Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật

106 805 1
Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN NGỌC DUNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2011 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN NGỌC DUNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LÊ THỊ CHÂU HÀ NỘI - 2011 4 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan 1 Danh mục viết tắt 4 PHẦN MỞ ĐẦU 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĐKT NHÀ NƢỚC 13 1.1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế nhà nước 13 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển TĐKT nhà nước ở Việt Nam 13 1.1.2. Khái niệm tập đoàn kinh tế Nhà nước 19 1.1.3.Nguyên tắc hoạt động của Tập đoàn kinh tế Nhà nước 32 1.2. Vai trò của pháp luật đối với tập đoàn kinh tế nhà nước 34 1.2.1. Tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam 1.2.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam 34 42 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Quy định pháp luật về địa vị pháp lý của TĐKT Nhà nước 2.1.1. Hệ thống các quy định pháp luật về tập đoàn kinh tế Nhà nước 2.1.2. Địa vị pháp lý của Tập đoàn kinh tế nhà nước theo Nghị định số 101/2009/NĐ- CP 2.2. Một số bất cập pháp lý về quá trình thành lập, hoạt động của tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam 2.2.1. Về thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nước 2.2.2. Cơ chế giám sát hoạt động bộ máy quản lý TĐKT Nhà nước 45 45 45 48 54 54 65 5 2.2.3. .Quy định pháp luật quản lý tài chính trong TĐKT Nhà nước 2.3. Bài học kinh nghiệm từ hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam 67 70 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC 3.1. Quan điểm, phương hướng của Đảng và Nhà nước về Tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay 3.2 Một số giải pháp về quá trình hoạt động của Tập đoàn kinh tế Nhà nước 3.3. Một số kiến nghị về quy định của pháp luật và cách thức tổ chức của tập đoàn kinh tế Nhà nước 3.2 1. Về tăng cường địa vị pháp lý của TĐKT nhà nước ở nước ta hiện nay 3.2 2. Về quy định giám sát chặt chẽ bộ máy quản trị trong tập đoàn kinh tế nhà nước 3.2.3. Về quy định quản lý vốn và sử dụng vốn trong TĐKT nhà nước 3.2.4. Về quy định đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của các công ty con trong tập đoàn kinh tế nhà nước 3.2.5. Xây dựng các quy định về thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước 3.2.6. Hoàn thiện cơ chế quản lý, mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với quy chế nội bộ của tập đoàn kinh tế nhà nước trong các lĩnh vực, cấp độ khác nhau 3.2.7 Các chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước đối với tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay 77 77 79 81 81 86 88 91 93 96 98 PHẦN KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 103 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TĐKT: Tập đoàn kinh tế TCT: Tổng công ty DNNN: Doanh nghiệp nhà nước WTO: Tổ chức thương mại quốc tế TVN: Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam VNPT: Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam PVN: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam VINASHIN: Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam DMC: Công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí HĐQT: Hội đồng quản trị IMCA: Xí nghiệp liên doanh giữa viện ứng dụng vật liệu của Ucaraina và công ty Lionnes Consulting Ldt của Mỹ. XHCN: Xã hội chủ nghĩa KTNN: Kiểm toán nhà nước 7 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tập đoàn kinh tế là mô hình tổ chức kinh doanh phát triển ở nhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam lại khá mới mẻ. Pháp luật điều chỉnh về tập đoàn kinh tế Việt Nam thực sự mới chỉ đang ở những bước khởi động đầu tiên của sự vận hành với chủ trương nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước. Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ làm thay đổi bản chất của quá trình cạnh tranh cùng với xu thế mở cửa hội nhập nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu đã có nhưng tác động to lớn đối với nền kinh tế nước ta. Đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức rất lớn đối với một nước có đến trên 80 triệu dân và có thu nhập bình quân đầu người thấp như nước ta. Xu thế mở cửa nền kinh tế đã và đang có những tác động nhất định đến các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mà gần nhất là việc ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam. Do đó để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ở nước ta, cũng như phát huy các ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo thế và lực phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước thì việc từng bước hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết mà bước đầu là thành lập thí điểm các tập đoàn kinh tế từ các Tổng công ty nhà nước. Hội nhập kinh tế với nền kinh tế toàn cầu cần phải tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp nhỏ, manh mún thành những doanh nghiệp có quy mô lớn đủ khả năng hợp tác cũng như cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra việc tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước còn nhằm tăng cường vị trí của doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm vai trò chủ đạo, dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập đoàn hoạt động có hiệu quả sẽ là những mô hình nòng cốt trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Do nền kinh tế hội nhập sẽ phải chấp nhận 8 cạnh tranh, là một tất yếu dẫn đến tích tụ và tập trung vốn, là điều kiện hình thành tập đoàn kinh tế. Khác với các tập đoàn kinh tế thế giới, hầu hết đều đi từ các các công ty nhỏ, hoạt động rất hiệu quả, tích tụ vốn và phát triển quy mô dần trở thành các tập đoàn khổng lồ, các tập đoàn kinh tế Việt Nam được thành lập dựa trên các tổng công ty có quy mô chưa lớn, yếu kém trong quản lý, quen dựa vào bao cấp đã vừa độc quyền lại thích có thêm quyền, phần lớn vị trí chủ chốt được bổ nhiệm vì lý do chính trị chứ không dựa trên năng lực quản trị kinh doanh nên sự tác hại của tập đoàn kinh tế khi làm ăn thiếu hiệu quả có thể gây hậu quả lớn cho nền kinh tế, vì vậy cần thận trọng trong việc thành lập. Ngày 1-7-2010, thời điểm Luật Doanh nghiệp Nhà nước hết hiệu lực, cả nước đã hình thành 12 tập đoàn kinh tế nhà nước thí điểm dưới mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước, ngoại trừ tập đoàn Bảo Việt được cổ phần hóa vào năm 2007: - Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam -Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam -Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - Tập đoàn Dệt- May Việt Nam - Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Tập đoàn Bảo Việt - Tập đoàn Viễn thông quân đội - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam 9 - Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam. Ngược lại với sự phát triển nhanh chóng của các Tập đoàn kinh tế nhà nước thì cơ chế pháp lý điều chỉnh mô hình này còn lỏng lẻo chồng chéo, mâu thuẫn, tính pháp lý thấp và rất ít. Để tập đoàn kinh tế nhà nước phát triển một cách toàn diện, cần thiết phải có một khung pháp lý hoàn chỉnh giúp cho tập đoàn kinh tế nhà nước đi đúng hướng mà Đảng và Nhà nước đã vạch ra. Chính vì vậy, em lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về Tập đoàn kinh tế nhà nước” với mong muốn nghiên cứu để nâng cao nhận thức về địa vị pháp lý của Tập đoàn kinh tế nhà nước ta hiện nay phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và tốt nghiệp chương trình cao học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Hiện nay, Tập đoàn kinh tế nhà nước là mô hình kinh doanh được khá nhiều các chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật… quan tâm. Đã có một số bài viết, nghiên cứu khoa học, một số cuốn sách viết đề cập đến tập đoàn kinh tế nhà nước như: Một vài suy nghĩ về Tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam của Th.s Huỳnh Tuấn Cường giảng viên khoa quản trị kinhh doanh ĐH Tôn Đức Thắng; mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội, 2005 PGS.TSKH Vũ Huy Từ (chủ biên); những rủi ro tiềm ẩn của tập đoàn kinh tế nhà nước của T.S Trần Văn Hùng; Mô hình các tập đoàn kinh tế được thành lập theo nghị định 101/2009/NĐ-CP của Phạm Viết Đào; Tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam sau 5 năm thí điểm hoạt động của TS Đinh La Thăng; “Địa vị pháp lý của Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam” của Nguyễn Thị Lan - luận văn thạc sĩ luật học tại Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội; “Tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam bản chất pháp lý và vấn đề xây dựng khung pháp lý điều chỉnh” của Nguyễn Hương Ly - luận văn thạc sĩ luật học tại Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội ; “Những vấn đề bất cập về tập đoàn kinh tế theo Luật doanh nghiệp 2005” Đoàn Trung Kiên , Vũ Phương Đông - tạp chí luật 10 học số 9-2010; “Bất