Giai đoạn 1945 – 1975

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội Luận văn ThS. Luật (Trang 32)

Đây là giai đoạn đất nước tập trung hết sức người, sức của cho công cuộc giải phóng đất nước chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Ở đầu giai đoạn này, CTXH tập trung chủ yếu vào việc “diệt giặc đói”. Với mục tiêu không để người dân chết đói, Bộ Cứu tế đã ra đời và ban hành Nghị định ngày 10/9/1945 về việc đặt nguyên tắc về cứu trợ kinh tế và thành lập ra một cơ quan cứu tế tại các cơ sở y tế địa phương. Sau đó, Ủy ban tối cao về tiếp tế và cứu trợ được thành lập theo Sắc lệnh số 67/SL ngày 29/11/1945 của Chính phủ lâm thời. Đặc biệt ngày 9/11/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta được Quốc hội thông qua, trong đó tại Điều 14 có ghi nhận về quyền CTXH. Từ đây quyền được giúp đỡ về vật chất và tinh thần của những đối tượng bị thiệt thòi trong xã hội đã trở thành quyền hiến định.

Từ những năm 1945 trở đi, do yêu cầu của công cuộc kháng chiến nên các chế độ CTXH chủ yếu tập trung vào các đối tượng là người già cô đơn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa và đối tượng là nạn nhân của chiến tranh. Một số văn bản pháp luật tiêu biểu cho thời kỳ này là: Thông tư 123/TTg ngày 30/03/1959 của Thủ tướng về việc thành lập quỹ nghĩa thương, thông tư 202/CP ngày 26/11/1966 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người già cả, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và người tàn tật…Trợ cấp CTXH đã có tác dụng ổn định đời sống của toàn dân, tạo tâm lý yên tâm để sản xuất, xây dựng Miền Bắc, chi viện cho Miền Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội Luận văn ThS. Luật (Trang 32)