Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội Luận văn ThS. Luật

87 958 1
Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội  Luận văn ThS. Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU HÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HỮU CHÍ HÀ NỘI – 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thu Hà MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 5 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI 5 1.1. KHÁI NIỆM CỨU TRỢ XÃ HỘI 5 1.1.1. Sự ra đời của cứu trợ xã hội 5 1.1.2. Khái niệm cứu trợ xã hội. 7 1.2. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI 12 1.3. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỘ CỨU TRỢ XÃ HỘI 16 1.3.1. Nguyên tắc mức trợ cấp cứu trợ xã hội không phụ thuộc vào sự đóng góp, thu nhập hoặc mức sống trước khi phát sinh nhu cầu cứu trợ mà phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu, tình trạng tài sản thực tế của đối tượng 16 1.3.2. Nguyên tắc cân đối giữa nhu cầu thực tế của đối tượng với khả năng đáp ứng và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội 17 1.3.3. Nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động CTXH 18 1.4.1. Cứu trợ xã hội là quyền cơ bản của con người trong xã hội 19 1.4.2. Cứu trợ xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ cuộc sống của các thành viên trong xã hội. 20 1.4.3. Cứu trợ xã hội góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, công bằng xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội. 21 1.4.4. Cứu trợ xã hội có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc và mang tính toàn cầu 23 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 24 CHƢƠNG 2 26 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 26 2.1. SƠ LƢỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI VIỆT NAM 26 2.1.1. Giai đoạn 1945 – 1975 26 2.1.2. Giai đoạn 1975 đến nay 27 2.2. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI 29 2.2.1. Về đối tượng và điều kiện hưởng CTXH 29 2.2.2. Các chế độ cứu trợ xã hội 40 2.2.3. Nguồn kinh phí thực hiện cứu trợ xã hội 45 2.2.4. Cơ cấu tổ chức hoạt động cứu trợ xã hội 48 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 53 CHƢƠNG 3 56 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI 56 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CTXH 56 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật cứu trợ xã hội nhằm cụ thể hóa chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta. 56 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật cứu trợ xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. 57 3.1.3. Hoàn thiện pháp luật cứu trợ xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường. 59 3.1.4. Hoàn thiện pháp luật cứu trợ xã hội nhằm tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp luật an sinh xã hội. 61 3.2. YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI 62 3.2.1. Nhận thức đúng vai trò của cứu trợ xã hội ở nước ta hiện nay 62 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật CTXH phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước. 63 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật CTXH nhằm mở rộng hơn nữa đối tượng CTXH hướng tới mục tiêu bao quát toàn bộ dân số. 64 3.2.4 Hoàn thiện pháp luật CTXH phải hướng tới thiết lập được pháp luật CTXH tiến bộ, kế thừa thành tựu lập pháp, khắc phục những hạn chế của pháp luật CTXH hiện hành. 65 3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 66 3.3.1 Về đối tượng và điều kiện được hưởng CTXH 66 3.3.2. Về chế độ áp dụng đối với các đối tượng hưởng CTXH 70 3.3.3. Nguồn kinh phí thực hiện CTXH 71 3.3.4. Trong công tác tổ chức thực hiện 72 3.3.5. Ban hành Luật cứu trợ xã hội. 74 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 76 KẾT LUẬN CHUNG 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 DANH MỤC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ 2.1: TỔNG SỐ ĐỐI TƯỢNG SỐNG TẠI CỘNG ĐỒNG ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ CTXH THEO NĐ 67/2007/NĐ-CP 55 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài An sinh xã hội nói chung và cứu trợ xã hội (CTXH) nói riêng là một trong những thiết chế quan trọng của hầu hết các quốc gia nhằm giúp đỡ những người “yếu thế” trong xã hội khắc phục cuộc sống khó khăn và sớm ổn định, hòa nhập cộng đồng. CTXH ở Việt Nam đã xuất hiện từ rất lâu trong truyền thống dân tộc, với tinh thần “áo lành đùm áo rách”, “nhường cơm xẻ áo” khi cá nhân, gia đình gặp hoạn nạn khó khăn. