Người phụ nữ với phẩm chất cao quý

Một phần của tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính (Trang 46 - 49)

Sự tự hào về giới của Hồ Xuân Hương còn thể hiện ở ca ngợi phẩm chất cao quý của người phụ nữ. Những người phụ nữ như bà sống trong xã hội phong kiến chịu nhiều nỗi thua

vươn lên với tinh thần ham sống, yêu đời đến cảm động, để khẳng định mình, để tồn tại; tồn tại

để khát khao; khát khao tận hưởng hạnh phúc (dù cuộc đời đáp trả phía họ toàn những điều cay

đắng). Đó là hình ảnh người phụ nữ đầy nghị lực vượt qua niềm đau riêng, vượt qua bất hạnh như lỡ thì, làm lẽ, góa chồng... Xuân Hương không muốn nghe tiếng khóc nỉ non của người phụ

nữ. Bà cũng không muốn giới mình đành lòng cam chịu thân phận lệ thuộc, bị coi thường, bị

ném đi khi kẻ khác giới đã cảm thấy chán chê. Xuân Hương khuyên người đàn bà có chồng vừa

mất “Nín đi kẻo thẹn với non sông”, bà không muốn con người ấy khóc than mãi làm gì, cũng

không cần phải theo cái đạo “tam tòng” ấy làm gì, hãy để sức mà còn bước tiếp... Xuân Hương

cho người đọc tiếp cận với một cô gái không chồng mà chửa do cả nể trong tình yêu bị lỡ làng

cũng là một cô gái nhân hậu, khoan dung “Mảnh tình một khối thiếp xin mang” và đồng thời là

một người con gái mạnh mẽ, quyết liệt, dám thách thức với lề thói xã hội để giữ lại “khối tình”

minh chứng cho tình yêu của mình.

Đó còn là những cô gái với phẩm chất trắng trong, trinh nguyên “Đôi lứa như in tờ giấy trắng” (Tranh tố nữ).

Phẩm chất để Xuân Hương tự hào về người phụ nữ còn là sự gan góc, sức chịu đựng của người phụ nữ trước nỗi đời cơ cực, để giữ gìn cái sắt son của người đàn bà, vẫn giữ tấm lòng son, đằm thắm, tha thiết dù bị bầm dập:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

(Bánh trôi nước)

Cuộc đời họ nhiều lúc chỉ như phận của “chiếc bách giữa dòng” bập bềnh trôi theo nước chảy “Nửa mạn phong ba luống bập bềnh”. Họ lắm khi cũng ngao ngán trước tuổi trẻ qua mau, cái

già đang xồng xộc đến, trong khi nhìn lại cuộc đời mình không có cái gì là vẹn tròn, viên mãn

cả, mà cái gì cũng “khuyết” nên mới “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”, mới tủi phận, xót xa cho cái “duyên để mõm mòm”. Đau khổ thế, buồn tủi thế nhưng họ không để ngã quỵ, gắng gượng vượt qua, người phụ nữ trong thơ Xuân Hương đâu dễ bị khuất phục, dù số phận có nghiệt ngã, trớ trêu đến đâu nhưng họ vẫn cố gắng khẳng định mình “Thân này đâu đã chịu già tom?” Câu thơ như sự thách thức với thực tại phũ phàng đầy chua xót nhưng cũng vô cùng bản lĩnh, cứng cỏi…. Trong một xã hội rối ren, khi mà thân phận người phụ nữ bị rẻ rúng như xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, người phụ nữ vẫn giữđược tấm lòng son, kiên trinh, thủy chung của mình, cố gắng sống đẹp và có nghĩa thì thật đáng trân trọng biết bao. Cách thể

hiện này cho thấy phong cách và bản lĩnh của Xuân Hương tạo ra sự vượt bậc và khác biệt giữa nữ sĩ và các tác giả khác về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong văn học.

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn thể hiện sự tự hào về người phụ nữ muốn làm nên một sự

nghiệp anh hùng, không kém nam giới:

Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

(Đề đền Sầm Nghi Đống)

Không phải Xuân Hương coi thường nam nhi mà “ghé mắt trông ngang” đền thờ Sầm Nghi

Đống. Hành động ấy thể hiện thái độ của bà rất rõ ràng, một tên cướp nước bại trận như hắn thì

có gì đáng để người ta kính trọng, thờ phụng. May cho hắn gặp người Việt Nam nhân từ còn

cho hắn một chỗ để nương thân, còn có nơi để siêu thoát về kiếp khác. Xuân Hương không nói

quá chút nào, thử nhìn vào lịch sử chống giặc của dân tộc thì thấy ngay. Người phụ nữ Việt

Nam cũng có những con người tài năng, đã từng làm nên nghiệp lớn như Bà Trưng, Bà Triệu.

