương vẽ không thụ động trong

từng kiểu dáng, nó toát ra nét đẹp trần tục, sinh động và gợi cảm đến nỗi người đạo hạnh cũng phải vã mồ hôi, miệng thì lầm bầm, nhưng mắt lại khẽ liếc nhìn và chân thì cứ ríu lại “dùng dằng đi chẳng dứt”.

Hình 2.1: “Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt…”

(Tranh của Bùi Xuân Phái)

Chính cái “dùng dằng” của người quân tử càng làm cho vẻđẹp của thiếu nữ thêm ý nghĩa nhân văn. Với cách tả ấy, bà chúa thơ Nôm đã đảo ngược trật tự phong kiến, phá bỏ lớp áo quy

ước lớn về hình thức trong văn chương, làm thay đổi bộ mặt của sáng tác được coi là trang nhã nhất trong văn học từ trước đến nay. Đây là lí do để nhà nghiên cứu Việt Nam học người Nga

Niculin cho rằng “Thân thể con người tựa hồ đã hoà lẫn với thiên nhiên » [67, tr.12], cơ thể

thành nhân vật chính, khai thác bao nhiêu vẫn chưa đủ, vẫn còn đầy sức quyến rũ. Nhưng điều

đáng trân trọng là Xuân Hương lấy cơ thể làm đối tượng miêu tả không nhằm mục đích gợi

những điều xấu xa mà chỉ để biểu hiện thái độ nhân văn, nhân đạo sâu sắc và táo bạo, cũng như đưa đến những bước đi mạnh dạn trước thời đại của bà. Với tư tưởng này, có thể coi Hồ Xuân Hương là nhà thơ Phục Hưng của văn học Việt Nam thời trung đại.

Người phụ nữ đẹp không chỉ mang giá trị tự thân họ mà còn làm đẹp cho cuộc sống của

chúng ta, làm cuộc đời chúng ta vui hơn. Chúng ta cũng không thể chối bỏ rằng họ là nguồn

cảm hứng vô tận cho thơ ca, nhạc họa. Điều đáng quí ở nữ sĩ họ Hồ là bà đã đem người phụ nữ

ngoài đời – người phụ nữ bình dân Việt Nam chạm khắc vẻ đẹp và đức hạnh của họ vào vũ trụ

to lớn; họ không còn bé nhỏ nữa, trong phút chốc bỗng mang sức mạnh vĩđại khi đem ban phát

cái đẹp và sự sống, nguồn vui cho hành tinh này. Đáng ca ngợi và tự hào lắm chứ! Và ngay cả

khi bà bỡn họ theo cách của bà thì hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nôm của Xuân Hương luôn

luôn là hình ảnh đẹp, khoẻ khoắn, ngời ngời sức xuân. Họ hiện thân của Thiếu nữ ngủ ngày vô tình để lộ cái trắng trong cho kẻ phàm phu tục tử bối rối, là Tranh tố nữ đẹp cho người ta ngắm

đắm say vừa tiếc nuối vì thiếu cái phần “tất yếu của sự sống”, là múi mít thơm ngon sau vỏ bọc

xù xì… Chính vẻ đẹp của những “đôi gò Bồng Đảo, “một lạch Đào Nguyên”, những “hồng

hồng má phấn”, những “cửa son đỏ loét”… là khởi nguồn, là điều làm nên niềm hạnh phúc,

hoan lạc cho trần gian mà những bậc hiền nhân quân tử, vua chúa dù muốn chối bỏ nhưng mỏi

ngối, chồn chân vẫn còn ham. Giới nữ tự hào về những điều mình hiến dâng cho cuộc đời một cách tự nguyện, vì vẻ đẹp của người phụ nữ là cội nguồn của niềm hoan lạc, của sự thăng hoa. “Cái đẹp là dấu hiệu của Đấng Toàn Năng dùng để cổ vũ đức hạnh” (Ralphalo Emerson) [136, tr.1658].

