Nguồn kinh phí thực hiện CTXH

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội Luận văn ThS. Luật (Trang 77)

Thứ nhất, bên cạnh việc duy trì kinh phí thực hiện cứu trợ từ hai nguồn như hiện nay đó là ngân sách nhà nước và cộng đồng xã hội, chúng ta cần điều tiết kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác CTXH một cách hợp lý hơn. Ngân sách dành cho an sinh xã hội nói chung và CTXH nói riêng quá thấp, trong khi đầu tư cho phát triển kinh tế lại quá cao chiếm 40% GDP, trong khi các nước trên thế giới thì dành khoảng 25% cho lĩnh vực này [10]. Theo luật ngân sách Nhà nước quy định, kinh phí cho hoạt động CTXH được cấp trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước giao và khoản dự phòng từ 2-5% trong tổng số chi phục vụ cho phòng chống lụt bão, hỏa hoạn, nhiệm vụ quan trọng về an ninh…Vì vậy, trong thời gian tới thiết nghĩ chúng ta nên có cái nhìn toàn diện phát triển kinh tế đi đôi với ổn định xã hội. Tập trung kinh tế

nên dừng lại ở mức độ đầu tư 25%-30% như các nước khác đang làm và hướng sang ổn định xã hội, trong đó có công tác CTXH.

Thứ hai, nên thành lập quỹ CTXH thống nhất để có thể tập trung, khuyến khích các nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và quản lý chi tiêu đúng mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Nhiệm vụ chính của Quỹ CTXH là quản lý nguồn tài chính do ngân sách nhà nước cấp; tập hợp các nguồn thu ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; đồng thời thực hiện công tác minh bạch, công khai trong công tác chi liên quan đến CTXH. Quỹ CTXH nên giao cho Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quản lý tránh trường hợp đơn vị thực hiện là Bộ Lao động- thương binh và Xã hội nhưng Bộ tài chính quản lý tài chính như hiện nay.

Xây dựng được Quỹ CTXH với nguyên tắc hoạt động như trên sẽ giúp chúng ta hạn chế được rất nhiều bất cập trong công tác thực hiện CTXH.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội Luận văn ThS. Luật (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)