Xuân Hương đã khẳng định tài năng và phẩm chất của giới nữ để thế giới phải nhìn lại địa vị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của họ. Hơn một lần Xuân Hương đề cao phẩm chất cao quý của người phụ nữ. Họ có sức

mạnh vượt qua gian khó, suy nghĩ và hành động của họ đôi khi được Xuân Hương nâng lên

ngang tầm non sông, vũ trụ. Thân phận bất hạnh, số kiếp đau khổ của họ được hoá thân vào

sông núi:

Trơ cái hồng nhan với nước non

(Tự tình -2)

Xuân Hương đem “cái hồng nhan” so cùng “nước non”. Cảnh buồn nhưng không gợi sự

thương cảm, nhờ cách nói cứng cỏi rất Xuân Hương, “cái hồng nhan” ấy trải lòng cùng nước

non. Câu thơ Xuân Hương cứ khắc khoải một niềm khát khao giao cảm. Thơ bà nhắc nhiều đến

ba chữ “với nước non” - Bánh trôi nước, Hỏi trăng, có khi biến thành “với non sông” - Dỗ người đàn bà khóc chồng, Đá Ông chồng Bà chồng có lẽ cũng vì một niềm khao khát, giao cảm

ấy.

Ngược lại với tư tưởng coi khinh phụ nữ của giai cấp phong kiến, Xuân Hương đề cao giá trị của người phụ nữ. Thơ Xuân Hương như một thông điệp khẳng định nguồn sống của xã

hội là người phụ nữ, họ là những người yêu chồng, chăm sóc và nuôi dạy con cái, vun vén gia

đình:

Tất cả những thu là với vén

Thậm chí bà tự hào vì sự dâng hiến to lớn của người phụ nữ. Họ sinh ra để tiếp nối sự

sống, để ban phát hạnh phúc và cái đẹp cho đời. Họ có khả năng làm cho bọn đàn ông từ hiền nhân quân tử đến vua chúa chết mê chết mệt. Chỉ một thế nằm ngủ “vô tư” của cô gái bình dân

vào buổi trưa hè hây hẩy gió đã khiến chàng quân tử động lòng ong bướm “Đi thì cũng dở, ở

không xong”, chỉ là một cái quạt vừa giúp “Mát mặt anh hùng khi tắt gió”, vừa “Che đầu quân tử lúc sa mưa”, hay cái vẻ “hồng hồng má phấn” thôi cũng khiến vua chúa, quan quân “Yêm đêm chưa phỉ lại yêu ngày”. Xem ra công dụng của “cái quạt” trong tay nữ giới là vô cùng và phải chăng đó cũng là điểm mạnh của giới nữ mà ít người nhận thấy.

Đó còn là người phụ nữ hiểu biết về giá trị của mình, ý thức về sự sống quý giá của giới

mình, về tình yêu, hạnh phúc. Bà trách người thợ vẽ khéo vô tình “Còn thú vui kia sao chẳng

vẽ?” (Tranh tố nữ). Nhìn đá bà chạnh lòng cảm thông cho con người (Đá ông chồng bà

chồng)…

Thơ Xuân Hương là tiếng lòng của Xuân Hương và cũng là tiếng lòng của biết bao người

phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ. Đó là tiếng lòng của một con người không bao giờ quên ý thức

và tự ý thức về mình. Ta hãy nghe cách bà bày tỏ:

“Này của Xuân Hương mới quệt rồi”

(Mời trầu)

Không dùng đại từ nhân xưng mà bà xưng tên riêng của mình “Này của Xuân Hương”. Lối nói

mang đầy ý thức khẳng định và niềm tự hào, đến kiêu hãnh trong lời tình tự kia đã thể hiện rõ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cái tâm của người mời trầu. Xuân Hương mời trầu cũng là mời duyên, mời tình và bày tỏ lòng

mình. Với cách xưng danh xưng tính ấy thật tự tin, bà đã đi trước thời đại của mình rất xa, vì cách xưng hô như thế đến văn học hiện đại mới phổ biến - Đến thế kỉ XX, trong văn xuôi của Tự Lực Văn Đoàn, nam nữ mới tự gọi tên mình khi giao tiếp.

Có một người đàn ông La Mã xưa đã từng la lớn: “không thể sung sướng nếu không có

đàn bà” (Narcissus) [134, tr.1650]. “Sướng” ở đây phải hiểu theo hướng đáp ứng được cả thể

xác lẫn tâm hồn, ở cả nghĩa tường minh lẫn nghĩa hàm ẩn của nó… Xuân Hương đã đưa ra

những bằng chứng xác thực về giá trị của người phụ nữ, đồng thời bà cũng khẳng định vai trò tất yếu của họ trong cuộc sống. Dưới ngòi bút cháy bỏng khát vọng yêu thương của một người phụ nữ bất hạnh trong đời sống tình ái, thơ Xuân Hương lúc nào cũng như muốn san bằng cho

được cái tập tục cổ hủ bao đời đè nặng lên bản năng và giới tính của con người, để cất cao giọng ca ngợi, tự hào về giới.

Một phần của tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ giới tính (Trang 46 - 49)