cập trong các quy định liên quan tập đoàn kinh tế và việc sử dụng tên gọi “tập đoàn” ở Việt Nam hiện nay – kiến nghị sửa đổi” Ngô Hồng Quang – tạp chí khoa học pháp lý số 1- 2010; “Về địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước” PGS.TS. Trần Văn Nam – PGS.TS.Nguyễn Thế Quyền- kỷ yếu hội thảo về Tập đoàn kinh tế nhà nước, Đại học kinh tế quốc dân ngày 19/7/2011; “Những vấn đề rút ra từ thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế” Trần Thị Lan Hương – tạp chí tổ chức nhà nước số 8 -2010; “Hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế nhà nước” PGS.TS Nguyễn Thế Quyền – Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 13/2011…và một số bài viết khác có đề cập đền thực trạng và giải pháp hoàn thiện mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước. Tuy nhiên, theo chúng tôi chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện về pháp luật tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay, cũng như đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tập đoàn kinh tế nhà nước một cách cụ thể. 3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy mọi tiềm năng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận văn vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, của lý luận nhà nước và pháp luật trong điều kiện cơ chế kinh tế mới. Trong đó, luận văn đặc biệt chú ý vận dụng phương pháp biện chứng, phương pháp lịch sử để phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp trong quá trình giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Căn cứ vào quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, nâng cao sức mạnh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước trong môi 11 trường kinh doanh. Từ thực tiễn xây dựng pháp luật trong thời gian qua, mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ quan niệm về khung pháp luật, vai trò của khung pháp luật Việt Nam về Tập đoàn kinh tế nhà nước, để Tập đoàn kinh tế nhà nước vận hành một cách đồng bộ và hợp lý.Trên cơ sở đó, tìm ra những phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật thị về Tập đoàn kinh tế nhà nước. Xuất phát từ yêu cầu của đề tài là nghiên cứu pháp luật và đề ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TĐKT nhà nước nên luận văn đưa ra cơ cấu cơ bản của pháp luật về TĐKT nhà nước nói chung, đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh mô hình kinh doanh này ở nước ta hiện này, tìm ra những những nội dung còn thiếu hoặc chưa đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn đã chọn. Những nội dung chưa có, chưa hoàn chỉnh, cần phải xây dựng mới hoặc tiếp tục xây dựng cho hoàn chỉnh thêm. Những nội dung đã đạt yêu cầu bước đầu, cần phải tiếp tục giữ vững và hoàn thiện cùng với yêu cầu thực tế. Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về Tập đoàn kinh tế nhà nước như là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về Tập đoàn kinh tế nhà nước. - Nghiên cứu, lý giải khái niệm pháp luật về Tập đoàn kinh tế nhà nước; từ đó xác định vai trò của pháp luật đối với việc hình thành và phát triển Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về Tập đoàn kinh tế nhà nước. Đây cũng chính là những thành tựu đã đạt được cũng như một số vấn đề còn tồn tại của quá trình xây dựng pháp luật về Tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta trong thời gian qua. - Đề ra những định hướng, giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Tập đoàn kinh tế nhà nước. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài [...]... Chương 2: Thực trạng về pháp luật Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Quan điểm, phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về Tập đoàn kinh tế nhà nước 14 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC 1.1 Khái quát chung về tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam Vào những thập niên... tắc pháp lý cơ bản chi phối toàn bộ pháp luật về Tập đoàn kinh tế nhà nước + Luận văn đã khái quát, hệ thống các văn bản pháp luật trong việc điều chỉnh mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay - Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về Tập đoàn kinh tế nhà nước - Luận văn phân tích và đánh giá về việc làm ăn thua lỗ của Tập đoàn Vinashin vừa qua, và rút ra bài học kinh. .. trong luận văn là khái niệm tổng hợp chỉ tổng thể các nguyên tắc pháp lý cơ bản của pháp luật Việt Nam về Tập đoàn kinh tế nhà nước cùng tổng thể các qui phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau