Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với tập đoàn kinh tế nhà nƣớc ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 43)

Tập đoàn kinh tế nhà nước thuộc sở hữu của Nhà nước. Vì vậy, bao giờ cũng được ưu ái hơn so với những thành phần kinh tế khác. Từ khi tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tiên được thành lập thí điểm ở nước ta là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TVN) ra đời và đi vào hoạt động theo quyết định số 198/2005/QĐ-TTg, ngày 8-8-2005 của Thủ tướng Chính phủ đến các tập đoàn thành lập sau này đều được nhà nước cho kinh doanh ở những ngành nghề chủ đạo then chốt của toàn bộ nền kinh tế, được nhà nước ưu ái rót một lượng vốn khổng lồ để hoạt động, các tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ một khối tài sản rất lớn của nền kinh tế quốc dân, không chỉ với tiền vốn, mà còn có tài nguyên thiên nhiên của đất nước như: hầm mỏ, đất đai, các khu rừng, vùng biển hiện chưa tính đúng, tính đủ theo các tiêu chuẩn của kinh tế thị trường. Hơn thế nữa, Tập đoàn kinh tế nhà nước được trao các đặc quyền kinh doanh vô giá trên từng lĩnh vực như về viễn thông là kho tần số, tên miền, vùng trời, điện lực… đem lại những đặc quyền kinh doanh rất lớn mà không một doanh nghiệp tư nhân nào có thể mơ ước chạm tới được. Song, Nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu như thế nào? Ai là đại diện chủ sở hữu cụ thể và đích thực, theo những quy định pháp luật nào, trách nhiệm cá nhân về những quyết định sử dụng vốn, trách nhiệm giải trình bồi thường thiệt hại... hiện chưa được quy định cụ thể, khung pháp lý điều chỉnh mô hình này còn rất mỏng và thiếu sót nhiều. Điều này, đã tạo điều kiện cho một số tập đoàn kinh tế nhà nước lộng hành quá mức trong việc điều hành, quản lý, đầu tư kinh doanh trong nhiều ngành nghề một cách thiếu hợp lý, không thận trọng, và sử dụng vốn nhà nước một cách bừa bãi, vô tội vạ làm ảnh hưởng lớn đến ngân sách nhà nước. Các Tập đoàn kinh tế nhà nước là lực lượng sản xuất kinh doanh chính, và mũi nhọn của kinh tế nhà nước, nhưng các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng đang bộc lộ hàng loạt khiếm khuyết. Điển hình là bài học của Tập đoàn kinh tế Vinashin. Tập đoàn kinh tế này đã làm ăn thua lỗ trong một thời gian dài, nhưng hàng năm vẫn báo lãi, lộng hành trong cách sử dụng vốn nhà nước, những người đứng đầu thì lạm dụng chức quyền để mưu lợi

riêng cho bản thân làm thất thoát của nhà nước đến hơn 80.000 tỷ đồng trong một gian ngắn (trong khi đó Việt Nam là một đất nước được xếp vàng danh sách những nước nghèo trên thế giới. Với số tiền đó sẽ có bao nhiêu người dân nghèo được vay vốn của nhà nước, được cải thiện cuộc sống tốt đẹp hơn, được thoát khỏi cái nghèo?); đây là một câu hỏi, cũng như con số nêu trên sẽ làm chúng ta phải suy nghĩ một cách nghiêm túc thật sự về cách điều hành và quản lý nhà nước ở Việt Nam. Đây được coi là bài học vô cùng đắt giá, cần phải đánh giá nghiêm túc lại cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay. Những khiếm khuyết nghiêm trọng, yếu điểm của các tập đoàn kinh tế nhà nước một phần là do sự quản lý, giám sát lỏng lẻo và có phần chủ quan của các cơ quan chức năng nhà nước, một phần là do thiếu khung pháp lý điều chỉnh đối với thành phần kinh tế này.

Tập đoàn kinh tế nhà nước là mô hình kinh tế được tập trung nguồn vốn của nhà nước rất lớn, nó có thể làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ nếu được hoạch định, được định hướng hợp với xu thế thời đại, nhưng ngược lại nếu cơ chế pháp lý sở hở và quá lỏng lẻo cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, làm thất thoát tiền của Nhà nước của nhân dân, làm suy thoái toàn bộ nền kinh tế trong nước. Vì vậy, cần thiết phải có một khung pháp lý chặt chẽ, hoàn chỉnh để điều chỉnh các hoạt động của mô hình kinh tế này.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 43)