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, kinh tế thị trường phát triển một mặt thúc đẩy sức sản xuất, tăng sức cạnh tranh, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế nhưng mặt khác nó cũng tạo ra những rủi ro đối với môi trường sống và xã hội. Tình trạng ô nhiễm, phá hủy môi trường gây nên bão, lũ lụt, hạn hán triền miên, sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội ngày càng thể hiện rõ nét. Chính vì vậy, nghiên cứu nội dung CTXH là vấn đề mang tính cấp thiết hơn bao giờ hết. Hơn nữa, an sinh xã hội cùng với kinh tế, chính trị là ba thiết chế cơ bản của nhà nước hiện đại. Một Nhà nước hiện đại không chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà phải cân bằng với chính trị ổn định và có nền an sinh tốt.Vì vậy, nghiên cứu pháp luật CTXH- một bộ phận cấu thành an sinh xã hội là chúng ta góp phần xây dựng các thiết chế của nhà nước hiện đại, phù hợp với tình hình thế giới trong điều kiện hội nhập hiện nay. Mặt khác, thời gian qua công tác về CTXH đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các quy định của pháp luật CTXH hiện hành vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội cũng như độ bao phủ tới các đối tượng CTXH. 2 Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật CTXH, từ đó đưa ra định hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật CTXH đặc biệt có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đây chính là những lý do cơ bản để tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội” cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài CTXH là một trong ba nội dung quan trọng của an sinh xã hội Việt Nam. Trong những năm gần đây, nghiên cứu về an sinh xã hội đã được các học giả, các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm. Ở bậc tiến sỹ, đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam” (năm 2008) của tác giả Nguyễn Hiền Phương; đề tài khoa học cấp Nhà nước“Cơ sở khoa học của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006-2015” (năm 2009) do GS, TS Mai Ngọc Cường làm chủ nhiệm đề tài và ngoài ra có nhiều bài báo, tạp chí khác… nghiên cứu về lĩnh vực này. Với tư cách là một bộ phận của an sinh xã hội nên việc nghiên cứu nội dung CTXH các tác giả mới dừng lại ở mức độ khái quát nhất và chưa có những đánh giá cụ thể, sâu sắc từng nội dung của CTXH. Ngoài ra, một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên nghiên cứu về nội dung pháp luật CTXH, song nội dung của khóa luận không còn mang tính thời sự, số liệu cung cấp không phù hợp tại thời điểm nghiên cứu hiện nay. Việc tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội” mang một ý nghĩa thiết thực, trên cơ sở nghiên cứu đề tài tìm ra những vấn đề pháp lý cần bổ sung, hoàn thiện về pháp luật CTXH. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích của luận văn là nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật CTXH ở Việt Nam, từ đó đưa ra những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện 3 pháp luật CTXH. Nhằm đạt được mục đích này luận văn đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động CTXH như khái niệm, bản chất, nội dung…từ đó có cái nhìn tổng quan về CTXH nói riêng và an sinh xã hội nói chung. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định về CTXH với các nội dung cơ bản như đối tượng CTXH, điều kiện hưởng CTXH, tổ chức thực hiện…đồng thời chỉ ra những kết quả đạt được cũng như các nội dung còn hạn chế của pháp luật hiện hành về CTXH cần được hoàn thiện. Thứ ba, từ những kết quả rút ra được khi nghiên cứu và phân tích thực trạng về pháp luật CTXH tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quan trọng này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, trong quá trình tiếp cận và giải quyết những vấn đề mà luận văn đặt ra, tác giả dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu pháp luật về CTXH. Ngoài ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu đối với từng trường hợp cụ thể như: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu, phân tích, tiếp thu có chọn lọc các nghiên cứu khoa học có giá trị của các nhà nghiên cứu đi trước, cũng như các quy định pháp luật của các nước trên thế giới trong một số nội dung nhất định. Phƣơng pháp so sánh: Sử dụng trong các trường hợp phân biệt một số khái niệm và trong trường hợp cần thiết so sánh nội dung cụ thể của Pháp luật CTXH Việt Nam với quy định pháp luật các nước trên thế giới. Phƣơng pháp khảo sát thực tiễn: Tìm hiểu, thu thập các số liệu về công tác CTXH qua các năm gần đây. Qua đó cung cấp cho luận văn những số liệu minh chứng thuyết phục và có tính khoa học cao. 4 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp bậc sau đại học, luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động CTXH. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những nội dung cơ bản của các đối tượng CTXH thường xuyên và CTXH đột xuất mà không nghiên cứu các đối tượng khác như đối tượng nghèo đói, đối tượng tệ nạn xã hội nghiện hút, mại dâm, nhiễm HIV/AIDS. 6. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về cứu trợ xã hội và pháp luật cứu trợ xã hội Chương 2: Thực trạng chính sách và pháp luật cứu trợ xã hội ở Việt Nam Chương 3: Hoàn thiện pháp luật cứu trợ xã hội ở Việt Nam [...]... tác giả sử dụng thuật ngữ cứu trợ xã hội , “bảo trợ xã hội hay trợ giúp xã hội sẽ không có sự khác nhau về nội dung cấu thành của nó trong giai đoạn nghiên cứu hiện nay 1.2 KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI CTXH là một chính sách xã hội quan trọng của mỗi quốc gia, là biện pháp bảo vệ của xã hội đối với các thành viên “yếu thế” của mình, góp phần củng cố an toàn xã hội, ổn định chính trị, tạo... chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt”[26] Có thể thấy, an sinh xã hội được hình thành gắn liền với các nội dung đó là bảo hiểm xã hội; cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội, trong đó cứu trợ xã hội là trụ cột chính không thể thiếu trong nền an sinh của mỗi quốc gia CTXH là hình thức sơ khai đầu tiên để thực hiện và phát triển các hình thức an sinh xã hội hiện đại... tính toàn cầu 25 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 2.1 SƠ LƢỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI VIỆT NAM Như thông lệ quốc tế, sự phát triển pháp luật CTXH của mỗi quốc gia đi từ sơ khai đến hoàn thiện dần Sự phát triển này phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức về CTXH, điều kiện kinh tế, xã hội và đặc điểm của mỗi quốc gia Ở nước ta, CTXH... các cách sử dụng khác nhau về thuật ngữ cứu trợ xã hội hay “bảo trợ xã hội , trợ giúp xã hội trong các văn bản pháp luật, tài liệu tham khảo, công trình nghiên cứu .Vậy có sự khác nhau cơ bản nào trong các cách sử dụng thuật ngữ hiện nay? Như trên, tác giả trình bày trong nhiều trường hợp khái niệm CTXH và trợ giúp xã hội được hiểu đồng nghĩa với nhau, còn bảo trợ xã hội theo nghĩa truyền thống...CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI 1.1 KHÁI NIỆM CỨU TRỢ XÃ HỘI 1.1.1 Sự ra đời của cứu trợ xã hội Trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng gặp những điều kiện thuận lợi và may mắn để tồn tại và phát triển Trái lại họ thường xuyên... các văn bản pháp luật về CTXH Mặt khác giữa các quốc gia cũng có sự hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc thực hiện CTXH CTXH trở thành vấn đề có tính toàn cầu và có ý nghĩa quốc tế sâu sắc 6 1.1.2 Khái niệm cứu trợ xã hội 1.1.2.1 Cứu trợ xã hội là một bộ phận của an sinh xã hội Con người ai cũng muốn cuộc sống yên vui no đủ, xã hội nào cũng muốn được ổn định và phát triển Nhà nước muốn duy trì trật tự xã hội. .. của xã hội đối với những thân phận thấp hèn, những người cùng cực mà là quyền của mỗi thành viên trong xã hội, là trách nhiệ m, nghĩa vụ của cả cộng đồng 1.4.3 Cứu trợ xã hội góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế, công bằng xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội Thực tế cho thấy, một xã hội muốn phát triển bền vững phải đảm bảo được sự ổn định về chính trị, xã hội Nguyên nhân của những bất ổn xã hội. .. sinh xã hội Ở Việt Nam, an sinh xã hội (social security [1]) do dịch từ tiếng nước ngoài nên thuật ngữ an sinh xã hội có nhiều tên gọi khác nhau như: bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, an ninh xã hội Tuy nhiên, dù dưới tên gọi nào an sinh xã hội cũng bao hàm các nội dung đó là sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình: các trường hợp túng thiếu về kinh tế do mất người nuôi dưỡng, về già, tàn... nói, kể từ khi ra đời đến nay, pháp luật CTXH không ngừng hoàn thiện góp phần vì mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…Tuy 28 nhiên, Pháp luật CTXH hiện hành còn bộc lộ những hạn chế nhất định và cần phải có những đánh giá cụ thể đối với từng nội dung của Pháp luật CTXH 2.2 PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI 2.2.1 Về đối tƣợng và điều kiện hƣởng CTXH Theo pháp luật hiện hành CTXH bao gồm hai... 28/07/2000 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hay các giáo trình “an sinh xã hội của trường Đại học Luật HN; giáo trình cứu trợ xã hội của Đại học Lao động- Xã hội Với sự ra đời của Nghị định số 67/2007/NĐ- CP ngày 13.04.2007 của Chính phủ thuật ngữ “bảo trợ xã hội lại được sử dụng nhiều Gần đây, trong các đề tài nghiên cứu khoa học khái niệm trợ giúp xã hội cũng được sử dụng phổ biến rộng rãi . LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI 5 1.1. KHÁI NIỆM CỨU TRỢ XÃ HỘI 5 1.1.1. Sự ra đời của cứu trợ xã hội 5 1.1.2. Khái niệm cứu trợ xã hội. 7 1.2. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT. lý luận về cứu trợ xã hội và pháp luật cứu trợ xã hội Chương 2: Thực trạng chính sách và pháp luật cứu trợ xã hội ở Việt Nam Chương 3: Hoàn thiện pháp luật cứu trợ xã hội ở Việt Nam 5 CHƢƠNG. 5 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI 1.1. KHÁI NIỆM CỨU TRỢ XÃ HỘI 1.1.1. Sự ra đời của cứu trợ xã hội Trong cuộc sống không phải lúc