có quan hệ trực tiếp đến quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nước Khi nghiên cứu pháp luật Việt Nam về Tập đoàn kinh tế nhà nước, luận văn cũng tập trung nghiên... Cao su Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 19 Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Tổ hợp các doanh nghiệp độc lập có cùng lĩnh vực hoạt động: gồm 2 tập đoàn là Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam được thành... cho Tập đoàn kinh tế vận hành bình thường và phát huy tác dụng Luận văn tập trung nghiên cứu trong khuôn khổ những quy định pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp tới Tập đoàn kinh tế nhà nước mà không nghiên cứu toàn bộ vấn đề liên quan tới cơ chế kinh tế và cũng không nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng gián tiếp tới Tập đoàn kinh tế nhà nước Khái niệm pháp luật Tập đoàn kinh tế nhà nước được đề cập trong luận. .. khảo cho những nhà lập pháp để đưa ra các quy định pháp luật mang tính tối ưu điều chỉnh hoạt động của mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay 7 Điểm mới và kết quả mong muốn: Luận văn có những điểm mới sau: - Luận văn là công trình nghiên cứu ở cấp độ Thạc sĩ luật học một cách tương đối có hệ thống lý luận pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế Nhà nước Cụ thể là: + Luận văn đã hệ thống... các Tập đoàn kinh tế nhà nước - Luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện những nội dung pháp luật quan trọng có liên quan trực tiếp đến việc vận hành và phát triển Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam 8 Kết cấu của đề tài 13 Ngoài phần mở đầu, danh mục các từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về tập đoàn kinh tế nhà nước. .. của Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam về cách quản lý và chủ thể là chủ sở hữu của Tập đoàn Ngoài ra có một sự khác biệt, Tập đoàn kinh tế tư nhân được thành lập dựa trên ý chí tự thỏa thuận của các công ty tự nguyện liên kết với nhau và có mong muốn đạt được lợi ích chung về kinh tế mà không cần đăng ký kinh doanh ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn Tập đoàn kinh tế nhà. .. dung có liên quan trực tiếp nhất đến sự hình thành và hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nước Vì vậy, hướng nghiên cứu của luận văn luôn bám sát những yêu cầu của Tập đoàn kinh tế nhà nước mà pháp luật cần phải thể chế hoá và đảm bảo thực hiện Tác giả luận văn cũng nhận thức được, để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước, cần phải giải quyết nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác... thể giống quyết định 91 nữa, những quy định pháp luật mang tính mở hơn và tôn trọng quy định trong điều lệ của các tập đoàn (tuy nhiên các điều lệ của tập đoàn không được vi phạm điều cấm của luật) 1.2 Vai trò của pháp luật đối với tập đoàn kinh tế nhà nƣớc 1.2.1 Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc trong nền kinh tế Việt Nam: Mô hình Tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu nhà nước xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng đầu . Nhà nước 19 1.1.3.Nguyên tắc hoạt động của Tập đoàn kinh tế Nhà nước 32 1.2. Vai trò của pháp luật đối với tập đoàn kinh tế nhà nước 34 1.2.1. Tập đoàn kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Việt. thiện pháp luật Việt Nam về Tập đoàn kinh tế nhà nước 15 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC 1.1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế nhà. gia Việt Nam - Tập đoàn Dệt- May Việt Nam - Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Tập đoàn Bảo Việt - Tập đoàn Viễn thông quân đội - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt

Ngày đăng: 10/07/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƢỚC

  • 1.1. Khái quát chung về tập đoàn kinh tế nhà nƣớc

  • 1.1.2. Khái niệm về Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc:

  • 1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc:

  • 1.2. Vai trò của pháp luật đối với tập đoàn kinh tế nhà nƣớc

  • 1.2.1. Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc trong nền kinh tế Việt Nam:

  • 2.1. Quy định pháp luật về địa vị pháp lý của TĐKT Nhà nƣớc

  • 2.1.1. Hệ thống các quy định của Việt nam về TĐKT Nhà nƣớc

  • 2.2.1. Về thành lập tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc

  • 3.2. Một số giải pháp về quá trình hoạt động của các TĐKT nhà nƣớc

  • PHẦN KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan