Hệ thống các quy định của Việt nam về TĐKT Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 46)

Hiện nay, trong pháp luật nước ta mới chỉ có một số quy định ban đầu về tập đoàn kinh tế. Nhận thức được sự hạn chế về khuôn khổ pháp lý cho việc hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như trước thực tế bất cập của các Tổng công ty; quá trình triển khai của nhà nước đã được tiến hành khá thận trọng: từ quyết định 91/TTG ngày 7/3/1994 của Thủ tướng chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh ở một số Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật và thành phố Hồ Chí Minh. Trong quyết định 91 cũng không đưa ra quy định rõ ràng tổng quát về tập đoàn kinh doanh. Khoản 1 Điều 2 của quyết định chỉ nêu chung chung “Tập đoàn là pháp nhân kinh tế do Nhà nước

thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về tài chính và các dịch vụ liên quan và có qui mô tương đối lớn”

Đến luật doanh nghiệp nhà nước 2003 và nghị định 153/2004/NĐ- CP về tổng công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ – con. Nhưng ngay cả những khuôn khổ pháp lý mới này cũng chỉ có thể coi là tiền đề pháp lý ban đầu cho việc chuyển đổi các tổng công ty 90 thành tập đoàn kinh tế nhà nước vì nhiều nội dung quan trong của mô hình tập đoàn kinh tế còn chưa được làm rõ; chẳng hạn như địa vị pháp lý, chế độ tài chính, mô hình quản trị nội bộ của tập đoàn cũng như các mối quan hệ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên trong Tập đoàn. Tiếp theo là Nghị định 139/2007/NĐ – CP quy định chi tiết thực hiện mội số điều trong Luật Doanh nghiệp 2005, trong đó điều 26 của nghị định đã được bổ sung thêm một số hướng dẫn liên quan đến Tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong Nghị định này khái niệm về tập đoàn kinh tế được làm rõ hơn. “Tập đoàn kinh tế

trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định”.

Nghị định này, không chỉ điều chỉnh mình tập đoàn kinh tế nhà nước, mà còn có đối tượng điều chỉnh là các tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu tư nhân. So với quyết định 91 thì nghị định đã tiến bộ hơn và đi đúng xu thế của thế giới quy định Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, chỉ có các công ty trong tập đoàn mới có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên những quy định trong nghị định về tập đoàn kinh tế vẫn còn sơ sài và chưa rõ ràng.

Nghị định số 141/2007 NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong tập đoàn kinh tế.

Nghị đinh 142/2007 NĐ-CP ngày 05/9/2007 ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty mẹ Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Để hướng dẫn thi hành văn bản của Chính phủ, một số bộ đã có thông tư về Tập đoàn kinh tế như: Thông tư số 56/2008/TT-BTC ngày 23/06/2008 của Bộ trưởng bộ tài chính hướng dẫn thực hiện kê khai, nộp và quyết toán các khoản thu của Nhà nước quy định tại điều 18 Quy chế quản lý tài chính của công ty mẹ- Tập đoàn dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị đinh 142/2007 NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ.

Nghị định 09/2009/NĐ-CP về ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Gần đây nhất đã có văn bản pháp luật điều chỉnh riêng Tập đoàn kinh tế nhà nước là nghị định 101/2009/NĐ- CP được ban hành ngày 5 tháng 11 năm 2009 với nội dung: thí điểm, thành lập tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước. Theo nghị định này, tập đoàn kinh tế nhà nước thí điểm thành lập theo Nghị định này là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ – công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các doanh nghiệp gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.

Cuối cùng là văn bản pháp luật được sửa đổi bổ sung thay thế cho Luật doanh nghiệp 2005 là Luật Doanh nghiệp sửa đổi bổ sung năm 2009. Kèm theo đó là Nghị định 102/2010/ NĐ-CP quy định hướng dẫn một số điều trong Luật doanh nghiệp sửa đổi bổ sung năm 2009, cũng đã hướng dẫn cụ thể một số điều quy định về tập đoàn kinh tế thay thế cho nghị định 139/2007/NĐ – CP . Tại điều 36 của Nghị định 102/2010/ NĐ-CP quy định về tập đoàn kinh tế ““ Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô lớn, có tư cách

pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại, hoặc các hình thức gắn bó liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên, dưới hình thức công ty mẹ công ty con. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của luật doanh nghiệp, việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty thành lập tập đoàn tự nguyện thoả thuận quyết định”

So với Nghị đinh 139/2007NĐ-CP thì quy định về tập đoàn kinh tế trong Nghị định 102/2010/NĐ- CP không thay đổi nhiều. Mặc dù, nhà nước đã ban hành văn bản pháp lý về việc thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước, nhưng vẫn còn một số thiếu sót cần tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện cho phù hợp với bản chất cũng như xu hướng phát triển của Tập đoàn kinh tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)