thuỷ Việt Nam
Vinashin lâm vào tình trạng khó khăn, Thủ tướng có quyết định tái cơ cấu. Đây không chỉ là chuyện của một tập đoàn kinh tế nhà nước, vì vốn của các tập đoàn này là của Nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân. Câu chuyện của Vinashin đã được dư luận quan tâm khá lâu, từng có những câu hỏi, những lời cảnh báo rất nhiều lần về hiệu quả hoạt động kinh doanh, việc đầu tư dàn trải ra ngoài ngành không chỉ của tập đoàn kinh tế này mà còn của các tập đoàn kinh tế nhà nước khác. Do đó đằng sau quyết định tổ chức lại Vinashin, điều đáng bàn không chỉ là những thiệt hại kinh tế mà cần làm rõ thêm các vấn đề chung cũng như những bài học cần được rút ra.
Hiện nay, mối quan hệ giữa chủ sở hữu và những người đại diện phần vốn Nhà nước về quyền và trách nhiệm trong các Tập đoàn kinh tế nhà nước chưa rõ ràng, thiếu một đạo luật về kinh doanh vốn Nhà nước. Vì thế, sự việc xảy ra tại Tập đoàn Vinashin có thể coi là một điển hình về lỗ hổng pháp lý này. Vinashin thể hiện cơ chế, điều hành của chúng ta chưa đáp ứng và không chặt chẽ. Nếu để thế mà nó phát triển rộng ra hoặc lan ra hoặc thành tính phổ biến thì phải nói hoạt động của các tập đoàn đi vào phá sản là tất yếu.
Đã có rất nhiều chuyên gia mổ xẻ phân tích các nguyên nhân dẫn tới thảm họa Vinashin, một sản phẩm của cái mô hình quản trị doanh nghiệp thí
điểm chính thức ra đời sau Quyết định 91-TTg Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 1994 (QĐ91); Mô hình thí điểm này được luật hóa bằng văn bản dưới luật có tên: Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 5/11/2009 thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước; Nghị định ban hành sau 15 năm, kể từ quyết định thành lập thí điểm mô hình quản trị mà giới doanh nghiệp hay gọi tắt là Tập đoàn 90- 91…
Phần lớn các bài viết về tập đoàn Vinashin đều tìm nguyên nhân về sự suy sụp, sự bục vỡ của từng bộ phận của “con tàu Vinashin”; sự bục vỡ này do chất lượng của các “mảng miếng “ đầu tư kinh doanh của tập đoàn Vinashin không đạt yêu cầu của của thị trường: cán bộ không đủ phẩm chất năng lực quản lý, làm ăn dối trá, cố ý làm trái, đầu tư sử dụng vốn dàn trải sai quy định, vay và cho vay vô tội vạ…Do các mảng miếng kinh doanh không giống ai này, từ đó làm phát sinh sự liên kết nội tại lỏng lẻo, dẫn tới bục, vỡ, tàu Vinashin chìm. Có một nguyên nhân mang tầm vĩ mô và khá quan trọng, là sự bao che, chủ quan của cấp trên về quản lý nhà nước đối với Vinashin, mà trách nhiệm đầu tiên thuộc về Chính phủ và Bộ giao thông vận tải, những cơ quan chủ quản của Vinashin.
Con tàu khổng lồ Vinashin đổ vỡ đã được không ít chuyên gia kinh tế, dự báo vài năm trước, giờ đã thành hiện thực. Chưa thể đánh giá ngay được mức độ thiệt hại về kinh tế nhưng chỉ nhìn con số nợ lên đến trên 80.000 tỷ đồng của Vinashin hiện nay đã thấy mức độ nghiêm trọng đến thế nào. Một lần nữa sự kiện này đã cho Nhà nước ta nhiều bài học đắt giá trong hoạt động quản lý và giám sát.
Kể từ khi lên Tập đoàn theo quyết định của Thủ tuớng chính phủ ngày 15/05/2006, trong một thời gian ngắn, Tập đoàn Vinashin đã có quỹ đất rất lớn từ Bắc vào Nam, dùng quỹ đất đó để vay tín dụng ở các ngân hàng và có số nợ khổng lồ mà không doanh nghiệp nào khác có được. Rất nhiều quỹ đất cho đến nay chưa được khai thác, nhiều tỉnh giao đất bức xúc đã phải cùng nhau đề nghị Vinashin phải trả lại đất. Đất đai là tài sản quốc gia, giao cho
Vinashin kèm theo nhiệm vụ kinh doanh công nghiệp tàu thủy, không phải để mang nhượng lại để trả nợ. Một sự ưu ái tiếp theo mà công luận đều biết: Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế được 750 triệu USD, Chính phủ giao ngay cho tập đoàn Vinashin, một việc mà chưa từng có tiền lệ trên thế giới là việc Chính phủ đi vay trên thị trường quốc tế để trao lại cho một doanh nghiệp kinh doanh.
Tập đoàn Vinashin triển khai đầu tư tràn lan tới hàng trăm dự án. Có tới hàng trăm công ty con từ trại nuôi lợn Vinashin đến cửa hàng ô tô Vinashin trên đường Lê Duẩn (Hà Nội), hay resort ở gần đỉnh Tam Đảo đều mang nhãn hiệu...Vinashin. Mua tàu của Italia không qua giám định kỹ thuật, tàu về không thích hợp, càng hoạt động càng lỗ (Tàu Hoa Sen được Vinashin mua năm 2007 với giá 60 triệu euro (khoảng hơn 1.300 tỉ đồng thời điểm đó) với mục đích chuyên chở hành khách, ôtô và hàng hóa chạy trên biển tuyến Bắc- Nam. Nhưng sau một năm hoạt động, giờ đây tàu Hoa Sen đã phải nằm “bảo dưỡng” ở vùng nước của công ty trách nhiệm hữu hạn đóng tàu Cam Ranh - tỉnh Khánh Hòa. Tàu Hoa Sen là tàu biển cũ đã qua sử dụng nên việc mua không phù hợp với quyết định của Thủ tướng. Quyết định phê duyệt đầu tư ban đầu của dự án là gần 1.400 tỉ đồng nhưng sau khi mua tàu đưa vào sử dụng, ông Phạm Thanh Bình (nguyên chủ tịch HĐQT tập đoàn Vinashin) đã điều chỉnh tổng mức đầu tư mua tàu lên gần 1.500 tỉ đồng. Cơ quan chức năng xác định việc mua tàu Hoa Sen gây thiệt hại ít nhất 550 tỉ đồng [31]. Hiện nay, sau khi tái cơ cấu lại tập đoàn Vinashin con tàu này được giao cho công ty vận tải hang hải viễn dương -Vinashinlines thuộc tổng công ty Hàng hải Vinalines)…
Khi Vinashin có số nợ quá hạn rất lớn, không trả được, lên đến 3.812 tỷ đồng (theo báo cáo của đoàn giám sát của Quốc hội cuối năm 2008), Chính phủ đã có công văn yêu cầu các ngân hàng khoanh nợ cho Vinashin. Theo đó, nợ quá hạn của Vinashin không coi là quá hạn và không được áp dụng lãi suất cao hơn…
Sau 4 năm, Vinashin đã nợ lên đến trên 80.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 4,2 tỷ USD, tức là đã bằng khoảng 4% GDP của cả nước năm 2009. Con số nợ này là quá lớn và khó có thể tưởng tượng nổi. Cả con tàu Vinashin với hơn 200 công ty thành viên đang bên vờ vực phá sản. Bài học từ Vinashin đã giúp chúng ta nhìn nhận ra một vấn đề trong lĩnh vực quản lý hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung, các tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng.
Từ Vinashin đã cho thấy những vấn đề cần phải rút kinh nghiệm:
Thứ nhất, là vấn đề phân cấp. Có thể nói việc giao thầm quyền cho một
số tập đoàn hiện nay là quá lớn. Người ta đã nhắc đến một thực tế là Vinashin được trao quyền quá lớn khi cơ quan chức năng phát hiện tập đoàn này mua sắm, đầu tư tài chính tràn lan, chẳng hạn như mua con tàu Hoa Sen trị giá tới hơn 1.300 tỷ đồng để rồi đắp chiếu nằm không, hoặc đầu tư cổ phiếu cổ phần tới hàng nghìn tỷ đồng. Đầu tư mở rộng các ngành nghề quá nhanh, quy mô lớn, một số dự án trái với quy hoạch được phê duyệt, dàn trải trên nhiều lĩnh vực, địa bàn, có lĩnh vực không liên quan đến công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, trong đó nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, có nhiều công ty, dự án thua lỗ nặng nề.