Như ở phần trên người viết đã đề cập, vẻ đẹp của con người là phần thưởng của tạo hóa, nó cần được khẳng định, cần được tôn vinh. Sức mạnh của cái đẹp, của cái thẩm mĩ là vô cùng. Vì cái đẹp giúp con người nhận ra giá trị của mình và định hướng cho con người sống đúng với, sống trọn vẹn với sự hoàn hảo của cái đẹp. Với Xuân Hương, hình thể của người phụ nữ là cái

đẹp - một cái đẹp hoàn mỹ đứng cạnh những cái đẹp khác trong vũ trụ này. Nếu như điêu khắc và hội họa là nghệ thuật được đo bằng chiều kích của không gian và hình thức nghệ thuật này

cho phép trình diễn lập tức sự hoàn thiện của tác phẩm, văn chương không như vậy; văn

chương là nghệ thuật đòi hỏi sự thẩm định của thời gian. Hơn nữa sự thẩm định của thời gian dành cho văn chương còn lệ thuộc vào những yếu tố khác, một trong những điều quyết định sự

bày ở trên về quan điểm thẩm mĩ phong kiến, vẻ đẹp của người phụ nữ chỉ được thể hiện ở áo quần, trên khuôn mặt mà không bao giờ được thể hiện ở vóc dáng, da thịt. Quan điểm cổ hủ ấy cho rằng, nếu người phụ nữ bày da thịt là tục, là dơ. Nho giáo cũng cho sự để lộ cơ thể, da thịt ra ngoài đó là một tội lỗi. Quan điểm của Nho giáo về vẻ đẹp của con người này đã chi phối

đến văn chương. Xưa nay trong văn học, ta thường chú tâm thể hiện cái đẹp đạo lí, đạo đức (điều này đúng nhưng thiết nghĩ không đủ), vì một CON NGƯỜI theo đúng nghĩa của nó phải

đủ cả hai mặt: vật chất (thân xác) và tinh thần (tâm hồn), nhưng văn chương nước ta ít đề cập

đến vấn đề thân xác - vẻ đẹp hình thể. Và ngay cả khi văn học trung đại có nói đến vẻ đẹp của

con người ở mặt hình thể cũng theo một công thức chung: mắt phượng, mày ngài, lông mày lá

liễu, má đào, làn thu thủy nét xuân sơn… Cái đẹp ấy được quy chiếu từ cái đẹp trong tâm hồn của con người, hay từ vị trí xã hội, chỗ đứng của nhân vật đó mà có. Đến Hồ Xuân Hương thì khác, người phụ nữ trong những lời thơ của Xuân Hương bước vào văn học với dáng vẻ hoàn toàn khác trước. Bà thể hiện một triết lí ngược lại, ấy là đề cao nét đẹp hình thể - nâng nó lên thành vẻ đẹp hoàn mỹ nhất. Quan điểm của Hồ Xuân Hương gần với quan điểm tiến bộ của các nghệ sĩ phương Tây. Danh họa Goya đã nói: “thân thể trần truồng của người đàn bà là kiệt tác của thiên nhiên, còn ý nghĩ về sự dâm tục là sản phẩm của bản chất gian manh” [139,

tr.89]. Tất nhiên không có thân xác nào chỉ là thân xác, thân xác phải chứa đựng hành động, tư

tưởng, giống như mỗi hình thức phải mang một nội dung nhất định. Những hình thể con người

trong thơ của Xuân Hương sống động mà không siêu thoát cũng không quá dung tục. Nhà thơ

lấy chất liệu ấy từ cuộc đời, từ con người với số phận thật, chưng cất nó, nhưng không đem làm

của riêng cho mình, không sơn son thiếp vàng cho nó, cũng không ném nó vào thế giới siêu

hình, bà đem nó đặt một cách trân trọng, nâng niu giữa cuộc đời, trả nó về với nơi nó sinh ra

nhưng mang một vẻ đẹp khác hẳn – vẻ đẹp hoàn mỹ. Đây chẳng phải là thứ tuyên ngôn nghệ

thuật mà lớp con cháu bà sau này mới thấm thía nhận ra sao? Văn chương không thể thoát ly

thực tại đời sống và thân xác là thực tại đầu tiên của kinh nghiệm làm người. Ở phương diện này, ta thấy bản lĩnh của Xuân Hương đã dũng cảm dấn thân vào một lĩnh vực thuộc hiện thực “gai góc” nhất của văn chương nhưng kì lạ thay đó lại chính là địa giới thân thiết nhất với cuộc sống con người.

Một phần của tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)