Giai đoạn 1975 đến nay

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội Luận văn ThS. Luật (Trang 33)

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ (tháng 4/1975), cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới - giai đoạn cả nước độc lập thống nhất, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của chiến tranh cùng ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 80 đã làm cho đối tượng CTXH tăng lên, gánh nặng cho chính sách CTXH. Nhìn chung, các quy định CTXH đầu giai đoạn này phải giảm giá trị thực tế, các đối tượng cứu trợ phải trông chờ vào các biện pháp tương trợ cộng đồng khác.

Từ năm 1986 đến nay, pháp luật về CTXH ở nước ta có nhiều tiến bộ hơn, đặc biệt là sau Đại hội lần thứ VI của Đảng – Đại hội mở ra thời kỳ đổi mới sâu sắc, toàn diện trên đất nước ta. Nhà nước đã thực hiện rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện Pháp luật CTXH để phù hợp với tình hình mới. Trong giai đoạn này, có khá nhiều văn bản pháp luật CTXH được ban hành, trong đó có một số văn bản có giá trị pháp lý cao, đặc biệt có ý nghĩa đối với đối tượng CTXH như: Pháp lệnh người tàn tật số 06/1998/PL-UBTVQH ngày 30/7/1998, Pháp lệnh người cao tuổi của UBTVQH thông qua ngày 28/4/2000

và lần đầu tiên chính sách CTXH được quy định đầy đủ trong Nghị định số 07/2000/NĐ- CP về chính sách CTXH (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20/9/2004). Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, chính sách CTXH ngày càng được chú trọng quan tâm hơn, với sự ra đời của hàng loạt các văn bản như:

- Nghị định của Chính phủ số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP.

- Nghị định của Chính phủ số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

- Thông tư của Bộ LĐ-TBXH số 09/2007/TTBLĐTBXH ngày 13/7/2007 hướng dẫn một số điều Nghị định 67/2007/NĐ-CP.

- Thông tư của Bộ LĐ-TBXH số 26/2008/TTBLĐTBXH ngày 10/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2007/TT- BLĐTBXH.

- Thông tư liên tịch của Bộ LĐ-TBXH và Bộ nội vụ số 32/TTLT- BLĐTBXH-BNV ngày 21/09/2009 hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và định mức cán bộ, nhân viên của cơ sở bảo trợ xã hội công lập.

- Nghị định của Chính phủ số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

- Nghị định của Chính phủ số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Ngoài ra, còn nhiều văn bản khác của Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp về công tác CTXH.

Có thể nói, kể từ khi ra đời đến nay, pháp luật CTXH không ngừng hoàn thiện góp phần vì mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…Tuy

nhiên, Pháp luật CTXH hiện hành còn bộc lộ những hạn chế nhất định và cần phải có những đánh giá cụ thể đối với từng nội dung của Pháp luật CTXH.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội Luận văn ThS. Luật (Trang 33)