Thứ hai, là cộng tác quản lý vốn đầu tư trong các Tập đoàn. Rõ ràng, vốn chủ sở hữu của Vinashin chỉ là quá nhỏ so với quy mô và phạm vi đầu tư rộng lớn mà Tập đoàn kinh tế này đã thực hiện. Điều đáng nói là Tập đoàn kinh tế này đã vay thương mại với số lượng quá lớn để đầu tư trung hạn, dài hạn là quá mạo hiểm và đầy rủi ro. Đó là chưa nói đến chuyện Tập đoàn này đã đầu tư quá dàn trải và không hiệu quả.
Từ năm 2005 cho đến trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới vào đầu 2008, danh mục các dự án đầu tư của Vinashin đã lên đến con số 257, với tổng kinh phí hơn 50.000 tỉ đồng. Số tiền này là con số không nhỏ, nhưng do dàn trải, nên rất nhiều trong số đó không được cấp đủ số vốn cần thiết. Nguồn vốn 750 triệu USD huy động từ trái phiếu quốc tế đã bị
Vinashin đầu tư rất dàn trải và phần lớn chưa phát huy hiệu quả. Trong lúc nợ nần chồng chất, Tập đoàn và một số công ty thành viên lại vung tay tiêu tiền một cách đáng kinh ngạc.
Bộ Tài chính cho biết, đến hết năm 2008, Vinashin đã giải ngân xong 750 triệu USD và bắt đầu thu hồi và cho vay quay vòng số vốn thu hồi. Tuy nhiên, Bộ Tài chính nhận định, Vinashin đã đầu tư quá dàn trải. Cụ thể là, tổng số dự án sử dụng nguồn vốn này lên tới 219 dự án nên số lượng dự án dở dang nhiều. Tính đến 31/12/2008, số lượng dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đồng bộ là 56 dự án, số còn lại là 163 dự án. Như vậy, ta có thể thấy rằng, có đến 75% trên tổng số dự án chưa phát huy tác dụng. Một bài học cần rút ra đó là chống đầu tư dàn trải không chỉ là hạn chế đầu tư ra ngoài ngành mà cả đầu tư trong ngành cũng phải tập trung, đồng thời cân đối giữa năng lực, trình độ quản lý và quy mô, phạm vi đầu tư.
Thứ ba: Rút ra bài học kinh nghiệm không thể duy ý chí. Việc hình thành
tập đoàn Vinashin hay nhiều tập đoàn khác đều có chung một vấn đề, đó là Nhà nước đang cưỡng bức quy mô phát triển của các tập đoàn, sốt ruột, muốn ngay trong thời gian ngắn trở thành những con khủng long, những con hổ, trở thành một nền kinh tế có tầm cỡ. Bệnh sốt ruột như vậy tạo ra một hiện tượng hình thành những cơ cấu không có nội dung, các Tập đoàn kinh tế nhà nước được hình thành không đúng theo quy luật vốn có. Phải nói rằng những tập đoàn kinh tế với những cơ cấu không có nội dung kinh tế chính là tai họa cơ bản. Tai họa này không chỉ diễn ra với Vinashin đâu, nếu không khắc phục và không ngăn chặn ngay từ bây giờ thì nó sẽ diễn ra với tất cả các tập đoàn kinh tế còn lại.
Thứ tư: chính là cung cách quản lý, giám sát các tập đoàn của các cơ
quan chức năng nhà nước. Nếu như các cơ quan quản lý và cơ quan giám sát tập đoàn phối hợp với nhau nhuần nhuyển thì con tàu Vinashin sẽ không rơi vào tình trạng như bây giờ. Giá như kiểm toán nhà nước và thanh tra Chính
phủ có cơ chế phối hợp ăn khớp hơn, giá như Bộ Giao thông vận tải không chỉ dừng lại ở việc lắng nghe báo cáo sai sự thật của tập đoàn này. Từ Vinashin có thể thấy các cơ quan quản lý đã gần như bị động và luôn trong trạng thái không theo kịp với mỗi bước đi của Tập đoàn này. Thành bại trong các quyết định đầu tư trên thương trường phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng cần nhấn mạnh đến yếu tố rất quan trọng là quy trình ra quyết định đầu tư và tính chịu trách nhiệm đối với thành bại của các quyết định đó. Nơi nào có sự tính toán toàn diện, có giám sát chặt chẽ, phản biện khoa học, đề cao trách nhiệm cá nhân, sự mẫn cán, trung thành với lợi ích của chủ sở hữu và có chế độ thưởng - phạt hợp lý thì khả năng thất bại sẽ ít hơn. Với Vinashin, cơ quan chức năng nhà nước đã khá chủ quan và lơ là trong việc quản lý bộ máy quản trị, cũng như trao quyền quá lớn cho người đứng đầu dẫn đến những quyết định sai lầm, cũng như lợi dụng chức vụ quyền hạn mưu lợi riêng cho cá nhân, làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, và nhân dân.
Vinashin đã đầu tư một cách thoải mái với nhiều siêu dự án, gồm cả vốn tập đoàn tự có, cả vay nợ trong nước và nước ngoài. Trong khi đó năng lực quản lý nhà nước của cơ quan quản lý và năng lực quản lý của những người lãnh đạo trong tập đoàn không theo kịp lại mở rộng quá mức hoạt động đã gây ra những lỗ hổng nguy hiểm liên quan đến vấn đề quản lý đầu tư, công nợ, dòng tiền... càng làm cho đoàn tàu Vinashin nhanh chóng đi đến bờ vực nợ nần chồng chất. Hàng năm, dù nợ chồng chất nhưng báo cáo tài chính của Vinashin vẫn báo lãi lên cấp trên, và không hề có sự giám sát kiểm soát chặt chẽ về cơ chế tài chính của tập đoàn kinh tế này. Đây có thể coi là lỗi của một số cơ quan tham mưu liên quan thuộc Chính phủ, một số địa phương và một số cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát ở Trung ương có thiếu sót, khuyết điểm trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn; chưa sát sao giám sát, kiểm tra chặt chẽ và đánh giá đúng, kịp thời về công tác tổ chức, cán bộ và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện định hướng chiến lược phát triển của Tập
đoàn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) và Kết luận số 45- KL/TW, ngày 10/4/2009 của Bộ Chính trị về việc thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế; đến khi phát hiện ra những sai sót trầm trọng của Vinashin thì vẫn chưa phê duyệt được Điều lệ tổ chức, hoạt động và Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Vinashin. Từ năm 2006 - 2009 tuy đã qua 11 lần kiểm toán, kiểm tra, thanh tra nhưng vẫn không phát hiện được đầy đủ, kết luận đúng tình hình và những yếu kém, khuyết điểm nghiêm trọng của Tập đoàn, chưa đưa ra được những biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn, xử lý kịp thời, có hiệu quả, mặc dù những biểu hiện về những khó khăn, khuyết điểm của Vinashin đã được cơ quan thông tin đại chúng và dư luận phản ánh, cảnh báo từ sớm và nhiều lần.Có thể nói sự đổ vỡ của “con tầu” Vinashin có phần nhiều trách nhiệm quản lý, giám sát của các bộ ngành. Có thể nói tất cả những thiếu sót, sai lầm, sự chủ quan quá mức, quan liêu về mặt giám sát, cũng như quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước được giao nhiệm vụ đối với tập đoàn Vinashin là do chúng ta chưa có một khung pháp lý chặt chẽ, hoàn chỉnh để điều chỉnh mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước.
Bài học của Tập đoàn Vinashin không chỉ dành riêng cho Vinashin, mà đây chính là lời cảnh báo, cảnh tỉnh về hoạt động quản lý tài chính, sử dụng vốn, quản trị doanh nghiệp ở tất cả các Tập đoàn kinh tế nhà nước nói chung, cũng như đối với một số mặt của nền kinh tế vĩ mô. Đây cũng là bài học lớn dành cho Nhà nước về công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nước nói riêng và các doanh nghiệp nhà nước nói chung. Thất bại của Vinashin cần phải tiếp tục được mổ xẻ để rút ra bài học kinh nghiệm để các tập đoàn khác không dẫm phải vết xe đổ của Vinashin trong tương lai.