Ngày đăng: 10/07/2015, 11:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI

  • 1.1. KHÁI NIỆM CỨU TRỢ XÃ HỘI

  • 1.1.1. Sự ra đời của cứu trợ xã hội

  • 1.1.2. Khái niệm cứu trợ xã hội.

  • 1.2. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI

  • 1.3. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỘ CỨU TRỢ XÃ HỘI

  • 1.3.1. Nguyên tắc mức trợ cấp cứu trợ xã hội không phụ thuộc vào sự đóng góp, thu nhập hoặc mức sống trước khi phát sinh nhu cầu cứu trợ mà phụ thuộc vào nhu cầu chi tiêu, tình trạng tài sản thực tế của đối tượng

  • 1.3.2. Nguyên tắc cân đối giữa nhu cầu thực tế của đối tượng với khả năng đáp ứng và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội

  • 1.3.3. Nguyên tắc đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động CTXH

  • 1.4. Ý NGHĨA CỦA CỨU TRỢ XÃ HỘI.

  • 1.4.1. Cứu trợ xã hội là quyền cơ bản của con người trong xã hội

  • 1.4.4. Cứu trợ xã hội có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc và mang tính toàn cầu

  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

  • 2.1. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT CỨU TRỢ XÃ HỘI VIỆT NAM

  • 2.1.1. Giai đoạn 1945 – 1975

  • 2.1.2. Giai đoạn 1975 đến nay

  • 2.2. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan