Về quy định giám sát chặt chẽ bộ máy quản trị trong tập đoàn kinh tế nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 87)

kinh tế nhà nƣớc.

Bộ máy quản trị trong Tập đoàn kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi đấy chính là “xương sống” trong hoạt động của các tập đoàn. Vì vậy,mô hình tổ chức TĐKT cần được nghiên cứu và thiết kế một cách khoa học, đảm bảo sự tập trung lãnh đạo chiến lược ở cấp “quản trị tập đoàn” và sự tự chủ ở cấp tác nghiệp. Tính qui mô và phức tạp trong hoạt động của các TĐKT đòi hỏi các ứng viên quản trị cấp cao phải có những tố chất nhất định về phong cách lãnh đạo, tư duy chiến lược và một kiến thức bao quát về các lĩnh vực hoạt động cũng như khả năng đề xuất các giải pháp mang tính chiến lược cho sự phát triển của tập đoàn. Các yếu tố như “tính đáng tin”, “tính chính thống”, “tính uy quyền” của các nhà lãnh đạo tập đoàn là có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Kiến trúc tập đoàn và lãnh đạo tập đoàn còn thể hiện ở việc hoạch định phạm vi hoặc ranh giới chiến lược cho các thành viên trong hệ thống, đảm bảo tính tối ưu về qui mô của hệ thống và giảm thiểu sự phức tạp của hệ thống. Để

bộ máy quản trị trong các Tập đoàn kinh tế nhà nước vận hành một cách hợp lý và có hiệu quả, chúng ta phải xây dựng các quy định pháp luật về cơ chế giám sát một cách hoàn chỉnh, chặt chẽ.

Mặc dù đã có nghị định 101/2009/NĐ - CP là khung pháp lý điều chỉnh việc thành lập, hoạt động, quản lý của các Tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập thí điểm, nhưng những quy định về cơ chế giám sát bộ máy quản trị trong tập đoàn kinh tế vẫn còn hết sức hạn chế.

Với bài học của Vinashin, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam, Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, hay Tập đoàn Bảo Việt, đã chứng tỏ năng lực quản trị trong bộ máy quản lý ở các tập đoàn kinh tế là hết sức hạn chế. Tiếp đó, là sự giám sát lỏng lẻo của Nhà nước với bộ máy quản trị trong các tập đoàn kinh tế làm cho các thành viên trong bộ máy quản trị tập đoàn lộng hành, lạm dụng chức quyền trong quá trình làm việc để mưu lợi riêng cho mình, làm thất thoát tiền của nhà nước. Chính vì vậy, cần phải tăng cường hơn nữa cơ chế giám sát đối với bộ máy quản trị trong tập đoàn kinh tế nhà nước.

- Nên sửa đổi và hoàn thiện quy định về Ban kiểm soát trong Nghị định 101/NĐ – CP. Không nên để Hội đồng quản trị bổ nhiệm ban kiểm soát, vì như vậy có thể dẫn đến tình trạng thiếu tính khách quan, minh bạch, trung thực trong quá trình giám sát, kiểm soát hoạt động, các quyết định của Hội đồng quản trị, của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Pháp luật nên quy định chủ sở hữu là Nhà nước là chủ thể có quyền bổ nhiệm các thành viên trong Ban kiểm soát (Thay mặt Nhà nước có thể là Thủ Tướng có quyền bổ nhiệm), thành viên nằm trong Ban kiểm soát không nên là thành viên trong Hội đồng quản trị. Quy định như vậy, sẽ đảm bảo tính minh bạch khách quan trong quá trình làm việc của Ban kiểm soát khi giám sát hoạt động, quyết định của Hội đồng quản trị.

- Cần phải có những quy định về cơ chế giám sát chặt chẽ đối với các cơ quan, chức danh quan trọng trong bộ máy quản lý của Tập đoàn kinh tế như: Giám sát chặt chẽ hoạt động của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản

trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc, kế toán trưởng trong công ty mẹ, trong các công ty con và các công ty thành viên; quy định trách nhiệm cá nhân cho từng đối tượng gắn liền với công việc, quyết định, nhiệm vụ quyền hạn của họ. Tuy nhiên chúng ta phải xem xét những căn nguyên cụ thể khi thực hiện các chiến lược kinh doanh, dự án đầu tư của từng đơn vị vì trong kinh doanh có những rủi ro, thua lỗ. Nếu làm ăn thua lỗ, hoặc kém hiệu quả vì yếu tố khách quan và vì lợi ích của Tập đoàn thì trách nhiệm xử lý có thể chỉ là cảnh cáo, hoặc hình phạt nhẹ nhàng, để cho lãnh đạo rút kinh nghiệm, hoặc vì năng lực quản lý, làm việc yếu kém thì có thể cách chức thay thế người khác có trình độ tốt hơn, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Tập đoàn. Với việc làm ăn thua lỗ, thất thoát tài sản của Nhà nước vì lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân thì phải xử lý thật nghiêm minh.

- Tăng cường hơn nữa cơ chế và tổ chức quản lý các tập đoàn, chẳng hạn như tăng số lượng thành viên độc lập trong hội đồng quản trị (thành viên độc lập là thành viên không có lợi ích liên quan đến công ty nhưng có quyền biểu quyết giống như các thành viên khác trong Hội đồng quản trị, được chủ sở hữu trả lương); thiết lập cơ chế đánh giá tập thể của Chính phủ về hoạt động của hội đồng quản trị của các tập đoàn.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 87)