Quy định pháp luật quản lý tài chính trong tập đoàn kinh tế nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 68)

nhà nƣớc

Qua sáu năm thí điểm, mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta đã bộc lộ nhiều hạn chế. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò nòng cốt của khu

vực kinh tế này trong việc bảo đảm sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho xã hội và đặc biệt là đã tham gia tích cực, có hiệu quả vào các giải pháp của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, song hiệu quả sử dụng vốn cũng như quản lý tài chính tại các doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty, Tập đoàn luôn bị đặt câu hỏi: cơ chế pháp lý về quản lý tài chính đã đồng bộ, và hợp lý hay chưa?

Theo quy định của pháp luật công ty mẹ không được toàn quyền định đoạt vốn, tài sản của công ty con, kể cả công ty TNHH một thành viên. Hiện chưa có quy định hạn chế cơ cấu đầu tư trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty dẫn đến tình trạng một số trường hợp công ty con đầu tư ngược trở lại công ty mẹ, công ty mẹ đầu tư chi phối cả công ty cháu làm phức tạp quan hệ đầu tư, gây tình trạng chồng chéo, lẫn lộn trong việc thực hiện quyền của chủ sở hữu vốn, gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng quản lý, sử dụng vốn nhà nước.

Nguyên do của tình trạng này là do Hội đồng quản trị, lãnh đạo tập đoàn được trao quá nhiều quyền khi quyết định đầu tư, vay nợ và sử dụng vốn, nhưng lại thiếu cơ chế giám sát, kiểm tra hiệu quả.

Theo quy chế về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước được quy định trọng nghị định số 09/2009/NĐ – CP về ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, thì HĐQT có quyền quyết định đầu tư các dự án có giá trị tới 50% tổng giá trị tài sản; HĐQT hoặc tổng giám đốc được toàn quyền quyết định đầu tư ra ngoài doanh nghiệp đối với dự án bằng 50% vốn điều lệ.

Ngoài ra, Hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc có nhiều quyền hạn trong việc bán, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản; được phép huy động vốn tối đa gấp 3 lần vốn điều lệ hoặc bán tài sản có giá trị bằng 50% tổng số tài sản của doanh nghiệp mà không cần xin phép Bộ Tài chính hoặc Thủ tướng Chính phủ.

Đáng lo ngại là, trao quyền rộng, nhưng mỗi năm, doanh nghiệp nhà nước chỉ phải báo cáo tình hình tài chính một lần và đa phần chỉ mang tính chất hình thức, đối phó. Các cơ quan quản lý nhà nước như Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra tài chính thường chỉ “quan tâm” tới doanh nghiệp này khi họ có vấn đề.

Trong khi đó, các tập đoàn kinh tế đang nắm giữ nguồn tài chính khổng lồ. Với tiềm lực tài chính lớn, lại được giao nhiều quyền hạn nhưng không kèm theo các quy định chặt chẽ về việc kiểm tra, giám sát đã dẫn tới tình hình tài chính của không ít tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước lâm vào tình trạng nguy hiểm. Vụ Vinashin là điển hình của tình trạng buông lỏng quản lý tài chính đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước. Cũng lo ngại về yếu kém trong kiểm soát tài chính khi các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nắm giữ tới 70% tổng tài sản cố định, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư của Nhà nước, 60% vốn tín dụng ngân hàng và 70% nguồn vốn ODA… nhưng trong năm 2010, trừ Vinashin, 21 đơn vị còn lại chỉ thu được lợi nhuận trước thuế 70.778 tỷ đồng. Nếu loại trừ khoản lỗ 8.596 tỷ đồng của Tập đoàn Điện lực, lợi nhuận của 15 đơn vị rất thấp. Chúng ta cần phải đánh giá lại tài sản cả hữu hình lẫn vô hình của khu vực doanh nghiệp nhà nước và thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước phải có báo cáo tài chính hợp nhất theo đúng chuẩn mực kế toán quốc tế. Báo cáo này phải được công khai để bất kỳ ai quan tâm đều có thể dễ dàng tra cứu. [16]

Với những con số mà Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp đưa ra: chỉ tính riêng vốn điều lệ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện có số vốn 117.682 tỷ đồng, Điện lực là 110.000 tỷ đồng; Viettel là 50.000 tỷ đồng, Bưu chính - Viễn thông là 36.955 tỷ đồng, Cao su Việt Nam: 18.574 tỷ đồng, Than - Khoáng sản; 14.794 tỷ đồng, Vinashin; 14.655 tỷ đồng. Các tập đoàn còn lại đều có vốn điều lệ tối thiểu 4.000 tỷ đồng. [1].

Với những con số nêu trên có thể thấy rằng những “anh cả”, “những quả đấm thép” này, được ưu ái lớn về nguồn vốn hoạt động, đang nắm giữ một

lượng vốn khổng lồ của nhà nước, của nhân dân, nếu không có một cơ chế pháp lý rõ ràng, hợp lý về sử dụng tài chính ở các doanh nghiệp nhà nước, ở các tập đoàn kinh tế nhà nước thì không hiểu sẽ còn bao nhiêu vụ việc như Vinanshin sẽ xảy ra trong tương lai, và đó thực sự là một thảm họa của nền kinh tế Việt Nam.

Cần xác định lại mục tiêu chiến lược, sứ mạng của từng tập đoàn trong 5- 10 năm tới; thành lập cơ quan quản lý doanh nghiệp nhà nước tập trung có đủ quyền hạn để thực hiện quản lý, giám sát vốn, tài sản nhà nước...

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về tập đoàn kinh tế nhà nước Luận văn ThS. Luật (Trang 68)